Bạn đang xem bài viết Hội Chứng Ruột Kích Thích (Ibs): Chẩn Đoán Và Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một căn bệnh tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng. Nhưng thực sự gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân hiện nay vẫn chưa rõ rang. Nó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố. Do đó, chẩn đoán và điều trị căn bệnh này cũng thực sự khó khăn.
Không có xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán chắc chắn hội chứng ruột kích thích (IBS). Bác sĩ sẽ hỏi kĩ tiền căn bệnh lý y khoa, kiểm tra thể chất và xét nghiệm để loại trừ các tình trạng khác.
Nếu bị IBS dạng tiêu chảy, bạn sẽ được kiểm tra độ không dung nạp gluten (bệnh celiac). Sau khi các tình trạng khác đã được loại trừ, bác sĩ sử dụng một trong những bộ tiêu chuẩn chẩn đoán cho IBS:
1.1 Tiêu chí Rome 1.2 Tiêu chí ManningCác tiêu chí này tập trung vào việc người bệnh luôn cố giảm đau bằng cách đi đại tiện, chất nhầy trong phân và thay đổi tính chất của phân. Bạn càng có nhiều triệu chứng, khả năng IBS càng lớn.
1.3 Dạng biểu hiện IBSVới mục đích điều trị, IBS có thể được chia thành ba loại dựa trên các triệu chứng: táo bón chiếm ưu thế, tiêu chảy chiếm ưu thế hoặc hỗn hợp.
Bác sĩ cũng có thể sẽ đánh giá xem bạn có các triệu chứng khác gợi ý tình trạng khác nghiêm trọng hơn không. Những dấu hiệu và triệu chứng này bao gồm:
Khởi phát các dấu hiệu và triệu chứng sau 50 tuổi.
Sút cân.
Chảy máu trực tràng.
Sốt.
Buồn nôn hoặc nôn nhiều lần.
Đau bụng, đặc biệt là nếu nó không hoàn toàn thuyên giảm khi đi tiêu, hoặc xảy ra vào ban đêm.
Tiêu chảy kéo dài làm đánh thức bạn khỏi giấc ngủ.
Thiếu máu thiếu sắt.
Nếu bạn có những dấu hiệu hoặc triệu chứng này, hoặc nếu điều trị ban đầu cho IBS không hiệu quả. Có thể bạn sẽ cần các xét nghiệm bổ sung để loại trừ tình trạng nguy hiểm hơn, ví dụ như ung thư.
Bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm. Bao gồm:
Xét nghiệm phân để kiểm tra xem có nhiễm trùng không. Hoặc xem tính chất phân để xem các vấn đề về khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ ruột. Ví dụ tình trạng kém hấp thu thì trong phân sẽ còn rất nhiều chất dinh dưỡng.
Các xét nghiệm hình ảnh có thể bao gồm:
Nội soi đại tràng. Bác sĩ sử dụng một ống nhỏ, linh hoạt để kiểm tra toàn bộ chiều dài đại tràng.
X-quang hoặc CT scan. Những xét nghiệm này tạo ra hình ảnh của bụng và xương chậu và hình dáng của ruột. Nó có thể cho phép bác sĩ loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng.
Điều trị IBS tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng để bạn có thể sống bình thường nhất có thể. Trong trường hợp nhẹ thường có thể được kiểm soát bằng cách kiểm soát căng thẳng. Hoăc bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống của bạn. Cố gắng:
Tránh các thực phẩm gây ra các triệu chứng: các chế phẩm từ sữa, rượu, bia,..
Ăn thực phẩm nhiều chất xơ và rau quả.
Uống nhiều nước.
Tập thể dục thường xuyên.
Ngủ đủ.
Nếu vấn đề của bạn ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng. Bác sĩ có thể đề nghị tư vấn, đặc biệt là nếu bạn bị trầm cảm hoặc nếu căng thẳng có xu hướng làm nặng thêm các triệu chứng. Ngoài ra, dựa trên các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể đề xuất các loại thuốc như:
4.1 Bổ sung chất xơSử dụng một chất bổ sung như psyllium (Metamucil) với chất lỏng có thể giúp kiểm soát táo bón.
4.2 Thuốc nhuận tràngNếu chất xơ không giúp giảm triệu chứng, bác sĩ có thể kê toa magiê hydroxit uống hoặc polyethylen glycol.
