Xu Hướng 10/2023 # Hướng Dẫn Tự Làm Bột Ăn Dặm Cho Bé Tại Nhà Đơn Giản # Top 13 Xem Nhiều | Fply.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Hướng Dẫn Tự Làm Bột Ăn Dặm Cho Bé Tại Nhà Đơn Giản # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Tự Làm Bột Ăn Dặm Cho Bé Tại Nhà Đơn Giản được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bột ăn dặm chế biến sẵn vô cùng tiện lợi, cung cấp nguồn dinh dưỡng đa dạng đầy đủ cho bé. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng vẫn cho rằng các bà mẹ nên tự làm bột ăn dặm cho bé tại nhà, như vậy sẽ đảm bảo độ an toàn cao hơn, phù hợp với khẩu vị của bé và đặc biệt tiết kiệm chi phí hơn. 

1. Cách chọn bột ăn dặm cho bé tại nhà

Bột ăn dặm cho bé phải đảm bảo các tiêu chí như:

– Phù hợp với giai đoạn phát triển của bé: Khi bé mới khởi động ăn dặm thì mẹ chỉ nên chọn các loại bột ngũ cốc, bột rau củ,… Chúng có vị nhạt, ngọt nhẹ giống như sữa mẹ nên bé dễ dàng làm quen được. 

– Đảm bảo giá trị dinh dưỡng: Bột ăn dặm cho bé phải có đầy đủ các loại vitamin K, A, B và các khoáng chất khác như canxi, magie, chất xơ, phốt pho, các axit amin,… để bé ăn ngon miệng hơn, hấp thụ tốt và hỗ trợ tổng hợp canxi nếu cơ thể bé không tự thực hiện được trong giai đoạn phát triển quan trọng này. 

– An toàn tự nhiên, rõ ràng nguồn gốc xuất xứ: Hệ tiêu hóa của bé rất dễ bị tổn thương nếu bột ăn dặm cho bé có dư lượng thuốc trừ sâu hoặc chất bảo quản. Chính vì thế mẹ cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề này khi chọn bột ăn dặm cho bé. 

Nên chọn loại bột có nguồn gốc tự nhiên, sản xuất bởi các thương hiệu uy tín lâu đời. Đặc biệt được sản xuất trên công nghệ thủy phân tinh bột để bé dễ nuốt và dễ tiêu hóa hơn. 

2. Cách tự làm bột ăn dặm cho bé tại nhà

Có vô vàn cách để mẹ tự làm bột ăn dặm cho bé tại nhà, tạo nên thực đơn phong phú hấp dẫn giúp bé thích thú hơn với việc ăn dặm, đảm bảo đủ dưỡng chất cho bé phát triển khỏe mạnh trong những năm tháng đầu đời.

#1. Bột ăn dặm cho bé tại nhà với bí đỏ

Chuẩn bị nguyên liệu: 20g bột gạo, 30g bí đỏ, 15g sữa bột, 1 ít dầu ăn

Cách chế biến:

Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi cho vào nồi hấp chín, nghiền nhuyễn thành bột mịn

Bột gạo đem hòa tan với nước lạnh cho tan hết, sau đó cho bí đỏ vào khuấy đều.

Cho hỗn hợp vào chiếc nồi nhỏ trên bếp và đun với lửa vừa để bột không bị cháy. Khuấy bột liên tục cho đến chín thì cho sữa bột và dầu ăn vào, tắt bếp và múc ra chén nhỏ để nguội rồi cho bé ăn. 

#2. Bột ăn dặm cho bé tại nhà với lòng đỏ trứng gà

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 quả trứng gà, 20g bột gạo và vài cọng rau cải ngọt

Cách chế biến:

Trứng gà tách lấy lòng đỏ rồi đánh tan

Rau cải ngọt rửa sạch, cắt nhỏ. Luộc rau với nước sôi cho đến khi mềm, sau đó vớt ra và dùng muỗng nghiền nhuyễn đến mức nhỏ nhất có thể, tốt nhất nên xay bằng máy xay và lọc qua rây.

Bột gạo đem hòa tan với nước, sau đó tiếp tục cho lòng đỏ trứng gà vào khuấy đều. Cho hỗn hợp lên bếp đun sôi, liên tục khuấy đều cho đến khi chín thì cho rau vào và tắt bếp. 

#3. Bột ăn dặm cho bé tại nhà với thịt bò rau mồng tơi

Chuẩn bị nguyên liệu: 20g bột gạo, 30g thịt bò, vài chiếc lá mồng tơi và 1 thìa dầu ăn

Cách chế biến:

Thịt bò rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn

Rau mồng tơi rửa sạch, luộc chín rồi sau đó cũng cho vào máy xay nhuyễn

Bột gạo đem hòa tan với nước rồi cho lên bếp đun sôi, khuấy đều cho đến khi chín và cho thịt bò, rau mồng tơi vào. Khi hỗn hợp chín hoàn toàn thì tắt bếp, múc ra chén để nguội cho bé ăn. 

