Xu Hướng 10/2023 # Rối Loạn Tiêu Hóa: Chẩn Đoán Và Điều Trị Như Thế Nào? # Top 11 Xem Nhiều | Fply.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Rối Loạn Tiêu Hóa: Chẩn Đoán Và Điều Trị Như Thế Nào? # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Rối Loạn Tiêu Hóa: Chẩn Đoán Và Điều Trị Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Rối loạn tiêu hóa là cụm từ không quá xa lạ trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta hiểu được một cách đúng đắn chúng. Chính vì thế, bài viết ngày hôm nay “Rối loạn tiêu hóa: chẩn đoán và điều trị như thế nào?” sẽ chia sẻ đến các bạn một số những đặc điểm quan trọng nhất khi đứng trước tình trạng trên.

Rối loạn tiêu hóa chức năng là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng mà chức năng sinh lý bình thường của cơ thể bị thay đổi trong khi không có bất kỳ một bất thường cấu trúc hoặc sinh hóa nào.

Nói một cách dễ hiểu thì ở những người bị rối loạn tiêu hóa chức năng, đường tiêu hóa trông có vẻ rất bình thường, nhưng lại không hoạt động như bình thường. Vì vậy, bạn sẽ có thể gặp phải nhiều triệu chứng khác nhau, từ buồn nôn, nôn, ợ hơi đến đau bụng, chướng bụng, táo bón và tiêu chảy…

Rối loạn tiêu hóa chức năng, như bất kỳ bệnh mãn tính nào khác, cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh (sức khỏe chung, mối quan tâm về bệnh tật và sự hài lòng tình trạng sức khỏe…). Và ngược lại, căng thẳng tâm lý cũng sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Nói cách khác thì não và ruột có ảnh hưởng lẫn nhau.

Hơn 20 loại rối loạn chức năng đã được xác định. Chúng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa, bao gồm thực quản, dạ dày, ống mật và / hoặc ruột.

Dạng rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất và được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất là Hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi tắt là IBS). Chúng được biểu hiện với các triệu chứng mãn tính (hoặc tái phát):

Thay đổi thói quen đi tiêu (tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ).

Cảm giác đại tiện (đi ngoài) không hoàn toàn.

Đi ngoài phân có chất nhầy.

Đầy hơi và chướng bụng.

Các rối loạn phổ biến khác bao gồm

Chứng khó tiêu chức năng (đau hoặc khó chịu ở vùng bụng trên, cảm giác no, chướng bụng hoặc buồn nôn).

Nôn cơ năng.

Đau bụng cơ năng.

Táo bón hoặc tiêu chảy cơ năng.

Trước đây, rối loạn tiêu hóa chức năng được coi là một chẩn đoán sau khi đã loại trừ các bệnh khác (do nhiều xét nghiệm thông thường – chẳng hạn như chụp X-quang, CT, xét nghiệm máu và nội soi – có thể có kết quả bình thường).

May mắn thay, trong hai thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu và bác sĩ lâm sàng từ khắp nơi trên thế giới đã gặp gỡ và liên tục nghiên cứu về các đặc điểm của bệnh. Sự hợp tác này đã dẫn đến sự phát triển của cái gọi là “Tiêu chuẩn ROME”. Nhờ đó mà có thể chẩn đoán được bệnh khi có sự kết hợp của các triệu chứng, cộng thêm một vài yếu tố khác của bệnh nhân phù hợp các tiêu chí Rome cho một rối loạn chức năng cụ thể.

Mặc dù tiêu chuẩn Rome cho phép chẩn đoán dựa trên triệu chứng, các bác sĩ có thể vẫn muốn thực hiện một số xét nghiệm. Chúng không nhằm mục đích xác định bệnh mà chủ yếu là để loại trừ các bệnh khác trước khi bắt đầu thực hiện điều trị. Các xét nghiệm này có thể bao gồm:

Xét nghiệm máu và nước tiểu, phân.

Nội soi đại tràng.

Nội soi đường tiêu hóa trên (bao gồm có thực quản – dạ dày – tá tràng).

Chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang và siêu âm,…

Một số phương pháp chuyên biệt khác…

Mặc dù không phát hiện được bất kỳ nguyên nhân cụ thể nào gây ra những rối loạn này, không có nghĩa là chúng không có thật, cũng không có nghĩa là không thể điều trị được.

Dùng thuốc – Một số rối loạn tiêu hóa có thể được điều trị bằng thuốc, như thuốc làm giảm sản xuất axit, giảm co thắt đường tiêu hóa…

Thay đổi chế độ ăn uống

Liệu pháp phản hồi sinh học

Vật lý trị liệu

Kiểm soát căng thẳng và tâm lý trị liệu – Căng thẳng làm trầm trọng thêm nhiều triệu chứng tiêu hóa. Các liệu pháp tâm lý có thể giúp tăng cường thư giãn, giảm căng thẳng và lo lắng, đồng thời làm giảm các triệu chứng của bạn.

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng chức năng sinh lý bình thường của cơ thể bị thay đổi mà không có nguyên nhân cụ thể. Do đó, chẩn đoán này được dựa trên sự kết hợp của các triệu chứng và một vài yếu tố đi kèm phù hợp các tiêu chuẩn của ROME. Các lựa chọn điều trị có thể hữu ích bao gồm sử dụng thuốc, liệu pháp tâm lý,…

Hội Chứng Ruột Kích Thích (Ibs): Chẩn Đoán Và Điều Trị

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một căn bệnh tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng. Nhưng thực sự gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân hiện nay vẫn chưa rõ rang. Nó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố. Do đó, chẩn đoán và điều trị căn bệnh này cũng thực sự khó khăn.

Không có xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán chắc chắn hội chứng ruột kích thích (IBS). Bác sĩ sẽ hỏi kĩ tiền căn bệnh lý y khoa, kiểm tra thể chất và xét nghiệm để loại trừ các tình trạng khác.

Nếu bị IBS dạng tiêu chảy, bạn sẽ được kiểm tra độ không dung nạp gluten (bệnh celiac). Sau khi các tình trạng khác đã được loại trừ, bác sĩ sử dụng một trong những bộ tiêu chuẩn chẩn đoán cho IBS:

1.1 Tiêu chí Rome 1.2 Tiêu chí Manning

Các tiêu chí này tập trung vào việc người bệnh luôn cố giảm đau bằng cách đi đại tiện, chất nhầy trong phân và thay đổi tính chất của phân. Bạn càng có nhiều triệu chứng, khả năng IBS càng lớn.

1.3 Dạng biểu hiện IBS

Với mục đích điều trị, IBS có thể được chia thành ba loại dựa trên các triệu chứng: táo bón chiếm ưu thế, tiêu chảy chiếm ưu thế hoặc hỗn hợp.

Bác sĩ cũng có thể sẽ đánh giá xem bạn có các triệu chứng khác gợi ý tình trạng khác nghiêm trọng hơn không. Những dấu hiệu và triệu chứng này bao gồm:

Khởi phát các dấu hiệu và triệu chứng sau 50 tuổi.

Sút cân.

Chảy máu trực tràng.

Sốt.

Buồn nôn hoặc nôn nhiều lần.

Đau bụng, đặc biệt là nếu nó không hoàn toàn thuyên giảm khi đi tiêu, hoặc xảy ra vào ban đêm.

Tiêu chảy kéo dài làm đánh thức bạn khỏi giấc ngủ.

Thiếu máu thiếu sắt.

Nếu bạn có những dấu hiệu hoặc triệu chứng này, hoặc nếu điều trị ban đầu cho IBS không hiệu quả. Có thể bạn sẽ cần các xét nghiệm bổ sung để loại trừ tình trạng nguy hiểm hơn, ví dụ như ung thư.

Bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm. Bao gồm:

Xét nghiệm phân để kiểm tra xem có nhiễm trùng không. Hoặc xem tính chất phân để xem các vấn đề về khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ ruột. Ví dụ tình trạng kém hấp thu thì trong phân sẽ còn rất nhiều chất dinh dưỡng.

Các xét nghiệm hình ảnh có thể bao gồm:

Nội soi đại tràng. Bác sĩ sử dụng một ống nhỏ, linh hoạt để kiểm tra toàn bộ chiều dài đại tràng.