4.3 Thuốc chống tiêu chảyCác loại thuốc không cần kê đơn, chẳng hạn như loperamid , có thể giúp kiểm soát tiêu chảy.
4.4 Nhóm thuốc kháng cholinergicCác loại thuốc như dicyclomine có thể giúp giảm đau co thắt ruột. Chúng đôi khi được dùng cho những người bị tiêu chảy. Những loại thuốc này thường an toàn nhưng có thể gây táo bón, khô miệng và mờ mắt.
4.5 Thuốc chống trầm cảm ba vòngLoại thuốc này có thể giúp giảm trầm cảm. Ngoài ra cũng ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh kiểm soát ruột để giúp giảm đau. Nếu bạn bị tiêu chảy và đau bụng mà không bị trầm cảm, bác sĩ có thể đề nghị dùng liều thấp hơn. Tác dụng phụ có thể bao gồm buồn ngủ, mờ mắt, chóng mặt và khô miệng.
4.6 Nhóm thuốc chống trầm cảm SSRIThuốc chống trầm cảm tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). Chúng có thể giúp ích nếu bạn bị trầm cảm, bị đau và táo bón.
4.7 Thuốc giảm đauPregabalin hoặc gabapentin có thể làm giảm đau bụng nặng hoặc đầy hơi.
Đa Xơ Cứng Ở Trẻ Em: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị
Đa xơ cứng ở trẻ em là bệnh lý dẫn đến các vấn đề về thị giác, tê bì, yếu cơ hoặc các triệu chứng thần kinh khác. Bệnh xảy ra là do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào thần kinh cũng như làm tổn thương các liên kết thần kinh ở não bộ hoặc tủy sống. Tình trạng hệ miễn dịch của chúng ta tự tấn công, làm tổn thương chính những tế bào thần kinh trong cơ thể được gọi là “bệnh lý tự miễn”.
Có nhiều phân loại đa xơ cứng khác nhau, tuy nhiên hầu hết đa xơ cứng gặp ở trẻ em thuộc phân nhóm tái phát. Ở nhóm này, triệu chứng của bệnh liên tục xuất hiện và thoái lui.
Khi trẻ xuất hiện những triệu chứng nặng nề hơn thông thường, đó còn gọi là những đợt bùng phát. Những đợt bùng phát thường kéo dài vài ngày đến vài tuần. Các triệu chứng thường thoái lui chậm chạp. Giữa các đợt bùng phát trẻ thường không xuất hiện triệu chứng và gần như bình thường.
Yếu hoặc co giật cơ, có thể làm cho bệnh nhân té ngã, thường gặp phải ở một nửa người.
Giảm thị lực, đau mặt hoặc cử động mắt bất thường.
Chóng mặt, mất cân bằng, có thể làm cho bệnh nhân té ngã.
Khó khăn trong việc đi lại hoặc nói chuyện.
Tiêu tiểu mất tự chủ.
Tăng nhạy cảm với nhiệt độ.
Nhầm lẫn, giảm tư duy.
Hầu hết các bệnh nhân đa xơ cứng biểu hiện một hoặc một vài triệu chứng trên, tuy nhiên cũng có những bệnh nhân biểu hiện hầu hết các triệu chứng của bệnh.
Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng, bác sĩ sẽ hỏi triệu chứng và thăm khám. Một số xét nghiệm được chỉ định tuy nhiên có thể không phát hiện được ngay dấu hiệu của bệnh ở những lần đầu tiên. Do đó điều quan trọng là cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám nhiều lần, lặp lại các xét nghiệm có thể giúp ích cho việc chẩn đoán bệnh. Các xét nghiệm, chẩn đoán hình học có thể giúp ích chẩn đoán bao gồm:
Chụp cộng hưởng từ – MRI não bộ và tủy sống là cần thiết. MRI cung cấp những hình ảnh bên trong cơ thể giúp quan sát và nhận biết bất thường. MRI cũng giúp phát hiện các tổn thương thần kinh nếu có. Tuy nhiên có nhiều bệnh nhân không phát hiện bất thường trên MRI mà phải được chẩn đoán thông qua việc theo dõi diễn tiến và lặp lại các xét nghiệm kiểm tra nhiều lần.