#4. Bột ăn dặm cho bé tại nhà với thịt gà bí đao

Chuẩn bị nguyên liệu: 20g bột gạo, 30g thịt bò, 30g bí đao và 1 thìa dầu ăn

Cách chế biến:

Thịt gà rửa sạch, băm thật nhuyễn rồi cho vào một bát nước sôi, dùng đũa đánh tan để thịt không bị vón cục. 

Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, luộc chín và dùng muỗng tán nhuyễn

Bột gạo hòa tan với nước và cho lên bếp đun sôi, khi bột chín thì cho thịt gà và bí đao vào khuấy đều. Khi hỗn hợp chín thì cho dầu ăn vào rồi tắt bếp.

Lazada

Shopee

Lời kết

Đồng thời mẹ cũng nên nhớ cần vệ sinh tay và các dụng cụ nấu thật sạch sẽ để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé. Tuân thủ các nguyên tắc ăn dặm của các chuyên gia dinh dưỡng. Không mua và sử dụng các loại bột ăn dặm chế biến sẵn kém chất lượng bán tràn lan trên thị trường.

Cuối cùng, chúc bé yêu của mẹ luôn phát triển khỏe mạnh!

Đánh giá bài viết

Cách Làm Đậu Hũ Non Cho Bé Ăn Dặm Ngon Tại Nhà

Đậu hũ non là một dạng chế biến đặc biệt từ đậu hũ thông thường, rất dễ ăn và chế biến. Cách làm đậu hũ non không hề phức tạp mà bạn có thể dễ dàng tạo ra chỉ bằng một số nguyên liệu cơ bản không hề dùng thạch cao.

Sự khác biệt giữa đậu hũ non và đậu hũ thông thường

– Đậu hũ non ngoài việc được làm bằng hạt đậu nành như đậu hũ thông thường, nó còn được tạo nên từ gelatin để tăng sự béo ngậy và tan mềm khi ăn.

– Làm đậu hũ non không cần phải chế biến nước chua giống như đậu hũ thông thường.

– Lớp vỏ của đậu hũ thông thường sẽ dày, rắn và khiến miếng đậu khó vỡ khi chiên. Còn đậu hũ non không hề có lớp vỏ ngoài, miếng đậu rất mềm mịn, dễ vỡ, dễ bị dính chảo khi chiên.

– Đậu hũ non có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn so với đậu hũ thông thường, do đó chúng rất được các bà mẹ ưa chuộng để làm thành các món ăn dặm cho trẻ.

Nguyên liệu làm đậu hũ non

– Đậu nành: 300g (đã đãi vỏ)

– Gelatin: 15g (dạng lá)

– Muối: 1 thìa cà phê

– Nước lạnh sạch: 1-1,2 lít

– Nước đá: 1 bát con

– Nước tương, hành lá, gừng thái sợi để ăn kèm nếu cần

– Dụng cụ chế biến: Nồi, khuôn, máy xay, túi vải lọc,…

Cách làm đậu hũ non dễ dàng nhất

Bước 1: Đậu nành ngâm nước để qua đêm cho hạt mềm và nở ra. Loại bỏ đi hạt lép, không nở sau khi ngâm.

Bước 2: Cho đậu nành vào máy xay cùng với nửa lít nước, tiến hành xay nhuyễn mịn. Bạn nên chia thành 2 lượt xay đậu để đảm bảo việc xay nhuyễn.

Bước 3: Đổ phần đậu nành và nước đã xay nhuyễn vào một túi lọc, lọc lấy phần nước đậu và bỏ phần bã đi.

Bước 4: Lá gelatin đem cắt nhỏ rồi ngâm trong bát nước đá lạnh cho mềm ra khoảng 10-15 phút.

Bước 5: Cho sữa đậu đã lọc vào nồi để nấu sôi với lửa nhỏ. Thêm 1 thìa cà phê muối vào để nấu, hớt hết bọt nổi lên trên khi sôi để cho trong nước.

Bước 6: Sau khi đun khoảng 20-30 phút, bạn thấy không còn bọt nổi lên khi sữa đậu sôi thì tắt bếp. Cho gelatin vào nồi sữa đậu rồi khuấy cho tan đều.

Bước 7: Đỗ hỗn hợp sữa đậu thành phẩm ra khuôn cho nguội bớt. Kế đến bạn cho khuôn vào ngăn mát của tủ lạnh từ 5-6 tiếng để đậu hũ non đông lại.

