Bạn đang xem bài viết Sốt Tay Chân Lạnh Ở Trẻ Và Các Cách Điều Trị Phù Hợp được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
3. Cách điều trị sốt tay chân lạnhThường khi trẻ bị bệnh người nhà hay ôm ấp bế bồng ủ ấm trẻ cho trẻ hết khóc, hoặc đắp chăn mền, mang vớ cho trẻ. Đây là cách chăm sóc sai hoàn toàn. Bởi khi làm như vậy không những không làm trẻ hết sốt, ngược lại còn làm cho trẻ sốt cao hơn, có thể gây nên các biến chứng như động kinh, đông máu, rối loạn tim, rối loạn hô hấp,… nguy hiểm hơn nữa còn có thể gây nên tử vong ở trẻ.
Khi trẻ sốt mẹ không ôm ấp bế bồng ủ ấm cho trẻ – Ảnh Internet
Giải pháp cần thiết nhất phải xử lý ngay giúp trẻ hạ nhiệt là cởi bỏ hết tất, găng tay, cũng nhơ bớt quần áo rồi tiến hành lau mát cho trẻ. Đo thân nhiệt trẻ ở các vùng để kiểm tra mức độ sốt chính xác của trẻ.
Tùy vào thân nhiệt của trẻ ở mức độ nào sẽ có cách xử lý phù hợp. Nếu cơ thể trẻ dưới 38 độ C là sốt nhẹ, từ 38.5 độ C đến 39 độ C là sốt vừa, 39.5 độ C đến 40 độ C là sốt cao, trên 40 độ C là sốt rất cao. Xử lý cụ thể cho các trường hợp này như sau:
Nếu trẻ sốt dưới 38 độ C, sau lau mát cho trẻ, chỉ cần theo dõi trẻ xem có dấu hiệu gì bất thường. Không cần sử dụng thuốc hạ sốt, vì đây là dấu hiệu cơ thể đang chống lại các tác nhân gây bệnh.
Nếu sốt cao hơn 38 độ C hoặc kéo dài và cách giảm sốt không hiệu quả ngay, mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, để an toàn, mẹ nên theo hướng dẫn của bác sỹ về cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ thế nào.
Trường hợp trẻ sốt cao ở 39 độ C, sau khi lau người hạ nhiệt cho con, mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay hoặc cơ sở y tế gần nhất, sau đó bác sĩ sẽ có cách xử lý kịp thời giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng và dần hồi phục sức khỏe.
4. Phòng ngừa sốt tay chân lạnhSốt là biểu hiện cơ thể đang gặp vấn đề. Vì vậy khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt, đã thực hiện các cách hạ sốt mà không giảm, mẹ đưa trẻ đến bác sĩ tìm ra nguyên nhân giúp trẻ hồi phục sức khỏe nhanh chóng hơn.
Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt cần đưa trẻ đến bác sĩ tìm ra nguyên nhân giúp trẻ hồi phục sức khỏe – Ảnh Internet
Ngoài ra để giúp trẻ tránh sốt thì cần phải giữ cho cơ thể trẻ thật sự khỏe mạnh, tránh các tác nhân gây bệnh có cơ hội xâm nhập cơ thể trẻ. Tránh môi trường ô nhiễm hoặc quá đông đúc dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
5. Dinh dưỡng cho trẻ bị sốt tay chân lạnhKhi trẻ bị sốt tay chân lạnh nhu cầu năng lượng cần rất nhiều. Vì vậy trong khẩu phần ăn của trẻ phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp hồi phục sức khỏe và cho trẻ một cơ thể khỏe mạnh, phát triển tốt, kháng bệnh tốt. Một cách cụ thể, khi trẻ bị sốt tay chân lạnh mẹ cần:
Cung cấp bổ sung lượng nước trong cơ thể trẻ, cho trẻ uống nhiều sữa, nhiều nước (nước khoáng, nước ép hoa quả các loại).