Chọc dò thắt lưng (chọc dò dịch não tủy thắt lưng): đây là thủ thuật lấy mẫu dịch não tủy thông qua kim nhỏ chọc vào vùng thắt lưng. Mẫu dịch não tủy này được mang đi thực hiện các xét nghiệm chuyên biệt để chẩn đoán các bất thường.
Điện thế đáp ứng: đây là quá trình bác sĩ sẽ quan sát các tín hiệu điện ở não bộ và tủy sống. Thông qua việc gắn những điện cực nhỏ ở da, sau đó đánh giá tín hiệu điện khi bệnh nhân nhìn vào ánh sáng, nghe tiếng động hoặc cảm nhận dòng điện nhẹ.
Nếu trẻ có bất cứ triệu chứng nào được liệt kê ở trên và chưa tìm được nguyên nhân của chúng thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán bệnh lý đa xơ cứng.
Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh lý đa xơ cứng, kể cả ở trẻ em cũng như người lớn. Tuy nhiên có nhiều phương pháp điều trị triệu chứng và đợt bùng phát của bệnh.
Kháng viêm steroids. Việc dùng steroids này khác với mục đích của các vận động viên để tăng kích thước cơ bắp, dùng steroid ở bệnh nhân đa xơ cứng trẻ em với mục đích giảm phản ứng tự miễn qua đó rút ngắn thời gian của đợt bùng phát.
Điều trị phòng ngừa: Có nhiều nhóm thuốc khác nhau có tác dụng ngăn ngừa những đợt tái phát của bệnh nhưng không có khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Hiện nay đã có những loại thuốc thế hệ mới đường uống bệnh nhân có thể dùng tại nhà. Hãy liên hệ bác sĩ điều trị để được tư vấn và chỉ định đúng nhóm thuốc điều trị thích hợp.
Điều trị triệu chứng của đa xơ cứng cũng rất quan trọng. Nhiều trẻ em mang bệnh lý đa xơ cứng thường mệt mỏi, ảnh hưởng đến phát triển tâm vận cũng như trầm cảm, co giật cơ, chậm phát triển trí tuệ. Do đó hãy thông báo cho bác sĩ điều trị biết những triệu chứng trẻ gặp phải để lựa chọn được biện pháp điều trị phù hợp.
Rối Loạn Tiêu Hóa: Chẩn Đoán Và Điều Trị Như Thế Nào?
Rối loạn tiêu hóa là cụm từ không quá xa lạ trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta hiểu được một cách đúng đắn chúng. Chính vì thế, bài viết ngày hôm nay “Rối loạn tiêu hóa: chẩn đoán và điều trị như thế nào?” sẽ chia sẻ đến các bạn một số những đặc điểm quan trọng nhất khi đứng trước tình trạng trên.
Rối loạn tiêu hóa chức năng là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng mà chức năng sinh lý bình thường của cơ thể bị thay đổi trong khi không có bất kỳ một bất thường cấu trúc hoặc sinh hóa nào.
Nói một cách dễ hiểu thì ở những người bị rối loạn tiêu hóa chức năng, đường tiêu hóa trông có vẻ rất bình thường, nhưng lại không hoạt động như bình thường. Vì vậy, bạn sẽ có thể gặp phải nhiều triệu chứng khác nhau, từ buồn nôn, nôn, ợ hơi đến đau bụng, chướng bụng, táo bón và tiêu chảy…
Rối loạn tiêu hóa chức năng, như bất kỳ bệnh mãn tính nào khác, cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh (sức khỏe chung, mối quan tâm về bệnh tật và sự hài lòng tình trạng sức khỏe…). Và ngược lại, căng thẳng tâm lý cũng sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Nói cách khác thì não và ruột có ảnh hưởng lẫn nhau.
Hơn 20 loại rối loạn chức năng đã được xác định. Chúng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa, bao gồm thực quản, dạ dày, ống mật và / hoặc ruột.
