Bạn đang xem bài viết Mùa Muối Kimchi Của Người Hàn Quốc được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Kimchi là biểu tượng đại diện cho bàn ăn của người Hàn Quốc và hơn nữa nó còn là biểu tượng của văn hóa Hàn Quốc. Kimchi được tạo ra lần đầu tiên trong thời đại Tam quốc, là một loại thực phẩm lên men độc đáo do tổ tiên người Hàn Quốc làm ra nhằm giữ cho rau luôn được tươi để ăn trong suốt mùa đông.
Mùa muối kimchi của người Hàn Quốc
Kimjang – mùa muối kimchi hay còn là lễ hội làm kimchi bắt đầu khi những chiếc lá phong cuối cùng còn sót lại trên cành, người Hàn Quốc bận rộn chuẩn bị cho mùa đông.
Khi đó người ta sẽ nhổ những chiếc bắp cải mà bên trong đã ngả sang màu vàng từ vườn rau lên, sau đó cho vào một cái bát lớn để ướp muối. Khắp nơi đều sẽ tràn ngập thức mùi gia vị vừa ngọt vừa cay nồng.
Trước đây, vốn dĩ người Hàn Quốc xưa sử dụng Mandrami – hoa mào gà là nguyên liệu chính. Nhưng thời gian trôi qua, các gia vị như củ cải, tỏi, hành, bột ớt, hải sản muối, hạt thông… kết hợp cùng nhiều nguyên liệu thực vật và động vật phù hợp khác đã giúp cho kimchi được bảo quản một cách trọn vẹn nhất.
Hầu hết các loại rau đều có thể trở thành kimchi, và mỗi gia đình lại có nhiều cách làm kimchi khác nhau tùy theo khu vực và truyền thống. Có khoảng hơn 200 loại kimchi.
Tuy nhiên, loại bắp cải được sử dụng làm nguyên liệu cho kimchi nhiều nhất là bắp cải thảo du nhập từ Trung Quốc và cải tiến vào cuối thế kỷ 19. Khi bắp cải thảo được muối, độ tươi vẫn duy trì trong khi các enzyme trong ngước muối tạo ra phản ứng hóa học với chất xơ của bắp cải, bắt đầu quá trình lên men.
Kimchi giàu vi khuẩn axit lactic có lợi cho sức khỏe và có nhiều hương vị độc đáo tùy thuộc vào thời gian lên men.
Trong quá khứ, người ta cho kimchi sau khi được chuẩn bị vào cái chum rồi chôn dưới đất, và có thể lấy ra ăn trong suốt mùa đông lạnh lẽo.
Nhưng ở thời hiện đại, chúng ta có thể bảo quản trong tủ lạnh tiên tiến được lắp đặt tại nhà và ăn kimchi một cách tiện lợi hơn.
Kimchi là một món ăn truyền thống yêu thích nhất của người Hàn Quốc, khi nhắc tới Hàn Quốc chắc hẳn ai cũng sẽ biết đến món kimchi nổi tiếng này, không chỉ ngon miệng và đẹp mắt mà kimchi của Hàn Quốc còn có nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe.
Cụ thể, trong kimchi có chứa nhiều Vitamin K, nhóm Vitamin này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hóa xương (có tác dụng giữ cho xương không bị giòn) và quá trình chống đông máu. Riboflavin trong kimchi còn giúp điều chỉnh quá trình sản xuất ra năng lượng, giúp tăng trưởng tế bào và trao đổi chất. Quá trình lên men khi làm kimchi rất có lợi cho hệ tiêu hóa, nó giống như một loại men vi sinh tự nhiên.
Ngoài ra, kimchi còn chứa nhiều Vitamin B6, Sắt, Folate rất có lợi cho sức khỏe, mặc dù là một món ăn yêu thích của chị em nhưng kimchi lại chứa một lượng Calo thấp, rất thích hợp để giảm cân.
Để an toàn cho bạn và gia đình, bạn có thể tự ủ kimchi tại nhà hoặc mua tại những cơ sở uy tín, như thế sẽ đảm bảo an toàn nhất cho bạn và gia đình của mình.
Lời kết
Ngày nay, thay vì tự tay làm kimchi tại nhà, chúng ta có thể mua kimchi đóng gói chân không trong túi ở siêu thị hoặc dễ dàng đặt hàng qua mạng.