Các thực phẩm mềm, lỏng giúp cơ thể trẻ dễ tiêu hóa – Ảnh Internet
Cho trẻ ăn các thức ăn mềm vì lúc này cơ thể trẻ còn yếu, dạ dày hoạt động kém nên thức ăn mềm giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
Tránh xa các thực phẩm như chất béo, bơ dầu, bánh ngọt, thực phẩm quá nhiều chất sơ, các thực phẩm cay, nóng… Cơ thể trẻ còn yếu, các thực phẩm này gây khó tiêu hóa ở trẻ.
Sốt tay chân lạnh là một bệnh rất thường hay gặp ở trẻ. Bệnh sẽ không gây nhiều nguy hiểm nếu như trẻ sốt nhẹ và mẹ có cách xử lú đúng đắn phù hợp. Còn lại, sẽ không an toàn nếu cơ thể trẻ sốt quá cao, có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm đến trẻ. Do đó, sau kh hạ sốt cho con đúng cách, mẹ cần phải thực hiện thêm bước nữa là mang con đi khám để xác định nguyên nhân gây sốt, để bảo đảm an toàn sức khỏe cho bé hơn.
Nữ Phạm tổng hợp
Cách Chăm Sóc Và Điều Trị Khi Mèo Bị Sốt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mèo bị sốt, đây là hiện tượng khó tránh khỏi trong vòng đời của mèo. Tuy nhiên vì nhiệt độ cơ thể của mèo không giống người, bạn cần có những lưu ý nhất định trong việc nhận biết và chăm sóc mèo, để phát hiện kịp thời và chữa trị cho mèo.
Thay đổi thời gian ngủKhi mèo bị sốt chúng thường ngủ li bì cả ngày và trở nên lười vận động, bạn nên chú ý thời gian ngủ của mèo trong ngày.
Khi bệnh sốt trở nên nghiêm trọng hơn, mèo sẽ có những triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy. Đây là dấu hiệu báo động cho tình trạng sức khỏe của mèo.
Thay đổi thói quen ăn uốngGiống như con người, mèo khi bị sốt thường có biểu hiện chán ăn, bỏ ăn ăn hoặc ăn rất ít. Khi mèo không còn quan tâm đến thức ăn là lúc báo hiệu bệnh của mèo đang nghiêm trọng hơn.
Tham khảo: Phải làm gì khi mèo bỏ ăn, nằm mệt mỏi
Nhiệt độ cơ thể mèoMột cách nhận biết mèo bị sốt nhanh chóng là kiểm tra nhiệt độ cơ thể của chúng. Thân nhiệt bình thường của mèo là khoảng 38 – 39 độ C, khi mèo sốt nhiệt độ sẽ tăng lên khoảng trên 39.5 độ C. Khi đó bạn cần đưa mèo đến trung tâm y tế để được chữa trị.
Kiểm tra lông mèoMèo bị sốt sẽ rụng nhiều lông hơn hoặc lông trở nên rối bời và có màu tối.
Nguyên nhân chính khiến mèo bị sốt là do ngâm mình hoặc tiếp xúc với không khí lạnh lâu. Khi bạn tắm cho mèo nhưng không làm khô lông hoặc bạn ngâm mèo trong nước mát quá lâu sẽ khiến mèo bị sốt.
Ngoài ra, khi mèo bị kích động đột ngột, bị nhiễm trùng, nhiễm độc, suy dinh dưỡng, các bệnh ở hạ đồi (vùng cơ quan trong não điều chỉnh thân nhiệt),… đều có thể khiến mèo bị sốt và bỏ ăn.
Bước 1 Bạn hãy để mèo tránh ánh nắng trực tiếp và chọn nơi mát mẻ để trải một tấm khăn vào chỗ chúng thường nằm để giúp chúng mát mẻ hơn. Trước đó bạn nên để tấm khăn vào ngăn mát để khăn làm giảm nhiệt độ nhanh chóng cho mèo.
Bước 2 Nếu gia đình bạn có sử dụng máy điều hòa, hãy để mèo vào trong phòng và bật điều hòa với nhiệt độ vừa đủ cho mèo không bị sốc nhiệt.
Bước 3 Giảm nhiệt cho mèo bằng cách lấy một bát nước cho đá vào và để xa tầm với của mèo. Bạn lấy thêm một bát nước khác để vào ngăn mát tủ lạnh. Khi bát nước đầu tiên hết mát thì bạn lấy bát nước thứ hai ra để làm mát không khí cho mèo.