Dạng rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất và được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất là Hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi tắt là IBS). Chúng được biểu hiện với các triệu chứng mãn tính (hoặc tái phát):
Thay đổi thói quen đi tiêu (tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ).
Cảm giác đại tiện (đi ngoài) không hoàn toàn.
Đi ngoài phân có chất nhầy.
Đầy hơi và chướng bụng.
Các rối loạn phổ biến khác bao gồm
Chứng khó tiêu chức năng (đau hoặc khó chịu ở vùng bụng trên, cảm giác no, chướng bụng hoặc buồn nôn).
Nôn cơ năng.
Đau bụng cơ năng.
Táo bón hoặc tiêu chảy cơ năng.
Trước đây, rối loạn tiêu hóa chức năng được coi là một chẩn đoán sau khi đã loại trừ các bệnh khác (do nhiều xét nghiệm thông thường – chẳng hạn như chụp X-quang, CT, xét nghiệm máu và nội soi – có thể có kết quả bình thường).
May mắn thay, trong hai thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu và bác sĩ lâm sàng từ khắp nơi trên thế giới đã gặp gỡ và liên tục nghiên cứu về các đặc điểm của bệnh. Sự hợp tác này đã dẫn đến sự phát triển của cái gọi là “Tiêu chuẩn ROME”. Nhờ đó mà có thể chẩn đoán được bệnh khi có sự kết hợp của các triệu chứng, cộng thêm một vài yếu tố khác của bệnh nhân phù hợp các tiêu chí Rome cho một rối loạn chức năng cụ thể.
Mặc dù tiêu chuẩn Rome cho phép chẩn đoán dựa trên triệu chứng, các bác sĩ có thể vẫn muốn thực hiện một số xét nghiệm. Chúng không nhằm mục đích xác định bệnh mà chủ yếu là để loại trừ các bệnh khác trước khi bắt đầu thực hiện điều trị. Các xét nghiệm này có thể bao gồm:
Xét nghiệm máu và nước tiểu, phân.
Nội soi đại tràng.
Nội soi đường tiêu hóa trên (bao gồm có thực quản – dạ dày – tá tràng).
Chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang và siêu âm,…
Một số phương pháp chuyên biệt khác…
Mặc dù không phát hiện được bất kỳ nguyên nhân cụ thể nào gây ra những rối loạn này, không có nghĩa là chúng không có thật, cũng không có nghĩa là không thể điều trị được.
Dùng thuốc – Một số rối loạn tiêu hóa có thể được điều trị bằng thuốc, như thuốc làm giảm sản xuất axit, giảm co thắt đường tiêu hóa…
Thay đổi chế độ ăn uống
Liệu pháp phản hồi sinh học
Vật lý trị liệu
Kiểm soát căng thẳng và tâm lý trị liệu – Căng thẳng làm trầm trọng thêm nhiều triệu chứng tiêu hóa. Các liệu pháp tâm lý có thể giúp tăng cường thư giãn, giảm căng thẳng và lo lắng, đồng thời làm giảm các triệu chứng của bạn.
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng chức năng sinh lý bình thường của cơ thể bị thay đổi mà không có nguyên nhân cụ thể. Do đó, chẩn đoán này được dựa trên sự kết hợp của các triệu chứng và một vài yếu tố đi kèm phù hợp các tiêu chuẩn của ROME. Các lựa chọn điều trị có thể hữu ích bao gồm sử dụng thuốc, liệu pháp tâm lý,…
Hội Chứng Rò Rỉ Ruột Là Gì? Chế Độ Ăn Cho Người Bị Chứng Rò Rỉ Ruột
Ruột con người mang cấu trúc xốp tự nhiên, phù hợp để giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất từ thức ăn qua lớp lót thành ruột. Khi đường ruột gặp vấn đề có thể gây ra những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe chúng ta. Một trong số đó là hội chứng rò rỉ ruột.
