Bạn đang xem bài viết Hăm Tả Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Xử Lý được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hăm tã ở trẻ sơ sinh là một dạng viêm da thường gặp ở hầu hết các bé trong giai đoạn mặc tã. Do vậy, mẹ đảm luôn cần hiểu biết đầy đủ về hăm tã để bảo vệ và chăm sóc con tốt nhất.
1. Những triệu chứng thường gặp khi trẻ sơ sinh mắc bệnh hăm tã
Vùng da bị hăm tã sẽ làm bé đau, đặc biệt là khi tiếp xúc với nước tiểu. Do vậy khi bị hăm tã trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc, nhất là khi mới tè xong.
Tùy từng cấp độ nặng nhẹ của hăm tã mà mẹ sẽ thấy rõ các triệu chứng.
1.1. Hăm tã ở cấp độ rất nhẹ (Cấp độ 1)
– Vùng da đóng bỉm sẽ ửng hồng.
– Phần da có dấu hiệu lạ ít.
– Trên da có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ.
– Phần da vẫn khô ráo.
– Trẻ ít quấy khóc.
1.2. Hăm tã ở cấp độ nhẹ (Cấp độ 2)
Các triệu chứng hăm tã tương tự như ở cấp độ 1. Và những vùng da bị ửng đỏ đậm hơn, và xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau hơn.
1.3. Hăm tã ở cấp độ trung bình (Cấp độ 3)
Các triệu chứng hăm tã tương tự như ở cấp độ 2. Và những vết hăm tã bắt đầu đậm hơn, lớn hơn và dày đặc hơn.
Đồng thời phần da bị hăm đã có dấu hiệu hơi ướt. Trẻ bắt đầu quấy khóc nhiều hơn.
1.4. Hăm tã ở cấp độ hơi nặng (Cấp độ 4)
Các triệu chứng hăm tã tương tự như ở cấp độ 3. Và trên vùng da bị hăm tã có thể xuất hiện thêm các nốt sần hoặc mụn mủ.
1.5. Hăm tã ở cấp độ nặng (Cấp độ 5)
Phần da bị hăm tã có diện tích rất lớn, bị sưng nặng, thậm chí còn bị loét. Trẻ luôn tỏ ra khó chịu ngay cả khi không tiếp xúc với nước tiểu.
Lưu ý: Khi mẹ thấy trẻ có dấu hiệu hăm tã nên có biện pháp xử lý ngay, không nên chủ quan.
2. Những vị trí dễ bị hăm tã nhất ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh thường bị hăm tã nhiều nhất ở 4 vị trí sau đây:
– Ở cơ quan sinh dục.
– Ở vùng háng.
– Ở vùng hậu môn.
– Ở vùng mông.
Do vậy, khi trẻ bị hăm tã, các mẹ nên lưu ý đến cả 4 vùng da này để kiểm soát và điều trị chứng hăm tã cho con hiệu quả nhất.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh lý hăm tã ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân hăm tã thường gặp nhất là do:
3.1. Da trẻ sơ sinh bị kích ứng bởi phân và nước tiểu
Một số loại nấm và vi trùng ký sinh thường tồn tại trên da và không gây nguy hại cho đến khi da bị ẩm ướt thường xuyên.
Hoặc nước tiểu và phân của trẻ làm cho nấm và ký sinh trùng phát triển thành bệnh trên da. Gây ra những vệt đỏ, nổi mụn nước tạo cảm giác ngứa rát cho trẻ.
3.2. Do bỉm cọ xát trên da gây tổn thương da
Trường hợp này xảy ra khi mẹ đóng bỉm cho con chật, làm cho da của trẻ bị cọ sát với bỉm trong thời gian dài. Khiến cho da bị nổi mẩn đỏ.
Từ những vết mẩn đỏ này sẽ hình thành các vết loét và các triệu chứng hăm tã.
3.3. Da bị kích ứng bởi các sản phẩm mẹ thường dùng cho trẻ
Da trẻ bị dị ứng với chất liệu của tã, với giấy ướt, với phấn rôm, nước giặt quần áo,… Đây đều là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh. Nhất là đối với những trẻ sơ sinh có làn da thực sự nhạy cảm.
3.4. Khi mẹ thay đổi khẩu phần ăn của trẻ
Khi mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm, bổ sung thêm dinh dưỡng từ các nguồn khác nhau. Làm cho cơ thể trẻ có những phản ứng.
Thành phần trong phân và nước tiểu của trẻ cũng thay đổi dẫn đến trẻ dễ dàng bị hăm tã hơn.
3.5. Trẻ bị kích ứng với thuốc kháng sinh
Khi trẻ được chỉ định điều trị bệnh lý bằng kháng sinh hoặc tiếp nhận kháng sinh gián tiếp từ sữa mẹ, trẻ có thể bị tiêu chảy. Đây là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, làm tăng nguy cơ nhiễm vi nấm trên da của trẻ. Dần tiến đến các triệu chứng hăm tã.
4. Một số biện pháp ngăn ngừa chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh
Để bảo vệ trẻ khỏi hăm tã, các mẹ nên lưu ý những điểm sau:
– Vệ sinh đúng cách sau khi trẻ đi vệ sinh.
– Không dùng bỉm tã suốt 24/24 mà nên để vùng da dùng bỉm tã thông thoáng nhiều lần trong ngày.
– Mẹ nên chú ý rửa sạch và sát khuẩn tay trước và sau khi thay tã cho trẻ.
– Mẹ chỉ nên sử dụng những sản phẩm chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo được sử dụng cho trẻ sơ sinh.
– Thường xuyên thay tã cho trẻ, mỗi 2-3 giờ/lần đối với tã giấy và 4-5 giờ/lần đối với bỉm tã tiện lợi.
– Không đóng bỉm tã quá chặt, hoặc dùng những loại bỉm tã không đủ mềm mại đối với da của trẻ sơ sinh.