Tuy nhiên, việc tự tay muối kimchi như người Hàn Quốc vào “mùa muối kimchi” chắc chắn sẽ là một trải nghiệm rất ấn tượng và không thể quên với bạn đấy!
Truyền Thống Tính Tuổi Bằng Súp Của Người Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, bạn có thể hỏi tuổi những người mới quen bằng câu ‘Bạn đã ăn bao nhiêu bát tteokguk rồi?’.
Truyền thống tính tuổi bằng súp của người Hàn QuốcỞ Hàn Quốc có một món ăn truyền thống luôn gắn với số tuổi của một người: tteokguk (súp bánh gạo). Mỗi lần ăn tteokguk trong bữa tiệc đầu năm Âm lịch, người Hàn Quốc lại được tính thêm một tuổi mới với mong đợi nhiều điều tốt lành sẽ đến.
Tiến sĩ về ẩm thực Sook-ja Yoon trong chiếc váy lụa truyền thống đang chuẩn bị những nguyên liệu cho món tteokguk. Đó là những sợi bột gạo trắng gọi là tteok, một đĩa thịt bò thái mỏng và các bát nhỏ đựng gia vị, và một nồi nước dùng đang sôi.
Tiến sĩ Sook-ja Yoon nấu món tteokguk theo cách truyền thống ở Seoul. Ảnh: BBC.
Tiến sĩ về ẩm thực Sook-ja Yoon trong chiếc váy lụa truyền thống chuẩn bị những nguyên liệu cho món tteokguk. Đó là bột gạo trắng gọi là tteok, đĩa thịt bò thái mỏng, các bát nhỏ đựng gia vị và một nồi nước dùng đang sôi.
“Tất cả các món ăn của Hàn Quốc đều thể hiện ý nghĩa nào đó. Món Tteok này tượng trưng cho ba điều. Dải bột gạo dài nói về cho tuổi thọ. Các lát tròn có hình tiền xu biểu lộ sự giàu có. Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết và sự khởi đầu may mắn trong năm mới”, bà Yoon vừa nói vừa thái bánh gạo thành các lát tròn.
Trong Tết Nguyên đán, các gia đình Hàn Quốc thường chuẩn bị món súp truyền thống này. Tiến sĩ Yoon, Giám đốc Học viện Thực phẩm truyền thống Hàn Quốc Seoul và Bảo tàng Tteok, đã giới thiệu cách làm món tteokguk và kể về lịch sử của nó.
Bát súp trong lễ mừng năm mới không chỉ gói gọn ở điềm may. “Chúng tôi ăn một bát tteokguk và được tính thêm một tuổi”, bà Yoon giải thích. Ở Hàn Quốc, tuổi được tính từ ngày đầu tiên của năm Âm lịch chứ không phải ngày sinh. Khi ăn bát súp, người Hàn Quốc được ghi nhận đã thêm một tuổi và khôn ngoan hơn. 51 triệu người chuẩn bị cho một bữa tiệc sinh nhật khổng lồ với cùng một món ăn đặc biệt.
Người Hàn Quốc vẫn tính tuổi theo tuổi ‘mụ’ giống Việt Nam. Ảnh: BBC.
Mỗi vùng lại có một kiểu làm món tteokguk riêng với các nguyên liệu của địa phương. Tỉnh Jeolla có súp gà, đảo Jeju cho thêm rong biển vào súp.
Tiến sĩ Yoon nấu súp theo cách truyền thống ở Seoul với nước dùng từ thịt bò luộc, được trang trí bằng hành lá, trứng cắt lát và các sợi tiêu khô. Nước canh được đun sôi trong ba tiếng, trong và thanh, bánh gạo dẻo và mềm. Đó là một hương vị tươi ngon đem lại cảm giác mới mẻ và tinh khiết. Mặc dù có những khẩu vị khác nhau, tất cả các kiểu tteokguk đều có cùng một biểu tượng.
Mỗi vùng miền ở Hàn Quốc có thêm các thành phần khác nhau cho món súp bánh gạo. Ảnh: BBC.
Hàn Quốc nổi tiếng với văn hóa cộng đồng. Người dân thích dùng từ “chúng tôi” hoặc “của chúng tôi” thay vì “tôi”. Các món trong bữa ăn cùng được thưởng thức và chia sẻ với bạn bè. Thậm chí khi uống rượu, người Hàn Quốc không tự rót cho mình mà rót cho người bên cạnh, rồi người kia sẽ mời lại.