Bạn không nên tùy tiện cho mèo uống thuốc vì có nhiều loại thuốc an toàn với chó nhưng lại nguy hiểm cho mèo. Đặc biệt mèo rất nhạy cảm với aspirin, nếu uống sai liều chúng có thể bị tổn thương, thậm chí dẫn đến tử vong.
Nếu mèo của bạn không hạ sốt và không chịu ăn uống sau 24 giờ, bạn hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y để được điều trị và tư vấn chăm sóc. Đồng thời bạn nên cung cấp tiền sử bệnh tật gần đây của mèo, lịch sử di chuyển, chủng ngừa gần đây hay bất kỳ yếu tố nào mà bạn cho rằng có thể gây nên bệnh.
Mèo của bạn sẽ cần phải được nghỉ ngơi nhiều và có chế độ ăn giàu dinh dưỡng hơn để phục hồi lại năng lượng và sức đề kháng của cơ thể.
Advertisement
Nếu mèo không đủ khỏe để ăn thức ăn cho mèo dạng rắn, bạn nên hỏi bác sĩ thú y để dùng thức ăn hay thực phẩm chức năng dạng lỏng với hàm lượng calo cao để thay thế.
Nếu được bác sĩ thú y kê đơn thuốc, bạn hãy đảm bảo luôn tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của bác sĩ, cho mèo uống đúng và đủ liều lượng ngay cả khi triệu chứng bệnh đã thuyên giảm.
Giãn Tĩnh Mạch Chân? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Kế cả ở tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chân. Do hệ thống tĩnh mạch ở chân dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều trong ngày. Nếu không được điều trị, có thể xảy ra các vết loét sắc tố, sưng tấy và loét chi dưới. Vì vậy việc tham khảo thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu nguyên nhân, triệu chứng và có cách điều trị hợp lí.
Giãn tĩnh mạch chân là gì ?Giãn tĩnh mạch chân (suy giảm tĩnh mạch chi dưới) là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân. Do đó dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Khi bị giãn tĩnh mạch chân, chúng ta sẽ thấy rất rõ hiện tưởng mạchnổi rõ trên bề mặt da, giãn lớn, phình to và quan sát được. Lúc chạm vào chỗ tĩnh mạch bị sưng có cảm giác đau nhức.
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chânVào thời điểm hiện nay, bệnh suy giãn tĩnh mạch chân chiếm một tỉ lệ lớn trên tổng số người dân, trong đó chiếm 70% là nữ. Đây là căn bệnh phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ ai, một khi đã xảy ra thì rất khó tự khỏi. Các nguyên nhân gây bệnh bao gồm:
– Lối sinh hoạt, làm việc: phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng… khiến cho máu bị dồn xuống hai chân, tạo áp lực lớn trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày dẫn đến tổn thương các van tĩnh mạch, giảm khả năng ngăn chặn máu lưu thông .
– Phụ nữ mang thai: Việc mang thai trong một thời gian dài, ít hoạt động khiến đôi chân phải chịu sức nặng lớn, lâu ngày dẫn đến giãn tĩnh mạch chân
– Tuổi tác: Ở người già, khi tuổi càng cao càng kéo theo các bệnh do cơ thể đã suy yếu, trong đó có suy giãn tĩnh mạch chân
– Người bị béo phì hoặc chế độ ăn uống không hợp lý, ít chất xơ và vitamin cũng dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chân
– Người bị giãn tĩnh mạch bẩm sinh: Khiếm khuyết van do bẩm sinh.
Triệu chứng của giãn tĩnh mạch chân Giai đoạn ban đầu– Ban đầu bạn sẽ chỉ cảm thấy đau nhức bắp chân, cảm thấy chân trở nên nặng nề hơn, mu bàn chân có chút phù khi phải đứng lâu hoặc ngồi nhiều
– Thông thường các triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch sẽ rõ rệt hơn vào buổi tối, nên bạn sẽ thấy dấu hiệu hay bị chuột rút vào ban đêm.
