Bạn đang xem bài viết Hoạt Thạch: Loại Khoáng Chất Dùng Bảo Vệ Niêm Mạc Và Da được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hoạt thạch còn gọi là bột talc là một loại chất khoáng màu trắng được dùng trong y học từ thời xa xưa. Trong Y học hiện đại, người ta chỉ dùng để làm thuốc bôi ngoài da như phấn xoa rôm. Tuy nhiên trong Y học cổ truyền, người ta còn dùng để uống với công dụng thanh nhiệt. Để tìm hiểu rõ hơn về công dụng, cách dùng và những điều cần biết về Hoạt thạch, mời đọc trong bài viết sau.
Hoạt thạch một loại khoáng vật dạng đá cục to nhỏ không đều, màu trắng, vàng, xám, lam nhạt, sáng óng ánh như sáp. Chất mềm, trơn mịn, không hút ẩm, không tan trong nước. Không mùi, không vị.
Hoạt thạch tán nhuyễn thu được bột mịn còn gọi là bột talc. Bôt trắng hoặc gần như trắng, nhẹ, đồng nhất, trơn tay (không ăn tay). Thực tế không tan trong nước, ethanol 96 % và trong các dung dịch acid loãng hay hydroxyd kiềm loãng.
Hoạt thạch thu được đem về loại bỏ đá tạp, rửa sạch, nghiền thành bột mịn hoặc dùng phương pháp thủy phi làm ra bột mịn, phơi khô ở nơi mát.
Hoạt thạch hay bột talc là magnesi silicat hydrat tự nhiên đã được lựa chọn và làm thành bột mịn. Bột talc tinh khiết có công thức phân tử là Mg3Si4O10(OH)2. Có thể chứa một lượng khác nhau các chất khoáng, trong đó nhiều nhất là các clorit (nhôm hydrat và magnesi silicat), magnesit (magnesi carbonat), calcit (calci carbonat) và dolomit (calci và magnesi carbonat)
4.1. Tác dụngBột Hoạt thạch hạt nhỏ tổng bề mặt lớn nên hút được liều lượng lớn chất độc và các chất hóa học kích thích bảo vệ được niêm mạc và da. Dùng uống thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột bị viêm nên cầm nôn và tiêu chảy, hạn chế được sự hấp thu chất độc của ruột.
4.2. Độc tính của thuốcMột nghiên cứu khác chỉ ra rằng không có khối u trung biểu mô được báo cáo trong bất kỳ nhóm thuần tập nào của thợ khai thác và xay bột talc mỹ phẩm. Không có bệnh nhân nào được điều trị bằng bột talc bị u trung biểu mô.
Đông y hay dùng làm thuốc uống trong chữa bệnh sốt, tả, lỵ, lợi tiểu tiện, sốt khát nước, viêm ruột, lỵ. Ngoài ra còn chữa vàng da, tiểu tiện ra máu, viêm niệu đạo hay do có sỏi ở bàng quang mà tiếu tiện đau buốt. Theo tài liệu cổ, hoạt thạch có vị ngọt, tính hàn, không có độc. Những người hệ tiêu hoá yếu, phụ nữ có thai không dùng được.
Liều dùng: Dùng ngoài thì không có liều lượng. Nếu dùng trong thì liều dùng ngày 10-15g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, uống viên với liều 1-2g.
6.1. Trị viêm đường tiết niệuThuốc có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu:
Hoạt thạch tán: Hoạt thạch 20g, Đông quỳ tử 12g, Xa tiền tử 15g, Thông thảo 10g, sắc nước uống. Chủ trị nhiệt lâm, trường hợp sạn tiết niệu gia thêm Kim tiền thảo, Hải kim sa, Thạch vỹ.
Bát chính tán (Hòa tễ cục phương): Hoạt thạch, Mộc thông, Cù mạch, Xa tiền tử, Biển súc, Sơn chi tử, Đại hoàng, Chích thảo lượng bằng nhau. Tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 6 – 12g, với nước sắc Đăng tâm.
6.2. Nhọt, chàm, ra mồ hôi trộm và bệnh daHoạt thạch phối hợp với Thạch cao và Lô cam thạch dùng ngoài. Chữa rôm sẩy, mẩn ngứa.
Hoặc Bột Hoạt thạch 10g, Bạc hà, Bạch chỉ đều 4g tán bột mịn trộn đều bao vải xoa ngoài. Trị rôm sảy mùa hè.
Tóm lại, Hoạt thạch hay bột talc là một loại khoáng chất có ứng dụng rộng rãi trong đời sống, dùng để trị rôm sảy mẩn ngứa ngoài da. Ngoài ra, Đông Y còn dùng để uống trị các chứng sốt, viêm ruột,… Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều tranh cãi về việc có hay không tác hại gây ung thư của chúng. Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, khi muốn sử dụng chúng để điều trị bệnh, bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Nên Dùng Kem Trị Sẹo Loại Nào Để Hiệu Quả Và An Toàn Cho Da?
Hỏi:
Chào Cẩm Nang Làm Đẹp. Da mình trước nhiều mụn trứng cá và mụn bọc, giờ mụn đã giảm hẳn nhưng để lại rất nhiều sẹo. Xin cho mình hỏi dùng kem trị sẹo loại nào thì tốt? Xin cho mình tên sản phẩm cụ thể. Và khi bị sẹo thì mình có nên kiêng ăn gì không? Xin cảm ơn.
Trả lời:
Cẩm nang làm đẹp chào bạn.
Kem trị sẹo loại nào tốt nhất hiện nay?
Kem làm mờ sẹo Scar Esthetique
Scar Esthetique
Scar Esthetique được đánh giá là sản phẩm nổi tiếng của tập đoàn Scarheal Inc tại Mỹ. Đây là sản phẩm được sử dụng phổ biến trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ thế giới. Sau khi sử dụng sản phẩm từ 2 -3 tháng, các vết sẹo sẽ mờ đi trông thấy. Tùy vào cơ địa từng người mà thời gian này có thể rút lại ngắn hơn. Sản phẩm này rất tốt trong điều trị và ngăn ngừa sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo thâm, sẹo bỏng, sẹo do mổ…
Ưu điểm của loại kem này là trị tốt sẹo thâm, sẹo rỗ, ngăn ngừa sự hình thành thêm các vết sẹo mới, trị dứt điểm sẹo lõm, sẹo mụn trứng cá, sẹo bỏng, sẹo do chấn thương sau tai nạn.
Các loại sẹo lồi sau ca mổ, những vết rạn da sau sinh cũng được làm mờ bằng loại kem làm mờ sẹo này.
Một số trường hợp các chị em phụ nữ không nên dùng Esthetique, đặc biệt là không bôi lên vết thương hở hoặc da ướt.
Sản phẩm này không nên để dính vào mắt, không dùng Scar Esthetique kết hợp các phương pháp điều trị da khác mà không có lời khuyên của bác sĩ da liễu.
Kem trị sẹo Dermatix
Dermatix
Là sản phẩm được chiết xuất từ củ hành, Dermatix được sản xuất tại Mỹ, và được FDA phê chuẩn chứng minh lâm sàng là rất hiệu quả trong việc làm sẹo mềm, phẳng. Mặt khác, loại kem trị sẹo này còn giúp cải thiện hiện tượng ngứa và độ lồi của sẹo. Hỗ trợ làm mờ vết thâm nám và giảm đỏ sẹo.
Đây là sản phẩm có công thức tiên tiến, mang tính đột phá. Dermatix kết hợp giữa công nghệ CPX tiên tiến & Vitamin C Ester độc đáo. Nhiều chứng minh lâm sàng cho thấy, các dược sỹ khuyên dùng nhiều nhất loại kem này do chúng không có tác dụng phụ, an toàn cho cả trẻ em. Người sử dụng hoàn toàn có thể thể dùng chung với mỹ phẩm hoặc kem chống nắng, sản phẩm sẽ thấm & khô nhanh trong vòng 1-2 phút, không nhờn dính
Đối với vết sẹo 15cm chỉ cần dùng một lượng gel bằng hạt đậu xanh là đủ và sử dụng týp 7g trong 1 tháng là đánh bay sẹo.
Kem trị sẹo Klirvin
Klirvin
Klirvin được sản xuất tại Nga, với thành phần thảo mộc tự nhiên là các loại thảo dược, vitamin E, Vaccha. Đây là loại kem có tác dụng kích thích tái tạo tế bào da mới, trị tất cả các loại sẹo giúp các vết sẹo mờ và phẳng lại.
Lưu ý là muốn kem trị sẹo đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên vệ sinh da sạch sẽ và lau khô. Sau đó bôi một lớp kem mỏng lên da, đúng liều lượng, kết hợp massage nhẹ nhàng để gia tăng hiệu quả. Bạn không nên bôi một lớp dày lên da vì làm như vậy vừa tốn kém lại vừa gây bít tắc lỗ chân lông.