Lazada
Shopee
Các mẹ có thể điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh tại nhà. Tuy nhiên, để tránh những tình huống khó xử lý hơn, mẹ nên thăm khám và điều trị hăm tã cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Đánh giá bài viết
Trẻ Sơ Sinh Bị Kiến Cắn Và Cách Xử Lý An Toàn
Trẻ sơ sinh bị kiến cắn và cách xử lý an toàn
Chủ Nhật ngày 19/07/2023
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị kiến cắnKhông phải ai cũng biết rằng, kiến cắn khác với kiến đốt. Thông thường, kiến cắn bằng cách kẹp chặt hàm trên và miệng vào da trẻ. Còn nếu đốt thì kiến sẽ dùng ngòi ở phần cuối cơ thể để chích vào da.
Nọc độc của kiến có chứa nhiều độc tố nhưng chủ đạo vẫn là axit fomic. Việc trẻ sơ sinh vị kiến cắn hoặc đốt thì sẽ khiến trẻ bị đau, nhói và khó chịu, tuy nhiên tình trạng này sẽ dịu đi sau vào giờ. Nếu mẹ để ý sẽ thấy vùng da xung quanh vết cắn sẽ bị đỏ và phồng rộp.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị kiến cắn
Nếu không may trẻ bị kiến lửa, kiến ba khoang đốt thì những vết cắn ở trẻ sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh vì đây đều là những loài kiến rất độc. Ngoài ra, vẫn có những trường hợp trẻ bị dị ứng với vết kiến cắn với các dấu hiệu như sưng đau nhiều, trẻ bị nôn trớ, tiêu chảy, nổi mề đay, khó thở, tụt huyết áp, hoa mắt…Trong trường hợp này, mẹ cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Và khi thấy trẻ sơ sinh bị kiến cắn, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tránh xa khỏi ổ kiến để tránh bị đốt nhiều hơn. Đồng thời, gỡ kiến ra khỏi cơ thể trẻ rồi cởi quần áo trên người và thay cho trẻ một bộ đồ khác.
Cách xử lý an toàn khi trẻ sơ sinh bị kiến cắnĐể xử lý khi trẻ sơ sinh bị kiến cắn, các bậc phụ huynh nên rửa sạch vùng da bị tổn thương của trẻ bằng xà phòng một cách nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn, nọc độc trên da. Sau đó, dùng gạc mát chườm mát hoặc đá lạnh lên vùng da này để làm dịu vùng da vầ giảm sưng ngứa hiệu quả.
Cách xử lý an toàn khi trẻ sơ sinh bị kiến cắn
Tiếp theo, mẹ dùng tinh dầu oliu nguyên chất xoa lên cho bé để làm xẹp vùng da bị kiến cắn, đốt. Hoặc mẹ có thể áp dụng một trong những cách chữa kiến cắn cho bé bằng mẹo dân gian như sau:
Muối trắng: Sau khi rửa sạch vùng da trẻ sơ sinh bị kiến cắn dưới vòi nước sạch. Mẹ dùng một ít muối trắng chà lên sẽ giúp sát trùng và làm giảm ngứa cho trẻ một cách hiệu quả.
Chanh: Đây là một loại quá có khả năng sát trùng tuyệt vời mà mẹ có thể áp dụng mỗi khi trẻ bị kiến cắn. Chỉ cần cắt đôi quả chanh, vắt lấy nước cốt và thoa lên vùng da bị kiến cắn của trẻ sẽ làm giảm ngứa một cách hiệu quả.
Giấm: Cũng giống như chanh, giấm cũng là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp có thể dùng để chứa kiến cắn cho trẻ. Mẹ chỉ cần pha giấm với nước rồi xoa lên vết cắn, sau đó lấy gạc đắp lên cho bé sẽ giúp làm giảm sưng và ngứa rát do kiến cắn một cách hữu hiệu.
Hành tây và tỏi: Hai loại gia vị này cũng là cách hay được sử dụng để chữa cho trẻ sơ sinh bị kiến cắn. Cách làm cũng khá đơn giản, chỉ cần thái một lát hành, tỏi hoặc hành tây thoa lên vùng da bị tổn thương của trẻ. Các hoạt chất có trong tỏi và hành tây sẽ giúp làm giảm sưng, giảm dị ứng do kiến cắn ở trẻ.
Khoai tây: Trong thành phần của loại củ này có chứa các enzym có tác dụng tốt trong việc làm mờ các vết thâm. Khi trẻ sơ sinh bị kiến cắn, mẹ chỉ cần thái một lát mỏng đắp và xoa đều lên vùng da bị tổn thương, giữ trong vòng 5 phút rồi thay miếng khác. Cứ như vậy cho đến khi vết thương giảm sưng, bé không còn ngứa nữa thì dừng lại.
Kem đánh răng: Ngoài công dụng làm sạch răng thì kem đánh răng còn có tác dụng làm giảm ngứa do kiến cắn. Trong thành phần của kem đánh răng cho chứa bạc hà, sẽ làm giảm sưng nhanh chóng. Mẹ chỉ cần bôi kem đánh răng lên vết côn trùng đốt sau đó thì chơ kem khô thì bóc ra sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.
Cây nha đam: Đây là một loại cây làm giảm vết sưng do kiến cắn cực hiệu quả. Mẹ chỉ cần lấy phần thịt trong của nha đam cho vào tủ lạnh khoảng 1 giờ rồi đắp lên vùng sưng do bị côn trùng cắn của bé. Chỉ sau thời gian ngắn, vết mẩn đỏ trên da bé sẽ tan đi và không gây cảm giác khó chịu cho bé.
Thịt nha đam có thể làm giảm vết sưng do kiến cắn hiệu quả
Thủy Phan
(Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp)
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Giãn Tĩnh Mạch Chân? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Kế cả ở tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chân. Do hệ thống tĩnh mạch ở chân dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều trong ngày. Nếu không được điều trị, có thể xảy ra các vết loét sắc tố, sưng tấy và loét chi dưới. Vì vậy việc tham khảo thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu nguyên nhân, triệu chứng và có cách điều trị hợp lí.
