Xu Hướng 9/2023 # Khám Phá Ngay Kiến Trúc Độc Đáo Của Nhà Thờ Con Gà Đà Nẵng # Top 14 Xem Nhiều | Fply.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Khám Phá Ngay Kiến Trúc Độc Đáo Của Nhà Thờ Con Gà Đà Nẵng # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Khám Phá Ngay Kiến Trúc Độc Đáo Của Nhà Thờ Con Gà Đà Nẵng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhà thờ Con Gà Đà Nẵng nằm trên con đường sầm uất bậc nhất tại thành phố biển. Địa điểm du lịch Đà Nẵng nổi tiếng này thu hút du khách bởi kiến trúc châu Âu cổ kính, độc đáo và vô cùng mới lạ. Nhà thờ Con Gà mang nét đẹp tôn giáo và là điểm đến không thể chối từ dành cho các tín đồ “sống ảo”.

1. Địa chỉ nhà thờ Con Gà Đà Nẵng ở đâu?

Địa chỉ: số 156 Trần Phú, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Nhà thờ Con Gà hay còn được biết với tên gọi khác như nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, nhà thờ Tourane, nhà thờ chánh tòa Đà Nẵng hay nhà thờ chính tòa Đà Nẵng. Nhà thờ này tọa lạc trên con đường Trần Phú nhộn nhịp thuộc trung tâm của thành phố Đà Nẵng.

Nhà thờ Con Gà Đà Nẵng giờ lễ:

Ngày thường: 2 thánh lễ được diễn ra vào 5h và 17h

Ngày chủ nhật: 6 thánh lễ được diễn ra vào lúc 5h15, 8h, 10h, 15h, 17h và 18h30

2. Lịch sử nhà thờ Con Gà ở Đà Nẵng

Theo các tài liệu thuyết minh nhà thờ Con Gà Đà Nẵng thì đây là nhà thờ duy nhất được xây dựng vào thời Pháp thuộc ở thành phố Đà Nẵng. Lịch sử hình thành nhà thờ Con Gà:

Tháng 2/1923: Nhà thờ bắt đầu khởi công trên mảnh đất trống ở đường Rue du Musée (hiện nay là đường Trần Phú)

Tháng 9/1923: Hoàn thành phần mặt tiền của nhà thờ Con Gà

Ngày 10/03/1924: Tổ chức lễ cung hiến và khánh thành

Nhà thờ Con Gà được thiết kế bởi linh mục Vallet nổi tiếng. Mặc dù chỉ được xây dựng trong một khoảng thời gian rất ngắn nhưng nhà thờ vẫn mang vẻ đẹp tráng lệ và nguy nga như một lâu đài ở châu Âu.

3. Khám phá vẻ đẹp độc đáo về kiến trúc của nhà thờ Con Gà Đà Nẵng

Kiến trúc theo kiểu Gothic

Gothic là lối kiến trúc phổ biến ở châu Âu để xây dựng lâu đài và nhà thờ. Nhà thờ Con Gà mang những nét đặc trưng nhất của kiến trúc Gothic, đó là những vòng cửa quả trám, những đường nét cao vút, mặt bằng hình chữ thập và mái vòm, đầu nhọn. Nhà thờ Con Gà có phần mái vòm cao tới 70 m.

Biểu tượng con gà độc đáo

Du khách khi đến nhà thờ Con Gà chắc chắn vô cùng ấn tượng với con gà màu xám nằm trên nóc nhà thờ. Con gà được làm bằng hợp kim nên khá nhẹ, bên ngoài là lớp tráng phủ cực kỳ đẹp mắt.

Biểu tượng con gà nằm ở cột thu lôi trên cao nên được thiết kế quay theo hướng gió để tránh bị gãy. Chính vì vậy nên con gà được dùng làm vật để xác định hướng của gió. Ý nghĩa con gà trên nóc nhà thờ cũng rất đặc biệt. Theo Thánh Kinh thì con gà là biểu tượng cho sự thức tỉnh, sám hối.

Hang đá Đức Mẹ:

Hang đá Đức Mẹ nằm ở phía sau của nhà thờ Con Gà. Hang đá được xây dựng dựa theo nguyên mẫu là hang đá Lourdes của Pháp. Hang đá Đức Mẹ mang vẻ đẹp bình yên, tĩnh lặng và rất linh thiêng.

Để có một chuyến du lịch tại Đà Nẵng trọn vẹn nhất, bạn nên tìm cho mình một điểm lưu trú thích hợp. Vinpearl Đà Nẵng chắc chắn sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho mọi du khách. Đến với Vinpearl Đà Nẵng, bạn sẽ được tận hưởng không gian riêng tư tuyệt đối, hệ thống phòng nghỉ tiện nghi cùng rất nhiều các dịch vụ, tiện ích đạt chuẩn 5 sao.