Khi bị sẹo có cần ăn kiêng không?
Nhiều người vô tình bị những vết thương sau đó thì trở thành sẹo lõm, sẹo lồi… làm cho không tự tin khi giao tiếp. Khi vết thương của bạn đang bắt đầu lành thì có một số món ăn bạn nên kiêng để tránh hiện tượng sẽ phát sinh ra sẹo lồi.
Theo kinh nghiệm dân gian, Những người có những vết thương nên kiêng ăn trứng trong thời gian vết thương lên da non, liền da. Bởi vì ở giai đoạn này, việc ăn trứng sẽ làm cho vùng da ở vết sẹo có màu trắng như lòng trắng trứng, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng nhìn như vết loang, mất thẩm mỹ cho da.
Ngòai ra, nếu vết thương rất sâu, cần làm đầy nhanh chóng thì rau muống là một loại thực phẩm rất tốt để tái tạo tế bào mới. Tuy nhiên, đây không phải một phương pháp hay khi ăn rau muống cũng rất dễ để lại sẹo lồi. Bạn nên kiêng không ăn rau muống trong thời kỳ vết thương chưa lành, hoặc chưa khỏi hẳn, tránh tình trạng vết sẹo lồi ra.
Để tránh những vết sẹo không mong muốn, sẹo lồi, sẹo lõm thì tuyệt đối không nê ăn 2 loại thực phẩm trên …Đây là 2 thực phẩm có khả năng kích thích sẹo phát triển, chính vì thế bạn ko nên ăn trong thời gian mà vết thương chưa lành.
Luật Bảo Vệ, Chăm Sóc Và Giáo Dục Trẻ Em
QUỐC HỘI
Số: 25/2004/QH11
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—– o0o —–
Hà Nội , Ngày 15 tháng 06 năm 2004
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,
Điều 1. Trẻ em
Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mưới sáu tuổi.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Luật này quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Luật này được áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân); tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng.
2. Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú không ổn định; trẻ em cùng với gia đình đi lang thang.
3. Gia đình thay thế là gia đình hoặc cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
4. Cơ sở trợ giúp trẻ em là tổ chức được thành lập để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Điều 4. Không phân biệt đối xử với trẻ em
Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ở trong nước và nước ngoài góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Điều 6. Thực hiện quyền của trẻ em
1. Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện.
2. Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ;
2. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi;
3. Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;
4. Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em;
5. Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em;
6. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác;
7. Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;
8. Cản trở việc học tập của trẻ em;
9. Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật;
10. Đặt cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hoá chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ gần cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em.
Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
Điều 9. Nguồn tài chính cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Điều 10. Hợp tác quốc tế về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
1. Nhà nước có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em với các nước, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, phù hợp với pháp luật mỗi nước và thông lệ quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:
a) Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
b) Tham gia các tổ chức quốc tế; ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
c) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ hiện đại phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
d) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; trao đổi thông tin và kinh nghiệm về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Điều 11. Quyền được khai sinh và có quốc tịch
1. Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.
2. Trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, nếu có yêu cầu thì được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ để xác định cha, mẹ theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Điều 13. Quyền sống chung với cha mẹ
Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ.
Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em.
Điều 14. Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự
Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
Điều 15. Quyền được chăm sóc sức khoẻ
1. Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
2. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.
Điều 16. Quyền được học tập
1. Trẻ em có quyền được học tập.
2. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí.
Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch
Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.
Điều 18. Quyền được phát triển năng khiếu
Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.
Điều 19. Quyền có tài sản
Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội
1. Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển của trẻ em, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm.
2. Trẻ em được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với nhu cầu và năng lực của mình.
Điều 21. Bổn phận của trẻ em
Trẻ em có bổn phận sau đây:
1. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình;
2. Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường;
3. Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình;
4. Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc;
5. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.
Điều 22. Những việc trẻ em không được làm
Trẻ em không được làm những việc sau đây:
1. Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang;
2. Xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tự công cộng;
3. Đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;
4. Trao đổi, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh.
Điều 23. Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn.
2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em; vận động cha mẹ, người giám hộ khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn.
3. Trẻ em của hộ nghèo không phải nộp lệ phí đăng ký khai sinh.
Điều 24. Trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng
1. Cha mẹ, người giám hộ là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em; khi gặp khó khăn tự mình không giải quyết được, có thể yêu cầu và được cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
2. Cha mẹ, người giám hộ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình phải gương mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi theo; có trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.
3. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm chăm lo chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng lứa tuổi.
4. Trong trường hợp ly hôn hoặc các trường hợp khác, người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên phải có nghĩa vụ đóng góp để nuôi dưỡng con đến tuổi thành niên, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục con theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em sống chung với cha mẹ
1. Cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện để trẻ em được sống chung với mình.
2. Trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi thì việc giao, nhận trẻ em làm con nuôi, đưa trẻ em ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam phải theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp trẻ em có cha, mẹ chấp hành hình phạt tù trong trại giam mà không còn nơi nương tựa thì Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tại gia đình thay thế hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em.
Điều 26. Trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự
1. Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em.
2. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Trách nhiệm bảo vệ sức khỏe
1. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm thực hiện những quy định về kiểm tra sức khỏe, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em.
2. Cơ sở y tế công lập có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh, chữa bệnh cho trẻ em.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức y tế học đường.
Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh học đường và các bệnh khác cho trẻ em.
4. Nhà nước có chính sách phát triển sự nghiệp y tế, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; có chính sách miễn, giảm phí khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho trẻ em; bảo đảm kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi.
Trong cân đối kế hoạch ngân sách hàng năm của Bộ Y tế và của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh), Chính phủ dành riêng một khoản ngân sách để bảo đảm cho việc khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền cho trẻ em dưới sáu tuổi ở các cơ sở y tế công lập trung ương và địa phương.
Điều 28. Trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập
1. Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.
2. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3. Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để bảo đảm chất lượng giáo dục.
4. Người phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường phải được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, yêu trẻ, được tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ.
5. Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
Điều 29. Trách nhiệm bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch
1. Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quy hoạch, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em thuộc phạm vi địa phương.
Không được sử dụng cơ sở vật chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em.
3. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ trẻ em vui chơi, giải trí.
4. Trên xuất bản phẩm, đồ chơi, chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh nếu có nội dung không phù hợp với trẻ em thì phải thông báo hoặc ghi rõ trẻ em ở lứa tuổi nào không được sử dụng.
Điều 30. Trách nhiệm bảo đảm quyền phát triển năng khiếu
1. Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em; tạo điều kiện cho nhà văn hoá thiếu nhi, nhà trường và tổ chức, cá nhân thực hiện việc bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.
Điều 31. Trách nhiệm bảo đảm quyền dân sự
1. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Cha mẹ, người giám hộ hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp trẻ em gây ra thiệt hại cho người khác thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định của pháp luật.
Điều 32. Trách nhiệm bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội
1. Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện, giúp đỡ trẻ em được tiếp cận thông tin phù hợp, được phát triển tư duy sáng tạo và bày tỏ nguyện vọng; có trách nhiệm lắng nghe và giải quyết nguyện vọng chính đáng của trẻ em.
2. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhà trường có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em tham gia các hoạt động xã hội và sinh hoạt tập thể phù hợp với nhu cầu và lứa tuổi.
Điều 33. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm:
1. Tuyên truyền, vận động, giáo dục về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
2. Phát triển phúc lợi xã hội cho trẻ em, tạo cơ hội thuận lợi để trẻ em thực hiện quyền, bổn phận và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức;
3. Cung cấp dịch vụ chăm sóc, trợ giúp trẻ em.
Điều 34. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm:
a) Tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành tốt pháp luật về trẻ em;
b) Vận động gia đình, xã hội thực hiện tốt việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
c) Chăm lo, bảo vệ quyền lợi của trẻ em, giám sát việc chấp hành pháp luật về trẻ em, đưa ra những kiến nghị cần thiết đối với các cơ quan nhà nước hữu quan để thực hiện những nhiệm vụ đó; ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em.
2. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan để tổ chức, hướng dẫn việc nuôi con khoẻ, dạy con ngoan.
3. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn hoạt động của thiếu niên, nhi đồng; phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Điều 35. Trách nhiệm của cơ quan thông tin tuyên truyền
1. Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Giới thiệu mô hình, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; phát hiện, phê phán hành vi vi phạm quyền của trẻ em, trẻ em vi phạm những việc không được làm.
Điều 36. Trách nhiệm của cơ quan bảo vệ pháp luật
1. Thực hiện hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Phối hợp với gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục đối với những trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật.
3. Việc xử lý trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ để trẻ em nhận thấy sai lầm, sửa chữa sai lầm và tiến bộ.