Giãn tĩnh mạch chân là gì ?Giãn tĩnh mạch chân (suy giảm tĩnh mạch chi dưới) là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân. Do đó dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Khi bị giãn tĩnh mạch chân, chúng ta sẽ thấy rất rõ hiện tưởng mạchnổi rõ trên bề mặt da, giãn lớn, phình to và quan sát được. Lúc chạm vào chỗ tĩnh mạch bị sưng có cảm giác đau nhức.
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chânVào thời điểm hiện nay, bệnh suy giãn tĩnh mạch chân chiếm một tỉ lệ lớn trên tổng số người dân, trong đó chiếm 70% là nữ. Đây là căn bệnh phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ ai, một khi đã xảy ra thì rất khó tự khỏi. Các nguyên nhân gây bệnh bao gồm:
– Lối sinh hoạt, làm việc: phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng… khiến cho máu bị dồn xuống hai chân, tạo áp lực lớn trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày dẫn đến tổn thương các van tĩnh mạch, giảm khả năng ngăn chặn máu lưu thông .
– Phụ nữ mang thai: Việc mang thai trong một thời gian dài, ít hoạt động khiến đôi chân phải chịu sức nặng lớn, lâu ngày dẫn đến giãn tĩnh mạch chân
– Tuổi tác: Ở người già, khi tuổi càng cao càng kéo theo các bệnh do cơ thể đã suy yếu, trong đó có suy giãn tĩnh mạch chân
– Người bị béo phì hoặc chế độ ăn uống không hợp lý, ít chất xơ và vitamin cũng dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chân
– Người bị giãn tĩnh mạch bẩm sinh: Khiếm khuyết van do bẩm sinh.
Triệu chứng của giãn tĩnh mạch chân Giai đoạn ban đầu– Ban đầu bạn sẽ chỉ cảm thấy đau nhức bắp chân, cảm thấy chân trở nên nặng nề hơn, mu bàn chân có chút phù khi phải đứng lâu hoặc ngồi nhiều
– Thông thường các triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch sẽ rõ rệt hơn vào buổi tối, nên bạn sẽ thấy dấu hiệu hay bị chuột rút vào ban đêm.
– Chân bắt đầu xuất hiện những mạch gân li ti nổi nhỏ khiến người bệnh thường khó nhận biết đó là triệu chứng giãn tĩnh mạch chân.
Giai đoạn biến chứngĐây là giai đoạn các dấu hiệu đã rõ rệt khiến người bệnh cảm giác khó chịu nhiều hơn so với ban đầu. Những cơn đau nhức, nặng mỏi, tê cứng vùng chân theo thời gian ngày càng nặng hơn tạo ra các biến chứng
– Đau khi đi lại nhiều, chân bị sưng, phù ở cẳng và mu bàn chân
– Cảm giác đau buốt dai dẳng và luôn bị chuột rút về đêm.
– Tĩnh mạch giãn to, nổi rõ dưới da làm mất thẩm mỹ, chạm vào chỗ tĩnh mạch giãn có cảm giác đau nhức.
– Nhiều tĩnh mạch giãn lớn quá mức gây vỡ khiến chảy máu, tụ mảng bầm lớn ở chân
– Viêm tắc tĩnh mạch sâu, có thể gây tắc các động mạch chính.
– Nhiễm khuẩn vết loét của suy tĩnh mạch mạn tính.
Cách điều trị giãn tĩnh mạch chânBệnh suy giãn tĩnh mạch không thể chữa dứt điểm tận gốc rễ, các biện pháp điều trị chỉ có thể cải thiện tình trạng bệnh. Do đó tùy vào trường hợp của bạn nặng hay nhẹ, hãy đến bác sĩ thăm khám để được đưa ra chuẩn đoán và cách điều trị thích hợp cho bệnh của bạn.
– Thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt: tránh đứng lâu hoặc ngồi bất động kéo dài.
– Tập thể dục thường xuyên
– Khi đi các phương tiện xe cộ trong quãng đường dài cần phải gấp duỗi chân thường xuyên cho máu lưu thông.
– Mang tất dài hỗ trợ chuyên dụng: tất dành cho người bị giãn tĩnh mạch
Advertisement
– Giảm cân khi bạn đang trong trường hợp thừa cân, béo phì.
– Đến bác sĩ để thăm khám khi phát hiện các triệu chứng trên.
– Dùng thuốc đề phòng huyết khối tĩnh mạch sâu khi có chỉ định.
– Thay đổi chế độ ăn uống giúp điều trị suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt thực phẩm nhiều kali, vitamin phospha và muối giúp giảm chứng giãn tĩnh mạch chân.
Bướu Giáp Lan Tỏa Lành Tính: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Tuyến giáp là cơ quan nằm ở giữa cổ, đây là hệ nội tiết sản xuất nhiều hormonee quan trọng trong hoạt động cơ thể. Hai hormonee chính sản sinh trong tuyến giáp là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Ngoài ra, cơ quan này còn tiết ra những hormone khác. Ví dụ như sự sản xuất calcitonin – một chất điều hòa lượng canxi trong máu.
Bướu giáp hay còn gọi là bướu cổ là sự phì đại vùng tuyến giáp ở cổ. Bướu cổ có thể không là hiện tượng tuyến giáp không hoạt động. Trong nhiều tình huống, bướu giáp xuất hiện nhưng chức năng tuyến giáp hoạt động bình thường.
Nhiều người còn thường gọi bướu giáp lan tỏa lành tính là bướu giáp lan tỏa không độc. Khi hormone tuyến giáp không sản xuất đủ, tuyến yên trong não bộ nhận tín hiệu. Sau đó, tuyến yên thúc đẩy sản sinh ra các hormone kích thích tuyến giáp – TSH. Hiện tượng quá nhiều TSH sẽ làm phình tuyến giáp.