– Chân bắt đầu xuất hiện những mạch gân li ti nổi nhỏ khiến người bệnh thường khó nhận biết đó là triệu chứng giãn tĩnh mạch chân.
Giai đoạn biến chứngĐây là giai đoạn các dấu hiệu đã rõ rệt khiến người bệnh cảm giác khó chịu nhiều hơn so với ban đầu. Những cơn đau nhức, nặng mỏi, tê cứng vùng chân theo thời gian ngày càng nặng hơn tạo ra các biến chứng
– Đau khi đi lại nhiều, chân bị sưng, phù ở cẳng và mu bàn chân
– Cảm giác đau buốt dai dẳng và luôn bị chuột rút về đêm.
– Tĩnh mạch giãn to, nổi rõ dưới da làm mất thẩm mỹ, chạm vào chỗ tĩnh mạch giãn có cảm giác đau nhức.
– Nhiều tĩnh mạch giãn lớn quá mức gây vỡ khiến chảy máu, tụ mảng bầm lớn ở chân
– Viêm tắc tĩnh mạch sâu, có thể gây tắc các động mạch chính.
– Nhiễm khuẩn vết loét của suy tĩnh mạch mạn tính.
Cách điều trị giãn tĩnh mạch chânBệnh suy giãn tĩnh mạch không thể chữa dứt điểm tận gốc rễ, các biện pháp điều trị chỉ có thể cải thiện tình trạng bệnh. Do đó tùy vào trường hợp của bạn nặng hay nhẹ, hãy đến bác sĩ thăm khám để được đưa ra chuẩn đoán và cách điều trị thích hợp cho bệnh của bạn.
– Thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt: tránh đứng lâu hoặc ngồi bất động kéo dài.
– Tập thể dục thường xuyên
– Khi đi các phương tiện xe cộ trong quãng đường dài cần phải gấp duỗi chân thường xuyên cho máu lưu thông.
– Mang tất dài hỗ trợ chuyên dụng: tất dành cho người bị giãn tĩnh mạch
Advertisement
– Giảm cân khi bạn đang trong trường hợp thừa cân, béo phì.
– Đến bác sĩ để thăm khám khi phát hiện các triệu chứng trên.
– Dùng thuốc đề phòng huyết khối tĩnh mạch sâu khi có chỉ định.
– Thay đổi chế độ ăn uống giúp điều trị suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt thực phẩm nhiều kali, vitamin phospha và muối giúp giảm chứng giãn tĩnh mạch chân.
Đa Xơ Cứng Ở Trẻ Em: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị
Đa xơ cứng ở trẻ em là bệnh lý dẫn đến các vấn đề về thị giác, tê bì, yếu cơ hoặc các triệu chứng thần kinh khác. Bệnh xảy ra là do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào thần kinh cũng như làm tổn thương các liên kết thần kinh ở não bộ hoặc tủy sống. Tình trạng hệ miễn dịch của chúng ta tự tấn công, làm tổn thương chính những tế bào thần kinh trong cơ thể được gọi là “bệnh lý tự miễn”.
Có nhiều phân loại đa xơ cứng khác nhau, tuy nhiên hầu hết đa xơ cứng gặp ở trẻ em thuộc phân nhóm tái phát. Ở nhóm này, triệu chứng của bệnh liên tục xuất hiện và thoái lui.
Khi trẻ xuất hiện những triệu chứng nặng nề hơn thông thường, đó còn gọi là những đợt bùng phát. Những đợt bùng phát thường kéo dài vài ngày đến vài tuần. Các triệu chứng thường thoái lui chậm chạp. Giữa các đợt bùng phát trẻ thường không xuất hiện triệu chứng và gần như bình thường.
Yếu hoặc co giật cơ, có thể làm cho bệnh nhân té ngã, thường gặp phải ở một nửa người.
Giảm thị lực, đau mặt hoặc cử động mắt bất thường.
Chóng mặt, mất cân bằng, có thể làm cho bệnh nhân té ngã.
Khó khăn trong việc đi lại hoặc nói chuyện.
Tiêu tiểu mất tự chủ.