Đặc biệt Vinpearl đang áp dụng chương trình MIỄN PHÍ đăng ký thẻ hội viên Pearl Club với các đặc quyền ưu đãi vô cùng hấp dẫn:

Giảm thêm 5% trên giá phòng tốt nhất

Giảm 5% dịch vụ ẩm thực tại Almaz Hà Nội, Vinpearl

Tích lũy nâng hạng và hàng loạt các ưu đãi khác

Nhà thờ Con Gà Đà Nẵng là điểm đến quen thuộc của các tín đồ Công Giáo và khách du lịch tứ phương. Với vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ và trang nghiêm của mình, nhà thờ Con Gà là địa điểm du lịch tâm linh vô cùng hấp dẫn. Còn chần chờ gì mà không lên lịch trình và đến khám phá nhà thờ Con Gà ngay thôi nào.

 

Đăng bởi: Hồ Lư

Từ khoá: Khám phá ngay kiến trúc độc đáo của nhà thờ Con Gà Đà Nẵng

Nhà Thờ Đức Bà – Khám Phá Kiến Trúc Tôn Giáo Độc Đáo Ở Hồ Chí Minh

Giới thiệu Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà toạ lạc tại số 1 Quảng trường Công xã Pari, Quận 1 được xây dựng dưới thời Đức giám mục Đức Giám mục Colombert, phụ trách giáo phận vào ngày 07/10/1877  theo đồ ăn của kiến trúc sư Bourard, một chuyên gia về các công trình kiến trúc tôn giáo. Sau gần 3 năm thi công, ngày 111/8/1880 nhà thờ chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà quận 1 là một công trình kiến trúc theo phong cách Roman có chiều dài 91, rộng 35,5m, vòm mái cao 21m, chiều cao của hai tháp vuông là 36,6m. Nhà thờ được trang trí độc đáo với 56 cửa kinh màu mô tả các nhân vật, sự kiện trong Kinh Thánh, 31 bông hồng tròn và 25 cửa sổ mắt bò.

Bên trong nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ được trang trí độc đáo với công trình kiến trúc theo phong cách Roman

Bên trong nhà thờ Đức Bà được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ và hai dãy nhà nguyện. Tổng chiều dài thánh đường là 93m, chiều ngang rộng nhất là 35m, cao21m, có sức chứa lên tới 1.200 người.

Bên trong nhà thờ Đức Bà

Thánh đường có hai hàng cột chính hình chữ nhật, mỗi bên có 6 chiếc, tượng trưng cho 1 vị thánh tông đồ của chúa. Sau cột chính là hành lang, qua hành lang là những nhà nguyện nhỏ với các bàn thờ nhỏ (hơn 20 bàn thờ) cùng các bệ thờ và tượng thánh bằng đá trắng. Bàn thờ Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch có hình sáu thiên thần khắc trực tiếp vào khối đã đỡ lấy mặt bàn thờ.

Trên tường được trang trí bằng 56 ô cửa kính mô tả các nhân vật, sự kiện trong Kinh Thánh, 31 hình bông hồng tròn và 25 cửa sổ mắt bò nhiều màu sắc ghép lại. Nhìn lên tường, du khách sẽ thực sự  thấy thích thú với những mảnh ghép sắc màu và ý nghĩa này. Toàn bộ các đường nét, hoa văn trang trí đều tuân thủ theo thức Roman và Gotich tôn nghiêm mà trang nhã.

Các đường nét, hoa văn trang trí đều tuân thủ theo thức Roman và Gotich tôn nghiêm mà trang nhã.

Bên trong nhà thờ Đức Bà được thắp sáng bằng đèn điện từ khi khánh thành cho tới ngày nay. Ban ngày, với sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc, những ô cửa kính, ánh sáng tự nhiên khiến cho thánh đường trở nên an nhiên và thánh thiện với ánh sáng nhẹ, êm dịu.

Nhà thờ được thắp sáng bằng đèn điện từ với sự kết hợp hài hoà giữa

kiến trúc tạo nên ánh sáng nhẹ, êm dịu

Kiến trúc nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà được thiết kế theo lối kiến trúc tôn giáo độc đáo mang những nét đặc trưng của công giáo. Phía  trên cửa chính có gác đàn với cây đàn organ ống, một trong hai cây đàn cổ nhất Việt Nam hiện nay. Đàn được các chuyên gia nước ngoài làm thủ công thiết kế riêng để khi đàn âm thanh vang vọng để cả nhà thờ nghe. Thân đàn cao khoảng 3m, ngang 4m và chiều dài 2m. Cây đàn hiện nay đã hỏng hoàn toàn do các phím bị mòn theo thời gian.