Các món đồ trưng bày tại Bảo tàng Tteok cho thấy rõ sự cần thiết phải có tính cộng đồng khi làm món này. Đàn ông và phụ nữ thay nhau cầm chày giã bột gạo nếp và đổ nước để tạo thành bột nhào. Mọi người cùng lao động và cùng hưởng thành quả.
Mối liên hệ giữa món tteokguk và Tết Nguyên đán được ghi lại trong một cuốn sách về phong tục Hàn Quốc gọi là Dongguk Sesigi vào giữa những năm 1800. Tiến sĩ Yoon cho rằng truyền thống này có lẽ còn lâu hơn nhiều so với những điều được nói trong cuốn sách, bởi bánh gạo đã là một món ăn chính của ẩm thực Hàn Quốc suốt hơn 2.000 năm.
Sự kết hợp của món ăn với Tết cũng như ý nghĩa của sự tăng tuổi có lẽ bắt nguồn từ Khổng Tử. Nho giáo tồn tại ở Hàn Quốc từ cuối thế kỷ 14 đã quy định mọi hành vi xã hội, trong đó đề cao sự tôn trọng bề trên. Điều này được phản ánh trong ngôn ngữ Hàn Quốc, với bảy hình thức khác nhau để xưng hô trong mọi tình huống xã hội. Thể hiện sự tôn trọng với cha mẹ và với những người lớn tuổi hơn là một trong những hành vi quan trọng nhất.
Theo truyền thống đó, những người sinh cùng năm là cùng một vị thế xã hội, không quan trọng họ sinh vào tháng 3 hay tháng 11. Những người mới quen nếu hỏi tuổi nhau có thể dùng câu hỏi “Bạn đã ăn bao nhiêu bát tteokguk rồi?”.
Ngoài ra, người Hàn Quốc có xu hướng tôn trọng quá khứ. Nhiều gia đình làm lễ tưởng niệm trong ngày đầu năm. Các bát súp bánh gạo được dâng cúng tổ tiên để xin lời chỉ bảo và phù hộ cho năm tới. Sau khi cúng xong, các thành viên trong gia đình sẽ ăn món tteokguk, như để chuyển từ năm cũ sang năm mới.
Theo Trường Đặng/VnExpress
Đăng bởi: Thanh Xuân 12C
Từ khoá: Truyền thống tính tuổi bằng súp của người Hàn Quốc
Du Lịch Hàn Quốc Mùa Hoa Anh Đào Nở
Mùa xuân, Hàn Quốc trở nên huyền ảo hơn với sắc hồng phơn phớt ẩn trên từng chùm hoa nở rộ dọc miền đất nước, như mời gọi du khách đến đây thưởng ngoạn.
Mùa xuân, Hàn Quốc trở nên huyền ảo hơn với sắc hồng phơn phớt ẩn trên từng chùm hoa nở rộ dọc miền đất nước, như mời gọi du khách đến đây thưởng ngoạn.
Du ngoạn xứ sở kim chi những ngày tháng 3, tháng 4 năm nay, bạn hãy nhớ những thông tin sau để có một chuyến đi thưởng thức hoa anh đào hoàn hảo
Dự báo thời điểm hoa nở
Đảo Jeju: 20-27/3
Busan: 25/3-1/4
Gwangju: 29/3-2/4
Daegu: 31/3-5/4
Seoul: 9-15/4
Incheon: 12-17/4
Những điểm ngắm hoa lý tưởng
Seoul
Hội hoa xuân Yeouido
Đảo Yeouido nằm trên sông Hàn là một trong những địa điểm ngắm hoa nổi tiếng nhất thủ đô xứ kim chi. Hàng năm, hội hoa xuân Yeouido thu hút rất nhiều du khách và người dân nhờ tầng tầng, lớp lớp những chùm hoa thắm sắc hồng và bầu không khí sôi động. Với hơn 1.600 cây anh đào trên đảo, Yeouido được xem như thiên đường của loài hoa này. Phố đi bộ Yeouiseo-ro là nơi du khách có thể tản bộ, vẽ tranh chân dung, hoặc thưởng thức các món ăn đường phố tuyệt ngon. Đêm về cũng là lúc những ánh đèn lung linh nhảy múa cùng cánh hoa mỏng manh làm nức lòng người ngắm cảnh.