Tăng nhạy cảm với nhiệt độ.
Nhầm lẫn, giảm tư duy.
Hầu hết các bệnh nhân đa xơ cứng biểu hiện một hoặc một vài triệu chứng trên, tuy nhiên cũng có những bệnh nhân biểu hiện hầu hết các triệu chứng của bệnh.
Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng, bác sĩ sẽ hỏi triệu chứng và thăm khám. Một số xét nghiệm được chỉ định tuy nhiên có thể không phát hiện được ngay dấu hiệu của bệnh ở những lần đầu tiên. Do đó điều quan trọng là cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám nhiều lần, lặp lại các xét nghiệm có thể giúp ích cho việc chẩn đoán bệnh. Các xét nghiệm, chẩn đoán hình học có thể giúp ích chẩn đoán bao gồm:
Chụp cộng hưởng từ – MRI não bộ và tủy sống là cần thiết. MRI cung cấp những hình ảnh bên trong cơ thể giúp quan sát và nhận biết bất thường. MRI cũng giúp phát hiện các tổn thương thần kinh nếu có. Tuy nhiên có nhiều bệnh nhân không phát hiện bất thường trên MRI mà phải được chẩn đoán thông qua việc theo dõi diễn tiến và lặp lại các xét nghiệm kiểm tra nhiều lần.
Chọc dò thắt lưng (chọc dò dịch não tủy thắt lưng): đây là thủ thuật lấy mẫu dịch não tủy thông qua kim nhỏ chọc vào vùng thắt lưng. Mẫu dịch não tủy này được mang đi thực hiện các xét nghiệm chuyên biệt để chẩn đoán các bất thường.
Điện thế đáp ứng: đây là quá trình bác sĩ sẽ quan sát các tín hiệu điện ở não bộ và tủy sống. Thông qua việc gắn những điện cực nhỏ ở da, sau đó đánh giá tín hiệu điện khi bệnh nhân nhìn vào ánh sáng, nghe tiếng động hoặc cảm nhận dòng điện nhẹ.
Nếu trẻ có bất cứ triệu chứng nào được liệt kê ở trên và chưa tìm được nguyên nhân của chúng thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán bệnh lý đa xơ cứng.
Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh lý đa xơ cứng, kể cả ở trẻ em cũng như người lớn. Tuy nhiên có nhiều phương pháp điều trị triệu chứng và đợt bùng phát của bệnh.
Kháng viêm steroids. Việc dùng steroids này khác với mục đích của các vận động viên để tăng kích thước cơ bắp, dùng steroid ở bệnh nhân đa xơ cứng trẻ em với mục đích giảm phản ứng tự miễn qua đó rút ngắn thời gian của đợt bùng phát.
Điều trị phòng ngừa: Có nhiều nhóm thuốc khác nhau có tác dụng ngăn ngừa những đợt tái phát của bệnh nhưng không có khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Hiện nay đã có những loại thuốc thế hệ mới đường uống bệnh nhân có thể dùng tại nhà. Hãy liên hệ bác sĩ điều trị để được tư vấn và chỉ định đúng nhóm thuốc điều trị thích hợp.
Điều trị triệu chứng của đa xơ cứng cũng rất quan trọng. Nhiều trẻ em mang bệnh lý đa xơ cứng thường mệt mỏi, ảnh hưởng đến phát triển tâm vận cũng như trầm cảm, co giật cơ, chậm phát triển trí tuệ. Do đó hãy thông báo cho bác sĩ điều trị biết những triệu chứng trẻ gặp phải để lựa chọn được biện pháp điều trị phù hợp.
Tổng Hợp Các Website Và App Game Toán Lớp 3 Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao Phù Hợp Với Trẻ
Không phải tất cả những trò game trên mạng đều sẽ làm bé bị phân tâm và ảnh hưởng. Vấn đề ở đây chính là: Nếu ba mẹ chọn lựa và cho con tiếp xúc những trò an toàn, có tác dụng vừa giải trí vừa học tập thì những lợi ích mà game mang lại vô cùng lớn.