Điều 37. Trách nhiệm của Nhà nước
1. Nhà nước có chính sách đầu tư, thực hiện xã hội hóa, mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho trẻ em là con thương binh, liệt sỹ, người có công, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em của hộ nghèo, trẻ em cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các quyền của trẻ em; có chính sách hỗ trợ gia đình thực hiện trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em của các gia đình chưa có hộ khẩu thường trú được đăng ký khai sinh, học tập và chăm sóc sức khoẻ tại nơi mà cha mẹ đang làm việc, sinh sống.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát triển mạng lưới trường học, cơ sở y tế, nhà văn hóa, cơ sở thể thao, điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em; khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở tư vấn cho trẻ em, cha mẹ, người giám hộ và nhân dân về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Điều 38. Bảo trợ các hoạt động vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Nhà nước bảo trợ các công trình khoa học và công nghệ, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, mọi sáng kiến, việc làm có lợi cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; khuyến khích các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế dành một phần quỹ phúc lợi hoặc lợi nhuận vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Điều 39. Quỹ bảo trợ trẻ em
1. Quỹ bảo trợ trẻ em được thành lập nhằm mục đích vận động sự đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài, viện trợ quốc tế và hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Việc huy động, quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em phải đúng mục đích, theo chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước.
Điều 40. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật.
Điều 41. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1. Trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trì trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
2. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được thực hiện chủ yếu tại gia đình hoặc gia đình thay thế. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp trẻ em chỉ áp d�ng cho những trẻ em không được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc gia đình thay thế.
3. Tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được học tập hoà nhập hoặc được học tập ở cơ sở giáo dục chuyên biệt.
Điều 42. Chính sách của Nhà nước đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các quyền của trẻ em; hỗ trợ cá nhân, gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp trẻ em, thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em để bảo đảm cho mọi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không còn nơi nương tựa được chăm sóc, nuôi dưỡng.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình, gia đình thay thế hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập.
Điều 43. Hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Các hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm:
1. Đóng góp tự nguyện bằng tiền hoặc hiện vật;
2. Nhận làm con nuôi, nhận đỡ đầu hoặc nhận làm gia đình thay thế để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
3. Tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp trẻ em;
4. Tổ chức các hoạt động để hỗ trợ trẻ em giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức.
Điều 44. Điều kiện thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em
Cơ quan, tổ chức, cá nhân muốn thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em phải có các điều kiện sau đây:
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với nội dung hoạt động trợ giúp trẻ em;
2. Nhân lực có chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động trợ giúp trẻ em;
3. Nguồn tài chính bảo đảm chi phí cho các hoạt động trợ giúp trẻ em.
Điều 45. Hồ sơ xin phép thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân muốn thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em phải có giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Hồ sơ xin phép thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em gồm có:
a) Đơn xin thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em;
b) Đề án thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em;
c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm đủ điều kiện thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em quy định tại Điều 44 của Luật này;
d) Dự thảo quy chế hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em;
đ) Sơ yếu lý lịch của người đứng ra thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em;
e) Ý kiến đồng ý của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở trợ giúp trẻ em đặt trụ sở hoạt động.
3. Khi thay đổi tên gọi, địa chỉ đặt trụ sở, chủ sở hữu, nội dung hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đã thành lập cơ sở đó phải làm thủ tục đổi giấy phép hoạt động.
Điều 46. Thời hạn cho phép thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin phép thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép phải giải quyết; trường hợp từ chối thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
2. Cơ sở trợ giúp trẻ em chỉ được hoạt động theo đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động.
Điều 47. Thẩm quyền thành lập, tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em
1. Thẩm quyền thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em thuộc quyền quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em thuộc quyền quản lý của cấp tỉnh;
c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em thuộc quyền quản lý của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Cơ sở trợ giúp trẻ em vi phạm một trong các nội dung sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị tạm đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy phép hoạt động:
a) Cơ sở trợ giúp trẻ em không bảo đảm đủ điều kiện như khi xin phép thành lập;
b) Vi phạm quy chế hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em đã được phê duyệt;
c) Sử dụng kinh phí hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em vào mục đích khác, không phục vụ cho việc trợ giúp trẻ em;
d) Vi phạm các quyền của trẻ em.
3. Cơ quan đã cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở trợ giúp trẻ em có quyền tạm đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở đó.
Điều 48. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thực hiện một hoặc một số nội dung đã đăng ký hoạt động trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như tư vấn; khám bệnh, chữa bệnh, giải độc; phục hồi chức năng, sức khoẻ, tinh thần, giáo dục đạo đức; giáo dục hoà nhập, giáo dục chuyên biệt, dạy nghề; tổ chức việc làm; tổ chức hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao, giải trí; tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng;
2. Bảo đảm cung cấp dịch vụ thuận tiện, an toàn, chất lượng;
3. Bảo đảm kinh phí để hoạt động đúng mục đích;
4. Quản lý, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; quản lý tài chính, trang thiết bị, tài sản;
5. Được quyền tiếp nhận hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Điều 49. Kinh phí hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Kinh phí hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gồm có:
1. Ngân sách nhà nước cấp cho cơ sở trợ giúp trẻ em công lập;
2. Nguồn tự có của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em;
3. Hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
4. Đóng góp của gia đình, người thân thích của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
5. Các nguồn thu hợp pháp khác.
Điều 50. Hoạt động dịch vụ của cơ sở trợ giúp trẻ em
1. Cơ sở trợ giúp trẻ em có tổ chức dịch vụ theo nhu cầu phục hồi chức năng, cai nghiện ma tuý, điều trị HIV/AIDS, tổ chức dạy nghề cho trẻ em vi phạm pháp luật, nuôi dưỡng trẻ em nghiện ma tuý, trẻ em nhiễm HIV/AIDS và các nhu cầu khác được thu tiền dịch vụ theo quy định hoặc theo hợp đồng thoả thuận với gia đình, người giám hộ.
2. Trẻ em của hộ nghèo có nhu cầu dịch vụ được người đứng đầu cơ sở trợ giúp trẻ em xét miễn, giảm phí dịch vụ cho từng trường hợp.
Chính phủ quy định cụ thể mức thu phí dịch vụ và đối tượng được miễn, giảm phí dịch vụ.
Điều 51. Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi
1. Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được Uỷ ban nhân dân địa phương giúp đỡ để có gia đình thay thế hoặc tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập.
2. Nhà nước khuyến khích gia đình, cá nhân nhận nuôi con nuôi; cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi.
3. Nhà nước có chính sách trợ giúp gia đình, cá nhân hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em ngoài công lập nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi.
Điều 52. Trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học
Trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc, được tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; được nhận vào các lớp học hoà nhập, lớp học dành cho trẻ em khuyết tật, tàn tật; được giúp đỡ học văn hoá, học nghề và tham gia hoạt động xã hội.
Điều 53. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS
Trẻ em nhiễm HIV/AIDS không bị phân biệt đối xử; được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để chữa bệnh, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em.
Điều 54. Trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại, trẻ em phải làm việc xa gia đình
1. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, giải quyết kịp thời tình trạng trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; tạo điều kiện cho trẻ em được học nghề, làm công việc phù hợp với sức khoẻ, lứa tuổi trong phạm vi địa phương.
2. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm giữ liên hệ thường xuyên với trẻ em phải làm việc xa gia đình để giúp đỡ, giáo dục trẻ em.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có trẻ em phải làm việc xa gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, được chăm sóc sức khoẻ, học văn hoá, tu dưỡng đạo đức, phẩm chất.
Điều 55. Trẻ em lang thang
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đến lang thang phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đi lang thang trong việc tổ chức, giúp đỡ đưa trẻ em trở về với gia đình; đối với trẻ em lang thang mà không còn nơi nương tựa thì được tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em; đối với trẻ em lang thang của hộ nghèo thì được ưu tiên, giúp đỡ để xoá đói, giảm nghèo.
2. Đối với trẻ em cùng gia đình đi lang thang thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em cùng gia đình đến lang thang có trách nhiệm yêu cầu và tạo điều kiện để gia đình lang thang định cư, ổn định cuộc sống và để trẻ em được hưởng các quyền của mình.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em lang thang được sống trong môi trường an toàn, không rơi vào tệ nạn xã hội.
Điều 56. Trẻ em bị xâm hại tình dục
1. Trẻ em bị xâm hại tình dục được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ bằng các biện pháp tư vấn, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và tạo điều kiện để ổn định cuộc sống.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn và tố cáo hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
Điều 57. Trẻ em nghiện ma túy
2. Cơ sở cai nghiện ma tuý có trách nhiệm tạo điều kiện cho trẻ em cai nghiện được tham gia các hoạt động lành mạnh, có ích và phải bố trí cho trẻ em cai nghiện ở khu vực dành riêng cho trẻ em.
