Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân Gây Ngứa Da Toàn Thân? Cách Điều Trị Hiệu Quả được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Da khôNgứa da thường do da khô. Nó phổ biến ở người lớn tuổi, vì da có xu hướng trở nên khô hơn theo tuổi tác. Cảm giác ngứa có thể nặng hơn vào mùa đông và ở những nơi không khí khô.
Côn trùng cắnKhi bị muỗi đốt, biểu hiện gây ngứa da thường rõ ràng và cơn ngứa có xu hướng biến mất nhanh chóng. Khi có côn trùng kí sinh trên cơ thể bạn như chấy, rệp, ghẻ, ve.., cơ thể bạn có thể ngứa da toàn thân kéo dài và không thể kiểm soát được.
Viêm da dị ứngDa của chúng ta có thể dị ứng với nhiều chất. Một trong những chất phổ biến nhất có thể gây ra dị ứng trên da là niken. Chất này được tìm thấy trong nhiều sản phẩm mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày. Các sản phẩm có chứa niken bao gồm điện thoại di động, đồ trang sức, gọng kính, khóa kéo.
Các chất khác có thể gây dị ứng da bao gồm sơn móng tay, nước hoa, dầu gội đầu, cao su và xi măng.
Nếu bị dị ứng, bạn có thể bị phát bạn và ngứa ngáy không kiểm soát được.Đôi khi ngứa ngáy kéo dài và có thể dữ dội. Khi bạn chà xát hoặc gãi, nó sẽ ngứa hơn.
Thuốc hoặc điều trị ung thưNgứa da toàn thân có thể là tác dụng phụ của việc dùng một số loại thuốc. Chẳng hạn như aspirin, thuốc giảm đau theo toa gọi là opioid và một số loại thuốc huyết áp. Nó cũng có thể là một tác dụng phụ của điều trị ung thư.
Các nguyên nhân bao gồm:
Vấn đề thần kinhKhi dây thần kinh không hoạt động bình thường nó có thể gây ngứa da. Nếu có tổn thương dọc theo dây thần kinh hoặc do bệnh tật hoặc chấn thương, bạn cũng có thể bị ngứa da. Cơn ngứa này có xu hướng xảy ra ở một nơi trên cơ thể bạn và bạn không thấy phát ban.
Các bệnh có thể gây ra loại ngứa này, bao gồm:
Bệnh zona.
Đột quỵ.
Bệnh đa xơ cứng.
Dấu hiệu cảnh báo một căn bệnh bên trong cơ thể bạnNgứa da toàn thân lâu ngày có thể là dấu hiệu của một số bệnh, bao gồm:
Bệnh máu.
Bệnh tiểu đường.
Bệnh thận.
Bệnh gan.
HIV.
Tuyến giáp hoạt động quá mức.
Ngứa cũng phổ biến ở những người bị bệnh gan. Chẳng hạn như viêm gan C, xơ gan hoặc ống mật bị tắc nghẽn. Cơn ngứa thường bắt đầu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân rồi lan ra các bộ phận khác trên cơ thể.
Điều trị ngứa da tập trung vào việc loại bỏ nguyên nhân gây ngứa. Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không làm giảm ngứa da, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc theo toa hoặc các phương pháp điều trị khác. Việc kiểm soát các triệu chứng ngứa da có thể là một thách thức và có thể phải điều trị lâu dài.
Các loại kháng sinh histamin và thuốc mỡCác loại kháng sinh này vừa dễ dùng vừa ít tác dụng phụ.
Nếu da của bạn bị ngứa và đỏ, bác sĩ có thể đề nghị bôi kem hoặc thuốc mỡ lên các vùng bị ảnh hưởng.
Nếu bạn bị ngứa dữ dội hoặc tình trạng mãn tính. Bạn nên tắm trong nước ấm trong 20 phút. Sau đó bôi thuốc mỡ triamcinolone 0.025% đến 0,1% lên vùng da ướt. Mặc đồ che kín vùng da đã được điều trị. Lặp lại thói quen này trước khi đi ngủ trong vài đêm.
Các loại kem và thuốc mỡ khácCác phương pháp điều trị khác mà bạn áp dụng bao gồm thuốc ức chế calcineurin, như tacrolimus và pimecrolimus. Hoặc bạn có thể thấy bớt ngứa với thuốc gây tê tại chỗ, capsaicin hoặc doxepin.
Thuốc uống Liệu pháp ánh sáng
Đắp một miếng vải lạnh, ướt hoặc túi đá lên vùng da bị ngứa: Làm điều này trong khoảng năm đến 10 phút hoặc cho đến khi cơn ngứa thuyên giảm.
Tắm bằng bột yến mạch: Giảm ngứa đối với các vết phồng rộp hoặc da chảy mủ do thủy đậu, phát ban, cây thường xuân độc hoặc cháy nắng.
Dưỡng ẩm cho làn da của bạn: Luôn chọn loại kem dưỡng ẩm không chứa chất tạo mùi và chất tạo màu.
Bôi thuốc gây tê tại chỗ có chứa pramoxine.
Bôi chất làm mát, chẳng hạn như tinh dầu bạc hà hoặc calamine.
Trong khi điều trị ngứa da toàn thân, tránh gãi vì gãi sẽ gây kích ứng da và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Để giúp ngăn ngừa ngứa, các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên áp dụng các mẹo sau:
Tắm bằng nước ấm: Cố gắng hạn chế tắm hoặc tắm vòi hoa sen chỉ trong 10 phút.
Luôn sử dụng kem dưỡng da, xà phòng có nguồn gốc thiên nhiên để giảm thiểu kích ứng.
Theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu, hãy thoa thuốc trước khi dưỡng ẩm.
Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu cotton:Len và các loại vải có cảm giác thô ráp khác có thể gây kích ứng da, gây ngứa dữ dội.
Hãy đến gặp bác sĩ nếu:
Bạn không biết nguyên nhân gây ra cơn ngứa da toàn thân.
Cảm giác ngứa nghiêm trọng.
Bạn gặp các triệu chứng khác cùng với ngứa.
Hầu hết các cơn ngứa da toàn thân đều có thể điều trị được và không cho thấy vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ kiểm tra để xác định chẩn đoán và điều trị.