Đôi khi bướu giáp có thể có nhiều nốt đơn lẻ, to nhỏ không đều. Những nốt này nằm ngay tại tuyến giáp tại cổ. Hầu hết các nhân giáp của bướu giáp lan tỏa lành tính đều không gây bệnh lý. Theo thời gian, một số khác có thể tiến triển thành bệnh như cường giáp, suy giáp ung thư,…
Bướu giáp lan tỏa lành tính thường không gây triệu chứng rõ ràng. Khi bướu này dần to hơn, nó sẽ gây ảnh hưởng các vùng lân cận. Khi đó, các dấu hiệu sẽ rõ ràng hơn, như:
Khàn tiếng.
Nuốt khó.
Khó thở khi nằm.
Cổ họng có cảm giác thắt nghẹn.
Ho khan.
Khối cứng sờ được tại tuyến giáp.
Khi sự phì đại này kèm với rối loạn chức năng, sẽ kèm theo rối loạn chức năng đó.
Bướu giáp lan tỏa lành tính xuất hiện thường do nhiều nguyên nhân. Trong đó có thể kể đến như:
Thiếu iod: đây là nguyên nhân khá phổ biến ở vùng miền núi tại Việt Nam.
Một số thuốc.
Suy nhược, suy dinh dưỡng.
Di truyền. Các yếu tố di truyền tiết kháng thể kích thích tăng trưởng. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng sự tiết xuất hormonee.
Để chẩn đoán bướu giáp lan tỏa lành tính, bác sĩ sẽ khám và sử dụng xét nghiệm cần thiết. Sự kết hợp này sẽ thăm dò hình thái và chức năng tuyến giáp và vùng lân cận.
Xét nghiệm tuyến giápXét nghiệm tuyến giáp giúp đo nồng độ hormonee tuyến giáp. Sự định lượng này xác định những rối loạn chức năng nếu có tại tuyến giáp. Những hormonee cần thường định lượng là hormonee giáp T4, T3, hormonee kiểm soát tuyến giáp TSH và các tự kháng thể tuyến giáp. Khi TSH tăng và T4, T3 giảm sẽ gây triệu chứng suy giáp. Ngược lại, TSH giảm và T3, T4 tăng sẽ gây cường giáp.
Siêu âm tuyến giápSiêu âm vùng cổ sẽ cho cái nhìn trực quan về kích thước tại tuyến. Đồng thời, nó giúp phát hiện những nốt nếu có. Siêu âm định kỳ là phương pháp rất hiệu quả theo dõi tuyến giáp lâu dài. Đây là xét nghiệm không xâm lấn, an toàn cho bệnh nhân.
Sinh thiết tuyến giápBác sỹ thực hiện sinh thiết nếu nghi ngờ sự tăng sinh này có thể là nguy cơ bệnh ác tính. Phương pháp này sẽ cần lấy một mẫu mô nhỏ tại tuyến giáp. Tuy nhiên, sinh thiết là một thủ thuật xâm lấn và gây đau cho bệnh nhân, do đó chỉ định sinh thiết chỉ áp dụng cho những trường hợp đặc biệt.
Xạ hình tuyến giápPhương pháp này đưa chất phóng xạ vào trong cơ thể người bệnh. Từ đó, chất xạ sẽ theo dòng máu đi đến tuyến giáp và loại bỏ bớt mô giáp thừa. Hơn nữa, xạ hình giúp phân biệt các bệnh lý bướu giáp lan tỏa lành tính với các bướu giáp nhân. Khi có nhân giáp, chất xạ sẽ cho hình ảnh nhân nóng hay lạnh tại một vị trí nào đó trong mô giáp. Ngược lại, bướu giáp lan tỏa lành tính không có hình ảnh này.
Thông thường, rối loạn này không cần điều trị. Quyết định điều trị sẽ tùy theo kích thước và tiến triển của bướu. Khi bướu tiến triển và có triệu chứng rõ ràng, bác sĩ sẽ dùng những cách điều trị sau:
1. ThuốcKhi bệnh tiến triển thành suy giáp hay cường giáp, bạn sẽ cần dùng thuốc. Những thuốc này sẽ giúp duy trì tuyến giáp về mức ổn định. Đồng thời, nó cũng sẽ giúp thu nhỏ kích thước bướu giáp lan tỏa. Ngoài ra, còn có một tình trạng khác cũng cần dùng thuốc là viêm tuyến giáp. Người bệnh cũng sẽ cần dùng thuốc (như corticosteroid) để làm giảm viêm.
2. Phẫu thuậtĐây là liệu pháp nhằm cắt bỏ tuyến giáp hư tổn. Nó có thể là một phần hay toàn bộ tuyến giáp. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến khích nếu kích thước giáp nhỏ và lành tính.
3. Iod phóng xạĐây cũng là phương pháp tiêu diệt đi những vùng tuyến giáp hoạt động quá mức nhưng nó cũng sẽ phá hủy những mô lành. Vì thế, phương pháp này cần được điều trị thận trọng.
Bướu giáp lan tỏa lành tính là sự rối loạn không phải là bệnh lý. Tuy nhiên những triệu chứng tiến triển sẽ gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Bạn nên đi khám khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường để được các bác sĩ tư vấn hướng giải quyết hợp lý.
Áp Xe Phổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị
Áp xe phổi là gì?
Phân loại
Theo chúng tôi Ngô Quý Châu, có rất nhiều cách để phân loại, cụ thể là:
1. Dựa vào thời gian tiến triển của bệnh
Áp xe phổi mạn tính: Khi thời gian tiến triển của bệnh kéo dài trên 6 tuần.
2. Dựa vào cơ địa của người bệnh
Áp xe nguyên phát: Là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi mà không có tổn thương hay bệnh lý nào trước đó.
Nguyên nhân gây ép xe phổi
Vi khuẩn kỵ khí: Gồm các vi khuẩn Bacteroides melaninogenicus, Fusobacterium nucleatum, Bacteroid fragilis peptococcus, Peptostreptococcus… Đây là những vi khuẩn thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ hơn 60% các nguyên nhân gây áp xe phổi. (1)
Klebsiella Pneumoniae: Tiến triển lan rất nhanh, bệnh cảnh rất nặng, nguy cơ tử vong cao.
Những vi khuẩn khác như phế cầu khuẩn, liên cầu nhóm A hay tan máu, các vi khuẩn Gram (-) như Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.