Mẹo chiên đậu hũ non giúp không bị vỡ

– Tạo một lớp vỏ ngoài cho đậu hũ non: Sử dụng lòng đỏ trứng gà, bột chiên xù và bột chiên giòn để tạo thành lớp vỏ ngoài bao bọc miếng đậu. Như vậy khi chiên sẽ không thể bị vỡ, trái lại giúp món ăn trở nên ngon hơn.

– Sử dụng chảo chống dính: Bạn cần lựa chọn loại chảo chống dính tốt để chiên rán đậu hũ. Trước khi chiên rán, nên cho một ít nước để đun sôi làm sạch bề mặt.

Đậu hũ non chiên vô cùng bắt mắt và ngon miệng

– Chiên ngập dầu: Nên chiên đậu hũ non ngập dầu sẽ tránh được tình trạng miếng đậu bị dính xuống bề mặt chảo trong quá trình rán. Do đó miếng đậu hũ sẽ có màu vàng đều đẹp mắt và không bị vỡ.

– Luộc đậu hũ non với muối: Trước khi tiến hành chiên, bạn nên luộc qua đậu hũ non với muối để giúp món ăn giòn, mềm hơn sau khi chiên. Ngoài ra nó còn giúp tạo lớp vỏ vững chắc cho đậu hũ non khi chiên để không bị vỡ.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

4.5/5

Hướng Dẫn Làm Món Giò Lụa Đơn Giản Ngay Tại Nhà

Giò lụa là món ăn được nhiều người yêu thích

Làm món giò lụa cần chuẩn bị nguyên liệu gì?

Để làm được món giò lụa chuẩn vị đúng kiểu của miền Bắc thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu sau:- Thịt lợn (nên chọn phần thịt lợn đã pha với 8 phần nạc và có 2 phần mỡ)- Các loại gia vị như muối, nước mắm, đường, hạt tiêu…- Lá chuối- Màng bọc thực phẩm

Nguyên liệu của món giò lụa khá đơn giản

Hướng dẫn làm món giò lụa ngay tại nhà đơn giản mà ngon

Sau khi đã chuẩn bị đủ các nguyên liệu thì bạn sẽ bắt tay vào thực hiện các bước theo đúng hướng dẫn làm món giò lụa như sau:

Bước 1

Đem thịt đi rửa bằng nước sạch, để ráo nước. Thái thịt ra thành từng miếng nhỏ, cho thịt vào bát tô. Lá chuối rửa sạch, tước bỏ phần gân, chỉ lấy phần tàu lá.

Bước 2

Cho các loại gia vị vào bát thịt vừa thái để thực hiện việc ướp thịt. Hỗn hợp gia vị bạn cho vào gồm có đường, nước mắm, hạt tiêu xay, hạt nêm. Trộn đều các gia vị lên để thịt ngấm đều, để khoảng 40 – 45 phút cho thịt ngấm gia vị.

Bước 3

Khi đã đủ thời gian ướp thịt thì bạn chuyển sang bước xay thịt. Bạn lấy thịt ra cho vào máy và xay thật nhuyễn. Trong quá trình xay bạn nhớ là không nên xay thịt liên tục từ đầu cho đến cuối mà cứ khoảng 01 phút xay thì dừng lại, dùng đũa khuấy đều thịt lên rồi mới tiếp tục xay tiếp. Bạn thực hiện liên tục như vậy cho đến khi thịt được xay nhuyễn thì dừng lại.

Xay thịt là bước quan trọng để tạo nên sự hoàn hảo cho món giò lụa

Bạn lấy chỗ thịt xay ra ngoài, để vào bát và bỏ vào trong ngăn đá tủ lạnh khoảng 01 tiếng. Sau đó tiếp tục lấy thịt ra xay thêm lần nữa cho đến khi thất thịt trở nên dẻo, mịn và có màu trắng hồng là được.

Bước 4

Ở bước này bạn sẽ tiến hành gói giò. Đầu tiên, bạn trải một miếng màng bọc thực phẩm xuống mặt bàn phẳng sau đó cho tàu là chuối lên phía trên. Từ từ đổ thịt đã xay vào giữa tàu lá rồi từ từ cuộn tròn lại. Cuối cùng bạn gấp 2 đầu mép và dùng dây lạt để buộc chặt lại.

Bước 5

Khi đã hoàn thành xong việc gói giò thì bạn chuyển sang bước hấp giò. Bạn cho cái giò vừa gói vào nồi hấp, tiến hành hấp khoảng 50 phút. Cho đến khi giò chín thì vớt ra bên ngoài, để nguội là có thể thái ra thành từng miếng và trực tiếp thưởng thức luôn với cơm nóng.