Bệnh Cảm Cúm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Cảm cúm hay còn gọi tắt là một bệnh đường hô hấp thông thường do vi-rút cúm gây ra. Các triệu chứng của cúm bao gồm: sốt, đau nhức đầu và cơ thể, ho và nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
Bệnh thường kéo dài 7- 10 ngày, có khả năng lây lan nhanh và có thể bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ, bệnh có thể chuyển biến nghiêm trọng và gây ra tử vong do biến chứng.
Ngoài ra, hiện nay ngoài cúm theo mùa còn có những virus cúm nguy hiểm như: H5N1, H1N1, H7N9,.. Đã có thống kê rằng vào năm 2009, dịch cúm A/H1N1 tại nhiều nước đã làm hàng trăm người tử vong. Mùa dịch cúm thường là vào mùa thu và mùa đông.
Cảm cúm là bệnh do virus gây ra
Thời tiết: thời điểm giao mùa là lúc hệ miễn dịch suy yếu và dễ mắc bệnh. Đặc biệt lúc giao mùa thu – đông, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô khiến các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh.
Lây virus từ người khác: siêu vi cúm có trong nước mũi, nước bọt người bệnh lây truyền sang người lành qua các hạt nước nhỏ li ti là nguồn lây nhiễm chủ yếu.
Hệ miễn dịch: những người có hệ miễn dịch kém như người già, trẻ em, người mắc bệnh mạn tính hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch cũng rất dễ bị cảm cúm.
Đa số các trường hợp mắc cảm cúm đều có các triệu chứng sau:
Sốt: có thể gặp sốt cao từ 39.5 độ C, sốt liên tục.
Đau đầu: đây là triệu chứng hay gặp trong bệnh cảm cúm, thường đau ở vùng thái dương và đỉnh đầu.
Đau mắt: xuất hiện đau nhức, cay khóe mắt hai bên.
Rét run: cùng với sốt, người bệnh có thể gặp ớn lạnh, rét run, sợ gió.
Vã mồ hôi, khát nước: khi sốt giảm.
Ho: thường là ho khan hoặc có đờm trắng kèm theo khàn tiếng.
Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi: có thể nghẹt mũi, khụt khịt ở 1 hoặc cả 2 bên hoặc chảy nước mũi màu trong suốt.
Đau nhức cơ bắp: đau nhức toàn thân khiến người bệnh mệt mỏi, không muốn di chuyển.
Rối loạn tiêu hóa: một số ít người bệnh có thể gặp biểu hiện đắng miệng, chán ăn, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
Sốt là triệu chứng thường gặp của bệnh cảm cúm
Cúm hay cảm cúm lây truyền qua đường hô hấp nên tốc độ lây truyền từ người bệnh sang người lành tương đối nhanh. Các biện pháp lây truyền thường gặp gồm:
Tiếp xúc ở khoảng cách gần: thường là dưới 2m do các giọt bắn chứa virus sau khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi có thể qua không khí dính vào cơ thể người bệnh.
Tiếp xúc với cơ thể người bệnh: xảy ra khi chạm vào tay, mặt của người bệnh sau đó chạm vào mũi, miệng hay mặt của mình.
Gián tiếp qua các vật dụng: virus có thể tồn tại trên dụng cụ hoặc bề mặt như điện thoại, máy tính, mặt bàn sau, tay nắm cửa và có thể gián tiếp lây nhiễm cho người lành.
Đa phần người bệnh mắc cảm cúm có thể tự khỏi sau một thời gian mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, một số ít trường hợp cảm cúm có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như khó thở, suy hô hấp cấp và thậm chí tử vong.
Để chẩn đoán cảm cúm, bác sĩ sẽ dựa và các triệu chứng bệnh, thời gian mắc cũng như lịch sử tiếp xúc với nguồn bệnh của bạn. Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm từ dịch tỵ hầu để xác định được loại virus gây bệnh cho bạn.
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩMột số triệu chứng của cảm cúm cảnh báo nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm như:
Khó thở: người bệnh có thể thở nông, ngắn và nhịp thở tăng trên 20 nhịp/phút.
Đau ngực: thường ở chính giữa ngực và tăng lên khi bệnh nhân di chuyển.
Xanh tím: tình trạng khó thở kéo dài có thể dẫn đến người lạnh, xanh tím ở đầu các ngón tay, ngón chân và môi.
Mất nước: do vã mồ hôi hoặc tiêu chảy nhiều mà người bệnh có thể thấy khát nước liên tục hoặc khát mà không thể uống nước, da khô và người mệt lả.
Co giật: đây là dấu hiệu nguy hiểm và thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi khi sốt cao kéo dài.
Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng trên phải nhanh chóng đến bệnh viện để cấp cứu nhằm hạn chế làm nặng thêm bệnh hoặc biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ nhỏ có sốt cao co giật phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức
Nơi khám chữa bệnh cảm cúm
Tp. Hồ Chí Minh: BV Bệnh Nhiệt đới, BV Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, BV Nhân dân Gia Định, BV Chợ Rẫy, BV Tai Mũi Họng TP HCM.
Hà Nội: BV Bệnh Nhiệt đới Trung Ương, BV Bạch Mai, BV Nhi Trung Ương, BV Quân Đội 108, BV Tai Mũi Họng Trung Ương.
Thuốc giảm đau: paracetamol, hoặc các loại giúp giảm đau nhẹ, hạ sốt, đau họng và nhức đầu, tuy nhiên paracetamol có thể gây tổn thương đến gan.
Thuốc xịt thông mũi: thường được dùng phổ biến nhưng có thể dẫn đến viêm mạn tính của màng nhầy và có thể gây ra tác dụng phụ.
Bổ sung nước cho cơ thể thường xuyên để có thể giảm sốt.
Lưu ý: Với trẻ nhỏ, không nên tự ý dùng các loại thuốc như aspirin hay paracetamol khi chưa có ý kiến bác sĩ vì có thể gặp hội chứng Reye gây ra tử vong.
Để phòng ngừa bệnh cúm không quá khó và phức tạp. Bạn có thể thực hiện một vài biện pháp sau nhằm giảm thiểu tình trạng lây lan của virus
Advertisement
Giữ vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước và sau ăn.
Đeo khẩu trang y tế khi ra đường.
Giữ gìn nhà bếp và phòng tắm sạch sẽ.