Một số nguyên nhân khác có thể gây bệnh là kén phế quản bội nhiễm, ung thư nguyên phát hoại tử, giãn phế quản, hang lao, kén phổi bẩm sinh, các chấn thương lồng ngực hở, đặt nội khí quản…
Ai có nguy cơ mắc bệnh?
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi (bao gồm người lớn và trẻ em), tuy nhiên một số đối tượng có nguy cơ cao hơn gồm:
Sau gây mê đặt nội khí quản, mở khí quản hoặc người bệnh thở máy;
Sau khi phẫu thuật tai – mũi – họng hoặc răng – hàm – mặt;
Người bệnh sử dụng corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch gây suy giảm hệ miễn dịch;
Người có thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên; (2)
Triệu chứng thường gặp
Giai đoạn 1: Giai đoạn viêm
Hầu hết các trường hợp đều bắt đầu rầm rộ như một bệnh viêm phổi nặng, người bệnh sốt cao lên tới 39-40 độ C kèm theo môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở có mùi hôi. Một số bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng tiểu tiện ít, nước tiểu sẫm màu. Một số ít trường hợp khác lại khởi phát từ từ như hội chứng cúm.
Giai đoạn 2: Giai đoạn ộc mủ
Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện sớm 5 – 6 ngày, hoặc có thể xảy ra rất muộn khoảng 50 – 60 ngày sau giai đoạn khởi phát bệnh.
Các triệu chứng gồm ho, đau vùng ngực. Người bệnh có thể ho mủ, mủ có thể ộc ra nhiều khoảng 300 – 500ml trong vòng 24 giờ hoặc mủ khạc ít nhưng kéo dài.
Người bệnh sau ộc mủ có thể thấy triệu chứng sốt giảm dần, cảm thấy dễ chịu hơn. Trường hợp đã khạc mủ nhiều lần mà nhiệt độ vẫn cao, có thể là do còn ổ áp xe khác chưa vỡ mủ.
Giai đoạn 3: Giai đoạn thành hang
Ở giai đoạn này, người bệnh có thể vẫn còn khạc mủ nhưng ít hơn. Nếu thân nhiệt người bệnh tăng lên một cách đột ngột, chứng tỏ có thể mủ dẫn lưu kém, còn ứ lại nhiều trong phổi.
Các biến chứng nguy hiểm
Giãn phế quản quanh ổ áp xe.
Màng phổi và màng tim xuất hiện dịch mủ do vỡ ổ áp xe;
Áp xe não, viêm màng não;
Ho ra máu nặng;
Phương pháp chẩn đoán
Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi bệnh, xem xét lịch sử bệnh và thăm khám các triệu chứng, dựa vào đó sẽ chỉ định các phương pháp cận lâm sàng tiếp theo để việc chẩn đoán được chính xác nhất.
Xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm máu cho thấy tăng số lượng bạch cầu, hoặc các xét nghiệm khác như CRP-hs tăng đều thể hiện sự nhiễm trùng.
Chụp X-quang hoặc CT scan: Hình ảnh điển hình của áp xe phổi trên phim X-quang là dạng hình tròn có bờ không đều, khá dày có chứa dịch bên trong. Đây cùng là cách xác định chính xác vị trí ổ áp xe.
Nội soi phế quản: Bác sĩ dùng một ống nhỏ có đèn và camera ở đầu đưa qua mũi hoặc miệng, vào trong lòng khí phế quản để lấy một mẫu đờm hoặc mô phổi ra bên ngoài. Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp người bệnh điều trị thuốc kháng sinh nhưng bệnh không thuyên giảm, nghi ngờ đường thở bị bít tắc hoặc hệ miễn dịch suy giảm.
Phương pháp điều trị bệnh áp xe phổi
1. Điều trị nội khoa
Điều trị bằng thuốc kháng sinh
Phối hợp ít nhất 2 loại kháng sinh, có thể dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch hoặc đường tiêm bắp, dùng liều cao ngay từ đầu.
Dùng kháng sinh ngay sau khi lấy được bệnh phẩm xét nghiệm vi sinh vật từ người bệnh. Có thể thay đổi kháng sinh dựa vào đặc điểm lâm sàng và kháng sinh đồ. Tuy nhiên, lưu ý sự thay đổi này cần có sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh không được tự ý điều chỉnh.
Dẫn lưu ổ áp xe
Dẫn lưu tư thế vỗ rung lồng ngực: Dựa vào phim chụp X-quang phổi thẳng nghiêng để chọn tư thế dẫn lưu, vỗ rung lồng ngực cho người bệnh. Có thể dẫn lưu tư thế nhiều lần/ngày, để người bệnh ở tư thế dẫn lưu tốt nhất, thời gian tăng dần kết hợp với vỗ rung. Việc vỗ rung cũng tăng dần theo thời gian, có thể vỗ rung 2 – 3 lần/ngày, lúc đầu khoảng 5 phút, sau đó tăng lên 10 – 20 phút.
Chọc dẫn lưu mủ qua da: Phương pháp này áp dụng đối với những ổ áp xe phổi ở ngoại vi, tức là những ổ áp xe không thông với phế quản, ổ áp xe ở sát thành ngực hoặc dính với màng phổi. Sử dụng một ống thông chuyên dụng đặt vào ổ áp xe, hút dẫn lưu liên tục. (3)
2. Điều trị phẫu thuật
Khi ổ áp xe lớn hơn 10cm;
Đã áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả;
Áp xe phổi kết hợp với giãn phế quản gây ra khu trú nặng;
Xuất hiện các biến chứng rò phế quản – khoang màng phổi điều trị nội khoa không có kết quả;
3. Điều trị hỗ trợ
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể người bệnh, đặc biệt là protein và vitamin;
Bổ sung nước, duy trì cân bằng nước và điện giải;
Sử dụng liệu pháp thở oxy nhằm hỗ trợ hô hấp cho người bệnh.
Phòng ngừa áp-xe phổi bằng cách nào?