3. Trẻ em cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc không bị coi là trẻ em bị xử lý vi phạm hành chính.
Điều 58. Trẻ em vi phạm pháp luật
1. Trẻ em vi phạm pháp luật được gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục, giúp đỡ để sửa chữa sai lầm, có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quy tắc của đời sống xã hội và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Việc tổ chức giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật chủ yếu được thực hiện tại cộng đồng hoặc đưa vào trường giáo dưỡng.
2. Việc xử lý trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trẻ em vi phạm pháp luật phải theo quy định của pháp luật đối với người chưa thành niên.
3. Trẻ em vi phạm pháp luật đã bị xử lý bằng biện pháp hành chính, hình sự cách ly khỏi cộng đồng trong một thời gian nhất định, khi trở về gia đình được Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tạo điều kiện, giúp đỡ tiếp tục học văn hoá, học nghề và hỗ trợ tìm việc làm.
4. Trường hợp trẻ em đã chấp hành xong thời hạn giáo dục hoặc hình phạt mà không có nơi nương tựa thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tạo điều kiện để được học nghề và có việc làm.
Điều 59. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2005.
2. Luật này thay thế Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991.
Điều 60. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004./.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI(Đã ký)
Nguyễn Văn An
Vệ Sinh Và Bảo Quản Dây Thừng Leo Núi Đúng Cách
Một sợi dây thừng leo núi là cuộc sống của bạn trên các vách đá. Vệ sinh và bảo quản dây thừng leo núi đúng cách là rất quan trọng cho sự an toàn của bạn và để đảm bảo tuổi thọ dài cho dây. Biết khi nào nên thay thế một sợi dây cũng rất quan trọng.
Một sợi dây sạch sẽ không chỉ trượt trơn tru qua thiết bị hãm dây của bạn, nó còn có thể cứu mạng bạn bằng cách ngăn chặn sự hao mòn không cần thiết có thể dẫn đến việc nó bị hư – điều mà mọi người leo núi muốn tránh.
Khi nói đến việc leo trèo an toàn, bạn không nên sử dụng các thiết bị bị lỗi, đó là lý do tại sao việc chăm sóc tốt dây thừng của bạn trong các chuyến du ngoạn là rất quan trọng.
Trong bài viết này, chúng mình sẽ cho bạn biết tất cả những gì bạn cần biết về cách giặt và sấy khô dây thừng leo núi của bạn đúng cách để giữ cho nó sạch sẽ và không có bụi bẩn cho tất cả các nhu cầu leo núi của bạn!
Để tận dụng tối đa sợi dây thừng của bạn, hãy đảm bảo bạn biết những điều sau:
Cách vệ sinh dây thừng leo núi: rửa bằng tay trong bồn bằng nước và chất tẩy dành cho dây thừng (không bao giờ giặt dây trong máy sấy hoặc sử dụng chất tẩy rửa mạnh).
Cách bảo quản dây của bạn: bảo quản trong túi đựng dây thừng là cách phổ biến nhất.
Cách kiểm tra dây thừng leo núi của bạn: thường xuyên kiểm tra các vết cắt, vết xước, vết trầy xước và các điểm bằng cách dùng tay sờ dọc theo sợi dây.
Cách sửa chữa những hư hỏng nhỏ trên dây thừng: nạn có thể cắt đứt một phần dây bị hỏng nếu nó gần một đầu dây.
Khi nào nên thay dây thừng của bạn: hãy thận trọng và thay dây ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về tính toàn vẹn của nó. Dây thừng có tuổi thọ rất khác nhau dựa trên các điều kiện và cách sử dụng, nhưng theo nguyên tắc chung, nếu bạn leo lên vài lần mỗi tháng, dây của bạn sẽ kéo dài khoảng 1 – 3 năm.
Những điều nên và không nên đối với một sợi dây thừng leo núi: giữ cho dây của bạn không bị rối và cất nó trong túi dây là những điều tốt, bước lên dây và kéo một cách thô bạo là những điều không nên.
1. Phương pháp vệ sinh dây thừngTrước khi chúng ta hiểu rõ về cách giặt dây leo núi của bạn, hãy nói về một số cách bạn có thể chăm sóc cho dây thừng của bạn nói chung.
Trước hết, bạn nên luôn luôn kiểm tra kỹ sợi dây của mình trước khi leo lên nó. Đây là một quy trình khá nhanh chóng và đơn giản mà bạn nên thực hiện một cách thường xuyên, thường là khi bạn lần đầu tiên lấy nó ra khỏi ba lô hoặc túi dây.
Để kiểm tra dây của bạn xem có bị trầy xước hay các điểm mềm hay không, chỉ cần đưa tay dọc theo chiều dài của nó khi bạn vẩy nó (tốt nhất là trên một bề mặt khô, mịn) và chú ý đến bất kỳ sự bất thường nào bạn thấy trên sợi dây.
Một chút mờ ở đây và ở đó hoặc một số bụi bẩn từ ngày cuối cùng của bạn ở lớp vỏ là chấp nhận được, nhưng nếu bạn nhận thấy một điểm quá thô hoặc mờ, hãy chắc chắn chú ý.
Cũng cảm thấy cho bất kỳ điểm mềm hoặc xốp trong dây của bạn – có thể làm lộ lõi dây bên trong. Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ gì về tính toàn vẹn của sợi dây của bạn, đừng có mạo hiểm. Hãy thay thế dây thừng ngay bây giờ.
Nếu bạn có thể tự tin rằng dây của bạn ở trong tình trạng tốt và mọi bụi bẩn hoặc bụi bẩn hiện tại là sự tích tụ hời hợt sau nhiều năm sử dụng mà không cần giặt, thì đó là lúc bạn nghĩ về cách bạn muốn làm sạch.
Liệu có cách tốt nhất để giặt dây thừng leo núi của bạn không? Bạn có ném nó vào máy giặt hoặc giặt bằng tay không? Có nên dùng xà phòng hay không? Nếu có, bạn nên sử dụng loại xà phòng nào?
Mỗi chuyên gia có một ý kiến khác nhau, nhưng có một vài lưu ý chính cần ghi nhớ khi cố gắng quyết định sử dụng phương pháp nào để làm sạch dây thừng của bạn.
Những câu hỏi thường gặp về xà phòng dành cho dây thừngHầu hết các chuyên gia sẽ nói với bạn rằng đừng bao giờ và không bao giờ sử dụng bất kỳ loại chất tẩy rửa hoặc xà phòng nào trên dây của bạn, bất kể mức độ nhẹ.
Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng bất kỳ sản phẩm làm sạch nào được thiết kế riêng cho thiết bị leo núi để rửa dây thừng của bạn. Các hóa chất trong chất tẩy rửa có thể có tác động tiêu cực đến chất lượng của dây, đây không phải là điều bạn muốn mạo hiểm.
Để an toàn, nếu bạn chọn sử dụng xà phòng (không cần thiết – nước thường và tay bạn vẫn sẽ làm sạch được), hãy luôn chọn dụng cụ lau dây thừng chuyên dụng và làm theo hướng dẫn trên bao bì cẩn thận. Không bao giờ làm liều khi nói đến mảnh quan trọng nhất của thiết bị leo núi của bạn!
Vệ sinh dây thừng leo núiBất chấp những nỗ lực tốt nhất của bạn để giữ cho nó sạch sẽ, dây thừng của bạn cũng sẽ bị bẩn. Khi bạn nhận thấy tay hoặc găng tay của bạn chuyển sang màu đen khi xử lý dây, đó là thời gian để làm sạch nó. Làm như vậy sẽ giữ cho dây của bạn hoạt động tốt và có thể kéo dài tuổi thọ của nó. Đây là những gì bạn cần để giặt dây thừng của bạn:
Bồn hoặc xô
Chất tẩy rửa dành riêng cho dây thừng hoặc xà phòng nhẹ (tùy chọn)
Nước ấm
Đây là cách làm sạch dây leo núi:
Đổ đầy bồn: đổ đầy bồn của bạn bằng nước ấm (không phải nước nóng). Để rửa dây thừng trong bồn tắm, chỉ cần đổ đầy bồn (hoặc xô hoặc bồn lớn, bất cứ thứ gì bạn có) bằng nước ấm, vẩy dây vào bồn tắm, và ngâm một lúc lâu để các chất dơ được loại bỏ. Bạn có thể để dây của bạn ngâm trong sự bẩn thỉu của chính nó trong một thời gian khá lâu. Nếu bạn cảm thấy thực sự tham vọng, bạn thậm chí có thể xoay nó một chút để giúp nới lỏng những hạt bụi bẩn mà nó bám được từ nhiều năm trước.