Giò lụa có hương vị thơm ngon khó cưỡng

Mong là sau khi biết được hướng dẫn làm món giò lụa ngay tại nhà ở trên sẽ giúp cho bạn có thêm món ăn ngon, sạch sẽ dành cho các thành viên trong gia đình.

Đăng bởi: Phương Quỳnh

Từ khoá: Hướng dẫn làm món giò lụa đơn giản ngay tại nhà

Hướng Dẫn Cách Làm Rau Câu Flan Cheese Ngon Đơn Giản Tại Nhà

500ml kem whipping .

10g bột rau câu dẻo .

45g bột rau câu giòn .

8 miếng phô mai con bò cười .

100g sữa đặc .

5 cái lòng đỏ trứng gà .

200g đường .

150ml cà phê đen hòa tan .

2 muỗng canh rượu rum .

1 muỗng cà phê vani .

Dụng cụ: Đồ đánh trứng, rây lọc,…

Mẹo hay: Bạn có thể tìm mua kem whipping, vani và rượu Rum làm bánh tại các cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh.

Bước 1 Nấu rau câu

Đầu tiên, bạn chuẩn bị 1 tô lớn, rồi lần lượt cho vào 10g rau câu dẻo và 1.5 lít nước. Sau đó, bạn khuấy cho rau câu tan đều rồi để ngâm trong 1 tiếng. Tiếp đến, bạn cho hỗn hợp trên vào nồi cùng với 120g đường. Bạn khuấy đều cho đường tan hết và đun sôi nhẹ.

Bạn chuẩn bị 1 tô khác với 45g rau câu giòn và 500ml nước, rồi khuấy đều. Kế đến, bạn đổ từ từ hỗn hợp vào nồi rau câu đang đun sôi.

Advertisement

Bạn cho 700ml hỗn hợp rau câu đã nấu ra tô để làm phần flan cheese. Phần còn lại, bạn tiếp tục cho vào 100ml cà phê đen hòa tan, khuấy đều rồi tắt bếp.

Mẹo hay: Để có phần cà phê hòa tan, bạn chỉ cần pha 1 gói cà phê với 100ml nước sôi là được.

Bước 2 Nấu flan cheese

Bạn cho 8 miếng phô mai, 500ml whipping cream và 100g sữa đặc vào tô, rồi đánh cho tan đều. Sau đó, bạn cho lên bếp, đun với lửa nhỏ trong khoảng 3 phút để phô mai tan hết, rồi tắt bếp.

Kế đến, bạn chuẩn bị 1 tô nhỏ, tách 5 lấy lòng đỏ trứng gà cho vào với 2 muỗng canh rượu rum và 1 muỗng cà phê vani. Bạn đánh đều cho hỗn hợp hòa quyện, rồi từ từ cho vào hỗn hợp whipping cream.

Tiếp theo, bạn lọc hỗn hợp qua rây, rồi cho lên bếp, đổ 700ml rau câu vào và đun nóng 1 lần nữa là được.

Bước 3 Đổ khuôn

Bạn dùng một hộp/hũ đựng thủy tinh bất kỳ, cho vào lần lượt 1 lớp rau câu cà phê mỏng, rồi chờ 3-4 phút cho rau câu đặc lại thì nhẹ nhàng đổ thêm 1 lớp flan cheese dày 2-3cm. Bạn làm tương tự cho đến khi hết 2 phần hỗn hợp là được.

Cuối cùng, bạn cho rau câu flan cheese vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2-3 tiếng là có thể lấy ra và thưởng thức.

Mẹo hay: Để hỗn hợp không bị đông lạnh trong quá trình chờ đổ khuôn, bạn có thể đặt tô flan cheese vào giữa nồi nước sôi để giữ ấm.

Bước 4 Thành phẩm

Để thưởng thức, bạn cắt rau câu flan cheese thành từng miếng vừa ăn rồi cho ra dĩa là được.

Rau câu flan cheese mềm mịn, sần sật, thơm nồng mùi cà phê, kết hợp với vị béo ngậy của phô mai, trứng và sữa, đảm bảo bạn ăn một miếng là nhớ mãi đấy!

30 Cách Làm Bánh Từ Bột Gạo Đơn Giản, Thơm Ngon Tại Nhà

Bánh rán mặn Hà Nội

Bánh rán mặn Hà Nội là món ăn vặt được nhiều người yêu thích và thường ăn mỗi khi đông. Bánh với cách chế biến vô cùng đơn giản mà bạn có thể làm ngay tại nhà.