X-quang hoặc CT scan. Những xét nghiệm này tạo ra hình ảnh của bụng và xương chậu và hình dáng của ruột. Nó có thể cho phép bác sĩ loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng.

Điều trị IBS tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng để bạn có thể sống bình thường nhất có thể. Trong trường hợp nhẹ thường có thể được kiểm soát bằng cách kiểm soát căng thẳng. Hoăc bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống của bạn. Cố gắng:

Tránh các thực phẩm gây ra các triệu chứng: các chế phẩm từ sữa, rượu, bia,..

Ăn thực phẩm nhiều chất xơ và rau quả.

Uống nhiều nước.

Tập thể dục thường xuyên.

Ngủ đủ.

Nếu vấn đề của bạn ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng. Bác sĩ có thể đề nghị tư vấn, đặc biệt là nếu bạn bị trầm cảm hoặc nếu căng thẳng có xu hướng làm nặng thêm các triệu chứng. Ngoài ra, dựa trên các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể đề xuất các loại thuốc như:

4.1 Bổ sung chất xơ

Sử dụng một chất bổ sung như psyllium (Metamucil) với chất lỏng có thể giúp kiểm soát táo bón.

4.2 Thuốc nhuận tràng

Nếu chất xơ không giúp giảm triệu chứng, bác sĩ có thể kê toa magiê hydroxit uống hoặc polyethylen glycol.

4.3 Thuốc chống tiêu chảy

Các loại thuốc không cần kê đơn, chẳng hạn như loperamid , có thể giúp kiểm soát tiêu chảy.

4.4 Nhóm thuốc kháng cholinergic

Các loại thuốc như dicyclomine có thể giúp giảm đau co thắt ruột. Chúng đôi khi được dùng cho những người bị tiêu chảy. Những loại thuốc này thường an toàn nhưng có thể gây táo bón, khô miệng và mờ mắt.

4.5 Thuốc chống trầm cảm ba vòng

Loại thuốc này có thể giúp giảm trầm cảm. Ngoài ra cũng ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh kiểm soát ruột để giúp giảm đau. Nếu bạn bị tiêu chảy và đau bụng mà không bị trầm cảm, bác sĩ có thể đề nghị dùng liều thấp hơn. Tác dụng phụ có thể bao gồm buồn ngủ, mờ mắt, chóng mặt và khô miệng.

4.6 Nhóm thuốc chống trầm cảm SSRI

Thuốc chống trầm cảm tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). Chúng có thể giúp ích nếu bạn bị trầm cảm, bị đau và táo bón.

4.7 Thuốc giảm đau

Pregabalin hoặc gabapentin có thể làm giảm đau bụng nặng hoặc đầy hơi.

Đa Xơ Cứng Ở Trẻ Em: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Đa xơ cứng ở trẻ em là bệnh lý dẫn đến các vấn đề về thị giác, tê bì, yếu cơ hoặc các triệu chứng thần kinh khác. Bệnh xảy ra là do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào thần kinh cũng như làm tổn thương các liên kết thần kinh ở não bộ hoặc tủy sống. Tình trạng hệ miễn dịch của chúng ta tự tấn công, làm tổn thương chính những tế bào thần kinh trong cơ thể được gọi là “bệnh lý tự miễn”.

Có nhiều phân loại đa xơ cứng khác nhau, tuy nhiên hầu hết đa xơ cứng gặp ở trẻ em thuộc phân nhóm tái phát. Ở nhóm này, triệu chứng của bệnh liên tục xuất hiện và thoái lui.

Khi trẻ xuất hiện những triệu chứng nặng nề hơn thông thường, đó còn gọi là những đợt bùng phát. Những đợt bùng phát thường kéo dài vài ngày đến vài tuần. Các triệu chứng thường thoái lui chậm chạp. Giữa các đợt bùng phát trẻ thường không xuất hiện triệu chứng và gần như bình thường.

Yếu hoặc co giật cơ, có thể làm cho bệnh nhân té ngã, thường gặp phải ở một nửa người.

Giảm thị lực, đau mặt hoặc cử động mắt bất thường.

Chóng mặt, mất cân bằng, có thể làm cho bệnh nhân té ngã.

Khó khăn trong việc đi lại hoặc nói chuyện.