Thêm chất tẩy rửa: bạn chỉ có thể vệ sinh dây bằng nước, nhưng nếu dây của bạn đặc biệt bẩn, hãy thêm chất tẩy rửa dành riêng cho dây thừng (làm theo hướng dẫn trên chai để biết mức độ sử dụng) hoặc một lượng nhỏ xà phòng nhẹ, chẳng hạn như xà phòng Dawn. Không bao giờ sử dụng chất tẩy rửa mạnh.
Vuốt xung quanh: đặt dây thừng của bạn vào bồn tắm và vuốt xung quanh. Kéo toàn bộ chiều dài qua bàn tay của bạn để làm sạch nó (đây cũng là thời điểm tốt để kiểm tra xem dây của bạn có bị hỏng không.
Rửa kỹ: xả nước, sau đó đổ đầy bồn bằng nước sạch để rửa dây thừng. Lặp lại cho đến khi nước chảy sạch xà phòng.
Làm khô hoàn toàn: để làm khô sợi dây, hãy vẩy nó ra một chiếc khăn hoặc trên thanh treo rèm tắm. Đừng đặt sợi dây dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp và chắc chắn rằng nó đã khô hoàn toàn trước khi cất nó đi.
Mẹo: đặt dây vào túi lưới và sau đó giặt có thể giúp tránh bị xoắn.
Giặt dây thừng leo núi trong máy giặtMột phương pháp khác để giặt dây thừng của bạn, nếu bạn không muốn đối phó với sự bẩn thỉu là đặt nó vào máy giặt.
Tuy nhiên, đừng vứt sợi dây bẩn, rối rắm của bạn vào bất kỳ máy giặt cũ nào với chất tẩy thơm nhất của bạn và giặt trong chu kỳ cao nhất, hy vọng nó sẽ trông như mới. Vì đó là cách nhanh nhất để làm hỏng dây leo núi và cả máy giặt của bạn!
Thực hiện theo các bước sau để đảm bảo kết quả tốt nhất nếu bạn chọn phương pháp máy giặt (điều đó không quan trọng cho dù bạn có máy giặt loại nào, miễn là bạn làm theo các bước sau):
Chạy máy giặt của bạn một lần trống (không có chất tẩy rửa) để làm sạch nó khỏi bất kỳ dư lượng xà phòng cũ
Buộc dây của bạn vào một nút thắt để chúng trông giống như một chiếc vòng tay tình bạn khổng lồ.
Quyết định xem có nên đặt dây của bạn vào vỏ gối hoặc túi giặt lưới hay không để chắc chắn rằng nó sẽ không bị rối (điều này là không cần thiết, nhưng nếu bạn hoàn toàn lo lắng về sự vướng víu khi giặt thì đây là một cách tuyệt vời để yên tâm).
Nhẹ nhàng đặt sợi dây thắt nút đẹp mắt của bạn ở dưới cùng của máy giặt và để máy đổ đầy nước cho đến khi dây của bạn được bao phủ hoàn toàn. Bạn có thể cần phải chơi xung quanh với kích thước tải sẽ sử dụng, tùy thuộc vào lượng nước cần thiết để bao phủ toàn bộ chiều dài của sợi dây.
Nếu bạn chọn sử dụng nước rửa dây thừng, bạn có thể đổ một lượng nhất định vào máy và khuấy dây một chút bằng tay để trải đều ra xung quanh.
Chạy máy giặt ở chu kỳ thấp nhất, để cho nó hoàn thành hoàn toàn trước khi tháo dây và tháo nút thắt (chỉ cần kéo đầu lỏng ra)
Đặt dây ra nền đất để khô
Cách làm khô dây thừng sau khi giặt sạch
Kéo dây của bạn nhẹ nhàng ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh xa trẻ em và thú cưng
Thỉnh thoảng xoay dây thừng để đảm bảo sấy khô đồng đều
Sử dụng quạt trong nhà ở chế độ thấp để lưu thông không khí trong phòng
Không đặt dây của bạn dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp (điều này sẽ tẩy màu dây thừng của bạn và có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của lõi)
Không sử dụng máy sấy quần áo (hoặc bất kỳ loại nhiệt nhân tạo nào)
2. Cách bảo quản dây thừng leo núiKhi bạn lúng túng, rất dễ vô tình lạm dụng dây thừng leo núi của bạn vì bạn đã bị cuốn vào sự phấn khích của việc leo núi. Tuy nhiên, chú ý đến vị trí của nó mọi lúc có thể giúp giảm hao mòn và khả năng nhiễm bẩn.
Thực hiện mọi nỗ lực để giữ cho dây sạch và không có bụi bẩn. Đừng ném nó xuống đất vì cát và bụi có thể di chuyển vào lõi. Sử dụng một tấm bạt dây là một cách tuyệt vời để giữ cho dây của bạn sạch sẽ. Nếu bạn không sở hữu một tấm bạt dây, hãy trút sợi dây ra trên áo khoác hoặc mảnh quần áo, vào cỏ hoặc trên một tảng đá bằng phẳng, nếu có.
Bụi bẩn tích tụ có thể dẫn đến dây trở nên cứng và không thể quản lý. Một mẹo khác là tránh giẫm lên dây – điều này bao gồm chính bạn và bất kỳ bạn đồng hành bốn chân nào. Ngoài ra, điều quan trọng cần nhớ là trừ khi dây của bạn được xử lý khô, tiếp xúc với nước chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ của nó.
Một nguyên nhân khiến dây thừng bẩn bất ngờ là phấn. Vượt qua bàn tay của bạn và thao tác với dây dẫn đến việc tích tụ phấn trên dây, có thể làm nhiễm bẩn các sợi dây. Điều này đặc biệt áp dụng cho khoảng cách ngay ngoài điểm kết nối của bạn.
Một gợi ý là hãy chắc chắn rằng bạn đã gắn chặt trước khi thoa phấn lên tay. Ngoài ra, hãy đánh phấn thừa ra khỏi tay trước khi cởi trói. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng magiê carbonate có thể làm giảm khả năng chịu tải của dây thừng theo thời gian.
Các cách khác để hạn chế mài mòn tại lớp vỏ bao gồm tránh tiếp xúc với các vật sắc nhọn như dụng cụ đai ốc, chốt và thiết bị leo trèo khác theo thời gian có thể dẫn đến sờn chậm và làm mài mòn ở vỏ dây thừng. Độ mài mòn nhiều hơn có nghĩa là sợi dây sẽ trở nên cứng hơn, và mỏng nhanh hơn.
Phần cuối cùng là phần nhô ra của lõi – tại thời điểm đó, bạn cần phải cắt đứt sợi dây đó hoặc rút nó hoàn toàn, tùy thuộc vào vị trí của thiệt hại.
Khi bạn xây dựng một dây neo trên cùng, điều này thường dẫn đến việc dây treo xuống trên một phần của đá. Mặc dù rất quan trọng để tránh tiếp xúc với các cạnh sắc nhọn, bạn cũng nên xem xét đến sự mài mòn mà sợi dây sẽ duy trì do bị cọ xát trên các cạnh đá này.
Bảo vệ dây có thể cực kỳ hữu ích cho mục đích này và rất được khuyến khích nếu bạn sẽ leo lên đỉnh núi thường xuyên. Những sản phẩm này bảo vệ dây của bạn chống ma sát.
Một điều quan trọng khác cần lưu ý: Dây thừng không bao giờ nên ma sát với nhau thông qua dây nối.
Các mẹo vặt khác bao gồm giữ dây của bạn trong bóng râm khỏi ánh sáng mặt trời trực tiếp, vì tia UV có thể gây ra sự xuống cấp của nylon theo thời gian. Trong điều kiện cực lạnh, chẳng hạn như khi bạn leo núi, hãy lưu ý rằng việc đóng băng làm giảm đáng kể các biện pháp an toàn ngoài việc làm cho sợi dây trở nên cực kỳ khó quản lý. Dây thừng được xử lý khô hoàn toàn được khuyến khích cho mục đích leo núi.
Ngoài ra, khi bạn không leo trèo, điều quan trọng là bạn phải cất dây thừng leo núi đúng cách. Một trong những cách phổ biến và đơn giản nhất để cất dây là trong túi dây. Chiếc túi phục vụ hai mục đích: nó cung cấp một cách tiện dụng để lưu trữ dây khi nó không sử dụng và nó giúp giữ dây của bạn khỏi bụi bẩn trong khi bạn leo lên.
Cách đặt dây thừng vào túi
Mở túi dây và mở tấm bạt tích hợp.
Lấy một đầu dây của bạn và buộc nó vào một vòng trên tấm bạt.
Đặt sợi dây thành một đống trên đầu tấm bạt.
Khi bạn đến đầu kia của sợi dây, hãy buộc đầu này vào một vòng khác trên tấm bạt (thường một vòng có màu khác để bạn có thể theo dõi đầu dây này).
Gấp các cạnh của tấm bạt xung quanh đống dây thừng và cuộn dây thừng và tấm bạt vào túi.
Đóng túi đựng dây thừng lại.