Bánh đúc nóng

Bánh đúc nóng là loại bánh thích hợp dùng trong tiết trời mùa đông se lạnh. Bánh dẻo, mịn có hương thơm nhẹ, nước dùng đậm đà, ăn cùng với thịt heo, mộc nhĩ, nấm hương khô,… Không chỉ làm ấm cơ thể khi đông về mà còn giúp bồi bổ cơ thể.Để làm được món này, ta cần phải làm chuẩn bị bột để phần bánh đúc, xào thịt và pha nước chấm ăn kèm.

Bánh chuối

Bánh chuối thơm ngon là món tráng miệng được nhiều người yêu thích từ trẻ con đến người lớn. Cách thực hiện đơn giản với những nguyên liệu dễ tìm như: Chuối, bột năng, bột gạo, vani, mè rang, đường, muối,… và nồi cơm điện là chúng ta có thể thực hiện là món bánh chuối hấp bằng nồi cơm điện ngay tại nhà.

Bánh xèo

Bánh xèo là món ăn rất đỗi quen thuộc đối với người dân 3 miền. Với vỏ ngoài làm từ bột gạo, phần nhân đa dạng gồm tôm, thịt, mực, trứng; ăn kèm các loại rau sống. Và tùy vào các vùng mà cách chế biến bánh cũng có sự khác nhau.

Bánh bò thốt nốt

Bánh bò thốt nốt là món ăn chiếm nhiều tình cảm của mọi người bởi hương vị đặc trưng từ đường thốt nốt. Bánh còn có công dụng tốt cho sức khỏe. Ta có thể làm bánh từ những nguyên liệu sau: Đường thốt nốt, bột gạo, bột năng, men nở, nước dừa tươi,…

Bánh dày

Bánh dày là loại bánh truyền thống được người Việt sử dụng trong các dịp lễ, Tết. Bánh dày truyền thống được làm từ bột gạo và bột nếp. Cách làm đơn giản, dễ thực hiện, ta chỉ cần trộn bột với nước và nhào thật kỹ lưỡng, cho bột mềm dẻo, quyện vào nhau. Sau đó chia bột ra thành từng phần nhỏ, nặn thành hình tròn và hấp chín.

Bánh bèo

Bánh bèo có nguồn gốc từ miền trung và ngày nay bánh đã được biến tấu, thay đổi theo phong cách chế biến của từng vùng miền. Phần bánh mềm dẻo được làm từ bột gạo, phần nhân tôm thịt ăn kèm với nước chấm chua ngọt tất cả hòa quyện vào nhau khiến nhiều người yêu thích hương vị của món.

Bánh ướt

Bánh ướt là bánh được làm từ bột gạo hấp, tráng mỏng. Bánh được ăn kèm với chả lụa, chả giò cùng với được chấm được pha theo khẩu vị. Nếu bạn đang thèm bánh ướt thì có thể bắt tay vào thực hiện ngay bởi cách thực hiện vô cùng đơn giản.

Bánh cuốn

Bánh cuốn khá giống bánh bánh ướt chỉ khác bánh cuốn cuộn tròn nhân bên trong. Nhân bánh được làm từ thịt heo xay, nấm mèo, cà rốt, mộc nhĩ, chả lụa, các loại nấm, củ sắn,… Bánh cuốn có nhiều loại như: bánh cuốn chả, bánh cuốn nóng nhân thịt nấm, bánh cuốn trứng,…

Bánh khoai

Khoai lang vốn là thực phẩm được nhiều người yêu thích bởi không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn thơm ngon, bùi bùi. Những chiếc bánh làm từ khoai lang cũng ngon không kém và có nhiều cách chế biến.

Bánh giò

Bánh giò có hình tam giác được gói bằng lá chuối. Phần vỏ được làm từ bột gạo có màu trắng hòa quyện với phần nhân thịt đậm đà cùng với nấm hương, nấm mộc nhĩ. Bánh giò thường được dùng để ăn sáng.

Bánh gạo

Nếu bạn là một tín đồ của văn hóa Hàn Quốc, thì chắc hẳn không thể bỏ qua món bánh gạo thơm ngon, dẻo dẻo này. Không cần đi đâu xa, bạn có thể làm những chiếc bánh gạo thơm ngon trong chính căn bếp của mình với cách thực hiện đơn giản và nguyên liệu dễ tìm từ bột gạo, bột năng, bột nếp, muối, dầu ăn,…

Bột chiên

Bột chiên là món ăn vặt không còn xa lạ đối với nhiều người, bột chiên có nguồn gốc từ Trung Quốc và khi du nhập vào Việt Nam, bột chiên đã được biến tấu sao cho phù hợp với khẩu vị người Việt. Nguyên liệu để làm ra bột chiên cũng vô cùng dễ kiếm bao gồm: Trứng gà, bột gạo, bột năng, nước mắm, dầu ăn, xì dầu, đường, muối, giấm, hành lá, đu đủ sợi (tùy sở thích), nước lọc.