Hội chứng rò rỉ ruột là gì?Hội chứng rò rỉ ruột (Leaky Gut Syndrome – LGS) được hiểu là sự gia tăng tính thấm của niêm mạc ruột non ở những nơi bị viêm, kích thích các phản ứng quá mẫn với thức ăn cũng như hệ tiêu hóa, khiến các phân tử thức ăn lớn, nội độc tố và kháng nguyên đi thẳng vào mạch máu rồi về lại gan để giải độc.
Điều này đã khiến gan bị quá tải và làm cho các chất độc chỉ được xử lý 1 phần. Phần còn lại sẽ được tích tụ ở mô gan và mô mỡ gây ra tình trạng viêm ruột, chướng bụng đầy hơi, phân thay đổi. LGS là căn bệnh khó chẩn đoán và nhận biết.
Dấu hiệu của hội chứng rò rỉ ruộtNhạy cảm quá mức với thức ăn: LGS có thể gây viêm ruột mà một trong số những lý do cho điều này là bởi cơ thể quá nhạy cảm với thức ăn. Không có nhiều biện pháp để kiểm tra hội chứng này nên loại bỏ thực phẩm gây viêm ruột được cho là cách kiểm chứng tốt nhất.
Bạn hãy ngưng dùng các thực phẩm sữa, trứng, ngô, gluten, cam, đậu nành trong khoảng 3 tuần. Sau đó dùng những thực phẩm này trở lại và theo dõi sự thay đổi của đường ruột và bụng để biết có bệnh hay không.
Mắc bệnh đau khớp: Trung tâm y tế Whole Health Chicago (WHC) cho biết, có nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau khắp cơ thể, sau khi xét nghiệm thấy bệnh đa khớp dạng thấp (RA) và khám kỹ thì phát hiện bị rò rỉ ruột.
Không dung nạp gluten: Đây là 1 trong những nguyên nhân đưa ra bởi theo trung tâm y tế Whole Health Chicago (WHC). Khi bạn thấy buồn chán, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, buồn ngủ sau khi dùng các thực phẩm như bánh mì, mì ống, ngũ cốc,… thì có thể cơ thể bạn đang gặp khó khăn ở quá trình tiêu thụ protein và sinh ra bệnh.
Gluten có thể gây viêm và 1 số bệnh lý khác trong đó có bệnh Celiac (Bệnh không dung nạp được protein).
Da sạm: Kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Gout Pathogens (2011) cho rằng LGS gây nên tình trạng sạm da và mụn trứng cá. Đôi khi bệnh eczema tái phát hoặc cơ thể phát sinh thêm vảy nến cũng được cho là triệu chứng của bệnh rò rỉ ruột.
Hệ thống GI gặp vấn đề: Hệ thống dạ dày ruột (GI) bị suy yếu cũng có thể là nguyên nhân. Bạn có thể cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, phân thay đổi, táo bón thậm chí buồn nôn sau khi ăn 1 số thực phẩm nhất định.
Lượng đường trong máu cao: Theo nghiên cứu từ Thụy Điển (2023), LGS có thể gây viêm khắp cơ thể và gây ra tình trạng kháng insulin – yếu tố quan trọng kiểm soát đường huyết. Từ đây, đường huyết, huyết áp và mỡ máu xấu có nguy cơ tăng cao chuyển thành các bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, đột quỵ, tim mạch,…
Nguyên nhân gây ra hội chứng rò rỉ ruột?
Người bệnh tiếp xúc các chất gây viêm loét niêm mạc ruột, khiến cấu trúc desmosomes suy yếu.
Chế độ ăn uống không lành mạnh (dùng nhiều rượu, bia,…)
Hay căng thẳng stress.
Do ký sinh trùng.
Rối loạn hệ khuẩn ruột.
Bệnh do nấm Candida, hypochlorhydria và đặc biệt ở những người suy giảm miễn dịch.
Nên ăn gì?Người bệnh mắc chứng rò rỉ ruột được khuyến khích sử dụng các thực phẩm như nha đam giúp giảm táo bón, giảm viên, điều trị lớp niêm mạc ruột bị hư hại. Rễ cam thảo ngọt làm dịu những chỗ viêm và những nơi niêm mạc kích ứng. Bạn cũng có thể sử dụng các thực phẩm bổ sung L-glutamine để cung cấp protein cho cơ thể.