Dựa vào một nghiên cứu trước đây của Harvard, để duy trì khả năng tập trung và ghi nhớ lâu hơn, phương pháp tốt nhất chính là chơi game. Bởi vì, các trò chơi sẽ tạo cảm giác cho người chơi không thể rời mắt, duy trì số điểm để đạt đến hạng cao nhất. Vì thế, nếu cho bé chơi game ở một khoảng thời gian thích hợp giúp bé tập trung nhiều hơn.
Cũng không ngoại lệ đối với trò chơi học tập môn toán lớp 3, ở đây các em sẽ vừa cải thiện khả năng tính nhẩm, tính nhanh phục vụ cho việc học toán dễ dàng. Chơi game là một sự giải trí không xấu, nếu ba mẹ biết cách tạo cơ hội cho bé tiếp xúc với các trò “Vừa chơi vừa học” thì sẽ giúp con đỡ nhàm chán với sách giáo khoa khô khan.
Thông thường, tính chất của các trò chơi trên mạng là tạo một giao diện cuốn hút giúp người chơi quan sát và tập trung lâu nhất có thể. Ngoài ra, các phần thưởng hấp dẫn hay vật phẩm khi thắng cũng tạo sự kích thích cho bé.
Đặc biệt ở các thể loại game toán học, hệ thống sẽ tạo nên những phép tính từ cơ bản đến nâng cao nhằm tạo sự hứng thú cho bé chơi lâu nhất. Và nếu mỗi cấp trẻ đều vượt qua chứng minh rằng khả năng quan sát và nhạy bén của con rất tốt, vì thế đây chính là cơ hội để bé vừa rèn luyện vừa học tập nhiều hơn.
Với những thể loại game tư duy thì đòi hỏi con phải có kỹ năng phân tích tốt, nó được biểu đạt qua cách bé nhận thức và hiểu nội dung trò chơi. Kỹ năng phân tích và xử lý vấn đề tốt hay không phụ thuộc vào cách nhìn nhận của trẻ, và việc cho bé tiếp xúc với những thể loại game logic, tư duy sẽ hỗ trợ cho con nâng cao kỹ năng hiệu quả.
Cụ thể hơn, trò chơi sẽ giúp các em tìm ra những mê cung bằng việc tính toán và trải qua các cuộc phiêu lưu cùng nhiều con số nhiều sắc màu. Ngoài ra, ở các trò chơi khác tạo ra những câu đố vui toán học lớp 3 cho bé giải mã để đi tới những cửa tiếp theo. Khi hoàn thành các bàn, trẻ sẽ được nâng cao khả năng tính toán số học của bản thân.
Với thể loại game này, các em sẽ được làm quen dần với phép nhân đi từ cấp độ dễ đến khó. Trong đó, mỗi lượt chơi bé sẽ phục vụ 3 vị khách. Trẻ đứng ở vị trí của người bán và để đáp ứng yêu cầu khách hàng, người chơi phải giải đúng câu đố mà vị khách đưa ra.
Với Prodigy Math, các em sẽ được khám phá thế giới và bắt tay vào các nhiệm vụ của siêu anh hùng chiến đấu cùng bạn bè để thu thập các vật phẩm. Ứng dụng phù hợp với nhiều độ tuổi ở các cấp bậc tiểu học, thích hợp để bé vừa học ở trường vừa thực hành tại nhà.
Với cách chơi đơn giản: Người chơi sẽ tạo một nhân vật đại diện cho chính mình trước khi bắt đầu cuộc phiêu lưu. Với những nhân vật, hoặc pháp sư sẽ bắt đầu cuộc hành trình đưa người chơi từ cấp độ 1 đến 100. Đặc biệt, khi bé chơi và giải đáp đúng các phép tính thì nhân vật đại diện sẽ trở nên mạnh mẽ và mở khóa được nhiều nơi hơn.
Motion Math được xây dựng trên sự tích hợp các trò chơi toán học dựa trên những nghiên cứu về tư duy phát triển nhằm cải thiện kỹ năng làm bài. Với nội dung vô cùng từ các bài: Phân số, tính nhẩm, phần trăm, số thập phân,… vô cùng đa dạng giúp bé không nhàm chán khi chơi.