Khi bạn đi ra khỏi cửa để đi leo núi, tất cả những gì bạn phải làm là lấy túi dây và mang theo bên mình. Khi bạn đang leo trèo, hãy cố gắng giữ thật nhiều sợi dây mà không sử dụng trên tấm bạt và ra khỏi bụi bẩn.
Mẹo lưu trữ dây thừng bổ sungNgoài việc lưu trữ dây của bạn trong túi dây, còn có một số điều khác cần ghi nhớ:
Giữ cho dây thừng mát và khô: lưu trữ dây của bạn ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu bạn không sử dụng túi dây, cuộn dây của bạn và treo nó từ một sợi dây treo – móc quanh toàn bộ dây hoặc móc toàn bộ dây qua một chốt.
Tránh ánh nắng mặt trời: lhông bao giờ để dây của bạn ra ngoài nắng trong thời gian tiếp xúc với đá. Ánh nắng mặt trời từ việc leo trèo hàng ngày không có khả năng làm hỏng sợi dây của bạn, nhưng quá nhiều ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như để dây ra ngoài nhiều ngày, có thể làm suy yếu đáng kể. Nếu dây của bạn bị mờ dần do ánh nắng mặt trời, hãy xem xét thay thế nó.
Tránh nóng: đừng bảo quản dây của bạn ở nhiệt độ cực cao, chẳng hạn như trong xe vào một ngày hè, vì điều đó có thể làm hỏng các sợi.
Cẩn thận với hóa chất: các axit mạnh, như axit ắc quy, cực kỳ nguy hiểm đối với dây của bạn, vì vậy hãy tránh chúng mọi lúc. Hãy thận trọng khi lưu trữ dây của bạn trong cốp xe hoặc trong nhà để xe hoặc tầng hầm.
3. Cách kiểm tra dây thừng leo núiĐiều quan trọng là phải kiểm tra dây thừng leo núi của bạn thường xuyên để bạn có thể phát hiện ra thiệt hại. Khi bắt đầu bất kỳ chuyến đi chơi leo núi:
Hãy nhìn kỹ và chạy tay dọc theo sợi dây khi bạn vẩy nó ra.
Nhìn và cảm nhận từng inch cho các vết cắt, vết rách và trầy xước bên ngoài vỏ bọc và cho các phần của lõi nhão hoặc phẳng.
Độ mờ hoặc bụi bẩn nhỏ trên vỏ bọc không phải là một mối quan tâm lớn, nhưng nếu bạn cảm thấy hoặc nhìn thấy các khu vực cực kỳ mờ, các điểm bằng phẳng, vết nứt, vết cắt hoặc bất kỳ thiệt hại nào khác, bạn phải xem xét viẹc thay dây.
Sửa chữa dây thừngNếu chỉ có một khu vực nhỏ bị hư hại và gần với một trong các đầu, bạn có thể cắt bỏ phần bị hư hỏng và tiếp tục sử dụng phần còn lại của dây. Để làm điều này:
Cắt dây bằng một con dao sắc khoảng 30 cm lên từ phần bị hư hỏng.
Sử dụng một cái bật lửa để làm tan các sợi dây vừa mới cắt trên phần bạn dự định giữ.
Theo dõi xem bạn đã cắt bao nhiêu để bạn biết dây của bạn ngắn hơn bao nhiêu. Ngoài ra, nếu dây của bạn có dấu ở giữa, hãy lưu ý rằng dấu đó sẽ không còn nằm ở giữa trừ khi bạn cắt một lượng bằng nhau ở mỗi đầu.
Khi nào nên thay dây thừng leo núiĐáng buồn thay, dây thừng leo núi của bạn sẽ không thể sử dụng mãi mãi. Nếu bạn đã kiểm tra dây của bạn và tìm thấy các khu vực cực kỳ mờ, vết cắt hoặc các điểm bằng phẳng, bạn cần nghiêm túc xem xét việc thay thế. Chúng mình không thể nói với bạn chính xác những thiệt hại cần thiết khi thay dây, vì vậy hãy thận trọng và thay thế nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Như đã nói, đây là một số hướng dẫn gần đúng khi nào nên thay dây thừng leo núi:
Sau một cú ngã lớn hoặc thiệt hại khác: ngay lập tức
Sử dụng thường xuyên (hàng tuần): tối đa 1 năm
Sử dụng thường xuyên (vài lần mỗi tháng): 1 đến 3 năm
Sử dụng không thường xuyên (mỗi tháng một lần): 4 đến 5 năm
Sử dụng hiếm (1 – 2 lần mỗi năm): 7 năm
Không bao giờ sử dụng: 10 năm
Ghi lại ngày mua, tần suất sử dụng, số lượng và mức độ nghiêm trọng của việc té ngã trong nhật ký sẽ giúp bạn xác định chính xác thời điểm nên thay dây thừng
4. Những điều nên và không nên đối với dây thừng leo núi Những điều nên làm
Cuộn dây thừng mới: trừ khi dây của bạn được đánh dấu cụ thể rằng nó đã sẵn sàng để sử dụng, bạn sẽ cần phải quan tâm đến cách bạn tháo dây. Giữ nó giống như nó là một cuộn dây và có một đối tác kéo sợi dây từ ống để xếp nó thành một đống ngẫu nhiên. Điều này sẽ giúp tránh rối và thắt nút.
Tháo dây thừng: nếu dây của bạn bị xoắn khi leo lên, hãy để dây treo tự do và khuyến khích xoắn để thư giãn bằng tay.
Sử dụng túi dây thừng: gữa các chuyến đi chơi, lưu trữ dây của bạn trong túi dây để bảo vệ nó.
Sử dụng một tấm bạt dây thừng: vào những ngày leo núi, hãy sử dụng một tấm bạt dây để giữ cho dây ra khỏi bụi bẩn trong khi bạn leo lên. Hầu hết các túi dây có tích hợp bạt dây.
Nhật ký: ghi lại tất cả việc sử dụng dây trong nhật ký, đặc biệt là những cú ngã của bạn.
Những điều cần tránh
Nylon trên nylon: tiếp xúc này đốt cháy dây và vải. Bạn đặc biệt nên tránh chạy hai sợi dây qua cùng một carabiner dây trên cùng, và không bao giờ chạy dây trên cùng trực tiếp qua dây nối.
Bước trên dây: Đđều này làm bẩn bám vào dây, có thể làm hỏng nó.
Đế đinh và rìu băng: tránh tiếp xúc trực tiếp bằng đinh trên đế và rìu băng.
Đỡ và tụt dây kém: Tụt dây nhanh hoặc giật, hạ thấp và đỡ có thể gây ra cháy vỏ dây thừng, cũng như mất kiểm soát.
Nguồn: REI
Đăng bởi: Quỳnh Trịnh
Từ khoá: Vệ sinh và bảo quản dây thừng leo núi đúng cách
Top 4 Loại Dầu Tẩy Trang Cho Da Mụn Được Tin Dùng
Dầu tẩy trang hiện nay là dòng tẩy trang được ưa chuộng bởi độ làm “sạch sành sanh” . Mà không làm mất độ ẩm của làn da với thành phần 100% thiên nhiên vô cùng lành tính. Những nàng làn da mụn nhạy cảm chắc hẳn luôn đau đầu khi muốn tìm ra dòng tẩy trang phù hợp với làn da mình. Nàng yên tâm vì bài viết này là dành cho các nàng rồi. Tại đây chúng mình sẽ tìm ra giúp nàng 4 loại dầu tẩy trang cho làn da mụn được nhiều người tin dùng nhất.
1. Dầu Tẩy Trang Innisfree Green Tea Cleansing Oil 150ml – Dầu Tẩy Trang Được Yêu ThíchDòng dầu tẩy trang Innisfree Green Tea Oil được chiết xuất từ 100% trà xanh nguyên chất thế hệ mới. Với tên gọi là Beauty Green Tea chứa hơn 16 loại axit amin vô cùng có lợi đối với nàng da mụn. Giúp tẩy trang sạch sẽ nhưng không gây kích ứng. Loại tẩy trang này có thể dùng được cho cả mắt và môi.
Dầu tẩy trang Innisfree
Các công dụng cụ thể – Dầu tẩy trang Nhật
Hiệu quả tẩy trang: Dầu tẩy trang loại bỏ lớp trang điểm dày một cách dễ dàng mà không làm xước da hay căng rít. Kể cả Mascara và eyeliner không trôi hay kem chống nắng và những bụi bẩn. bã nhờn bám trên da.
Cung cấp độ ẩm và chống oxi hóa giúp làn da trắng sáng căng mịn
Tinh dầu trà xanh giúp hạn chế mụn,viêm và tái tạo làn da dầu trở nên mịn màng hơn.
Dầu tẩy trang không lưu lại những vệt dầu sau khi sửa dụng. Hạn chế việc tắt lỗ chân lông gây ra mụn.