Tiêu tiểu mất tự chủ.

Tăng nhạy cảm với nhiệt độ.

Nhầm lẫn, giảm tư duy.

Hầu hết các bệnh nhân đa xơ cứng biểu hiện một hoặc một vài triệu chứng trên, tuy nhiên cũng có những bệnh nhân biểu hiện hầu hết các triệu chứng của bệnh.

Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng, bác sĩ sẽ hỏi triệu chứng và thăm khám. Một số xét nghiệm được chỉ định tuy nhiên có thể không phát hiện được ngay dấu hiệu của bệnh ở những lần đầu tiên. Do đó điều quan trọng là cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám nhiều lần, lặp lại các xét nghiệm có thể giúp ích cho việc chẩn đoán bệnh. Các xét nghiệm, chẩn đoán hình học có thể giúp ích chẩn đoán bao gồm:

Chụp cộng hưởng từ – MRI não bộ và tủy sống là cần thiết. MRI cung cấp những hình ảnh bên trong cơ thể giúp quan sát và nhận biết bất thường. MRI cũng giúp phát hiện các tổn thương thần kinh nếu có. Tuy nhiên có nhiều bệnh nhân không phát hiện bất thường trên MRI mà phải được chẩn đoán thông qua việc theo dõi diễn tiến và lặp lại các xét nghiệm kiểm tra nhiều lần.

Chọc dò thắt lưng (chọc dò dịch não tủy thắt lưng): đây là thủ thuật lấy mẫu dịch não tủy thông qua kim nhỏ chọc vào vùng thắt lưng. Mẫu dịch não tủy này được mang đi thực hiện các xét nghiệm chuyên biệt để chẩn đoán các bất thường.

Điện thế đáp ứng: đây là quá trình bác sĩ sẽ quan sát các tín hiệu điện ở não bộ và tủy sống. Thông qua việc gắn những điện cực nhỏ ở da, sau đó đánh giá tín hiệu điện khi bệnh nhân nhìn vào ánh sáng, nghe tiếng động hoặc cảm nhận dòng điện nhẹ.

Nếu trẻ có bất cứ triệu chứng nào được liệt kê ở trên và chưa tìm được nguyên nhân của chúng thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán bệnh lý đa xơ cứng.

Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh lý đa xơ cứng, kể cả ở trẻ em cũng như người lớn. Tuy nhiên có nhiều phương pháp điều trị triệu chứng và đợt bùng phát của bệnh.

Kháng viêm steroids. Việc dùng steroids này khác với mục đích của các vận động viên để tăng kích thước cơ bắp, dùng steroid ở bệnh nhân đa xơ cứng trẻ em với mục đích giảm phản ứng tự miễn qua đó rút ngắn thời gian của đợt bùng phát.

Điều trị phòng ngừa: Có nhiều nhóm thuốc khác nhau có tác dụng ngăn ngừa những đợt tái phát của bệnh nhưng không có khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Hiện nay đã có những loại thuốc thế hệ mới đường uống bệnh nhân có thể dùng tại nhà. Hãy liên hệ bác sĩ điều trị để được tư vấn và chỉ định đúng nhóm thuốc điều trị thích hợp.

Điều trị triệu chứng của đa xơ cứng cũng rất quan trọng. Nhiều trẻ em mang bệnh lý đa xơ cứng thường mệt mỏi, ảnh hưởng đến phát triển tâm vận cũng như trầm cảm, co giật cơ, chậm phát triển trí tuệ. Do đó hãy thông báo cho bác sĩ điều trị biết những triệu chứng trẻ gặp phải để lựa chọn được biện pháp điều trị phù hợp.

Rối Loạn Dung Nạp Đường Huyết Và Những Điều Cần Biết

Rối loạn đường huyết được xem là “sát thủ” thầm lặng. Bởi lẽ rối loạn này không có dấu hiệu gì bất thường và chỉ được phát hiện khi đo đường huyết. Đồng thời, tình trạng này sẽ đi kèm với những hậu quả tiêu cực lên tim mạch nói riêng và thể chất nói chung. Vậy bạn đã hiểu ra sao về rối loạn đường huyết? Liệu rằng bạn có đang đối mặt với nguy cơ này? Trong bài viết này chúng tôi Vũ Thành Đô sẽ gửi đến cho bạn những thông điệp của rối loạn dung nạp đường.  