Thay vì chơi game toán lớp 3, ba mẹ có thể thay bằng làm bài tập hoặc cùng con vẽ sơ đồ lý thuyết toán để tránh bé tiếp xúc với thiết bị điện tử quá nhiều. Hãy cho bé vừa học vừa chơi game dưới 60 phút/ ngày để đ ảm bảo năng suất học của bé được duy trì ổn định và phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần.
Hiện nay, các thể loại game vô cùng nhiều và điều này dễ gây rủi ro nếu chẳng may các bé tiếp xúc với những game không lành mạnh. Vì thế, bạn hãy lưu ý lựa chọn những loại game thiết kế trò chơi trong dạy học toán lớp 3 hay các môn khác có lượt đánh giá cao, kiểm tra thử trước khi cho con chơi để đảm bảo sự an toàn nhất cho bé.
Cách Chọn Núm Ti Phù Hợp Với Độ Tuổi Của Trẻ
Cách chọn size núm ti theo độ tuổi của bé Núm dành cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh thường sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi sử dụng núm ti do thể trạng còn yếu ớt. Vì vậy, các mẹ cần lựa chọn sản phẩm chuyên dụng để giúp bé dễ dàng ăn sữa, tránh tình trạng bị sặc trong lúc uống.
Các mẹ nên lưu ý lựa chọn các loại núm ti có ghi chữ SS, S hay có ký hiệu 0+ hoặc ký hiệu 0 – 3, 0 – 4 tháng trên bao bì. Các loại núm ti này sẽ thường có lỗ sữa hình tròn, kích thước rất nhỏ và hỗ trợ bé bú sữa được dễ dàng hơn.
Tốc độ chảy sữa của núm ty size SS là 50ml/10 phút và size S là 100ml/10 phút. Việc sử dụng núm ti làm sữa chảy chậm sẽ thích hợp với các bé sơ sinh nhạy cảm, non nớt đang bắt đầu làm quen với bú bình. Sữa chảy quá nhanh dễ khiến bé bị sặc vì không nuốt kịp.
Trẻ sơ sinh chỉ nên chọn núm ti có ghi SS hoặc S trên bao bì để tránh bị sặc sữa
Núm ti cho trẻ 2 tháng tuổiVới trẻ đã được 2 tháng tuổi, để an tâm các mẹ vẫn có thể cho bé sử dụng núm ti size S hoặc loại dùng cho trẻ sơ sinh. Giai đoạn này trẻ vẫn không thể ăn được quá nhiều nên loại núm ti này sẽ phù hợp hơn cả.
Một số thương hiệu khi phân chia size núm ti sẽ thường dựa vào số lượng tia sữa. Đối với size S sẽ thường có từ 1 – 2 tia sữa (phụ thuộc vào việc bảng size của hãng đó bắt đầu bằng size S hay SS).
Giai đoạn 2 tháng tuổi bạn nên dùng núm ti size S nhằm đảm bảo an toàn cho bé
Núm ti cho trẻ 3 tháng tuổiTrẻ được 3 tháng tuổi chính là thời điểm quan trọng để các mẹ có thể nâng size núm ti lần đầu tiên. Trong độ tuổi này trẻ bắt đầu hình thành nhận thức về mặt ăn uống và bắt đầu háu ăn cũng như phát triển thể chất rõ rệt hơn.
Do đó, các mẹ có thể cân nhắc để thay đổi size núm ti cho bé từ size S lên size M. Núm ti size M có được thiết kế lỗ sữa lớn hơn với 3 tia sữa, tốc độ chảy sữa nhanh hơn một chút, khoảng 150ml/10 phút.
Độ tuổi này bố mẹ có thể sử dụng bình sữa có núm ti size S hoặc M
Núm ti cho trẻ 6 tháng tuổiGiai đoạn 6 tháng tuổi là thời điểm mà bé đã bắt đầu có khả năng kiểm soát được lực hút cùng lượng sữa tốt hơn đáng kể. Khi bước vào độ tuổi này các mẹ có thể thay đổi size núm ti cho bé lên size M hoặc size Y.