Bệnh áp xe phổi là bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm ở phổi, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh luôn được ưu tiên trên hết. chúng tôi Ngô Quý Châu chia sẻ một số phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả, người bệnh nên lưu ý áp dụng: (4)
Chú ý các biện pháp giữ ấm cho cơ thể, nhất là vào mùa đông;
Phòng tránh các dị vật rơi vào đường thở. Thận trọng khi tiến hành các thủ thuật ở vùng răng hàm mặt, tai mũi họng để tránh các mảnh vụn rơi vào khí phế quản;
Đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả khi xuất hiện các triệu chứng ho, sốt cao, đau ngực,…
Các câu hỏi thường gặp
1. Bệnh áp xe phổi có nguy hiểm không?
Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể dự phòng và điều trị tốt nếu người bệnh thực hiện điều trị từ sớm, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường.
2. Bệnh có lây không? Con đường lây truyền của bệnh là gì?
Nhìn chung áp xe phổi sẽ KHÔNG LÂY. Bệnh chủ yếu do hít phải vi khuẩn từ miệng hoặc họng nên những người có nguy cơ cao bị lây sẽ phát triển thành bệnh. Trong khi những người bình thường, cơ chế phản xạ ho và các cơ chế bảo vệ của đường hô hấp hoạt động tốt, có thể dễ dàng loại bỏ nguy cơ này.
3. Người bệnh áp xe phổi sống được bao lâu?
Tuy nhiên, khuyến cáo người bệnh khi phát hiện các triệu chứng sốt cao, ho, đau ngực hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín, trang bị thiết bị hiện đại, cũng như có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao để được điều trị bệnh tốt nhất, không bỏ lỡ “thời điểm vàng” để điều trị.
Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý hô hấp tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ:
Hà Nội:
108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, chúng tôi Biên, TP.Hà Nội
Hotline: 1800 6858
TP.HCM:
2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0287 102 6789
Fanpage:
Trẻ Sơ Sinh Bị Hăm Cổ – Làm Sao Để Giúp Con Nhanh Khỏi?
Nguyên nhân gây hăm cổ ở trẻ sơ sinh
Thời tiết
Thời tiết oi nóng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị hăm, đặc biệt là vùng da cổ. Nắng nóng khiến bé đổ nhiều mồ hôi hơn, nếu không vệ sinh sạch sẽ, các vùng da có nếp gấp sẽ bị kích ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho các vết hăm xuất hiện.
Ma sát
Trẻ sơ sinh vốn khá mũm mĩm, làn da của bé lại rất nhạy cảm, nên khi các nếp gấp cọ xát với nhau, vùng da ở nơi này luôn trong trạng thái ẩm ướt dẫn tới hăm cổ.
Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm
Vùng da cổ của trẻ sơ sinh có nhiều nếp gấp nên thường khó vệ sinh hơn những khu vực khác trên cơ thể. Mồ hôi của bé tiết ra nhiều kết hợp với thức ăn hay sữa…vương vãi khi cho bé ăn tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển gây hăm da.
Lạm dụng phấn rôm
Đây là nguyên nhân gây hăm cổ mà nhiều mẹ mắc phải khi chăm sóc bé. Lạm dụng phấn rôm khiến làn da của bé trở nên bí bách. Nguy hiểm hơn, các hạt phấn rôm rời rạc không tạo thành lớp bảo vệ da sẽ tạo thành khoảng trống để các enzym và chất thải xâm nhập vào da của trẻ, gây bít tắc lỗ chân lông và dẫn tới hăm da. Hăm cổ cũng có thể xảy ra khi mẹ dùng khăn làm từ vải gây kích ứng da bé hoặc do cơ địa da bé dễ dị ứng…
Chảy nước dãi hoặc sữa
Rất nhiều trẻ trong giai đoạn mọc răng thường chảy nhiều nước dãi xuống cằm và cổ. Vùng da cổ thường xuyên bị ẩm ướt, nếu không được lau khô hay vệ sinh sạch sẽ rất dễ bị hăm. Ngoài ra, mỗi khi bé bú sữa có thể chảy xuống cổ mà không được vệ sinh khiến bé bị hăm cổ.
Dấu hiệu nhận biết bé bị hăm cổ
Nhận biết bé bị hăm cổ rất đơn giản, bé bị hăm cổ nếu có các biểu hiện như sau:
Vị trí bị hăm thường ở các nếp gấp của da, khu vực da quanh cổ thường bị rát nóng, đỏ ửng hơn các vị trí da khác.
Quan sát vùng da bị hăm có xuất hiện các mụn hoặc các mẩn đỏ li ti như bị phát ban. Thậm chí, vùng da bị hăm có thể bị đóng vảy, nứt nẻ hay mưng mủ…
Trẻ có dấu hiệu ngứa ngáy, đau rát, thường xuyên quấy khóc, bỏ bú, mỗi lần mẹ thay tã hay vệ sinh trẻ càng khóc to hơn, ngủ thường không sâu giấc.
Trường hợp nặng mà không được xử lý kịp thời thì các nốt mẩn đỏ có nguy cơ phát triển thành mụn nước. Mụn nước bị vỡ ra có thể gây chảy máu hoặc mủ.
Vùng da quanh cổ của bé phồng lên, nốt mụn chuyển sang màu đỏ sẫm cho thấy vùng da hăm đã bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn xâm nhập.
Hăm cổ kéo dài mà không được cải thiện sẽ lan rộng ra các khu vực da khác, thậm chí xuống cả nách của bé.
Các phương pháp trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh
Dùng kem chống hăm
Sử dụng kem trị hăm là một trong những cách khá đơn giản để giúp trẻ loại bỏ các vết hăm. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kem trị hăm cho bé khá an toàn và hiệu quả. Bạn có thể tìm mua tại nhiều hiệu thuốc tây hay những cửa hàng chăm sóc mẹ và bé.
Tuy nhiên, làn da của bé rất nhạy cảm nên mẹ cần lựa chọn những loại kem có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Mẹ cũng cần chú ý tới thành phần để chắc chắn rằng sản phẩm không chứa các thành phần có hại cho bé yêu.