Đường huyết là những tế bào máu có liên kết glucose. Đây là dạng đường huyết tối giản đã được chuyển hóa từ thức ăn. Tuy nhiên, sự gắn kết giữa máu và glucose cần insulin – một chất do tuyến tụy sản xuất. Đồng thời, có nhiều yếu tố tác động chỉ số đường trong máu. Chính vì lẽ đó, chỉ số này thay đổi tùy đối tượng.

Mức đường huyết lành mạnh

Đường huyết lúc sáng sau nhịn ăn ít nhất 8h: 4 – 5.4 mmol/L (72 – 99 mg/dL).

Đường huyết được đo bất kỳ trong ngày: < 11.1 mmol/L (< 200 mg/dL).

Đường huyết sau bữa ăn 2h: < 7.8 mmol/L (< 140 mg/dL).

HbA1c < 42 mmol/mol (< 6%).

Mức đường huyết chẩn đoán đái tháo đường

Đường huyết sau bữa ăn 2h: < 11.1 mmol/L (< 200 mg/dL).

HbA1c < 48 mmol/mol (< 6.5%).

Khả năng dung nạp glucose ở máu sẽ điều hòa lượng đường trong cơ thể. Một khi xảy ra tình trạng rối loạn đường, cơ chế này sẽ bị phá vỡ. Đường không còn hấp thụ sẽ tăng cao lên trong máu. Lượng đường huyết này cao hơn mức bình thường nhưng thấp hơn ngưỡng chẩn đoán đái tháo đường.

Tuy chưa hình thành bệnh lý, sự rối loạn này sẽ mang lại nhiều nguy cơ bệnh nghiêm trọng và phức tạp hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một người có rối loạn đường huyết sẽ tăng nguy cơ bệnh tim mạch và tiểu đường. Những bệnh tim mạch đi kèm là tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và béo phì. Béo phì là một rối loạn thực thể làm cơ thể mất đi yếu tố bảo vệ miễn dịch.

Theo thống kê trên toàn thế giới cho thấy trong 4 người rối loạn dung nạp đường huyết sẽ có 1 đến 3 người mắc bệnh về sau. Đây là một con số không hề nhỏ. Do đó cần ý thức sớm được rối loạn này sớm.

Một điều đáng lưu ý là người có rối loạn này sẽ không có biểu hiện lâm sàng. Chẩn đoán này chỉ được phát hiện khi khám sức khỏe hay đo đường huyết. Tổ chức Y tế Thế giới WHO chỉ ra rằng rối loạn đường huyết khi:

Đường huyết từ 7,8 mmol/L nhưng dưới 11,1 mmol/L khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường uống sau 2 giờ.

Đường huyết tĩnh mạch dưới 126 mg/dL (7 mmol/L).

Những đối tượng sau sẽ dễ gặp rối loạn hơn cả, bao gồm:

Thừa cân hay béo phì dễ bị rối loạn đường huyết

Nếu bạn đang băn khoăn về cách xác định tình trạng thừa cân, bạn hãy dùng BMI. Đây là công thức về chỉ số khối cơ thể.

Trong đó, BMI = Cân nặng/(chiều cao x chiều cao).

Với chiều cao được đo đơn vị là mét. Đối với người Châu Á, BMI trên 23 kg/m2 là thừa cân. Mức cân nặng lý tưởng là từ 18,5 – 22,9 kg/m2. Ví dụ: chiều cao của bạn là 154cm, tức 1,54m; cân nặng là 52kg. Chỉ số BMI của bạn sẽ là: 52kg / ( 1,54 x 1,54) = 21,9 < 23. Đây là mức cân nặng trong ngưỡng an toàn.

Gia đình từng có thành viên mắc bệnh tiểu đường

Bạn có biết đái tháo đường type 1 có tính di truyền hay do nhiễm vi-rút. Nguyên nhân bệnh là do tụy sản xuất không đủ hay không sản xuất được. Tiểu đường tuýp 1 có thể xảy ra ở trẻ vị thành niên và cả người lớn. Do đó, khi có người thân trực hệ mắc bệnh này, sẽ làm tăng tỷ lệ mắc rối loạn đường huyết của chính bạn.