Hướng dẫn sử dụng – Dầu tẩy trang cho da mụn
Bắt đầu tẩy trang với da khô và mặt khô.
Sử dụng một lượng dầu tẩy trang vừa đủ khi tẩy trang.
Thoa đều và nhẹ nhàng massage cho gương mặt từ dưới lên và từ trong ra ngoài với một số phương pháp massage.
Nhũ hóa lớp dầu bằng ách áp thêm lên mặt một ít nước sau đó rửa lại thật sạch bằng nước ấm.
Hoàn tất bước làm sạch bằng sữa rửa mặt.
Thông tin sản phẩm
Thương hiệu: Innisfree
Xuất xứ: Hàn Quốc
Giá thành: 320.000 VND
Dung tích: 150ml
Bảng thành phần: tinh dầu trà xanh từ đảo Jeju có chứa hơn 16 loại axit amin, chất Linoleic Acid, Catechin, Vitamin E và các chất khoáng có tác dụng phục hồi độ đàn hồi và sự tươi trẻ cho da. Ngoài ra còn chứa lượng Saponin dồi dào, Linoleic Acid, Catechin và Vitamin E. Đặc biệt không Paraben, không cồn, không gây dị ứng.
2. Dầu tẩy trang Kose Softymo Deep Cleansing Oil – Dầu Tẩy Trang Giá Bình DânKose Softymo Deep Cleansing Oil là dòng dầu tẩy trang của một thương hiệu mỹ phẩm nội địa Nhật Bản đang được giới mộ điệu Việt Nam săn đón. Bởi tính chất nhẹ nhàng và không gây kích ứng, phù hợp với làn da mụn. Nếu bạn là một cô nàng có làn da dầu mụn đang muốn tìm một dòng dầu tẩy trang nhẹ dịu, mùi nhẹ nhàng thì đây là một sản phẩm không thể bỏ qua. Với dung tích khá lớn 230ml nhưng giá thành chỉ 235.000VND, vô cùng phù hợp với túi tiền của các cô nàng học sinh sinh viên. Nhưng tác dụng tẩy sạch phải nói là ngang ngửa những dòng sản phẩm mắc tiền khác.
Dầu tẩy trang Kose
Các công dụng cụ thể – Tẩy trang cho da mụn
Làm sạch mọi bụi bẩn sâu trong lỗ chân lông và lấy đi lớp tế bào chết đồng thời cung cấp độ ẩm cho làn da mịn màng.
Làm sạch được mọi loại trang điểm kể cả mascara, eyeliner chống thấm nước.
Sử dụng hằng ngày có thể ngăn ngừa sự phát triển của melanin (yếu tố làm đen da) và ngăn ngừa sự bí tắc lỗ chân lông.
Hạn chế tình trạng mụn lên bởi việc tẩy trang bằng dầu tẩy trang chuyên biệt cho da mụn.
Hướng dẫn sử dụng – Dầu tẩy trang cho da mụn
Cho một lượng vừa đủ ra lòng bàn tay,sau đó massage nhẹ nhàng (có thể dùng bông hoặc dùng tay) xung quanh mặt, để làm sạch bụi bẩn cũng như các vết trang điểm.
Sau đó rửa sạch lại bằng nước hoặc nước ấm.
Hoàn thành bằng các bước bằng cách rửa lại bằng sữa rửa mặt chuyên dụng.
Thông tin sản phẩm
Thương hiệu: nội địa Nhật
Xuất xứ: Nhật bản
Giá thành: 235.000VND
Dung tích: 230ml
Bảng thành phần: Rice Bran Oil, Mineral Oil, Sorbeth-30 Tetraoleate, Triethyl Hexanoine, Cyclomethicone, Orange Oil, Tocopherol Coix Lacryma-Jobi Seed Extract, Alcohol, Glycerin, Polyglyceryl-2 Diisostearate, Trilaureth-4 Phosphate, Water,Phenoxyethanol. Không chất tạo màu, không hương liệu.
3. Dầu tẩy trang Olive DHC Deep Cleansing Oil (SS) – Dầu Tẩy Trang Nhật BảnMột dòng tẩy trang cũng vô cùng phổ biến tại thị trường Việt Nam hiện nay chính là Olive DHC Deep Cleansing Oil của Nhật Bản. Với sự làm sạch dịu nhẹ và dễ nhũ hóa, dòng dầu tẩy trang này không gây bí da và hạn chế hiện tượng mụn do không tẩy trang kĩ. Vì vậy các cô nàng da mụn không nên bỏ qua sản phẩm này.
Dầu tẩy trang DHC
Các công dụng cụ thể – Dầu tẩy trang cho da mụn
Hiệu quả tẩy trang: Dầu tẩy trang loại bỏ lớp trang điểm dày một cách dễ dàng mà không làm xước da hay căng rít,. kể cả Mascara và eyeliner không trôi hay kem chống nắng và những bụi bẩn bám trên da.
Hiệu quả dưỡng ẩm: Làm sạch da nhưng không làm mất những loại dầu có lợi cho làn da giúp cho làn da không bị mất độ ẩm khó chịu. Mà còn cung cấp độ ẩm nhẹ cho làn da sau khi làm sạch. Hạn chế sự bí tắc lỗ chân lông gây ra mụn.
Hiệu quả mát xa: dùng loại tẩy trang này tẩy trang kết hợp với mát xa mặt giúp cho kích thích tuần hoàn máu, da săn chắc chống lão hóa.
Chiết xuất hoàn toàn tự nhiên nên khi sử dụng dầu tẩy trang dành cho da mụn này bạn không còn sợ tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông tạo mụn. Dầu tẩy trang sẽ làm sạch tất cả bụi bẩn và giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn.
Hướng dẫn sử dụng – Dầu tẩy trang cho da mụn
Giữ cho mặt khô, tay khô.
Lấy một lượng dầu tẩy trang vừa phải ra lòng bàn tay (khoảng 1-2 bơm)
Thoa dầu đều khắp mặt, mát xa nhẹ nhàng toàn bộ gương mặt để hòa tan lớp trang điểm trong khoảng 2 phút
Thêm nước vào lòng bàn tay và tiếp tục massage nhẹ nhàng, lớp dầu dễ chuyển sang màu trắng sữa.
Rửa sạch mặt bằng nước và sau đó dùng thêm sữa rửa mặt để làm sạch những lớp dầu còn thừa
Thông tin sản phẩm – Tẩy trang Nhật cho da mụn
Thương hiệu: DHC
Xuất xứ: Nhật bản
Giá thành: 265.000VN
Dung tích: 70ml
Thành phần chính: 100% chiết xuất tự nhiên olea europaea (olive) fruit oil… Không chứa paraben và các chất tạo màu.
4. Dầu Tẩy Trang Muji Oil Cleansing 200ml – Dầu Tẩy Trang Được Yêu Thích NhấtDầu tẩy trang Muji Oil Cleansing nổi tiếng với độ làm sạch nhẹ dịu rất thích hợp với làn da mụn. Chất dầu đặc trưng không quá lỏng dễ hóa nhũ. Không tạo cho người sử dụng cảm giác nhờn rít khó sử dụng. Nhưng vẫn cuốn trôi sạch được bụi bẩn và các lớp tẩy trang đậm. Dĩ nhiên loại này có thể dùng cho cả mắt và môi.
Dầu tẩy trang Muji
Các công dụng cụ thể – Dầu tẩy trang Nhật
Khả năng tẩy trang của loại dầu này được đánh giá cao. Nhẹ nhàng lấy đi bụi bẩn mà không làm kích ứng da.
Dễ nhũ hóa và đôi khi nếu bạn lười có thể không cần sử dụng thêm sữa rửa mặt.
Thành phần hoàn toàn tự nhiên và không gây kích ứng cho làn da mụn. Khi sử dụng dầu tẩy trang dành cho da mụn Muji sẽ hạn chế được tình trạng kích ứng và bí tắc lỗ chân lông.
Hướng dẫn sử dụng – Dầu tẩy trang cho da mụn
Cho một lượng vừa đủ ra lòng bàn tay,sau đó massage nhẹ nhàng (có thể dùng bông hoặc dùng tay) xung quanh mặt, để làm sạch bụi bẩn cũng như các vết trang điểm.
Sau đó rửa sạch lại bằng nước hoặc nước ấm.
Hoàn thành bằng các bước bằng cách rửa lại bằng sữa rửa mặt chuyên dụng.
Thông tin sản phẩm – Tẩy trang cho da mụn Nhật Bản
Thương hiệu: Muji
Xuất xứ: Nhật Bản
Giá thành: 285.000VND
Dung tích: 200ml
Bảng thành phần: Thành phần chính gồm có dầu Olive, dầu Jojoba, nước ép trái mơ, lá đào và một số thành phần khác.