Di chuyển: Tàu điện ngầm Seoul line 5 đến trạm Yeouinaru (Lối ra 1), hoặc line 9 đến trạm Nhà Quốc hội (Lối ra 6). Vé người lớn khoảng 35.000 VNĐ, trẻ em là 12.000 VNĐ.
Hội hoa anh đào hồ Seokchon
Di chuyển: Đi tàu điện ngầm line 2 đến trạm Jamsil (Lối ra 2). Phí người lớn khoảng 34.000 VNĐ, trẻ em là 12.000VNĐ.
Busan
Hội hoa anh đào Jinhae Gunhangje
Thành phố cảnh Jinhae xinh đẹp là địa điểm dành cho tất cả những ai yêu hoa anh đào. Chỉ cách Busan một tiếng đồng hồ xe chạy, Jinhae là quê hương của hội hoa anh đào lớn nhất Hàn Quốc. Tuy nhiên, thành phố yên bình này sẽ sáng bừng sức sống suốt 10 ngày lễ hội với những cuộc diễu hành, ẩm thực đường phố lấy cảm hứng từ hoa anh đào. Có hai địa điểm không thể bỏ qua khi đến đây. Trạm xe lửa Gyeonghwa là nơi những hàng cây cổ kính được trồng ven đường tạo nên một cung đường đầy sắc màu. Trong khi đó, những khóm hoa anh đào dọc theo suối Yeojwachen lại toát lên chất tươi tắn, thanh bạch. Ngay cả khi đã lưu lại đây 10 ngày, bạn vẫn sẽ tiếp tục muốn ở lại lâu hơn với thiên nhiên tươi đẹp này.
Di chuyển: Bắt xe bus từ cổng Seobu ở Busan để đi tới Jinhae trong 45 phút tới một tiếng. Vé một chiều khoảng 135.000VNĐ.
Marathon hoa anh đào ở Gyeongju
Hãy trải nghiệm nét đẹp của loài hoa nổi tiếng từ một góc độ hoàn toàn khác với giải marathon hoa anh đào ở Gyeongju. Năm nay, sự kiện này sẽ tổ chức vào ngày 9/4. Nếu bạn lo ngại phải chạy quãng đường dài, có hẳn 3 hạng mục để tham gia: Nửa chặng, 10 km, và 5 km. Sẽ có rất nhiều bóng bay, kim tuyến, thậm chí là pháo hoa hồng suốt đường chạy. Giữa tiết trời mùa xuân ấm áp, khung cảnh hoa nở tuyệt đẹp, đây là cuộc đua dành cho những người yêu thích sắc hoa anh đào.
Phí tham gia: 783.000 VNĐ cho toàn bộ hoặc nửa chặng và 10 km; 515.000 VNĐ cho 5 km.
Di chuyển: Bắt xe tốc hành từ cổng trung tâm xe bus Busan để đến Gyeongju trong 50 phút tới một tiếng. Giá vé một chiều là 123.000 VNĐ.
Jeju
Hội hoa anh đào Jeju
Hòn đảo Jeju hiền hòa là địa điểm vô cùng hấp dẫn mỗi độ xuân về, khi những cây vua anh đào nở rộ từng cánh hoa mịn màng. Hoa anh đào ở Jeju cũng được xem như loài hoa lộng lẫy nhất Hàn Quốc, do đó cũng dễ hiểu khi nhiều người đổ xô về đây để cho ra các bức ảnh để đời.
Vào mùa lễ hội, bạn có thể thưởng thức các buổi hòa tấu ngoài trời và triển lãm hoa xuân đầy màu sắc. Đến với khu trung tâm Seogwipo và khu phức hợp thể thao Jeju để có những góc chụp lý tưởng nhất. Nhớ rằng, hoa chỉ nở rộ trong vòng 2-3 ngày, do vậy bạn kiểm tra dự báo và lên lịch thật cẩn thận.
Di chuyển: Từ sân bay quốc tế Jeju, đi xe bus Limousine sân bay (tuyến 600) đến Seogwipo. Thời gian di chuyển khoảng 1 tiếng, giá vé 1 chiều là 130.000 VNĐ.
Đăng bởi: Thư Bùi
Từ khoá: Du lịch Hàn Quốc mùa hoa anh đào nở
Review Kẻ Săn Người – Mouse: Phim Tâm Lý Hàn Quốc Hay
Trong năm 2023 này, giới “mọt phim” lại rỉ tai nhau về một bộ phim trinh thám vô cùng hấp dẫn – Mouse. Từ loài vật đáng yêu này ta có thể hình dung ra được cái gì đó vừa ghê tởm, tinh quái nhưng cũng thật đáng yêu. Bộ phim này ngay từ đầu đã có những tình tiết nhanh, nghẹt thở và nhiều tình huống bất ngờ.