Không nên đi bơi ở những hồ bơi không được sạch sẽ, vệ sinh.
Tránh gần gũi, tiếp xúc với người bệnh cúm và giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người bệnh.
Ăn những thực phẩm được nấu sôi, chín kĩ, trái cây có chống oxy hóa giúp tăng đề kháng.
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng đề kháng cho cơ thể.
Đeo khẩu trang giúp phòng ngừa bệnh cảm cúm
Cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh
Phân biệt cảm lạnh với cảm cúm
Phân biệt triệu chứng Covid-19 và cảm cúm, cảm lạnh thông thường
Nguồn: Mayo Clinic, Cleveland Clinic, CDC.
Mách Chị Em 15 Cách Trị Ngứa Vùng Kín Tại Nhà Hiệu Quả, An Toàn
Ngứa vùng kín là hiện tượng mà các chị em phụ nữ đều đã nghe đến hoặc thậm chí mắc phải. Đây không còn là một căn bệnh quá xa lạ, tuy nhiên hẳn rằng nhiều người vẫn chưa có khái niệm và nhận thức đúng đắn về căn bệnh này.
Ngứa vùng kín là tình trạng ngứa rát âm đạo có thể xuất hiện ở những giai đoạn khác nhau của người phụ nữ như mang thai, trong kỳ kinh, hay thậm chí là sau khi quan hệ tình dục,… Điều này khiến rất nhiều chị em lo lắng và bệnh tình có thế sẽ nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
Đồng thời, những vi khuẩn và nấm gây hại sẽ lây lan đến các vùng lân cận và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như: Viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc. Đặc biệt trong trường hợp phụ nữ đang mang thai thì việc ngứa vùng kín có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, xuất hiện các trường hợp về sinh non hoặc con sinh ra bị dị tật.
Nếu có thể sinh thường, các vi khuẩn và nấm có ở âm đạo của mẹ sẽ truyền sang con, gây ra các bệnh như viêm da, viêm đường hô hấp, đối với bé gái có thể có nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm âm đạo từ nhỏ.
Một số nguyên nhân dẫn đến 2 mép vùng kín bị ngứaRận mu (rận càng cua, bận bẹ…)
Loại ký sinh trùng bám chặt vào chân lông nhất là vùng kín, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Khi ngứa ngáy do rận mu gây ra người bệnh thường tự cào gãi vùng kín, dẫn đến viêm nhiễm.
Viêm âm đạo
Nguyên nhân hàng đầu gây ngứa vùng kín của phụ nữ. Các triệu chứng của viêm âm đạo như khí hư có mùi, thường xuyên cảm thấy ngứa, mảng khí hư thường có màu vàng xanh, loãng, có bọt và mùi hôi.
Mụn rộpsinh dục
Là do virus herpes simplex lây qua đường tình dục. Các vết mụn vỡ ra gây lở loét, kèm theo đó là chứng ngứa vùng kín và đau rát khi tiểu tiện.
Vùng kín bị dị ứng
Các hóa chất trong dung dịch tẩy rửa, xà phòng, chất liệu quần lót… có thể khiến vùng niêm mạc âm đạo bị kích ứng gây ngứa ngáy.
Lười vệ sinh vùng kín
Nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho vùng kín. Không thay giặt đồ lót hàng ngày, vệ sinh vùng kín đúng cách, thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ nguyệt san… khiến vùng kín ngày càng ngứa ngáy và khó chịu.
Cách trị ngứa vùng kín tại nhà Trị ngứa vùng kín bằng dung dịch vệ sinh phụ nữCách dễ nhất, nhanh nhất, đơn giản và hiệu quả nhất là đến hiệu thuốc tây để mua chai dung dịch vệ sinh phụ nữ sử dụng cho mình. Dung dịch vệ sinh phụ nữ có tác dụng khử mùi hôi vùng kín, kháng khuẩn và làm dịu da, nhanh chóng làm giảm cơn ngứa nơi vùng kín rất hiệu quả.
Cách trị ngứa vùng kín bằng nước muốiDung dịch muối loãng có tính kháng khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại ở vùng kín, cũng như giảm ngứa ngáy, khó chịu.
Cách thực hiện:
Hòa tan một lượng muối nhỏ với nước sạch. Lưu ý, không pha quá đặc để tránh gây ảnh hưởng đến độ ẩm trong âm đạo.
Dùng tay đã được vệ sinh sạch sẽ để rửa vùng kín bằng nước muối. Không thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
Thực hiện hàng ngày để đạt được hiệu quả.
Trị ngứa vùng kín bằng lá trà xanhTrà xanh chứa hợp chất Epigallocatechin-3-gallate, có tác dụng ngăn ngừa các tác nhân gây ra viêm nhiễm, nấm ngứa khó chịu ở vùng kín.
Cách thực hiện:
Lấy 1 nắm lá trà xanh rửa sạch, để ráo nước.
Đun lá trà xanh với 1 nồi nước nhỏ. Khi nước sôi, chắt lấy nước, để nguội.
Dùng nước trà xanh rửa vùng kín hàng ngày.
Trị ngứa vùng kín bằng nha đamNha đam chứa nhiều loại vitamin có tác dụng chống oxy hóa, làm lành da và chống nhiễm trùng.
Cách thực hiện:
Dùng 2 nhánh nha đam rửa sạch và tách lấy phần thịt bên trong.
Chà xát nhẹ nhàng vào vùng kín, để 15 phút sau đó rửa lại bằng nước.
Thực hiện 2 lần/tuần vùng kín sẽ mau chóng hết ngứa.
Trị ngứa vùng kín bằng lá trầuLá trầu không chứa hoạt tính kháng sinh mạnh, chúng có thể ức chế nhiều vi khuẩn và kháng nấm hiệu quả, ngoài ra chúng còn giúp làm sạch và se khít cô bé nữa đấy.
Cách thực hiện:
Lấy 1 nắm lá trầu không đã rửa sạch, nên vò nát và đun lá với 1 nồi nước nhỏ rồi để nguội.
Dùng nước lá trầu không để vệ sinh bên ngoài vùng kín, không nên thụ sửa sâu vào bên trong để tránh tổn thương cô bé.
Kiên trì thực hiện phương pháp này 2-3 lần/ tuần để đạt được kết quả tốt nhất.