Bánh nậm Huế

Bánh nậm là loại bánh dân gian có nguồn gốc từ Huế. Bánh được gói trong lá chuối với độ dày tầm 1cm, được làm từ bột gạo, tôm, thịt. Bánh có màu trắng đặc trưng từ bột gạo.

Bánh bí đỏ

Bí đỏ là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp, là thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể phát triển nhiều cách toàn diện. Và khi kết hợp với bột gạo, ta có thể làm ra những chiếc bánh bí đỏ vô cùng thơm ngon mà tránh bị ngấy. Nguyên liệu để làm ra bánh bao gồm: bí đỏ, bột gạo, bột năng, nước cốt dừa, đường, muối,…

Bánh phở

Món bánh phở truyền thống được làm từ bột gạo và bột nếp, hoặc bột năng, được rán qua chảo chống dính hoặc nồi hấp cách thủy.

Sau đó, được cắt thành sợi phở trắng tinh, có hương vị ngọt thanh của bột gạo và độ dai vốn có của bột năng, bột nếp. Bánh phở có thể xào hay làm phở bò đều ngon.

Bánh củ cải

Bánh củ cải là một món bánh đặc sắc của người Hoa, thường xuất hiện vào lễ Tết trong năm.  Bánh củ cải được làm từ bột gạo, hòa quyện với phần nhân củ cải xào với tôm, sau đó được mang đi hấp chín. Món bánh củ cải có hương vị đặc biệt, thanh mát khi có xuất hiện củ cải trắng cùng phần thịt tôm ngon lành, món này có thể ăn hấp hoặc chiên tùy khẩu vị.

Bánh cúng lá dứa

Bánh Cúng lá dứa là một trong những món bánh độc đáo của người miền Tây, thường thấy trong dịp tết Đoan Ngọ. Bánh được làm từ bột gạo và bột năng, được pha trộn với nước cốt dừa và tinh dầu lá dứa tạo nên một món bánh thơm ngon, khó cưỡng.

Bánh canh

Sợi bánh trong món bánh canh có sự khác biệt tùy vào nguyên liệu thực hiện, nguyên liệu chính bột gạo, hoặc có thể làm từ bột mì hay bột năng.

Sau khi được nhào nặn, bột bánh canh sẽ được kéo thành từng sợi bánh canh trắng muốt, dai dai, làm thành nhiều món bánh canh khác nhau, làm ai cũng không thể chối từ.

Bánh răng bừa (bánh tẻ)

Bánh răng bừa được làm từ bột gạo, gói với lá chuối, phần nhân gồm thịt heo băm kết hợp nấm hương, nấm mèo tạo nên món bánh độc nhất vô nhị của vùng Thanh Hóa. Món bánh có hương thơm của nấm cùng với thịt heo được nêm nếm kỹ, ăn vào không thấy ngán mà thấy ngon quá chừng.

Bánh bột gạo

Bánh bột gạo độc lạ khi có sự góp mặt của cà phê, trộn đều với bột gạo và nén trong khuôn. Sau đó, bánh được mang đi hấp chín trong 20 phút đến khi chín thì lấy ra, rưới lên bề mặt phần sốt caramel hạt điều là hoàn thành. Món bánh bột gạo ngon, lạ và thơm mùi cà phê sẽ chinh phục tất cả thực khách dù là khó tính nhất.

Bánh hẹ chiên

Bánh hẹ chiên cũng là một trong những món ăn đặc trưng hấp dẫn của người Hoa. Món bánh hẹ chiên ngon lành, được làm từ bột gạo, bột chiên giòn và hẹ, sau đó được tạo hình và chiên lên với trứng gà, ăn chung đu đủ, cà rốt bào sợi ngâm chua, chấm chung nước tương. Nếm thử cảm nhận được vị giòn, thơm của hẹ, béo của trứng, dai sần sật của đu đủ và cà rốt làm ai ăn cũng thấy thích.

Sợi mì quảng

Sợi mì quảng dai ngon, mềm thơm mùi nghệ tươi làm xao xuyến biết bao người con xứ Quảng, cũng như tạo nên danh tiếng của món mì Quảng. Mì quảng được làm từ bột nghệ, bột năng và bột gạo, pha trộn và được tráng cách thủy. Sau đó, được cắt thành từng sợi mảnh thành sợi mì quảng thơm ngon.

Bánh lá mít

Bánh lá mít được làm từ bột gạo, bột năng pha với nước cốt dừa beo béo, nước cốt lá mơ thành một hỗn hợp bột dẻo quánh. Kế đến, bột bánh được dàn đều trên bề mặt lá mít rồi mang hấp chín, ăn chung với nước cốt dừa và mè rang.