Nhiều người không đọc qua tóm tắt kịch bản nhưng vẫn quyết định xem nó vì đó là thể loại trinh tháng mà họ yêu thích. Người xem dễ dàng bị hút vào những cảnh quay có phần ma mị và nặng nề.
Nếu bạn là những “nhà suy luận” thì chắc chắn sẽ rấy yêu thích thể loại phim này. Khi xem Mouse, nút tua nhanh chắc chắn sẽ không có cơ hội được bạn sử dụng đâu. Bởi vì chỉ cần bạn bỏ qua một phân cảnh ngắn nào đó thì chắc chắn sẽ không thể hiểu được ngọn ngành của câu chuyện. Thậm chí, bạn còn cần phải xem đi xem lại 1 tập phim để có thể nắm được toàn bộ vấn đề.
Khi xem phim bạn sẽ đưa ra hàng nghìn giả thuyết về danh tính thật sự của “Kẻ săn người” điên loạn. Có vô số đáp án và rất nhiều tranh cãi trên mạng xã hội đã nổ ra về đáp án ai mới thực sự là con của Han SEO Joon? Jae Hoon đã đi sống là lớn lên như thế nào sau khi sau vụ tàn sát cả nhà năm ấy? Bác sĩ Sung Yu Han liệu có phải là kẻ giết người tàn độc, hay chỉ là một quân cờ trong tay ai đó? Jang Ba Reum với bộ mặt ngây thơ liệu đang che giấu điều gì?
Dù ngay từ đầu phim, nhà biên kịch có ý hướng người xem về một câu trả lời nào đó. Thế nhưng không phải khán giả nào cũng dễ tin và khẳng định câu trả lời của mình là đúng. Những màn “bẻ lái” không thể ngờ sẽ tiếp tục xảy ra dưới bàn tay tài hoa của nhà biên kịch. Tất nhiên, tình logic vẫn được đảm bảo.
Ngoại trừ Go Mo Chi – người mà xuyên suốt cả bộ phim được chúng ta xác định thuộc tuyến nhân vật thiện. Còn lại các nhân vật khác đều sở hữu một cái gì đó rất bí ẩn, nửa chính nửa tà rất đáng nghi. Điều này khiến cho người xem như bị mất phương hướng và không biết tin vào đâu. Thế nhưng chính điều này đã làm cho Mouse thêm phấn hấp dẫn, lôi cuốn mà không hề tạo cảm giác khó chịu.
Nhiều “nhà thám tử” khi xem phim đã đặt niềm tin rằngJang Ba Reum chính là Jae Hoon. Bởi vì hình ảnh của cậu bé này đã xuất hiện trong poster của phim. Nghe hơi có vẻ buồn cười nhỉ.
See Also
LifeStyle
Cách Trang Điểm Tự Nhiên, Nhẹ Nhàng Phù Hợp Ở Bất Kỳ ĐâuTuy nhiên, cho dù Ba Reum có là Jae Hoon hay không thì điều này vẫn chưa thể khẳng định được anh ta chính là “Kẻ săn người”. Như vậy thì “kẻ săn người” có vẻ có hơn con số 1, vẫn có khả năng có nhiều đồng minh ở đây. Nhưng dù sao đi nữa chúng ta vãn có thể nhận ra rằng ở nhân vật Ba Reum có một sự phức tạp ẩn sâu trong đó.
Nếu một người ngây thơ nhưBa Reum đúng là kẻ giết người thì điều này quả là một cú sốc lớn. Ngoài ra, còn có nhân vậtBong Yi (Park Joo Hyun) – cô bé nhà bên cũng là nữ chính của phim. Quá nhiều thứ bí ẩn khiến cho người xem phải đi từ đồn đoán này đến đồn đoán khác.
Nhưng tựu chung, có thể thấy kịch bản của Mouse khá chặt chẽ. Diễn biến phim có lúc nhẹ nhàng, cao trào, có phần mở kết trong từng tập khiến cho người xem phải hồi hộp mong chờ để xem phần tiếp theo. Đây chắc chắn là một bộ phim trinh thám rất đáng để thưởng thức.