Ít hoạt động thể chất

Tưởng chừng như vô hại, ít vận động thể chất là nguyên nhân trực tiếp của bệnh lý chuyển hóa. Bởi lẽ cơ thể không hoạt động thể chất sẽ không đào thải được nguồn năng lượng dư thừa. Trong đó, có đường huyết. Sự thụ động cũng gia tăng bệnh rối loạn mỡ máu và gây thừa cân.

Bệnh tim mạch đi kèm rối loạn đường huyết

Bệnh tăng huyết áp và cholesterol cao sẽ thúc đẩy những rối loạn lượng đường trong máu. Điều trị bệnh lý tại tim và mạch máu sẽ ngăn chặn những nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường.

Đái tháo đường thai kỳ

Những phụ nữ đã từng mắc đái tháo đường khi mang thai sẽ có nguy cơ rất cao mắc bệnh trong tương lai. Những rối loạn đường huyết sẽ xảy ra khi mang thai và sau khi sinh. Đồng thời, bệnh cảnh này sẽ tác động trực tiếp lên sức khỏe thai nhi. Do đó, thai phụ cần chú ý giữ mức đường huyết trong thai kỳ.

Giảm cân nếu bạn đang có tình trạng thừa cân – béo phì.

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: tăng rau củ, thịt cá, trái cây; giảm tinh bột, bánh kẹo.

Đo đường huyết định kỳ ít nhất mỗi 3 tháng.

Tập thể dục điều độ, ít nhất 30 phút/lần, 3 lần mỗi tuần.

Những Điều Cần Biết Về Chứng Rối Loạn Phân Ly

Rối loạn phân ly thường phát triển như một phản ứng đối với sang chấn tâm lý đã gặp phải. Điều trị rối loạn phân ly bao gồm tâm lý trị liệu và thuốc. Mặc dù điều trị rối loạn phân ly có thể khó khăn. Tuy nhiên nhiều người vẫn có thể vượt qua và duy trì cuộc sống khỏe mạnh, hiệu quả.

Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

Mất trí nhớ trong các khoảng thời gian nhất định, sự kiện, con người và thông tin cá nhân.

Một cảm giác tách rời khỏi bản thân và cảm xúc của bạn.

Nhận thức về người và những thứ xung quanh bạn bị méo mó và không thực tế.

Cảm giác mờ ảo về nhận dạng.

Stress hoặc những vấn đề đáng kể trong các mối quan hệ. Cũng có thể là công việc hoặc các lĩnh vực quan trọng khác trong cuộc sống của bạn.

Không có khả năng đối phó tốt với stress trong cảm xúc hay công việc.

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng hay suy nghĩ và hành vi tự tử.

1. Quên phân ly

Triệu chứng chính là mất trí nhớ nghiêm trọng hơn chứng hay quên thông thường. Và điều đó không thể giải thích được bằng một tình trạng bệnh lý khác. Bạn không thể nhớ được thông tin về bản thân hoặc các sự kiện và những người trong cuộc sống của bạn. Đặc biệt là từ thời điểm xảy ra sang chấn. Một đợt mất trí nhớ thường xảy ra đột ngột và có thể kéo dài vài phút, vài giờ hoặc hiếm khi, vài tháng hoặc nhiều năm.

2. Rối loạn nhận dạng phân ly

Trước đây được gọi là rối loạn đa nhân cách. Rối loạn này được đặc trưng bởi “chuyển đổi” sang danh tính thay thế. Bạn có thể cảm thấy sự hiện diện của hai hoặc nhiều người nói chuyện hoặc sống trong đầu bạn. Và bạn có thể cảm thấy như cơ thể bạn bị chiếm hữu bởi những nhận dạng khác. Mỗi nhận dạng có thể có một tên riêng, lịch sử và đặc điểm cá nhân, bao gồm sự khác biệt rõ ràng về giọng nói, giới tính, phong cách và thậm chí cả những phẩm chất thể chất. Cũng có sự khác biệt trong cách làm quen từng nhận dạng với những người khác. Những người bị rối loạn nhận dạng phân ly thường có kèm chứng quên phân ly.