Trị ngứa vùng kín bằng dầu dừaDầu dừa một loại thực phẩm quen thuộc, chúng được xe, là loại thuốc kháng sinh tự nhiên có đặc tính chống nấm, giúp làm sạch, trị ngứa vùng kín an toàn và hiệu quả.
Cách thực hiện:
Đầu tiên điều bạn cần làm là vệ sinh sạch sẽ và lấy khăn mềm lau khô vùng kín.
Bôi một lớp mỏng dầu dừa nguyên chất vào khu vực bị ngứa và để trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Thực hiện từ 2-3 lần/tuần sẽ thu được kết quả đáng mong đợi.
Trị ngứa bằng lá ổiTrong lá ổi có chứa tinh dầu và hoạt tính ức chế sự lây lan của vi khuẩn. Phòng ngừa và điều trị viêm ngứa vùng kín rất tốt.
Chị em chỉ cần chuẩn bị một nắm lá ổi, cho vào nồi đun sôi chừng 15- 20 phút. Lọc bỏ lá, để nước nguội bớt. Dùng để vệ sinh bên ngoài vùng kín hàng ngày, cho tới khi triệu chứng ngứa giảm dần.
Hãy áp dụng cách trị ngứa vùng kín tại nhà này 2 – 3 lần/tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Trị ngứa vùng kín bằng sữa chuaNhờ thành phần gồm nhiều axit axetic và men vi sinh có tác dụng kiểm soát độ pH ở vùng âm đạo hiệu quả nên sữa chua được xem là phương thuốc nên sử dụng để điều trị ngứa vùng kín.
Bạn dùng khoảng ½ hộp sữa chua hòa cùng với nước và sử dụng để vệ sinh vùng kín trong mỗi khi tắm rửa. Bạn vệ sinh vùng kín trong vòng 10 phút và rửa sạch lại, tiến hành vệ sinh theo cách này 3-4 lần/tuần.
Trị ngứa vùng kín bằng lá ngải cứuNgải cứu là bài thuốc hữu hiệu có thể chữa được nhiều căn bệnh, trong đó đây cũng là một giải pháp cho những chị em đang bị ngứa vùng kín bởi tính kháng viêm, giải độc và loại bỏ nấm ngứa hiệu quả.
Bạn dùng lá ngải cứu rửa sạch và đun với nước và một ít muối, sau đó đem xông với vùng kín đến khi nước nguội thì dừng. Bạn có thể dùng nước này để vệ sinh vùng kín sau đó.
Trị ngứa vùng kín bằng mật ongMật ong không chỉ có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe mà còn là bài thuốc hữu hiệu để trị ngứa vùng kín.
Khi vệ sinh vùng kín bằng nước ấm xong, bạn dùng mật ong bôi trực tiếp lên vùng da bị viêm nhiễm ở vùng kín và massage nhẹ nhàng, sau đó khoảng 5 phút thì rửa sạch lại vùng kín bằng nước ấm.
Trị ngứa vùng kín bằng tỏiTỏi được biết đến với thành phần có tính oxi hóa cao, vì vậy có hiệu quả rất lớn trong việc trị ngứa vùng kín.
Chị em áp dụng cách làm sau đây ngay trước khi đi ngủ. Bạn dùng sợi chỉ nha khoa đã được sát khuẩn để xâu các tép tỏi thành dây và dùng dây tỏi này đắp vào vùng kín sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Giữ trong khoảng 3-5 phút, sau đó nhớ rửa sạch lại vùng kín bằng nước ẩm.
Trị ngứa vùng kín bằng lá lốtLá lốt có tác dụng chống viêm, hạ khí và trị ngứa cũng như ngăn cản quá trình thoát khí hư ở vùng âm đạo hiệu quả.
Bạn chuẩn bị 50g lá lốt, 40g nghệ tươi và 20g phèn chua. Đầu tiên, bạn rửa sạch và vò nát lá lốt, sau đó bỏ vào nồi cùng nghệ tươi, phèn chua và 2 lít nước. Đem đun sôi hỗn hợp này trong vòng 10 phút, tiếp theo xông vùng kín với nồi nước này cho đến khi nước nguội.
Trị ngứa vùng kín bằng phèn chuaNhờ có tính kháng khuẩn cao, phèn chua được xem là bài thuốc trị ngứa vùng kín hiệu quả.
Bạn dùng phèn chua nung đến khi sủi bọt thì giảm lửa đến khi sôi hẳn thì tắt bếp. Sau khi phèn chua đã nguội, bạn lấy phần phèn chua ở dưới đáy chảo rồi pha với 1 lít nước sôi để nguội và dùng dung dịch này vệ sinh vùng kín 3-4 lần/tuần.
Dùng thuốc trị ngứa vùng kín nữ giớiNgoài những phương thuốc truyền thống thì bạn có thể tham khảo cách trị ngứa vùng kín bằng viên uống có thành phần từ các thảo dược an toàn và hiệu quả như: Khổ sâm, diếp cá, trinh nữ hoàng cung, dây ký ninh và Immune Gamma.
Viên uống này có tác dụng cân bằng pH cho vùng da ở âm đạo, giữ nguyên lợi khuẩn và có tác dụng trong việc giảm ngứa vùng kín. Ngoài ra, bạn nên kết hợp sử dụng với gel rửa vệ sinh có thành phần từ trà xanh, bạc hà giúp gìn giữ vùng kín luôn sạch sẽ và giảm tình trạng ngứa hiệu quả.
Trị ngứa bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạtNgoài việc dùng các phương pháp dân gian hay theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn cũng giúp cải thiện tình trạng ngứa vùng kín.
Chị em cần lưu ý một số vấn đề sau để giảm tình trạng ngứa vùng kín:
Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, cẩn thận hàng ngày, đặc biệt là những ngày kinh nguyệt, trước hay sau khi quan hệ tình dục.
Không dùng tay gãi vùng kín khi bị ngứa vì dễ làm trầy xước, viêm nhiễm, dẫn đến nhiễm trùng.
Advertisement
Không thụt rửa âm đạo hay sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín có hóa chất hay nồng độ cao.
Luôn giữ cho vùng kín khô thoáng, chọn quần chip có chất liệu cotton, thấm hút tốt.