Đăng bởi: Diệp Tấn Lộc
Từ khoá: Review Kẻ Săn Người – Mouse: Phim Tâm Lý Hàn Quốc Hay
Những Địa Điểm Tuyệt Vời Khi Đến Hàn Quốc Vào Mùa Hè
Đến với Hàn Quốc vào mùa hè, chắc chắn bạn sẽ được trải nghiệm rất nhiều điều thú vị. Mùa hè của Hàn Quốc tràn ngập các lễ hội và âm nhạc đường phố mang đậm nét đặc trưng của đất nước Kim-chi.
Mùa hè là thời điểm mà du khách Việt Nam có nhu cầu lớn đi du lịch cùng gia đình và bạn bè. Bạn đã có kế hoạch gì cho mùa hè này chưa? Nếu bạn dự định có một chuyến du lịch hè này thì Hàn Quốc là nơi mà bạn nên cân nhắc để đưa vào danh sách điểm đến của mình đấy.
Seoul:
Seoul là thủ đô của Hàn Quốc, được xem là điểm dừng chân đầu tiên của mọi du khách khi đến với đất nước Hàn Quốc này. Là một thành phố hiện đại bậc nhất của xứ sở kim chi, cùng với những công trình kiến trúc cổ đại từ xa xưa như cung điện hoàng gia Gyeongbok, trước kia là nơi ở chính của vương triều thời vua Chosun.
Để hiểu thêm được nền văn hóa truyền thống của Hàn Quốc bạn hãy đến tham quan làng văn hóa dân gian Hàn Quốc với những di vật và sổ sách ghi chép các dòng lịch sử về giai đoạn xây dựng và phát triển của thời vua Chosun thời bấy giờ.
Ngoài ra, Seoul còn là thiên đường mua sắm đẹp mắt và các khu ẩm thực hấp dẫn, làm thỏa mãn nhu cầu ăn chơi, shopping tẹt ga của khách du lịch khi đến đây.
Đảo Jeju:
Đảo Jeju của Hàn Quốc được công nhận là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới, với vẻ đẹp đường biển dài và rộng, bờ biển hoang sơ, nước biển xanh trong như vắt, những con sóng xô vào bờ cát trắng khiến khung cảnh đẹp hơn bao giờ hết. Trên đảo, bạn còn thấy những cánh đồng hoa bạt ngạt sắc hương, khiến bạn như được lạc vào thiên đường lãng mạn, ngọt ngào như trong các bộ phim ngôn tình đậm chất Hàn Quốc.
Đảo Nami:
Đảo Nami có đường bờ biển hình bán nguyệt, được mệnh danh là thiên đường du lịch hè ở Hàn Quốc, dành cho các cặp đôi tận hưởng tuần trăng mật thật lãng mạn và ngọt ngào khi nghỉ dưỡng ở trên đảo Nami đầy bình yên.
Du khách đến đây vào mùa hè sẽ được chiêm ngưỡng và dong chơi theo kiểu du lịch dã ngoại trên bãi cỏ xanh bạt ngàn và đi tản bộ trong khu vườn bách thảo , hay ngồi trên thuyền ngắm cảnh rừng cây tuyệt đẹp ở Hàn Quốc.
Busan:
Busan được coi là “thủ đô mùa hè” của Hàn Quốc, với hàng loạt du khách tham quan trong và ngoài nước đều đổ bộ về địa điểm du lịch hè Hàn Quốc này vào mùa hè, để tắm biển, hóng mát. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bãi biển đẹp nhất ở Hàn Quốc, vừa được tắm biển và ngâm mình trong suối nước nóng, du ngoạn trên những chiếc thuyền 5 sao hiện đại và đẳng cấp.
Một trong các địa điểm du lịch ở Hàn Quốc nữa không thể bỏ qua khi đến Busan đó chính là ngôi chùa Boemoesa cổ kính, bao gồm hàng trăm hiện vật cổ của Busan từ thời xưa.
Đăng bởi: Tuân Lê
Từ khoá: Những Địa Điểm Tuyệt Vời Khi Đến Hàn Quốc Vào Mùa Hè
Giới Thiệu Tổng Quan Về Hàn Quốc – Hàn Quốc
– Thành phố lớn: Busan, Daegu, Daejon, Kwangju, Incheon, Ulsan.
– Diện tích: 99.720 km2 (toàn bán đảo: 222.154 km2)
– Khí hậu: Khí hậu ôn đới, có 4 mùa rõ rệt.