Ngoài ra, nhà thờ còn có 2 tháp chuông cao 57 có mái che, gồm 6 chuông lớn (sol: 8.785kg, la: 5.931kg, si: 4.184kg, đô: 4.315kg, rê: 2.194, mi: 1.646kg), gồm sáu âm, nặng tổng cộng 28,85 tấn, đặt dưới hai lầu chuông. Đặc biệt, chuông sol nặng nhất chỉ ngân lên mỗi năm một lần vào đêm Giao thừa Tết Nguyên đán. Các chuông được điều khiển bằng điện từ. Ngày thường, thánh đường đổ chuông mi lúc 5h sáng, rê lúc 16h15. Ngày lễ và chủ nhật, nhà thờ đổ ba chuông theo hợp âm Mi, Re và Do

Bộ chuông này được chế tạo ở Pháp và có những họa tiết rất tinh xảo

Đặc biệt, nhà thờ còn có bộ đồng hồ trước vòm mái cách mặt đất chừng 15m, giữa hai tháp chuông được chế tạo tại Thụy Sĩ năm 1887, hiệu R.A, cao khoảng 2,5m, dài khoảng 3m và ngang độ hơn 1m, nặng hơn 1 tấn.

Đồng hồ được chế tạo tại thụy sĩ năm 1887

Phía trước thánh đường là công viên 4 con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá. Trung tâm là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay Nữ vương Hòa bình) cao 4,6m, nặng 8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý. Tượng Đức Mẹ được tạc trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hoà bình.

Ở giữa trung tâm là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay Nữ vương Hòa bình)

Khám phá nhà thờ Đức Bà Sài Gòn bạn sẽ được giảng giải về ý nghĩa của lối kiến trúc độc đáo này. Hãy một lần lắng tậm đến nhà thờ Đức bà để tâm hồn được thư thái và nhẹ nhàng hơn.

Đăng bởi: Dương Phạm

Từ khoá: Nhà thờ Đức Bà – Khám phá kiến trúc tôn giáo độc đáo ở Hồ Chí Minh

Ghé Thăm Mộ Ông Ích Khiêm Đà Nẵng, Chiêm Ngưỡng Kiến Trúc Cực Độc Đáo

Cùng với nhiều địa danh nổi tiếng khác, mộ Ông Ích Khiêm Đà Nẵng là một trong những địa điểm tham quan lịch sử hấp dẫn được nhiều du khách quan tâm. Nếu có dịp du lịch Đà Nẵng, bạn hãy dành thời gian ghé thăm khu di tích để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp và đóng góp của Ông Ích Khiêm.

1. Ông Ích Khiêm là ai? 

Đà Nẵng là cái nôi sản sinh ra nhiều hiền tài cho đất Việt, trong số đó phải kể danh tướng lẫy lừng dưới triều Nguyễn – Ông Ích Khiêm. Để tưởng nhớ công ơn của ông, người dân Đà Nẵng đã xây dựng khu lăng mộ rất khang trang.

Ông Ích Khiêm sinh ngày 25 tháng 1 năm 1829 tại khu vực Phong Lệ Bắc, Hòa Thọ Đông, Cẩm Lệ,Đà Nẵng. Xuất thân từ gia đình làm nông, thế nhưng từ thuở ấu thơ ông đã nổi tiếng thông minh, lanh lợi.

Năm 1847, ông được bổ làm Tri huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương sau khi đỗ cử nhân tại kỳ thi Hương ở Bình Định. Ông Ích Khiêm được biết đến là người văn võ song toàn, tính cách khẳng khái, chính trực và rất mực thương yêu nước thương dân.

Đường quan lộ của Ông Ích Khiêm cũng khá gian nan, nhiều lần bị cách chức rồi phục chức, chức quan cao nhất của ông là Tả thị lang Bộ binh. Cả cuộc đời và sự nghiệp của ông là tấm gương sáng cho thế hệ muôn đời sau noi theo.

Năm 1884, ông qua đời và được đưa về an táng tại quê hương. Tại đây, người dân và chính quyền địa phương đã dựng lên khu lăng mộ để tỏ lòng biết ơn với vị tướng anh hùng, tài giỏi của dân tộc.

Bên cạnh đó, để tưởng nhớ công ơn của vị danh tướng này, tại Đà Nẵng có rất nhiều con đường mang tên ông như: Ông Ích đường Cẩm Lệ Đà Nẵng, Ông Ích Khiêm Hải Châu Đà Nẵng, Ông Ích Khiêm Thanh Khê Đà Nẵng…

2. Mộ Ông Ích Khiêm Đà Nẵng ở đâu?

Địa chỉ: Nghĩa trang Hòa Thọ, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng 

Mộ Ông Ích Khiêm Đà Nẵng cách trung tâm thành phố 11km về phía Tây Nam. Du khách chỉ mất từ 15 – 20 phút để di chuyển đến đây tham quan và khám phá.