Đăng bởi: Nguyễn Huyền
Từ khoá: Top 4 Loại Dầu Tẩy Trang Cho Da Mụn Được Tin Dùng
Thiếu Chất Khoáng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Thiếu chất khoáng là gì, nguyên nhân từ đâu và cách điều trị thế nào mà mọi người cần lưu ý. Cùng Bách hoá XANH tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Chất khoáng là chất quan trọng với sức khoẻ con người. Việc thiếu chất khoáng sẽ gây nên rất nhiều triệu chứng và căn bệnh nguy hiểm. Hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu rõ thêm về thiếu chất khoáng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị nhé!
Chất khoáng hay khoáng chất là tổng hợp các chất quan trọng và thiết yếu đối với cơ thể, đảm bảo duy trì hoạt động mỗi ngày. Vì vậy, thiếu chất khoáng là tình trạng cơ thể bạn không dung nạp được đầy đủ các loại chất khoáng cần thiết.
Theo đó, con người cần được đảm bảo đủ một lượng các chất khoáng khác nhau, dựa trên nhu cầu dinh dưỡng đề nghị hay còn được gọi là RDA.
RDA là mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trung bình, với người khoẻ mạnh, thì mức này ở khoảng 97% với các chất dinh dưỡng được bổ sung từ thực phẩm ăn uống hoặc thực phẩm chức năng.
Tình trạng thiếu chất khoáng không xuất hiện liền, mà nó xuất hiện từ từ và do từ nhiều nguồn nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân phổ biến đó chính là bởi vì nhu cầu chất khoáng của cơ thể tăng lên, hoặc thiếu chất khoáng từ chế độ ăn uống hay khó hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Nguyên nhân chính gây thiếu chất khoáng là khi cơ thể không được nạp đầy đủ các chất khoáng quan trọng và thiết yếu. Việc này xảy ra có thể là do các chế độ ăn không được kiểm soát hiệu quả như ăn kiêng ít calo, hoặc ăn thiếu rau củ quả, ngoài ra còn có thể là do chế độ ăn chay, dị ứng và không dung nạp được lactose như đường, sữa,…
Bên cạnh đó, nguyên nhân thiếu chất khoáng còn do các vấn đề về tiêu hoá thức ăn hay hấp thụ chất dinh dưỡng. Một trong những bệnh tiềm ẩn gây nên tình trạng thiếu chất khoáng là nghiện rượu mãn tính, các bệnh về gan, mật, ruột, thận,… bệnh về phẫu thuật đường tiêu hoá, hay sử dụng các thuốc kháng sinh, nhuận tràng, lợi tiểu,… trong thời gian dài.
Ngoài ra, thiếu chất khoáng cũng xảy ra do nhu cầu chất khoáng trong cơ thể tăng lên, ví dụ như thiếu sắt khi đến kỳ kinh nguyệt, kỳ mãn kinh và mang thai,…
Triệu chứng của tình trạng thiếu chất khoáng phụ thuộc vào việc cơ thể đang thiếu loại chất khoáng nào, nhưng nhìn chung thì triệu chứng sẽ bao gồm như:
Mệt mỏi, uể oải và đau nhức người kéo dài.
Suy giảm hệ miễn dịch dễ bị bệnh.
Tiêu chảy hoặc táo bón, ngoài ra còn đầy hơi và đau bụng.
Nhịp tim không ổn định.
Thường có cảm giác buồn nôn.
Ăn không ngon, ngủ không ổn định giấc.
Kém tập trung, tinh thần mệt mỏi, với trẻ em thì sẽ chậm phát triển.
Các hiện tượng bị chuột rút, căng cơ, tê hoặc ngứa ở cơ thể.
Ngoài ra, thiếu hụt chất khoáng có thể có những triệu chứng nhẹ, không rõ ràng. Vì thế, khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức và khả năng tập trung bị giảm đi, thì bạn hãy đi khám sớm để tìm ra cách chữa trị.
Thiếu hụt chất khoáng thường xảy ra với 5 chất bao gồm: Canxi, sắt, magie, kali và kẽm.
Advertisement
Thiếu canxi
Canxi là chất quan trọng và rất cần thiết để giúp xương và răng chắc khoẻ, bên cạnh đó canxi còn có khả năng hỗ trợ tối đa cho các hoạt động của mạnh máu, cơ bắp, các thần kinh và hormone trong cơ thể.
Khi việc thiếu canxi kéo dài có thể sẽ bị giảm mật độ khoáng xương và gây ra tình trạng thiếu xương. Sau một thời gian nếu không điều trị kịp thời, thì tình trạng thiếu xương này sẽ dẫn tới bệnh loãng xương, làm tăng các nguy cơ tổn thương, xương giòn và gãy xương, nhất là với những người cao tuổi.
Thiếu sắtTế bào hồng cầu là nơi chứa đến hơn 1 nửa lượng sắt trong cơ thể con người. Sắt là thành phần chính của hemoglobin – loại protein có chức năng đưa oxy đi khắp mô cơ trong cơ thể. Ngoài ra, sắt còn có mặt trong những protein và enzyme quan trọng khác.
Tình trạng thiếu sắt thường xảy ra chậm và phát hiện muộn, sẽ gây ra nguy cơ mắc bệnh thiếu máu. Thiếu máu sẽ xuất hiện các triệu chứng như đuối sức, mệt mỏi kéo dài, khiến việc học và làm việc không được năng suất. Bên cạnh đó, đối với trẻ em, nếu bị thiếu sắt thì sẽ chậm phát triển trí não.
Thiếu magieMagie chiếm 60% ở trong xương và 40% ở các tế bào mô, cơ nên với những người vốn có sức khoẻ yếu, thì việc thiếu magie là tình trạng xảy ra thường xuyên.
Thiếu magie ban đầu sẽ gồm các triệu chứng như mệt mỏi, đuối sức, ăn không ngon, buồn nôn,… Sau một thời gian dài không điều trị, thì sẽ xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như nhịp tim không ổn định, bị tê, ngứa và co giật cơ bắp,…
Thiếu kaliMang chức năng là một chất điện phân, kali có vai trò quan trọng trong việc co bóp cơ, hoạt động của tim và truyền tín hiệu của thần kinh khắp cơ thể. Ngoài ra còn giúp cơ thể chuyển hoá carbohydrate thành năng lượng. Kali được nạp chủ yếu từ nguồn kali dồi dào của rau xanh và trái cây tươi.
Cơ thể mất nước quá nhiều như bệnh thận, bị nôn mửa kéo dài,… là một trong những nguyên nhân phổ biến của việc cơ thể thiếu kali. Nếu tình trạng thiếu kali kéo dài và không chữa trị, thì có thể dẫn đến các triệu chứng nặng hơn như tê liệt các cơ, nhịp tim mất ổn định hoặc thậm chí tử vong.
Thiếu kẽmQuá trình trao đổi chất trong cơ thể không thể nào thiếu kẽm, vì nó đóng vai trò trong việc tổng hợp DNA và protein, đồng thời góp phần vào bảo vệ chức năng hệ miễn dịch và làm lành các vết thương.
Bên cạnh đó, kẽm còn cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Kẽm có trong các thực phẩm thịt đỏ như thịt bò, thịt heo,… và các loại ngũ cốc, sữa.
Thiếu kẽm sẽ khiến cơ thể không thấy ngon miệng khi ăn, miễn dịch kém và chậm phát triển ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, thiếu kẽm còn có thể gây tiêu chảy, rụng tóc và khiến vết thương lâu lành.
Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa họcTham khào từ DS. Hoàng Thu Thủy – chuyên trang báo Sức Khỏe & Đời Sống, nên thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày bằng những thói quen ăn uống lành mạnh, đầy đủ các chất. Đặc biệt với những người bị thiếu máu do thiếu khoáng chất sắt, thì nên bổ sung thịt, ngũ cốc và trứng,…
Dùng thực phẩm chức năng bổ sungNgoài việc bổ sung từ thực phẩm, bạn cũng nên bổ sung từ các thực phẩm chức năng tuỳ vào yêu cầu của bác sĩ. Các thực phẩm chức năng này có thể dùng kết hợp với các chất khác hoặc sử dụng 1 mình tuỳ vào tình trạng và chỉ định của bác sĩ.
Điều trị thiếu chất khoáng khẩn cấpNgay khi xuất hiện các tình trạng thiếu chất khoáng, bạn hãy đến gặp bác sĩ và thăm khám ngay lập tức, để có thể nạp các khoáng chất thông qua tiêm tĩnh mạch. Việc điều trị này sẽ kéo dài trong vài ngày, để bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh của bạn và có cách chữa trị tốt hơn.
Nguồn: Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Cập nhật thông tin chi tiết về Hoạt Thạch: Loại Khoáng Chất Dùng Bảo Vệ Niêm Mạc Và Da trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!