– Dân tộc: Chỉ có 1 dân tộc là dân tộc Hàn (Triều Tiên).
– Tôn giáo: Phật giáo 10,7 triệu; Tin lành 8,6 triệu; Thiên chúa 5,1 triệu; Nho giáo 104 nghìn…
– Tiền tệ: Đồng Won (tỉ giá thời điểm 30/05/2014: 1USD =1.040 won)
– Quốc khánh:
+ Ngày 15/8/1945: Ngày Giải phóng (Bán đảo Triều Tiên thoát khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản). Tổ chức mít tinh kỷ niệm long trọng, Tổng thống đọc diễn văn. Lãnh đạo các nước gửi điện mừng.
+ Ngày 15/8/1948: Thành lập Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc.
+ Tổng thống: Pắc Cưn Hê (Park Geun Hye), từ 25/2/2013.
+ Thủ tướng: Chơng Hông Uân (Jeong Hong Won), từ 26/2/2013.
+ Bộ trưởng Ngoại giao: Yun Biêng Sê (Yun Byeong Se), từ 11/3/2013.
II. Khái quát lịch sử, đất nước, con người
Năm 57 trước Công nguyên, ba nhà nước phong kiến mới lần lượt hình thành là Ko-Guryo (Cao Cú Lệ) bao gồm phía Bắc Bán đảo và vùng Mãn Châu, Trung Quốc, Paekche (Bách Tế) và Shilla (Tân La) ở phía Nam Bán đảo, còn được gọi là thời kỳ Tam quốc. Năm 668, Shilla thôn tính Ko-Guryo và Paekche, lập nên triều đại Shilla thống nhất, kéo dài gần 3 thế kỷ (668-918). Từ 918-1392, vua Wang Kon lập ra nước Koryo (Cao Ly, nhà Vương), lấy Thủ đô là Kaeseong (Khai Thành). Từ 1392-1910, vua Ly Song Gye lập ra nước Choson (Triều Tiên, nhà Lý), rời đô về Xơ-un (1394), vua Sejong (triều vua thứ tư) đã sáng tạo ra bảng chữ cái Hangul mà ngày nay vẫn đang được sử dụng.
Năm 1910, Nhật Bản thôn tính Bán đảo Triều Tiên. Năm 1945, Bán đảo Triều Tiên được giải phóng và bị chia cắt, hình thành hai nhà nước theo hai chế độ chính trị – xã hội khác nhau lấy vĩ tuyến 38o Bắc làm ranh giới: phía Nam là Đại Hàn Dân Quốc (thường gọi là Hàn Quốc, tên tiếng Anh là Republic of Korea) và phía Bắc là CHDCND Triều Tiên (tên thường gọi là Triều Tiên, tên tiếng Anh là Democratic People’s Republic of Korea).
2. Đất nước, con người
2.1 Văn hóa – xã hội
– Do chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, người Hàn Quốc rất coi trọng lễ nghĩa, trật tự trên dưới, nhất là trong các mối quan hệ đồng huyết thống (gia đình, họ hàng), đồng môn (cùng trường), đồng hương (cùng quê). Giới trẻ Hàn Quốc ngày nay có xu hướng ưa chuộng văn hóa Mỹ, Nhật. Mặc dù đội tuyển bóng đá Hàn Quốc đã từng đứng thứ 4 tại Worldcup 2002 nhưng bóng đá không được ưa chuộng bằng bóng chày, bóng rổ.
– Hàn Quốc có nền điện ảnh, âm nhạc và thời trang tương đối phát triển tại châu Á (Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam). Văn hóa Hàn Quốc đang được du nhập mạnh vào nhiều nước châu Á với tên gọi “Han-lyu (làn sóng văn hóa Hàn)”. Đặc trưng của các món ăn Hàn Quốc là cay và mặn. Món ăn nổi tiếng là Kim-chi (các loại rau muối thường với ớt), thịt nướng (thịt ba chỉ, thịt bò), miến lạnh…Hàn Quốc đã tổ chức thành công Thế vận hội Mùa hè năm 1988 và Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup năm 2002; giành được quyền đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao Châu Á lần thứ 17 (9-10/2014) và Thế vận hội Mùa đông vào năm 2023.