3. Mộ Ông Ích Khiêm Đà Nẵng có gì đặc biệt? 

Mộ Ông Ích Khiêm Đà Nẵng được xây dựng từ năm 1938, trải qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, khu lăng mộ vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm. Không chỉ mang ý nghĩa lịch sử cao cả mà từ lâu nơi đây đã trở thành một trong những địa điểm du lịch Đà Nẵng quen thuộc dành cho du khách khi có dịp đến với thành phố này.

Du khách đến mộ Ông Ích Khiêm Đà Nẵng sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc đặc sắc và được tìm hiểu thêm về cuộc đời – sự nghiệp của vị tướng anh hùng lừng danh đất Việt.

Tuy quy mô không quá bề thế nhưng khu lăng mộ Ông Ích Khiêm với kiến trúc được xây theo hình bát giác khá độc đáo đã thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách. Khu lăng mộ có tường bao xung quanh mộ cao 0,72m, chiều dài từ cổng vào là 13,8m, chiều rộng 6,1m.

Phía trước khu mộ là gian nhà, bên trong có tấm bia làm từ đá cẩm thạch được điêu khắc hình rồng phụng và hoa lá vô cùng kỳ công và tỉ mỉ. Ngoài ra, nơi đây còn có khu nhà tưởng niệm để du khách ghé vào dâng hương, tưởng nhớ công ơn vị anh hùng Ông Ích Khiêm.

Để hành trình khám phá Đà thành trọn vẹn, bạn cần chọn cho mình địa chỉ lưu trú chất lượng. Hệ thống khách sạn/resort Vinpearl tại Đà Nẵng là một trong những lựa chọn nghỉ dưỡng hoàn hảo dành cho mọi du khách.

Nơi đây với tiện nghi cao cấp, không gian sang trọng đạt chuẩn 5 sao cùng vị trí tọa lạc đắc địa sẽ đem đến thời gian nghỉ dưỡng tuyệt vời và thuận tiện cho du khách trong hành trình di chuyển đến các điểm tham quan và điểm ăn chơi nổi tiếng tại Đà thành.

Cùng với các địa điểm du lịch Đà Nẵng nổi tiếng khác, mộ Ông Ích Khiêm Đà Nẵng đã trở thành điểm đến mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị trong hành trình khám phá dải đất miền Trung. Không chỉ hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp lẫy lừng của danh tướng lừng danh dưới triều Nguyễn, du khách đến đây còn được chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc cổ kính, uy nghiêm và vô cùng độc đáo.

Đăng bởi: Lớp Lạng Sơn 2023 Đại Học GDTH

Từ khoá: Ghé thăm mộ Ông Ích Khiêm Đà Nẵng, chiêm ngưỡng kiến trúc cực độc đáo

Lăng Mộ Tần Thủy Hoàng – Kiến Trúc Độc Đáo

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở đâu?

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc nằm ở phía Bắc núi Lý Sơn; thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố Tây An 50 km về phía Đông. Nơi đây được bao quanh lăng mộ là núi Linh Sơn và sông Vỹ; và được xây ở vị trí chính giữa mắt rồng, tương truyền rất linh thiêng.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một trong những phát hiện khảo cổ vĩ đại nhất thế giới; đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987. Khu lăng mộ là khu bảo tồn văn vật quan trọng cấp quốc gia của Trung Quốc. Chính vì thế mà nơi đây được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến; để khám phá và có được trải nghiệm thú vị ở đây.

Lịch sử lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Khu lăng mộ của vị Hoàng đế của Trung Quốc được xây dựng trong khoảng thời gian; từ năm 246 đến 208 trước Công Nguyên. Nơi đây dùng để chứa các kho báu có giá trị về mặt lịch sử và kinh tế.

Để tìm được địa điểm lăng mộ của vị vua nổi tiếng Tần Thủy Hoàng thì không đơn giản chút nào. Có nhiều chuyên gia khảo cổ; các đội tìm kiếm chuyên nghiệp truy tìm các dấu vết xác định địa chỉ lăng mộ. Những vào năm 1974, khi một số người dân đào giếng gần Tây An; phát hiện ra binh sĩ được nung đất với kích thước như người. Về sau được chính phủ Trung Quốc nghiên  cứu, khai quật thêm.