Nếu đang điều trị theo liệu trình, bạn cần theo đúng liệu trình, không bỏ dỡ.
Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi bệnh khỏi dứt điểm.
Ngứa vùng kín là một loại bệnh nguy hiểm, là biểu hiện của các bệnh về đường sinh dục. Trong trường hợp không được khám chữa và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc thụ thai.
Ngoài ra, khi bị ngứa, chị em thường có xu hướng gãi vùng da ở vùng kín nên dễ gây trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và làm ảnh hưởng đến sức khỏe phụ khoa. Do đó, khi thấy những dấu hiệu sau, bạn cần đến ngay bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời :
Tiểu tiện khó khăn, ê buốt.
Lớp môi của âm đạo sưng tấy và đỏ ửng.
Niêm mạc âm đạo xuất hiện mụn phồng, mụn rộp.
Âm đạo có mùi hôi, khí hư có màu khác thường và xuất hiện nhiều khí hư.
Những lưu ý để ngăn ngừa tình trạng ngứa vùng kín mà chị em nên biết là:
– Luôn giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày bằng cách làm sạch và thay đồ lót.
– Đồ lót nên khô ráo, tránh ẩm ướt và không được bó sát.
– Thường xuyên giặt đồ lót riêng để hạn chế nhiễm vi khuẩn từ quần áo, tất hay đồ dùng khác.
– Hạn chế sử dụng nước hoa hay những sản phẩm có mùi hương nhân tạo để tránh gây kích ứng cho vùng da này.
– Khi bị ngứa vùng kín, không nên gãi và làm tổn thương vùng da nhạy cảm này.
– Uống đủ nước hàng ngày để loại bỏ những loại nấm gây hại cho cơ thể.
– Nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần.
Bệnh Tim Bẩm Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
Tim bẩm sinh là các dị tật bất thường của tim và mạch máu, xuất hiện ngay khi em bé mới chào đời. Đây là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh về tim mạch ở trẻ em.
Bệnh gây ra những hậu quả hết sức nặng nề như suy tim, rối loạn nhịp tim, chậm phát triển thể chất và tinh thần làm ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Tim bẩm sinh là những bất thường cấu trúc tim ngay từ khi sinh ra
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tim bẩm sinh, chủ yếu đến từ những bất thường trong quá trình thai nhi hình thành trong bụng mẹ. Một số nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ làm xuất hiện bệnh tim bẩm sinh như:
Quá trình phát triển thai nhi trong 3 tháng đầu
Mẹ có sử dụng các loại thuốc gây ảnh hưởng trong quá trình phát triển thai nhi như isotretinoin, thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc điều trị trầm cảm hoặc rối loạn tâm lý.
Tiếp xúc trực tiếp với tia X hoặc làm việc trong môi trường có bức xạ cao.
Sử dụng rượu bia, hút thuốc lá hoặc mắc các bệnh mãn tính như: đái tháo đường, tăng huyết áp, lupus ban đỏ hệ thống, phenylketo niệu,…
Đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai nghén người mẹ bị nhiễm virus như sởi, quai bị, rubella, Herpes,….
Do di truyền
Bất thường nhiễm sắc thể hay có sự thay đổi đột biến trong cấu trúc gen.
Di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh tim bẩm sinh có khả năng thế hệ sau cũng bị di truyền. Tỉ lệ này chiếm khoảng 3% trong số trẻ bị tim bẩm sinh.
Phụ nữ trên 35 tuổi trở lên khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc các hội chứng bất thường nhiễm sắc thể hoặc tim bẩm sinh.
Dinh dưỡng
Trong quá trình thai kỳ, người mẹ ăn thiếu chất dinh dưỡng, thiếu một số loại vitamin cần thiết cho sự phát triển và hình thành tim của trẻ như vitamin C, vitamin D, sắt hoặc vitamin B9,…
Trẻ sơ sinhNếu mắc dị tật bẩm sinh nghiêm trọng và cấu trúc tim bị tổn thương lớn, trẻ có thể biểu hiện các triệu chứng như:
Tím tái ở môi, lưỡi, đầu ngón tay, ngón chân. Tình trạng xảy ra thường xuyên hoặc khi gắng sức như khóc, bú. Trẻ có thể xanh xao và hay vã mồ hôi.
Nhịp thở của trẻ thường nhanh trên 120 nhịp/phút, rút lõm lồng ngực khi hít thở.
Có thể thấy nhịp tim đập ngay dưới lồng ngực kèm theo nhịp đập không đều.
Ho, khò khè kéo dài, tái đi tái lại
Trẻ khó thở, quấy khóc khi bú, thậm chí phải ngừng bú để thở.
Phù: ở mí mắt và mắt cá chân nhưng vùng da xung quanh không đỏ và không kèm theo đau.
Bụng chướng to.
Viêm phổi thường xuyên.
Các dị tật khác kèm theo như sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng Down, hội chứng Edwards hoặc thiếu hay thừa ngón tay.
Triệu chứng tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là rất rõ
Trẻ lớn hơnThường khi trẻ lớn lên, nhu cầu hoạt động của cơ thể tăng đến mức tim không đủ đáp ứng được sẽ biểu hiện các triệu chứng sau:
Trẻ tăng cân chậm hoặc không lên cân, thấp bé hơn các bạn cùng trang lứa.
Trẻ có thể mọc răng, tập ngồi, tập bò hoặc đi lại chậm hơn bình thường.
Hay bị mệt mỏi, hụt hơi thậm chí ngất xỉu khi chạy nhảy hoặc tham gia tập luyện thể thao cường độ cao.
Phù nhẹ, rất khó phát hiện xung quanh mắt cá chân hai bên và phù tăng về cuối buổi chiều.
Suy tim sung huyết: với những dị tật tim lớn thì ngay từ sau khi ra đời, trẻ đã có nguy cơ mắc suy tim sung huyết. Triệu chứng điển hình gồm khó thở, thở hổn hển và nhịp tim đập nhanh, không đều,…
Nhịp tim không đều (loạn nhịp tim): phần lớn các dị tật bẩm sinh tim đều dẫn đến nhịp tim đập quá nhanh hoặc quá chậm, ảnh hưởng đến chức năng tống máu của tim.