Cách sử dụng kem chống hăm không quá phức tạp. Trước khi thoa kem, bạn cần vệ sinh vùng cổ cho bé sạch sẽ và lau khô. Sau đó, thoa một lớp kem mỏng lên da bé là được. Không nên dùng quá nhiều để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Vệ sinh vùng da cổ
Để cải thiện hăm cổ cho bé, mẹ cần chú ý vệ sinh vùng da cổ sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, sữa, nước dãi lưu lại trên vùng cổ. Cần tránh để vùng cổ của bé bị ẩm ướt, hãy thay áo ngay cho bé khi áo ướt giúp hạn chế hăm cổ hữu hiệu.
Vệ sinh thân thể cho trẻ thường xuyên
Nhằm hạn chế các tác nhân gây hại lên vùng da cổ của bé, cha mẹ cần tắm rửa sạch sẽ cho bé mỗi ngày. Không chỉ lau rửa vùng da cổ sạch sẽ, cha mẹ cần quan tâm vệ sinh tới các vùng da có nếp gấp khác để tránh tình trạng hăm lan rộng trên cơ thể của trẻ.
Khi tắm rửa cho trẻ, bạn nên sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ có độ pH phù hợp để loại sạch mồ hôi, bụi bẩn và vi khuẩn bám trên da bé. Lựa chọn các loại nước giặt chuyên biệt dành riêng cho trẻ sơ sinh để tránh các thành phần hóa chất gây kích ứng da của trẻ.
Giữ cơ thể thoáng mát
Mồ hôi trên cơ thể là tác nhân lớn khiến bé bị hăm cổ. Để cải thiện hăm cổ, bạn nên giữ cho cơ thể của bé luôn mát mẻ và khô thoáng, đặc biệt là những ngày hè oi bức.
Dùng các loại lá tắm trị hăm cổ
Nhiều mẹ truyền tai nhau cách trị hăm cổ bằng lá tắm như lá trầu không, lá chè xanh, lá ổi, lá khế…Các thành phần kháng sinh tự nhiên có trong loại lá này giúp làm dịu da và cải thiện hăm cổ hiệu quả. Các mẹ có thể lấy lá nấu nước tắm cho bé hoặc giã nát lá trầu không hay trà xanh để lấy nước thoa trực tiếp lên các vết hăm đỏ.
Trị hăm cổ bằng lá ổi
Lấy 7 – 10 lá ổi còn non, rửa sạch và để ráo nước.
Cho lá ổi vào đun sôi với 1,5 lít nước.
Chờ nước nguội, chỉ còn hơi ấm, mẹ lấy khăn sạch nhúng vào nước lá ổi để lau vùng da cổ bị hăm cho bé.
Nước lá ổi có đặc tính sát khuẩn nên giúp ngăn ngừa viêm loét, thúc đẩy quá trình phục hồi vết hăm mau lành hơn.
Trị hăm cổ cho bé bằng lá khế
Nhiều mẹ dùng lá khế nấu nước để cải thiện các vấn đề về da của bé, trong đó có hăm cổ. Để thực hiện, các mẹ thực hiện theo các bước như sau:
Chuẩn bị 1 nắm lá khế và 1 ít muối.
Chọn lá khế còn xanh, không bị vàng úa hay bị sâu.
Rửa sạch lá khế để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây hại.
Cho lá khế vào nồi nấu với nước và một chút muối.
Để nước tự nguội, còn hơi ấm thì mẹ dùng khăn vải sạch thấm nước và lau khô vùng da bị hăm của bé.
Lưu ý: Nếu hăm cổ của bé ở mức độ nặng, da bị lở và bong tróc thì các mẹ không nên tắm cho bé bằng nước lá có thể khiến tình trạng xấu đi.
Các bước đơn giản cải thiện hăm cổ ở trẻ sơ sinh
Hăm cổ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, chán ăn, ngủ không ngon…gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Khi chăm sóc vùng da bị tổn thương của bé đòi hỏi phải hết sức nhẹ nhàng, tránh làm trẻ bị đau. Trước khi áp dụng bất cứ phương pháp trị hăm cổ nào, các mẹ cần tuân thủ theo các bước sau đây để đảm bảo việc điều trị hăm an toàn và hiệu quả.
Bước 1:
Tắm rửa cho trẻ mỗi ngày đảm bảo vùng da cổ của bé luôn được sạch sẽ. Mẹ dùng nước ấm lau rửa vùng cổ bị hăm của bé ngày 2 lần, sau khi rửa xong mẹ cần lấy khăn mềm lau khô. Tránh cọ xát mạnh có thể gây kích ứng da và khiến hăm càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bước 2:
Để đảm bảo an toàn, trước khi dùng bạn bôi thử một lớp mỏng lên vùng da cánh tay trước. Nếu thấy bé có dấu hiệu ửng đỏ chứng tỏ bé bị dị ứng với loại thuốc này, mẹ cần ngưng sử dụng ngay.
Bước 3:
Tắm cho bé cần sử dụng xà bông hoặc các loại sữa tắm dịu nhẹ. Không nên dùng các loại sữa tắm có mùi thơm và độ pH 5.5 là hợp lý nhất. Xà phòng giặt quần áo cho bé cần tránh các loại có pha hương liệu mạnh hay có chứa nhiều chất tẩy có thể gây hại da bé.
Bước 4:
Mặc quần áo cho bé thoáng mát và mềm mại, nên chọn những loại có chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt. Giữ cho cơ thể bé luôn mát mẻ bằng cách bật quạt hay sử dụng điều hòa trong những ngày hè oi bức. Vì mồ hôi là một trong những nguyên nhân khiến bé bị hăm da.
Khi con bú hay ăn dặm các mẹ nên vệ sinh sạch sẽ các mảng thức ăn hoặc sữa còn vương trên cổ bé. Nếu áo bé bị ướt cần thay áo khác cho bé, mặc áo ướt cũng có thể gây kích thích dẫn tới hăm da.
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị hăm cổ cần lưu ý gì?