Nhiều người đã mất mạng trong quá trình xây dựng lăng mộ để đời của Tần vương.  Những người thợ và nghệ nhân tham gia chế tác các bức tượng binh sĩ đất nung; và nhiều đồ vật tinh xảo bị chôn sống hoặc giết hại; để bảo vệ bí mật vị trí của ngôi mộ và những kho báu khổng lồ; được bồi táng bên trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.

Vẫn chưa chạm đến ngôi mộ trung tâm 

Khi chết, Tần Thủy Hoàng được chôn trong một lăng mộ phức tạp nhất từng được xây dựng ở Trung Quốc. Nằm ở phía bắc núi Ly Sơn, tỉnh Thiểm Tây; nó là một khối kiến trúc chìm dưới đất đầy phức tạp; chứa mọi thứ hoàng đế cần cho “cuộc sống” sau khi chết. Vào năm 1974, một số nông dân đang đào giếng gần Tây An đã ngạc nhiên; khi tìm thấy một trong những phát hiện chấn động nhất trong lịch sử khảo cổ.

Sau tượng binh sĩ bằng đất với kích thước như người thật đầu tiên; họ khám phá ra một đội quân với hàng ngàn tượng khác; với mỗi tượng mang đặc điểm riêng, từ quần áo, tóc tai và nét mặt. Trong gần 4 thập niên, các nhà khảo cổ học làm việc liên tục tại nơi này.

Cho đến nay, họ tìm được khoảng 2.000 tượng binh sĩ; nhưng giới chuyên gia ước tính phải có hơn 8.000 tượng tổng cộng. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa chạm đến ngôi mộ trung tâm; nơi có cung điện chứa xác Tần Thủy Hoàng.

“Quả đồi lớn, nơi vị hoàng đế được chôn – chưa có ai từng chạm đến được”; NBC News dẫn lời chuyên gia khảo cổ Kristin Romey; cố vấn cho cuộc triển lãm chiến binh đất sét ở thành phố New York. Theo ông, một phần do người Trung Quốc kính trọng tiền nhân; nhưng lý do lớn hơn là chưa có công nghệ nào trên thế giới; hiện có thể xâm nhập và khám phá nơi này.

Bí ẩn nỏ thời Tần

Trong nhiều năm, không có bằng chứng cho việc lăng mộ của Tần Thủy Hoàng từng bị đào xới. Người ta cho rằng tuyến phòng thủ đầu tiên trong lăng mộ là dùng cát tạo thành một “biển cát” ở xung quanh; khiến những kẻ trộm mộ không thể xâm nhập bằng cách đào hố.

Dù đã vượt qua phòng tuyến thứ nhất, kẻ trộm mộ cũng không chắc mình có thể sống sót không; khi tiến sâu vào bên trong. Ghi chép cổ đại cho biết có rất nhiều cửa, các lối đi, đều ẩn giấu những chiếc nỏ. Một khi chạm vào, nỏ sẽ tự động bắn hạ kẻ xâm nhập; ngoài ra còn có những cạm bẫy khác.

Bên trong hố của độ quân đất nung, các nhà khảo cổ từng khai quật được một cái nỏ cực mạnh. Tầm bắn 831,6 mét, sức căng hơn 738 pounds (khoảng 334 kg), chỉ dựa vào lực cánh tay người thì không thể kéo ra. Nếu trang bị mũi tên bắn theo chùm hoặc từng cái liên tiếp thì có thể tự bảo vệ mà không cần người vận hành. Đây là vũ khí chống trộm tự động sớm nhất trong lịch sử. Cả 2000 năm trước, nhà Tần sao có thể sáng tạo loại vũ khí tối tân như vậy?

Một câu hỏi quan trọng là: Những chiếc nỏ được bố trí ở đâu? Làm thế nào để dò rõ được những cạm bẫy nguy hiểm trong lăng mộ? Nếu thật sự khám phá toàn bộ lăng bộ, thì nhưng vũ khí phòng xâm nhập liệu còn đang hoạt động?

Dòng sông thủy ngân

“Sử ký” ghi chép lăng mộ có “Thượng cổ thiên văn, hạ cổ địa lý”. Một cách giải thích là đỉnh của lăng mộ đối ứng với các vì tinh tú thiên văn vào thời điểm đó. Nhân công dùng những viên đá quý và dạ minh châu để xây trời trăng sao, còn dưới mặt đất là con sông thủy ngân ngầm. “Thiên văn” và “Địa lý” của người xưa khác với con đường phát triển của khoa học hiện đại ngày nay.