Món bánh lá mít là một món đặc sản miền Tây, có hương thơm của lá mít, lá mơ và mùi vị béo ngọt của miếng bánh làm ai cũng xao xuyến.

Bánh bông lan bột gạo

Bánh bông lan thay vì được làm từ bột mì thì món bánh sau đây được làm từ bột gạo, cùng các nguyên liệu như trứng, bơ, sữa,…sau đó được đổ ra khuôn, hấp chín. Món bánh có vị ngọt thơm đặc biệt mà ai thử qua đều gật đầu khen ngon.

Bánh đùm

Một món bánh khác đặc sản của miền Tây sông nước, bánh đùm được làm từ bột gạo, bột năng, bột nếp pha trộn tạo lớp vỏ bánh hấp dẫn. Phần nhân gồm thịt heo, bắp cải, tôm, cà rốt thơm ngon, bổ dưỡng. Nhìn bề ngoài, bánh đùm nhìn na ná hoành thánh hay bánh xếp, khác chỗ ăn chung nước mắm, ăn rất ngon.

Bánh thuẫn

Bánh thuẫn được làm từ bột gạo, bột tàn mì, trứng, sữa, sau đó được cho vào khuôn và hấp chín. Khi chín, bánh thuẫn phồng lên và trắng phao trông rất bắt mắt, món bánh thơm mùi sữa trứng và mềm xốp, mùi vị cũng khá ư là ngon, không thấy ngán.

Advertisement

Bánh cống

Món bánh Cống đặc sản của tỉnh Sóc Trăng làm ai ăn đều thương nhớ khi ghé vùng đất này. Bánh Cống được làm từ bột gạo, bột nổi, pha với đậu nành rồi cho vào khuôn bánh với nhân thịt tôm. Kế đến, bánh được chiên giòn và ăn chung với rau sống, nước mắm chua ngọt làm ai ăn cũng thích ngay bởi vị giòn thơm của nó.

Bánh khọt

Nhắc tới bánh Cống thì không thể không nhắc đến bánh Khọt nổi tiếng miền Trung. Bánh khọt được làm từ bột gạo pha với bột chiên giòn, bột nghệ. Phần nhân gồm tôm bóc vỏ bên trên, ăn chung với nước mắm và rau sống là ngon hết sẩy.

Bánh khoái tép

Bánh khoái tép là món đặc biệt của vùng Thanh Hóa, với nguyên liệu gồm tép rong, bắp cải, rau cần và phần bột gồm bột gạo pha với bột chiên giòn. Sau đó, đổ 1 lượng bột lên chảo cùng các nguyên liệu kể trên, khi bánh chín giòn thì gấp lại đem ra dĩa thưởng thức. Nhìn cách làm món bánh khá giống bánh xèo miền Nam nhưng hương vị ngon, thơm và rất thanh đạm, ai ăn cũng mê cho xem.

Các Loại Sợi Bún, Phở, Mì Tươi: Hướng Dẫn Cách Làm Cực Đơn Giản Tại Nhà

Làm sợi bánh canh bột gạo

Bánh canh bột gạo là món khoái khẩu của nhiều người, ăn sợi bánh canh mềm dai, lại thêm nước lèo ngon luôn hấp dẫn người ăn. Hơn nữa, nếu tự làm sợi bánh canh tại nhà thì bạn yên tâm về nguồn gốc cũng như chất lượng rồi, thêm tôm, thêm thịt là đã có tô bánh canh thơm ngon và bổ dưỡng rồi nè!

Nguyên liệu Làm sợi bánh canh bột gạo

250g Bột gạo

150g Bột năng

1/4 muỗng cà phê Muối

Hướng dẫn Làm sợi bánh canh bột gạo

– Cho vào tô bột gạo, bột năng, muối và nước rồi trộn đều.

– Cho hỗn hợp bột đã trộn vào nồi, đun và khuấy đều với lửa nhỏ cho đến khi bột sánh thì tắt bếp. Tiếp tục khuấy cho đến khi bột thành khối đặc là được. Cho bột vào túi nylon, cắt bỏ 1 lỗ nhỏ bằng đầu đũa ở 1 đầu túi.

– Đun sôi nồi nước, từ từ bóp nhẹ và đều tay túi bột để tạo sợi bánh canh rơi vào trong nồi. Tiếp tục đun cho đến khi sợi bánh canh nổi lên mặt nước thì vớt sợi bánh canh ngâm ngay vào nước lọc.

– Khi sợi bánh canh săn lại thì vớt ra để ráo nước là hoàn tất.