Bạn cũng nên thay thế dầu thực vật bằng dầu ô liu trong chế biến. Ăn nhiều rau, trái cây để tăng chất xơ, ăn nhiều cá thay vì thịt.
Nên tránh ăn gìNếu mắc hội chứng LGS, bạn cần tránh xa các thực phẩm nhiều đường và tinh bột (lúa mì, lúa mạch,…), chất béo, sữa, trứng…
Nghiên cứu cho thấy dùng thuốc ít có tác dụng trong việc điều trị rò rỉ ruột. Thay vào đó, bạn có thể thay bằng các liệu pháp dinh dưỡng để cải thiện tình trạng bệnh.
Ngưng dùng rượu bia.
Hạn chế sử dụng các loại thuốc aspirin, naproxen, ibuprofen, thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc NSAIDS.
Tập trung bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như ascorbate, tocopherol, kẽm, mangan,…
Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, uống ít nước trước và trong bữa ăn để dịch vị được làm loãng dễ tiêu hóa.
Advertisement
Chế độ ăn uống là giải pháp hiệu quả nhất để cải thiện sức khỏe đường ruột. Tuy nhiên, bạn cũng nên kết hợp nhiều phương pháp hỗ trợ khác để chăm sóc đường ruột tốt hơn.
Giảm lo âu, stress: Căng thẳng kéo dài sẽ gây hại cho đường ruột. Tập yoga hay ngồi thiền sẽ giúp bạn giải tỏa đầu óc và bình tâm hơn.
Bổ sung thêm chế phẩm sinh học: Các loại khuẩn trong probiotic rất tốt cho ruột. Nguồn chế phẩm sẽ cung cấp cho bạn lượng men vi sinh trong trường hợp chế độ ăn không đáp ứng đủ.
Quan tâm giấc ngủ nhiều hơn: Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới đường ruột. Các vi khuẩn không phân bố đều lên mặt ruột gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa.
Tránh rượu bia, thuốc lá: Thuốc lá có thể gây viêm ruột. Rượu bia làm tăng tính thấm qua lớp niêm mạc ruột gây ảnh hưởng hoạt động của protein.
Hạn chế dùng thuốc NSAID: Sử dụng nhiều các loại thuốc chống viêm, giảm đau cũng là nguyên nhân làm ruột bị ảnh hưởng.
Nguồn: Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống
Các Dấu Hiệu Nhiễm Ký Sinh Trùng Và Quá Trình Chẩn Đoán
Ký sinh trùng là những sinh vật sống ký sinh trên hoặc trong sinh vật khác (vật chủ), chúng sống hoàn toàn dựa vào vật chủ để sinh sản và phát triển.
Ký sinh trùng có kích thước rất nhỏ hoặc chỉ vừa đủ lớn để có thể quan sát bằng mắt thường nhờ đó chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người và lây lan, gây bệnh một cách âm thầm.
Một số hình ảnh của ký sinh trùng dưới kính hiển vi
Triệu chứng tùy thuộc vào sinh vật ký sinh, điển hình như:
Nhiễm trùng roi (Trichomoniasis) là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, thường không có triệu chứng. Một số trường hợp có thể gây ngứa, mẩn đỏ, kích ứng hoặc tiết dịch bất thường ở vùng kín.
Nhiễm Giardia có thể gây tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng, phân nhầy, mất nước.
Nhiễm Cryptosporidiosis có thể gây co thắt dạ dày, đau dạ dày, buồn nôn, nôn, mất nước, sụt cân, sốt.
Nhiễm Toxoplasmosis có thể gây ra các triệu chứng giống cúm như sưng hạch bạch huyết, đau cơ (có thể kéo dài hơn một tháng).
Nhiễm Trypanosomiasis (bệnh Chagas) thường không có triệu chứng trong vài tuần hoặc vài tháng đầu. Một số trường hợp có thể gây sưng nhẹ tại chỗ nhiễm trùng, sốt nhẹ, đau nhức cơ thể, phát ban, đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sưng hạch. Khi nhiễm trùng chuyển sang giai đoạn mạn tính có thể xuất hiện các triệu chứng như nhịp tim không đều, suy tim sung huyết, sưng thực quản, khó nuốt, đau bụng, táo bón hoặc thậm chí ngừng tim.