Người xưa tôn kính Thần Phật, thường sử dụng chiêm tinh để dự đoán nhân thế biến đổi, cát hung họa phúc. Bậc đế vương quan sát thiên tượng, coi đó là ý Trời để trị quốc. Ngay cả dân chúng thông thường cũng thông qua thiên tượng mà tự đoán vận mệnh của chính mình. Nghiên cứu cho thấy hàm lượng thủy ngân trong vùng lân cận lăng mộ Tần Thủy Hoàng cao gấp 8 lần so với các khu vực khác, càng xuống sâu, hàm lượng càng cao.

Điều kỳ lạ hơn nữa là bản đồ phân bố thủy ngân trong Lăng mộ giống hình ảnh bản đồ nhà Tần sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc. Giải thích theo ghi chép của Tư Mã Thiên, lăng mộ Tần Thủy Hoàng lấy thủy ngân đổ vào làm các dòng sông giang hà, biển lớn, dùng một loại cơ giới thúc đẩy thủy ngân lưu động (quán thâu), lại dùng chính dòng thủy ngân để khiến bộ cơ giới này hoạt động, có thể đạt tới thủy ngân lưu động không ngừng.

Kiến trúc lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Được thiết kế giống như Kim Tự Tháp, có chiều cao 76m và rộng gần 350m2. Đặc biệt, khu lăng mộ được thiết kế như một tổ hợp các cung điện đền đài được bao quanh bởi những thành quách.

Khu lăng mộ xây dựng suốt 36 năm, được chia thành hai phần nội thành hình vuông và ngoại thành có hình chữ nhật. Phía Nam lăng viên là khu mộ táng. Nấm mồ có hình nón 4 cạnh. Mộ chôn cất sâu, trong quan ngoài quách, chứa rất nhiều đồ châu báu trong cung.

Ngoài ra, lăng mộ được thiết kế không có cửa ra vào những bất khả xâm phạm với vô số mũi tên tự động được bắn ra khi có kẻ tiếp cận. Hệ thống bẫy rập rắc rối và bí ẩn bên trong lăng mộ lấy mạng bất cứ kẻ nào xâm nhập. Bên trong lăng mộ còn được bố trí dòng sông thủy ngân.

Những di sản được tìm thấy ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Ngoài những binh sĩ bằng đất nung, người ta còn tìm thấy tượng của quân sư, quan lại, nhạc công, thậm chí cả động vật… tạo thành một thế giới hoàn hảo cho Tần Thủy Hoàng trị vì ở thế giới bên kia.

Với quân đội bằng đất nung khổng lồ được xây dựng để đi cùng ông khi mất. Mỗi bức tượng lại mang gương mặt với nhiều cảm xúc khác nhau. Với những binh khí được tìm thấy bằng đồng xanh được phát hiện trong lăng mộ này như kiếm, giáo mác, mũi tên,…

Sau khi tham quan lăng mộ xong, du khách có thể ghé qua bảo tàng được xây dựng gần khu vực khai quật. Đây là nơi trưng bày các cổ vật sau khi được khai quật để du khách chiêm ngưỡng hơn 7.000 binh sĩ đứng gác với ngựa, xe và vũ khí chiến tranh.

Đăng bởi: Phú Nguyễn Thị

Từ khoá: Lăng mộ Tần Thủy Hoàng – Kiến trúc độc đáo

Làng Đất Sét Đà Lạt – Độc Đáo Với Kiến Trúc Điêu Khắc Khổng Lồ

Đường hầm đất sét được làm hoàn toàn làm từ đất sét và được chạm trổ công phu bởi những nghệ nhân hàng đầu. Tới nơi này, bạn sẽ được trải nghiệm quá trình hình thành và phát triển của Đà Lạt từ xa xưa đến nay.

Những thông tin cơ bản về Làng đất sét Đà Lạt Địa chỉ đường hầm đất sét Đà Lạt ở đâu?

Đường hầm điêu khắc thuộc khu du lịch Đà Lạt Star (nằm ở cuối Hồ Tuyền Lâm), Phường 4, Thành phố Đà Lạt. Cách trung tâm thành phố khoảng 15km – ứng với 30p di chuyển bằng ô tô.

Để di chuyển tới nơi này cũng không quá khó, bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân, taxi/grab hoặc xe khách để tới nơi này.

Taxi: Nếu bạn không di chuyển bằng phương tiện cá nhân thì có thể sử dụng xe taxi để di chuyển tới thác thì sẽ có giá khoảng 200.000VNĐ trở xuống nếu đi từ chợ Đà Lạt tới thác. Số điện thoại hãng taxi tại Đà Lạt:

Đà Lạt Taxi: 02633 666 888 – 02633 55 66 55.

Lado Taxi: 02633 666 777.

Red Star Taxi: 02633 95 95 95.

Giá vé và giờ mở cửa của làng đất sét

Giá vé đường hầm đất sét được áp dụng từ năm 2023: 40.000đ/người lớn, 20.000đ/trẻ em.