Điểm khác biệt của 2 size núm ti này đó là size Y sẽ có lỗ sữa cắt thành hình chữ Y thay vì lỗ hình tròn như thông thường như size M. Núm ti size Y có một đặc điểm đó là chỉ khi bé dùng lực hút thì sữa mới chảy ra, kể cả dốc ngược cũng không bị rò rỉ.
Lựa chọn bình sữa có sử dụng núm ti size M hoặc size Y dành cho trẻ 6 tháng tuổi
Núm ti cho trẻ trên 9 tháng tuổiBước vào thời kỳ trên 9 tháng tuổi, trẻ bắt đầu có sức ăn lớn hơn và tốc độ ăn nhanh hơn. Do vậy, các mẹ nên lựa chọn núm ti size L hoặc LL. Độ tuổi này bé hoàn toàn có thể kiểm soát được lực hút nên các mẹ sẽ an tâm khi sử dụng size ti lớn.
Lượng sữa bé nạp vào cơ thể trong độ tuổi này thường từ 200ml – 300ml trong mỗi cữ ăn. Với núm ti size L hoặc size LL sẽ cho tốc độ chảy lần lượt là 200ml/10 phút hoặc 200ml/5 phút giúp bé dễ dàng đáp ứng nhu cầu nhanh chóng.
Lựa chọn bình sữa có sử dụng núm ti size L hoặc LL dành cho trẻ 9 tháng tuổi trở lên sẽ phù hợp
Yếu tố khác khi chọn núm ti Chất liệu núm tiỞ giai đoạn trẻ sơ sinh thì mẹ nên chọn núm ti làm bằng những chất liệu cao su mềm mại để bé có cảm giác giống như bé đang bú ti mẹ.
Còn ở giai đoạn bé đã mọc răng, bé mút mạnh thì mẹ hãy ưu tiên chọn núm ti có chất liệu bằng silicone vì núm này cứng hơn, giữ dáng lâu, không gây mùi và điều quan trọng là giúp kiểm soát dòng sữa tốt không làm cho bé bị sặc khi uống.
Chọn núm ti dựa vào chất liệu
Kích cỡ núm tiỞ các giai đoạn tuổi khác nhau thì bé sẽ có những kích cỡ núm ti phù hợp theo các size từ nhỏ đến lớn, để phù hợp với tháng tuổi của bé đồng thời chính kích cỡ núm ti sẽ quyết định lượng sữa chảy ra.
Trẻ sơ sinh, các mẹ nên mua núm ti có kích thước nhỏ nhất và nên chọn loại núm ti có tốc độ sữa chảy chậm, từ 2 đến 3 giọt trong 1 giây là vừa.
Với các em bé lớn tuổi hơn khoảng từ 12 đến 24 tháng tuổi thì mẹ có thể chọn các loại núm ti có size lớn hơn và có tốc độ sữa chảy nhanh hơn.
Advertisement
Chọn núm ti dựa vào kích cỡ
Hình dáng núm tiDù ở độ tuổi nào thì khi lựa chọn về hình dáng núm ti, các mẹ nên ưu tiên chọn loại núm ti có đáy rộng để bé dễ bú và có cảm giác như đang bú sữa mẹ. Ngoài ra loại núm ti này cũng dễ dàng vệ sinh để đảm bảo khử trùng an toàn, sạch sẽ.
Giá rẻ quá
Núm ti silicone Philips Avent cho trẻ sơ sinh SCF651.23
Chỉ bán online145.000₫
Xem đặc điểm nổi bật
Núm ti có 1 tia sữa thích hợp cho các bé sơ sinh.
Công nghệ van giảm đầy hơi giảm quấy khóc và khó chịu bằng cách ngăn không khí vào dạ dày.
Chất liệu silicone mềm an toàn giúp bé bú mút tự nhiên.
Núm ti tương thích với các bình sữa mô phỏng tự nhiên Philips Avent.
Mức chịu nhiệt dưới 100 độ C cho bảo quản và khử trùng.
Thương hiệu Anh – Philips Avent, sản xuất tại Indonesia.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sốt Tay Chân Lạnh Ở Trẻ Và Các Cách Điều Trị Phù Hợp trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!