Hàn Quốc có nhiều di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới như: Cung Chang-đớc (Cung Xướng Đức): hoàn thành năm 1405 và tháng 12/1997 được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới; thành Su-uân Hoa-sơng (Thuỷ Nguyên Hoa Thành): hoàn thành năm 1796 và tháng 12/1997 được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới; am Sớc-kyun (Thạch Quật Am) – Chùa Bul-kuc (Phật Quốc Tự): hoàn thành năm 774 và được UNESCO công nhận tháng 12/1995; Kho kinh tự chùa He-in (Hải Ấn Tự Tàng Kinh Bản Điện): hoàn thành vào thế kỷ 13 và được UNESCO công nhận tháng 12/1995; núi lửa ngừng hoạt động Han-la (Hán La) và Đỉnh Sơng-san-in-chun-bông (Thành Sơn Nhật Xuất Phong), Động nhũ đá tại đảo Chê-chu (Tế Châu) được UNESCO công nhận tháng 6/2007; khu Lăng mộ Hoàng gia Triều đại Chosun: được UNESCO công nhận năm 2009.
Xơ-un có một số địa danh đáng chú ý khác như Suối Châng-kiê (Thanh Khê Tuyền), tòa nhà 63 tầng, tháp truyền hình Nam-san, sông Hàn, Công viên giải trí Lotte World, chợ Nam-dae-mun (Cửa Nam – Nam Đại môn) và chợ Dong-dae-mun (Cửa Đông – Đông Đại môn). Ngoài ra còn có Công viên giải trí Everland và Làng văn hóa dân tộc tại Yông-in (cách Xơ-un khoảng 50 km), đảo du lịch Chê-chu (đây là tỉnh tự trị đặc biệt, du khách nước ngoài nhập cảnh không cần thị thực)…
1. Thể chế nhà nước
Hiến pháp Hàn Quốc ban hành lần đầu tiên ngày 17/7/1948 quy định Hàn Quốc theo chế độ Cộng hoà, tam quyền phân lập. Quốc hội và Tổng thống do dân bầu trực tiếp, Thủ tướng và Chánh án Toà án nhân dân do Tổng thống đề cử và Quốc hội thông qua (trong vòng 20 ngày).
– Hành pháp: Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp và chỉ được giữ một nhiệm kỳ 5 năm. Gần đây nhất, ngày 19/12/2012, ứng cử viên Đảng Sae-nu-ri (GNP cũ) Pắc Cưn Hê (Park Geun Hye), đã đắc cử Tổng thống lần thứ 18 với tỉ lệ 51,6%, chính thức nhậm chức ngày 25/2/2013 và trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc.
– Lập pháp: Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội. Quốc hội Hàn Quốc theo chế độ một viện, gồm 300 ghế. Nghị sỹ Quốc hội Hàn Quốc được bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu phổ thông, có nhiệm kỳ 04 năm. Tháng 4/2013, Hàn Quốc đã tiến hành bầu cử Quốc hội khóa 19. Đảng Saenuri (tiền thân là đảng Đại dân tộc GNP) đang là đảng cầm quyền. Đảng Liên minh Dân chủ Chính trị mới là đảng đối lập lớn nhất.
2. Các đảng phái chính trị
Tên Đảng
Đảng cầm quyền Sae-nu-ri
(Đại dân tộc cũ)
Liên minh Dân chủ Chính trị mới (Dân chủvà Liên minh Chính trị mới)
127 (44,1%)
6
Đảng Công lý
Không đảng phái
1
IV. Kinh tế
Hàn Quốc vẫn là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 Châu Á và thứ 15 trên thế giới với GDP đạt 1.221,8 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người 2013: 24.329 USD (đứng thứ 33 thế giới)2. Kim ngạch thương mại của Hàn Quốc đứng thứ 8 thế giới, năm 2013 đạt trên 1.075,252 tỷ USD (xuất khẩu 559,723 tỷ USD và nhập khẩu 515,529 tỷ USD). Kim ngạch xuất khẩu ba tháng đầu năm 2014 tăng 2,2% (đạt 138,25 tỷ USD) và kim ngạch nhập khẩu tăng 2,1% (đạt 132,40 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái, duy trì đà thặng dư thương mại 26 tháng liên tiếp. Tính đến tháng 4/2014, dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc đạt 355,85 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay và đứng vị trí thứ 7 thế giới.
(nguồn Bộ Ngoại giao)
Cập nhật thông tin chi tiết về Mùa Muối Kimchi Của Người Hàn Quốc trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!