Đường hầm mở vào lúc 7 giờ 30 phút sáng và đóng cửa vào lúc 17 giờ chiều và mở tất cả các ngày trong tuần.

Hành trình xây dựng đường hầm điêu khắc

Tác giả của đường hầm hoàn toàn làm bằng đất sét này là anh Trịnh Bá Dũng, anh từng tốt nghiệp Đại học Hàng Hải và có 3 năm du học tại Đức chuyên ngành quản trị kinh doanh. Nhưng đam mê kiến trúc luôn cháy bỏng đã thôi thúc anh dành nhiều thời gian để nhào nặn và điêu khắc. Dù vậy thành quả vẫn chưa tới nên anh quyết định rời Sài Gòn lên Đà Lạt học cách pha đất sét. Trong một lần trò chuyện với bạn người anh đã nảy ra ý tưởng làm con đường đất sét này và bắt tay vào thực hiện từ những năm 2007. Và làng đất sét Đà Lạt cũng bắt đầu được hình thành từ đó.

Anh Trịnh Bá Dũng – Nguồn: Petrotimes

Năm 2010, trong thời gian bắt đầu thực hiện dự án, thời tiết Đà Lạt lúc đó mưa rất nhiều và những công trình bị hỏng liên tục. Đường hầm đào bị ngập, nước ở núi thấm vào lòng đất, các tác phẩm bị lở liên tục, buộc phải phá đi làm lại. Do đó, anh đã dày công tìm cách pha chế và làm cứng đất để ứng dụng. Bởi vậy những đường hầm điêu khắc bằng đất sét tưởng chừng như mềm yếu ấy lại có thể đứng vững trước mưa gió, bão bùng. Sau bao khó khăn thì nơi này mới được hoàn thành với chiều dài 2.000m, số tiền đầu từ lên đến 300 tỷ đồng.

Giải mã công trình đường hầm Đất Sét Đà Lạt

Tổng thể công trình có 3 giai đoạn kể lại sự hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt:

Thuở hoang sơ

Đường hầm thủa ban sơ – Nguồn: Ksdalat

Bước vào cổng đường hầm đất sét, khách tham quan sẽ thấy ngay cảnh Đà Lạt từ thuở còn hoang sơ, có đá và nước, có rồng thiêng… “gã khùng” đã lồng hình ảnh của bầy khỉ 1.000 năm xưa vào triết lý “Tam không” của nhà Phật. Sau thời gian dài, loài người tiến hóa và người dân tộc, người bản địa xuất hiện. Những bộ tộc người Cho, Chu-Ru, Xờ-Ri… cùng sinh sống trên mảnh đất Đà Lạt.

Giai đoạn người Pháp ( đặc biệt là Yersin) phát hiện ra Đà Lạt

Tất cả đã được tái hiện lại từ những hình ảnh sinh hoạt đời thường của người bản địa tới các ngôi nhà đơn sơ đến công trình kiến trúc phong cách châu Âu như ga xe lửa, dinh Bảo Đại, viện Pasteur, trường Lycée, đại học Đà Lạt, nhà thờ Con Gà, khách sạn Palace, giáo hoàng học viện, chùa Linh Sơn, cầu Ông Đạo, chợ Đà Lạt,…

Giai đoạn người Pháp phát hiện ra đường hầm – Nguồn: Chudu24

Giai đoạn Đà Lạt hiện tại và tương lai: Với nhiều kiến trúc mới như: Sân bay Liên Khương, đường cao tốc, hồ Tuyền Lâm, thung lũng Tình yêu,… Một Đà Lạt hiện đại, nhộn nhịp nhưng vẫn giữ nguyên được cuộc sống yên bình, hài hòa với thiên nhiên và trở thành thiên đường nghỉ dưỡng số 1 tại Việt Nam.

Kỷ lục của đường hầm điêu khắc

Làng đất sét Đà Lạt xác nhận nhiều kỷ lục Việt Nam trong đó có kỷ lục về ngôi nhà làm từ đất đỏ bazan không nung đầu tiên có phong cách độc đáo nhất cả nước. Hay ngôi nhà đất đỏ bazan không nung có đắp nổi hình bản đồ Việt Nam, có diện tích lớn nhất Việt Nam ( trong đó có sự xuất hiện hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên mái nhà, khẳng định là lãnh thổ Việt Nam) – Đây là căn nhà không chỉ mang tính chất về nghệ thuật mà còn là lòng tự hào, nhân văn cao cả.