Để bé yêu phát triển khỏe mạnh, khi chăm sóc bé bị hăm cổ các mẹ cần lưu ý một số điều như sau:
Không sử dụng các loại thuốc bôi da của người lớn để bôi lên vết hăm ở cổ của trẻ. Da của bé rất mỏng manh và nhạy cảm không như da người lớn nên rất dễ dẫn tới tổn thương.
Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc bôi nào cho trẻ, bạn cần thử trước lên vùng da cổ tay để kiểm tra xem bé có bị dị ứng với loại thuốc đó hay không.
Dùng các loại bột giặt dịu nhẹ dành cho trẻ sơ sinh, quần áo nên chọn chất liệu cotton.
Các mẹ đang cho con bú cũng cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng, tăng cường thức ăn để làm mát cơ thể và tăng đề kháng cho bé. Mẹ cũng nên hạn chế những thực phẩm có tính axit cao như việt quất, cà chua, cam, bưởi…
Sau khi tắm xong cho bé cần dùng khăn mềm sạch lau khô người cho bé, đặc biệt là những vùng da có nếp gấp.
Có thể dùng nước lá để cải thiện hăm cho bé. Tuy nhiên, các mẹ cần chắc chắn về nguồn gốc của các loại lá, tránh sử dụng các loại lá bị nhiễm chất hóa học, thuốc trừ sâu hay mọc ven bờ bụi có thể gây nhiễm khuẩn làm hại tới làn da của bé.
Khi áp dụng cách trị hăm cổ cho trẻ trong khoảng 10 ngày mà không thấy cải thiện mẹ cần đưa bé tới trung tâm y tế để thăm khám cụ thể.
Bé bị hăm cổ khi nào cần gặp bác sĩ?
Trẻ bị hăm có kèm theo dấu hiệu sốt.
Trên bề mặt của vết hăm bị rạn nứt và chảy nước khiến bé đau đớn, quấy khóc.
Vùng da bị hăm chảy máu, chai cứng, các đốm đỏ tập trung tạo thành vùng da cứng đỏ.
Vết hăm không giảm sau 1 tuần được chăm sóc tại nhà.
Vết hăm nặng hơn và lan rộng hơn so với ban đầu.
Phòng ngừa hăm cổ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Vệ sinh làn da cho bé sạch sẽ, luôn đảm bảo các ngấn và nếp gấp da của bé trong trạng thái khô ráo và thoáng mát.
Lựa chọn các loại khăn lau và quần áo của bé bằng chất liệu cotton 100% nhằm tránh gây kích ứng lên da bé.
Hạn chế để cơ thể bé ra nhiều mồ hôi, đặc biệt vào thời tiết oi bức bằng cách dùng quạt hay máy lạnh.
Không sử dụng các loại hóa chất, xà phòng tẩy rửa mạnh để tắm rửa và vệ sinh cho bé.
Sau khi trẻ ăn uống hay bị trào sữa ra cổ mẹ cần rửa sạch và lau khô vùng da cổ cho bé để tránh gây hăm cổ.
Một số câu hỏi thường gặp khi bé bị hăm cổ
Bé hăm cổ nổi mụn là gì?
Hăm cổ nổi mụn là hiện tượng vùng cổ xuất hiện những nốt mụn đầu trắng, mụn nước kèm vết hăm. Sau một thời gian các nốt mụn này vỡ ra tạo thành những tổn thương ở trên da. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ gây nhiễm trùng nếu không có biện pháp điều trị hay sát trùng.
Bé bị hăm cổ nổi mụn có nguy hiểm không?
Tuy hăm cổ nổi mụn ở bé không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại khiến bé rất khó chịu. Đặc biệt, khi các mụn nước vỡ ra có thể dẫn tới viêm nhiễm, chàm hóa nếu không có biện pháp điều trị sớm.
Có nên bôi phấn rôm khi bé bị hăm cổ?
Bôi phấn rôm cho bé có tác dụng giúp vùng da cổ được khô ráo. Tuy nhiên, việc làm này lại tiềm ẩn nguy hại có thể gây bít tắc lỗ chân lông gây cản trở cho quá trình thoát ẩm của da. Bên cạnh đó, phấn rôm có chứa bột talc dễ khiến vùng da hăm bị kích ứng.
Bé bị hăm cổ chảy máu có gây nguy hiểm?
Hăm cỏ kèm chảy máu thường xuất hiện khi các mụn nước vỡ ra hoặc vết hăm trở nên nặng hơn. Trường hợp này chỉ nguy hiểm khi các vết hăm nhiễm trùng gây viêm loét dẫn tới bội nhiễm da và để lại sẹo.
Fons Care Baby – bé mát da, nhanh hết hăm tã
Fons Care BabyTẠI ĐÂY
– Đặt mua sản phẩm
Sử dụng sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby với thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên có chứa kháng sinh tự nhiên giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị hăm, rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sữa tắm Fons Care Baby có thành phần từ 18 loại thảo dược thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng, an toàn và dịu nhẹ cho làn da của bé. Các thành phần được phối hợp theo tỉ lệ hợp lí để phát huy hết công dụng tối đa.
Thành phần: Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.
Fons Care Baby sử dụng chất tạo bọt tự nhiên từ saponin trong chiết xuất bồ kết và bồ hòn giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, không lo kích ứng.
Các thành phần thảo dược thiên nhiên như tía tô, kinh giới, mướp đắng…giúp bé tắm mát lại nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm da tốt hơn.
Kháng sinh tự nhiên từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, chè xanh, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.
Chiết xuất gừng giúp bé phòng ngừa mạo cảm.
Sản phẩm KHÔNG chứa chất làm bọt hóa học, KHÔNG hương liệu nhân tạo, KHÔNG chất làm màu, giúp bé tắm sạch, cho mẹ yên tâm.
– Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, mẹ có thể
Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé, Hệ thống cửa hàng Bibomart và các nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…
Url
Đặt mua – Fons Care BabyGhi chú
Cập nhật thông tin chi tiết về Hăm Tả Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Xử Lý trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!