Chậm phát triển: trẻ dị tật tim bẩm sinh có sự tuần hoàn máu và trao đổi chất dinh dưỡng trong vòng tuần hoàn giảm khiến cho việc phát triển thể chất cũng như trí tuệ kém hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
Đột quỵ: dòng máu không được lưu thông có thể tạo thành cục máu đông và làm tăng nguy cơ đột quỵ não hoặc nhồi máu cơ tim.
Rối loạn sức khỏe tâm thần: trẻ mắc tim bẩm sinh thường gặp nhiều lo lắng và trở ngại trong giao tiếp xã hội hơn các bạn khác. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm và giúp đỡ trẻ hòa nhập hơn với mọi người.
Suy tim là một biến chứng nguy hiểm của bệnh tim bẩm sinh
Đo độ bão hòa oxy trong máu: hay được gọi là máy đo spO2, nhằm đánh giá được lượng oxy bão hòa trong máu.
Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG): được sử dụng để đánh giá các bất thường về nhịp tim, trục của tim hoặc cấu trúc của tim (phì đại hoặc thiểu sản).
Siêu âm tim: cho phép bác sĩ xác định chức năng của tim, sự chuyển động của dòng máu trong tim cũng như áp lực của từng buồng tim, van tim…
Chụp X-quang ngực: nhằm đánh giá tổng thể về tim và phổi, phát hiện biến chứng suy tim sung huyết hoặc phù phổi, viêm phổi,…
Thông tim: đây là một phương pháp xâm lấn do cần đưa thiết bị vào mạch máu vùng bẹn lên tim nhằm đánh giá được tốc độ dòng chảy của máu cũng như thực hiện các can thiệp điều trị tim bẩm sinh.
Chụp cộng hưởng từ tim (MRI): phương pháp này cho phép bác sĩ đánh giá được chính xác cấu trúc của tim và các mạch máu lớn mà không xâm lấn vào hệ mạch.
Điện tâm đồ giúp chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩTim bẩm sinh là một bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển cũng như tính mạng của trẻ. Do vậy nếu phát hiện ra bất kỳ triệu chứng nghi ngờ mắc tim bẩm sinh, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và chữa trị kịp thời.
Ngoài ra, việc điều trị sớm và theo dõi sát các biến chứng có thể cải thiện thể chất và nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ sau này.
Nơi khám chữa bệnh tim bẩm sinhNếu gặp các dấu hiệu như trên, bạn nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất hoặc các bệnh viện chuyên khoa tim mạch, bệnh viện đa khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tp. Hồ Chí Minh: BV Đại học Y dược TP. HCM, BV Nhi đồng 1, BV Nhi đồng Thành phố…
Hà Nội: BV Nhi Trung Ương, Khoa Tim trẻ em – BV E Trung Ương, BV Tim Hà Nội,…
Dùng thuốcĐối với bệnh tim bẩm sinh, các thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng và hạn chế biến chứng của bệnh chứ không thể phục hồi hoàn toàn. Do vậy, bác sĩ thường phối hợp thuốc trong thời gian chờ phẫu thuật hoặc can thiệp thủ thuật như:
Thuốc huyết áp: nhằm giảm áp lực cho tim như các nhóm thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB), thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE),…
Thuốc lợi tiểu: giúp đào thải bớt dịch trong cơ thể ra ngoài và giảm áp lực tống máu của tim.
Thuốc điều hòa nhịp tim: nhằm điều hòa hoạt động của tim, tránh loạn nhịp tim.
Phẫu thuậtĐây là phương pháp giúp sửa chữa và phục hồi những khiếm khuyết tim bẩm sinh. Tuy nhiên, các bác sĩ cần đảm bảo điều kiện sức khỏe của trẻ phù hợp để thực hiện phẫu thuật. Một số kỹ thuật gồm:
Advertisement
Thông tim: hay được gọi là can thiệp mạch, giúp điều trị các lỗ thủng kích thước nhỏ và vừa ở các vách tim hoặc điều trị bất thường van tim.
Phẫu thuật tim: đây là kỹ thuật mổ hở được thực hiện nhằm sửa chữa những dị tật bẩm sinh lớn và phức tạp..
Can thiệp tim thai: đây là một kỹ thuật mới được áp dụng để điều trị tim bẩm sinh được chẩn đoán ngay khi thai còn trong bụng mẹ. Kỹ thuật này được đánh giá đem lại hiệu quả cao và hạn chế được nhiều biến chứng cho trẻ.
Phòng ngừa tim bẩm sinh hiệu quả nhất là khi người mẹ chuẩn bị mang bầu hoặc trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Một số biện pháp phòng ngừa gồm:
Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh tim bẩm sinh thì nên đếm khám bác sĩ thường xuyên ngay cả trước và trong quá trình mang thai để phòng ngừa ảnh hưởng đến thai nhi.
Tiêm phòng trước khi mang thai các loại vaccine như rubella, quai bị, sởi,…
Trước và trong thời kỳ mang thai người mẹ không nên sử dụng chất kích thích, hút thuốc, uống rượu bia, giữ tinh thần thoải mái và tránh bị trầm cảm,…
Khi sử dụng bất kỳ thuốc gì cũng nên có chỉ định từ bác sĩ.
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, sắt và khoáng chất,… để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Phụ nữ mang thai tiêm đầy đủ vaccine là biện pháp phòng ngừa tim bẩm sinh
Cơn đau thắt ngực
Chứng mệt tim ở nữ sinh tuổi dậy thì
Bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì?
Nguồn: Mayo Clinic, Cleveland Clinic, NHS.
Viêm Da Dầu: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Bệnh Lý Gây Khó Chịu Vào Mùa Đông
Viêm da dầu là tình trạng viêm mạn tính phổ biến, gặp ở nhiều lứa tuổi, được mô tả lần đầu bởi Unna năm 1887. Đặc trưng của viêm da dầu là các tổn thương đỏ da, bong vẩy, ngứa ở những vùng da nhiều dầu như vùng da đầu, mặt vùng chữ T, lưng, ngực. Bệnh dễ chẩn đoán nhầm với bệnh vẩy nến hay tình trạng dị ứng, eczema.