3. Rối loạn giải thể nhân cách

Suy nghĩ hoặc hành vi tự sát. Nếu bạn có suy nghĩ làm tổn thương chính mình hoặc người khác, hãy gọi cấp cứu hoặc số khẩn cấp tại địa phương của bạn ngay lập tức.

Rối loạn phân ly thường phát triển như một cách để đối phó với các sang chấn tâm lý. Các rối loạn thường hình thành ở trẻ em bị lạm dụng thể xác, tình dục hoặc cảm xúc lâu dài. Sự căng thẳng của chiến tranh hoặc thiên tai cũng có thể gây ra các rối loạn phân ly.

Nhận dạng cá nhân vẫn đang hình thành trong thời thơ ấu. Vì vậy, một đứa trẻ có khả năng cao hơn người lớn về cảm giác bên ngoài chính mình và quan sát sang chấn như thể nó đang xảy ra với một người khác. Một đứa trẻ học cách phân tách để chịu đựng một trải nghiệm đau thương. Và có thể sử dụng cơ chế đối phó này để đối phó với các tình huống stress trong suốt cuộc đời.

Bạn đã từng nghe qua chứng rối loạn đa nhân cách chưa? Triệu chứng của bệnh có gì khác so với rối loạn phân ly, cùng tìm hiểu tại bài viết sau: Rối loạn đa nhân cách – rối loạn nhận dạng phân ly: Tuy hai mà một

Những người bị lạm dụng thể xác, tình dục hoặc cảm xúc lâu dài trong thời thơ ấu có nguy cơ mắc chứng rối loạn phân ly cao nhất.

Trẻ em và người lớn trải qua các sự kiện sang chấn khác, như chiến tranh, thiên tai, bắt cóc, tra tấn hoặc các điều trị y tế kéo dài, chấn thương, cũng có thể phát triển các tình trạng này.

Tự làm hại, làm bị thương bản thân.

Suy nghĩ và hành vi tự sát.

Rối loạn chức năng tình dục.

Rối loạn nghiện rượu và ma túy.

Trầm cảm và rối loạn lo âu.

Chấn thương tâm lý.

Rối loạn nhân cách.

Rối loạn giấc ngủ, bao gồm ác mộng, mất ngủ và mộng du.

Các triệu chứng thực thể như chóng mặt hoặc co giật không động kinh.

Rối loạn ăn uống.

Khó khăn trong các mối quan hệ cá nhân và tại nơi làm việc.

Rối loạn phân ly là một tình trạng rối loạn tâm thần xảy ra sau sang chấn tâm lý. Bệnh có thể để lại nhiều di chứng nặng nề cả về tinh thần và thể chất. Bạn cần đi khám bệnh để nhận được những hỗ trợ kịp thời và ngăn ngừa những diễn tiến xấu hơn xảy ra.

Rối Loạn Nhịp Tim Là Gì? Triệu Chứng Rối Loạn Nhịp Tim Bạn Nên Biết

Nhịp tim được đo bằng số nhịp đập trong một phút được kiểm soát bởi sự điều chỉnh của các xung điện. Ở người lớn khỏe mạnh, nhịp tim bình thường từ 60 đến 90 nhịp/phút nhưng vẫn có thể tăng lên khi hồi hộp, lo lắng, sốt hoặc vận động mạnh.

Rối loạn nhịp tim là tình trạng các tín hiệu điện điều phối nhịp đập của tim không hoạt động bình thường và có các biểu hiện như: nhịp đập quá nhanh, quá chậm, nhịp đập không đều,…

Rối loạn nhịp tim có thể gây suy tim, đột quỵ

Rối loạn nhịp tim được chia thành 2 loại dựa trên tốc độ đập của nhịp tim:

Nhịp tim nhanh là nhịp tim lúc nghỉ lớn hơn 100 nhịp/phút. Các trường hợp được phân chia vào nhóm nhịp tim nhanh là rung tâm nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh trên thất và rung thất.

Nhịp tim chậm là nhịp tim khi nghỉ ngơi là dưới 60 nhịp/phút. Hội chứng suy nút xoang và có sự tắc nghẽn trong đường dẫn nhĩ thất của tim có thể dẫn đến tình trạng nhịp tim chậm.