Nhiễm sán dây thường chỉ xuất hiện triệu chứng khi sán dây đã phát triển trong ruột khoảng 8 tuần. Các triệu chứng có thể nhẹ và không đặc hiệu như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đau bụng. Nhiễm sán dây nhiều năm không được điều trị có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
Những dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng khác:
Kiết lỵ.
Phát ban hoặc ngứa xung quanh trực tràng, âm hộ.
Mệt mỏi.
Sụt cân.
Giun trong phân.
Các triệu chứng trên da, tiêu chảy, sụt cân cảnh báo sớm tình trạng nhiễm ký sinh trùng
Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm ký sinh trùng, tuy nhiên ở một số đối tượng sau nguy cơ nhiễm sẽ cao hơn bình thường:
Người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc đang mắc một bệnh khác.
Người sinh sống hoặc vừa đi du lịch tại vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.
Người sinh sống ở khu vực thiếu nước sạch.
Người hay đi bơi hoặc tiếp xúc với nước ở ao, hồ, sông, suối (nơi thường có Giardia hoặc các loại ký sinh trùng khác).
Người có công việc thường tiếp xúc với trẻ em, đất, phân.
Người có hệ miễn dịch suy yếu dễ bị nhiễm ký sinh trùng
Khi những triệu chứng trên trở nên tệ hơn và không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để xét nghiệm
Xét nghiệm máu: Khi ký sinh trùng xâm nhập cơ thể chúng ta sẽ sản sinh ra các kháng thể đặc hiệu và không đặc hiệu, việc xét nghiệm công thức máu tìm kháng thể có vai trò quan trọng trong việc sàng lọc ký sinh trùng. Ngoài ra sự tăng nhanh bạch cầu ái toan trong công thức máu cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiễm ký sinh trùng.
Xét nghiệm phân: Soi phân của người bệnh có thể là soi tươi hoặc dùng phương pháp PCR để tìm một số loại ký sinh trùng.
Nội soi: Thông thường sẽ là nội soi đại tràng để tìm ký sinh trùng đang sinh sống và phát triển trong lòng ruột.
Chụp X quang, MRI hoặc CAT: Đây là một chẩn đoán hỗ trợ nhằm phát hiện các ký sinh trùng lạc chỗ đang tấn công các cơ quan ngoài tiêu hóa như ở tim, não, phổi, gan,….
Xét nghiệm phân là một trong những phương pháp chẩn đoán ký sinh trùng
Dùng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục (bao cao su).
Advertisement
Rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc với thức ăn sống hoặc phân.
Ăn chín uống sôi.
Tránh uống nước ao, hồ, sông, suối.
Tránh tiếp xúc với phân (phân mèo) đặc biệt khi đang mang thai.
Uống nước sạch đun sôi để nguội đề phòng nhiễm ký sinh trùng
Giun sán.
Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét.
Nhiễm trùng giòi maggot, căn bệnh kì quái.
Nguồn: Sepsis, Healthline, Mount Sinai
Giãn Tĩnh Mạch Chân? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Kế cả ở tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chân. Do hệ thống tĩnh mạch ở chân dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều trong ngày. Nếu không được điều trị, có thể xảy ra các vết loét sắc tố, sưng tấy và loét chi dưới. Vì vậy việc tham khảo thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu nguyên nhân, triệu chứng và có cách điều trị hợp lí.
Giãn tĩnh mạch chân là gì ?Giãn tĩnh mạch chân (suy giảm tĩnh mạch chi dưới) là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân. Do đó dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Khi bị giãn tĩnh mạch chân, chúng ta sẽ thấy rất rõ hiện tưởng mạchnổi rõ trên bề mặt da, giãn lớn, phình to và quan sát được. Lúc chạm vào chỗ tĩnh mạch bị sưng có cảm giác đau nhức.