Bệnh có thể gặp ở mọi chủng tộc, mọi lứa tuổi, vào các thời điểm khác nhau trong quá trình phát triển của mỗi chúng ta. Tùy từng vùng địa lý, tùy vào điều kiện thời tiết và cơ địa của bệnh nhân mà tỉ lệ mắc bệnh khác nhau. Có một số nghiên cứu cho rằng tỷ lệ mắc từ 2 – 5% dân số thế giới. Đối với trẻ nhũ nhi và trẻ ở tuổi dậy thì tỉ lệ mắc cao hơn.
1. Vai trò của tuyến bãGiai đoạn tuyến bã hoạt động mạnh thường thấy tỉ lệ viêm da dầu cao như giai đoạn sơ sinh, tuổi dậy thì. Và vị trí tổn thương cũng gặp chủ yếu ở vùng da có nhiều tuyến bã như da đầu, mặt, ngực và lưng.
2. Vai trò của nấm MalasseziaĐây là loại nấm ưa mỡ thường thấy trên da có tác động làm thay đổi nồng độ acid béo tự do và gốc oxy tự do dẫn tới thay đổi hệ vi khuẩn trên da làm viêm da.
3. Vai trò của hệ thống miễn dịchMột số nghiên cứu cho rằng hệ thống miễn dịch cơ thể đáp ứng lại với Malassezia và các sản phẩm chuyển hóa của nó cũng dẫn tới quá trình viêm.
4. Yếu tố cơ địa của bệnh nhânNếu cơ thể đang mắc một số bệnh như HIV/AIDS, Parkinson, Alzheimer, béo phì, bệnh nội tiết, stress hay yếu tố di truyền, dùng thuốc, rượu và các chất kích thích, môi trường sống… đều làm tăng tỉ lệ mắc bệnh. Trong đó, bệnh thường gặp nhất vào mùa hanh khô.
5. Vậy làm sao để biết mình bị viêm da dầu?Biểu hiện chung của viêm da dầu là đỏ da, bong vẩy da, ngứa có thể có biểu hiện rát vùng da nhiều dầu như da đầu, vùng mặt (vùng chữ T: rãnh mũi má và hai bên lông mày), lưng, ngực. Tùy vào lứa tuổi mà biểu hiện bệnh khác nhau.
Để đánh giá mức độ nặng của bệnh ta có thể dùng thang điểm của Avner Shermer.
Trên thế giới hiện nay có nhiều phương pháp điều trị viêm da dầu nhưng chưa có một phương pháp nào điều trị triệt để bệnh. Tùy từng mức độ, lứa tuổi mà chúng ta có thể lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau.
Các thuốc điều trị chia thành thuốc dùng tại chỗ và thuốc đường toàn thân. Ngoài ra, còn có thể dùng các liệu pháp ánh sáng như PUVA hoặc UVB.
Các thuốc dùng tại chỗ như: Dầu gội trị gầu (có chứa Selelium sulphid, Zinc pyrithion, Ciclopirox olamin, Ketoconazol), thuốc Cortcoid tại chỗ, thuốc ức chế Calcineurin, Benzoyl peroxide, Acid azelaic…
Các thuốc dùng đường toàn thân như: Thuốc chống nấm đường toàn thân, vitamin A acid liều thấp.
Viêm da dầu là một bệnh lý viêm da mạn tính nên điều trị cần kiên trì. Bệnh cũng được xếp vào trong nhóm các bệnh viêm da cơ địa.
Chỉ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng có hại của thuốc cũng như đạt hiệu quả điều trị cao.
Trong điều trị bệnh, giữ ẩm cho da là một trong những biện pháp hữu hiệu và cần làm thường xuyên.
Tránh sử dụng nước nóng để tắm gội. Rượu bia và các chất kích thích có thể làm tăng nặng bệnh.
Tránh cào gãi vẩy làm tổn thương thêm da. Qua thực tế điều trị, việc dưỡng ẩm là rất quan trọng trong điều trị các bệnh viêm da cơ địa. Vì vậy cần tìm hiểu làn da của mình thật kỹ để chăm sóc da tốt nhất.
Thiếu Chất Khoáng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Thiếu chất khoáng là gì, nguyên nhân từ đâu và cách điều trị thế nào mà mọi người cần lưu ý. Cùng Bách hoá XANH tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Chất khoáng là chất quan trọng với sức khoẻ con người. Việc thiếu chất khoáng sẽ gây nên rất nhiều triệu chứng và căn bệnh nguy hiểm. Hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu rõ thêm về thiếu chất khoáng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị nhé!
Chất khoáng hay khoáng chất là tổng hợp các chất quan trọng và thiết yếu đối với cơ thể, đảm bảo duy trì hoạt động mỗi ngày. Vì vậy, thiếu chất khoáng là tình trạng cơ thể bạn không dung nạp được đầy đủ các loại chất khoáng cần thiết.
Theo đó, con người cần được đảm bảo đủ một lượng các chất khoáng khác nhau, dựa trên nhu cầu dinh dưỡng đề nghị hay còn được gọi là RDA.
RDA là mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trung bình, với người khoẻ mạnh, thì mức này ở khoảng 97% với các chất dinh dưỡng được bổ sung từ thực phẩm ăn uống hoặc thực phẩm chức năng.
Tình trạng thiếu chất khoáng không xuất hiện liền, mà nó xuất hiện từ từ và do từ nhiều nguồn nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân phổ biến đó chính là bởi vì nhu cầu chất khoáng của cơ thể tăng lên, hoặc thiếu chất khoáng từ chế độ ăn uống hay khó hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Nguyên nhân chính gây thiếu chất khoáng là khi cơ thể không được nạp đầy đủ các chất khoáng quan trọng và thiết yếu. Việc này xảy ra có thể là do các chế độ ăn không được kiểm soát hiệu quả như ăn kiêng ít calo, hoặc ăn thiếu rau củ quả, ngoài ra còn có thể là do chế độ ăn chay, dị ứng và không dung nạp được lactose như đường, sữa,…
Bên cạnh đó, nguyên nhân thiếu chất khoáng còn do các vấn đề về tiêu hoá thức ăn hay hấp thụ chất dinh dưỡng. Một trong những bệnh tiềm ẩn gây nên tình trạng thiếu chất khoáng là nghiện rượu mãn tính, các bệnh về gan, mật, ruột, thận,… bệnh về phẫu thuật đường tiêu hoá, hay sử dụng các thuốc kháng sinh, nhuận tràng, lợi tiểu,… trong thời gian dài.