Rối loạn nhịp tim được chia thành 2 loại

Đánh trống ngực, cảm giác tim đập quá mạnh hoặc quá nhanh, bỏ qua nhịp, hoặc nhịp đập không đều, tức ngực.

Có cảm giác khó thở.

Đổ mồ hôi.

Lo lắng, bồn chồn, hồi hộp không rõ nguyên nhân.

Thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, hay choáng váng.

Ngất xỉu đột ngột.

Khó thở là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim

Tuổi tác: Theo thời gian, những thay đổi trong mô tim xuất hiện và chức năng của tim yếu dần đi. Vì vậy, người lớn tuổi dễ bị rối loạn nhịp tim.

Di truyền: Tỷ lệ bị rối loạn nhịp tim có thể cao hơn nếu người thân trong gia đình bị rối loạn nhịp tim hoặc mắc một số loại bệnh tim mạch.

Lối sống kém lành mạnh: Sử dụng rượu, thuốc lá và thuốc kích thích có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh lý nền: Các vấn đề về nhịp tim thường dễ xuất hiện ở những người mắc các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, lượng đường trong máu thấp, béo phì, ngưng thở khi ngủ và rối loạn tự miễn dịch.

Tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ của rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim khiến tim bơm máu kém hiệu quả hơn so với người bình thường. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên các biến chứng nghiêm trọng:

Suy tim: Khi hiệu suất bơm giảm, tim phải cố gắng làm việc nhiều hơn bình thường để cung cấp đủ máu tuần hoàn đi nuôi cơ thể. Việc gắng sức kéo dài có thể làm suy yếu tim và cuối cùng dẫn đến suy tim.

Đột quỵ: Máu tích tụ lại trong các buồng tim không được bơm đi, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông vỡ ra, nó có thể đi từ tim đến não làm tắc nghẽn mạch máu và gây đột quỵ.

Ngoài ra, người bị rối loạn nhịp tim có thể bị ngừng tim đột ngột, nhồi máu cơ tim,…

Rối loạn nhịp tim có thể gây suy tim và đột quỵ

Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ

Khi thấy bất cứ triệu chứng kể trên như suy tim, đột quỵ, khó thở, đổ mồ hôi, ngất xỉu hoặc nằm trong những nguy cơ mắc rối loạn nhịp tim, chúng ta cần đi khám để phát hiện sớm nhất các vấn đề của tim cũng như nhận được sự tư vấn của bác sĩ để có thể phòng tránh những biến cố nguy hiểm cho sức khỏe.

Chẩn đoán bệnh rối loạn nhịp tim

Cách hiệu quả nhất để chẩn đoán rối loạn nhịp tim là ghi lại nhịp tim của bạn bằng điện tâm đồ (ECG). Điện tâm đồ cho ta đặc điểm điện học của từng loại rối loạn nhịp. Tuy nhiên, khó khăn là không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhận biết được cơn rối loạn nhịp.

Các xét nghiệm khác được sử dụng để chẩn đoán rối loạn nhịp tim bao gồm:

Máy ghi điện tim – một thiết bị để ghi lại các triệu chứng không thường xuyên trong một khoảng thời gian bất kì của cơ thể.

Nghiên cứu điện sinh lý (EP) – một bài kiểm tra để xác định các vấn đề với tín hiệu điện trong tim.

Siêu âm tim

Điện tâm đồ dùng để chẩn đoán rối loạn nhịp tim

Bệnh viện khám chữa bệnh Tim mạch uy tín

Advertisement

Tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM.

Viện Tim TP.HCM.

Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1.

Tại Hà Nội:

Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai.

Trung tâm Y khoa số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Bệnh viện Đại học Y Dược chúng tôi là một trong những nơi khám chữa bệnh Tim mạch uy tín

Nguồn: Webmd, Mayoclinic, NHS

Nguồn tham khảo

Acute Exposure to Air Pollution Triggers Atrial Fibrillation

Bệnh viện Nhân Dân 115

Cập nhật thông tin chi tiết về Rối Loạn Tiêu Hóa: Chẩn Đoán Và Điều Trị Như Thế Nào? trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!