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chânVào thời điểm hiện nay, bệnh suy giãn tĩnh mạch chân chiếm một tỉ lệ lớn trên tổng số người dân, trong đó chiếm 70% là nữ. Đây là căn bệnh phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ ai, một khi đã xảy ra thì rất khó tự khỏi. Các nguyên nhân gây bệnh bao gồm:
– Lối sinh hoạt, làm việc: phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng… khiến cho máu bị dồn xuống hai chân, tạo áp lực lớn trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày dẫn đến tổn thương các van tĩnh mạch, giảm khả năng ngăn chặn máu lưu thông .
– Phụ nữ mang thai: Việc mang thai trong một thời gian dài, ít hoạt động khiến đôi chân phải chịu sức nặng lớn, lâu ngày dẫn đến giãn tĩnh mạch chân
– Tuổi tác: Ở người già, khi tuổi càng cao càng kéo theo các bệnh do cơ thể đã suy yếu, trong đó có suy giãn tĩnh mạch chân
– Người bị béo phì hoặc chế độ ăn uống không hợp lý, ít chất xơ và vitamin cũng dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chân
– Người bị giãn tĩnh mạch bẩm sinh: Khiếm khuyết van do bẩm sinh.
Triệu chứng của giãn tĩnh mạch chân Giai đoạn ban đầu– Ban đầu bạn sẽ chỉ cảm thấy đau nhức bắp chân, cảm thấy chân trở nên nặng nề hơn, mu bàn chân có chút phù khi phải đứng lâu hoặc ngồi nhiều
– Thông thường các triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch sẽ rõ rệt hơn vào buổi tối, nên bạn sẽ thấy dấu hiệu hay bị chuột rút vào ban đêm.
– Chân bắt đầu xuất hiện những mạch gân li ti nổi nhỏ khiến người bệnh thường khó nhận biết đó là triệu chứng giãn tĩnh mạch chân.
Giai đoạn biến chứngĐây là giai đoạn các dấu hiệu đã rõ rệt khiến người bệnh cảm giác khó chịu nhiều hơn so với ban đầu. Những cơn đau nhức, nặng mỏi, tê cứng vùng chân theo thời gian ngày càng nặng hơn tạo ra các biến chứng
– Đau khi đi lại nhiều, chân bị sưng, phù ở cẳng và mu bàn chân
– Cảm giác đau buốt dai dẳng và luôn bị chuột rút về đêm.
– Tĩnh mạch giãn to, nổi rõ dưới da làm mất thẩm mỹ, chạm vào chỗ tĩnh mạch giãn có cảm giác đau nhức.
– Nhiều tĩnh mạch giãn lớn quá mức gây vỡ khiến chảy máu, tụ mảng bầm lớn ở chân
– Viêm tắc tĩnh mạch sâu, có thể gây tắc các động mạch chính.
– Nhiễm khuẩn vết loét của suy tĩnh mạch mạn tính.
Cách điều trị giãn tĩnh mạch chânBệnh suy giãn tĩnh mạch không thể chữa dứt điểm tận gốc rễ, các biện pháp điều trị chỉ có thể cải thiện tình trạng bệnh. Do đó tùy vào trường hợp của bạn nặng hay nhẹ, hãy đến bác sĩ thăm khám để được đưa ra chuẩn đoán và cách điều trị thích hợp cho bệnh của bạn.
– Thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt: tránh đứng lâu hoặc ngồi bất động kéo dài.
– Tập thể dục thường xuyên
– Khi đi các phương tiện xe cộ trong quãng đường dài cần phải gấp duỗi chân thường xuyên cho máu lưu thông.
– Mang tất dài hỗ trợ chuyên dụng: tất dành cho người bị giãn tĩnh mạch
Advertisement
– Giảm cân khi bạn đang trong trường hợp thừa cân, béo phì.
– Đến bác sĩ để thăm khám khi phát hiện các triệu chứng trên.
– Dùng thuốc đề phòng huyết khối tĩnh mạch sâu khi có chỉ định.
– Thay đổi chế độ ăn uống giúp điều trị suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt thực phẩm nhiều kali, vitamin phospha và muối giúp giảm chứng giãn tĩnh mạch chân.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hội Chứng Ruột Kích Thích (Ibs): Chẩn Đoán Và Điều Trị trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!