Tự làm bún tươi Nguyên liệu Làm bún tươi

200g Bột gạo

35g Bột năng

15g Bột bắp

Hướng dẫn Làm bún tươi

– Cho bột gạo vào tô, thêm nước lạnh. Sau đó dùng muỗng khuấy đều để bột hòa tan. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín tô bột, đem vào tủ lạnh để qua đêm.

– Sau đó lấy ra dùng muôi khuấy đều bột lên. Cho bột lên chảo, bắc lên bếp để lửa nhỏ liu riu và dùng muôi khuấy đều liên tục. Đến khi bột hơi nặng tay thì bắc xuống và vẫn tiếp tục khuấy đều.

– Tiếp đến cho 35g bột năng và 15g bột bắp vào rồi dùng tay nhào trộn đều thành bột. Thêm một ít muối, 1 muỗng cà phê dầu ăn, nhào lại lần nữa cho đều bột.

– Sau khi nhồi xong cho bột vào dụng cụ làm bánh. Bắc 1 nồi nước sôi lên bếp, nước sôi thì vặn cho sợi bún từ dụng cụ làm bún vào nồi nước. Đến khi thấy bún nổi lên thì vớt ra cho vào chậu nước lạnh.

Tự làm sợi mì trứng

Những sợi mì trứng vàng chế biến ra thành nhiều món ngon hấp dẫn, nhưng bạn đã thử làm mì trứng bao giờ chưa? Với những nguyên liệu quen thuộc như bột mì, trứng gà…và qua vài bước là bạn đã có được những sợi mì trứng tươi ngon ngay tại nhà rồi, nếu không có dụng cụ làm thành sợi thì các mẹ hoàn toàn có thể tự cắt sợi hoặc tạo hình theo ý muốn.

Nguyên liệu Làm sợi mì trứng

250g Bột mì

2 quả Trứng gà

1/2 muỗng cà phê Muối

30g Bột bắp

Hướng dẫn Làm sợi mì trứng

– Trộn đều bột mì, muối trong 1 cái tô. Trứng gà đánh tan trong chén, khuấy đều, cho vào hỗn hợp bột mì.

– Đổ nước vào, trộn đều, nhào bột thành một hỗn hợp mềm, mịn. Bọc bột lại bằng một lớp màng bọc thực phẩm, cho vào ngăn mát tủ lạnh, để khoảng 30 phút.

– Rải đều bột bắp ra thớt, lấy hỗn hợp bột ra, dùng chày cán mỏng. Sau đó, bọc bột lại bằng màng bọc thực phẩm, ủ thêm 30 phút nữa.

– Cán mỏng bột, gấp bột lại thành 3 lớp. Dùng dao cắt bột thành từng sợi mỏng, dài.

Bánh phở

Bên cạnh các sợi bánh canh, bún tươi thì bạn cũng có thể tự làm ngay tại nhà bánh phở đó, vừa ngon lại vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nữa. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn đã làm xong bánh phở ngay tại nhà đó. Bánh phở tươi được làm từ bột gạo, bột năng và được dùng để chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, vậy thì vào bếp và bắt đầu ngay nào bạn ơi!

Nguyên liệu làm Bánh phở

50g Bột năng

50g Bột gạo

1 muỗng cà phê Muối

1 muỗng cà phê Dầu mè

2 muỗng canh Dầu đậu phộng

Hướng dẫn làm Bánh phở

Đầu tiên, cho bột năng, bột gạo, muối vào 1 cái tô lớn, trộn đều. Tiếp theo, đổ từ từ khoảng 1 chén nước, 1 muỗng cà phê dầu mè vào, trộn đều đến khi hỗn hợp sệt, không quá đặc.

Dùng chổi quết 1 lớp dầu đậu phộng lên khay nướng. Sau đó, quết thêm 1 lớp dầu đậu phộng vào chảo. Dùng muỗng múc hỗn hợp bột vào chảo, tráng đều cho bột mỏng. Đậy nắp vung, để khoảng 30 giây tới khi lớp phía trên của bánh phở khô lại.

Cho bánh phở ra khay nướng ở trên. Khi các lớp bánh phở khô, gấp đôi từng miếng bánh phở, cắt thành những dải bánh phở vừa ăn.

Hi vọng những cách làm các loại sợi bún, phở, mì tươi trên sẽ giúp bạn và gia đình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn!

Có thể bạn chưa biết:

Cách Làm Các Món Miến Trộn – Miến Xào – Miến Nước

Tổng hợp

Đăng bởi: Phượng Tím Hoa

Từ khoá: Các Loại Sợi Bún, Phở, Mì Tươi: Hướng Dẫn Cách Làm Cực Đơn Giản Tại Nhà

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Tự Làm Bột Ăn Dặm Cho Bé Tại Nhà Đơn Giản trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!