Ngôi nhà làm bằng đất đỏ – Nguồn: Tourdulich

Không chỉ tái hiện lại những hình ảnh thân thuộc gắn liền với thành phố Đà Lạt mà nơi đây còn có nhiều tác phẩm điêu khắc đậm chất nghệ thuật như: Sự tích “Cá ăn kiến, kiến ăn cá”, chuông khổng lồ, nhà thờ, bài hát “Ai lên xứ hoa đào”, chiếc vespa khổng lồ, bảng chữ cái,…

Đường hầm điêu khắc là địa danh du lịch nổi tiếng bởi không gian, chất liệu độc đáo. Không chỉ tái hiện lại Đà Lạt qua những năm tháng lịch sử mà còn mang tới cho du khách những trải nghiệm khó quên với đất sét hấp dẫn du khách. Đừng quên theo dõi chúng tôi và cập nhận những thông tin du lịch thú vị nhất.

Đăng bởi: Lê Vũ Phan

Từ khoá: Làng đất sét Đà Lạt – Độc đáo với kiến trúc điêu khắc khổng lồ

Khám Phá Nét Độc Đáo Của Ngôi Đền Meiji

Khác với những ngôi đền thờ các vị thần ở Nhật Bản, đền Meiji Jingu thờ Thiên Hoàng Minh Trị Meiji Tenno và Hoàng Thái Hậu Shoken Kotaigo, được xây vào năm 1920 ở ngay Shibuya, Tokyo – khu phố đông đúc bậc nhất xứ sở hoa anh đào. 

Được biết đến là ngôi đền Shinto vĩ đại nhất của Tokyo được dành cho Hoàng đế Meiji và Hoàng hậu Shōken. Xây dựng vào năm 1920, ngôi đền đã bị phá hủy trong các cuộc không kích thế chiến II và xây dựng lại vào năm 1958. Tuy nhiên, không giống như nhiều cuộc tái tạo sau chiến tranh của Nhật Bản, Meiji-jingu phục dựng lại vẫn mang cảm giác đích thực, du khách vẫn cảm nhận được sự cổ kính vốn có và phảng phất quá khứ trong ngôi đền này.

Đền Meiji nằm trong khu rừng có diện tích lên tới 70 hecta. Bao phủ bởi một rừng cây xanh với 120 ngàn cây thuộc 365 giống loài khác nhau đến từ khắp nơi của Nhật Bản – nhân dịp thành lập đền người dân và quan liêu từ mọi vùng trong đất nước dành tặng ngôi đền. Cây thông gỗ 12m cao chót vót đánh dấu lối vào được tạo ra từ một cypus 1500 năm tuổi của Đài Loan.

Thời gian thăm viếng của du khách từ 8 giờ sáng hoặc 2 giờ chiều để bắt kịp lễ nikkusai diễn ra hai lần hàng ngày, lễ nghi thực phẩm và cầu nguyện cho các vị thần. Trước khi đến sảnh chính, du khách thường tự tẩy rửa bằng cách đổ nước vào tay theo temizuya. Để thực hiện nghi lễ chào chính thức, ném đồng xu năm đô la vào hộp, cúi hai lần, vỗ tay hai lần và rồi lại cúi đầu.

Ở bên phải ngôi đền chính, bạn sẽ thấy kiosks bán ema (bảng gỗ mà trên đó được viết lời cầu nguyện) và omamori (charms). Ngôi đền chính chỉ chiếm một phần nhỏ trong quần thể di tích nằm rải rác trong rừng.

Meiji-jingu từng là đất của đế quốc; vị hoàng đế Meiji đã tự thiết kế khu vườn iris thuộc ngôi đền này để làm hài lòng hoàng hậu. Khu vườn ấn tượng nhất khi hoa nở rộ vào tháng Sáu. Vào dịp này khách đi du lịch Nhật Bản đổ về đông đúc để chiêm ngưỡng khu vườn đến độ rực sắc.

Ngôi đền Meiji còn được biết đến với sự kiện lễ hội Bugaku và Hanabusa (Yabusame), triển lãm các sản phẩm đặc biệt của quốc gia và hoa cúc.

Vào đầu năm mới, tại ngôi đền diễn ra lễ hội cầu cho việc làm ăn phát đạt, du khách có thể tham gia và viết lên tấm thẻ lời nguyện xin hoặc đặt lễ tùy tâm. Lễ hội bắt đầu từ 1h00 ngày đầu năm mới tại Kaguraden. Hãy tận hưởng một ngày mùa thu ấm áp và ý nghĩa với gia đình, bạn bè của bạn.

Đăng bởi: Vân Thiên

Từ khoá: Khám Phá Nét Độc Đáo Của Ngôi Đền Meiji-Jingu Ở Nhật Bản

Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Phá Ngay Kiến Trúc Độc Đáo Của Nhà Thờ Con Gà Đà Nẵng trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!