Ngoài ra, thiếu chất khoáng cũng xảy ra do nhu cầu chất khoáng trong cơ thể tăng lên, ví dụ như thiếu sắt khi đến kỳ kinh nguyệt, kỳ mãn kinh và mang thai,…
Triệu chứng của tình trạng thiếu chất khoáng phụ thuộc vào việc cơ thể đang thiếu loại chất khoáng nào, nhưng nhìn chung thì triệu chứng sẽ bao gồm như:
Mệt mỏi, uể oải và đau nhức người kéo dài.
Suy giảm hệ miễn dịch dễ bị bệnh.
Tiêu chảy hoặc táo bón, ngoài ra còn đầy hơi và đau bụng.
Nhịp tim không ổn định.
Thường có cảm giác buồn nôn.
Ăn không ngon, ngủ không ổn định giấc.
Kém tập trung, tinh thần mệt mỏi, với trẻ em thì sẽ chậm phát triển.
Các hiện tượng bị chuột rút, căng cơ, tê hoặc ngứa ở cơ thể.
Ngoài ra, thiếu hụt chất khoáng có thể có những triệu chứng nhẹ, không rõ ràng. Vì thế, khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức và khả năng tập trung bị giảm đi, thì bạn hãy đi khám sớm để tìm ra cách chữa trị.
Thiếu hụt chất khoáng thường xảy ra với 5 chất bao gồm: Canxi, sắt, magie, kali và kẽm.
Advertisement
Thiếu canxi
Canxi là chất quan trọng và rất cần thiết để giúp xương và răng chắc khoẻ, bên cạnh đó canxi còn có khả năng hỗ trợ tối đa cho các hoạt động của mạnh máu, cơ bắp, các thần kinh và hormone trong cơ thể.
Khi việc thiếu canxi kéo dài có thể sẽ bị giảm mật độ khoáng xương và gây ra tình trạng thiếu xương. Sau một thời gian nếu không điều trị kịp thời, thì tình trạng thiếu xương này sẽ dẫn tới bệnh loãng xương, làm tăng các nguy cơ tổn thương, xương giòn và gãy xương, nhất là với những người cao tuổi.
Thiếu sắtTế bào hồng cầu là nơi chứa đến hơn 1 nửa lượng sắt trong cơ thể con người. Sắt là thành phần chính của hemoglobin – loại protein có chức năng đưa oxy đi khắp mô cơ trong cơ thể. Ngoài ra, sắt còn có mặt trong những protein và enzyme quan trọng khác.
Tình trạng thiếu sắt thường xảy ra chậm và phát hiện muộn, sẽ gây ra nguy cơ mắc bệnh thiếu máu. Thiếu máu sẽ xuất hiện các triệu chứng như đuối sức, mệt mỏi kéo dài, khiến việc học và làm việc không được năng suất. Bên cạnh đó, đối với trẻ em, nếu bị thiếu sắt thì sẽ chậm phát triển trí não.
Thiếu magieMagie chiếm 60% ở trong xương và 40% ở các tế bào mô, cơ nên với những người vốn có sức khoẻ yếu, thì việc thiếu magie là tình trạng xảy ra thường xuyên.
Thiếu magie ban đầu sẽ gồm các triệu chứng như mệt mỏi, đuối sức, ăn không ngon, buồn nôn,… Sau một thời gian dài không điều trị, thì sẽ xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như nhịp tim không ổn định, bị tê, ngứa và co giật cơ bắp,…
Thiếu kaliMang chức năng là một chất điện phân, kali có vai trò quan trọng trong việc co bóp cơ, hoạt động của tim và truyền tín hiệu của thần kinh khắp cơ thể. Ngoài ra còn giúp cơ thể chuyển hoá carbohydrate thành năng lượng. Kali được nạp chủ yếu từ nguồn kali dồi dào của rau xanh và trái cây tươi.
Cơ thể mất nước quá nhiều như bệnh thận, bị nôn mửa kéo dài,… là một trong những nguyên nhân phổ biến của việc cơ thể thiếu kali. Nếu tình trạng thiếu kali kéo dài và không chữa trị, thì có thể dẫn đến các triệu chứng nặng hơn như tê liệt các cơ, nhịp tim mất ổn định hoặc thậm chí tử vong.
Thiếu kẽmQuá trình trao đổi chất trong cơ thể không thể nào thiếu kẽm, vì nó đóng vai trò trong việc tổng hợp DNA và protein, đồng thời góp phần vào bảo vệ chức năng hệ miễn dịch và làm lành các vết thương.
Bên cạnh đó, kẽm còn cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Kẽm có trong các thực phẩm thịt đỏ như thịt bò, thịt heo,… và các loại ngũ cốc, sữa.
Thiếu kẽm sẽ khiến cơ thể không thấy ngon miệng khi ăn, miễn dịch kém và chậm phát triển ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, thiếu kẽm còn có thể gây tiêu chảy, rụng tóc và khiến vết thương lâu lành.
Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa họcTham khào từ DS. Hoàng Thu Thủy – chuyên trang báo Sức Khỏe & Đời Sống, nên thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày bằng những thói quen ăn uống lành mạnh, đầy đủ các chất. Đặc biệt với những người bị thiếu máu do thiếu khoáng chất sắt, thì nên bổ sung thịt, ngũ cốc và trứng,…
Dùng thực phẩm chức năng bổ sungNgoài việc bổ sung từ thực phẩm, bạn cũng nên bổ sung từ các thực phẩm chức năng tuỳ vào yêu cầu của bác sĩ. Các thực phẩm chức năng này có thể dùng kết hợp với các chất khác hoặc sử dụng 1 mình tuỳ vào tình trạng và chỉ định của bác sĩ.
Điều trị thiếu chất khoáng khẩn cấpNgay khi xuất hiện các tình trạng thiếu chất khoáng, bạn hãy đến gặp bác sĩ và thăm khám ngay lập tức, để có thể nạp các khoáng chất thông qua tiêm tĩnh mạch. Việc điều trị này sẽ kéo dài trong vài ngày, để bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh của bạn và có cách chữa trị tốt hơn.
Nguồn: Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân Gây Ngứa Da Toàn Thân? Cách Điều Trị Hiệu Quả trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!