Bạn đang xem bài viết Du Lịch Khám Phá Đài Nam, Thành Phố Cổ Kính Giữa Lòng Đài Loan được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đền thờ Nho Giáo
Xích Khám Lâu – Chihkan Tower
Pháo đài Anping
Bảo tàng Chimei
Đài Nam được xem là thành phố lâu đời nhất của Đài Loan và cũng là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu, ẩn chứa nhiều điều thú vị đang chờ chúng ta khám phá. Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, những mảnh đất nông nghiệp trù phú, du lịch Đài Nam còn sở hữu một kho tàng văn hóa, lịch sử đặc sắc với các điểm đến thú vị sau đây.
Nhờ có vị trí đắc địa, nằm ở giữa hai thành phố là Đài Bắc và Cao Hùng nên việc di chuyển đến đây cũng khá là dễ dàng. Hơn nữa thời tiết Đài Nam cũng khá dễ chịu, thích hợp để đi thăm thú.
Đền thờ Nho GiáoĐền thờ Nho Giáo cũng là trường đại học đầu tiên của Đài Loan. Ngôi trường đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền giáo dục của cả nước. Đền thờ được xây dựng từ thế kỷ thứ 17, trải qua hàng trăm năm tồn tại đã tiến hành trùng tu nhiều lần và trở thành một điểm đến tham quan được nhiều người yêu thích tại Đài Nam. Nơi đây là nơi đã từng đón tiếp rất nhiều vị vua trong quá khứ, và những nét đặc trưng vốn có của nơi này vẫn còn được giữ đến tận ngày này. Những bức tường màu đỏ của ngôi đền tượng trưng cho sự cao quý như màu sắc của vương quyền trong cung của quý tộc thời xưa, kiến trúc truyền thống của Đài Loan và lối chạm khắc tráng lệ là nét quyến rũ của đền thờ Nho Giáo này.
Xích Khám Lâu – Chihkan Tower Pháo đài AnpingAnping là một pháo đài khác nữa cũng rất nổi tiếng tại Đài Nam. Trong thời kì bị Hà Lan đô hộ, pháo đài này đã được xây dựng để phục vụ cho mục đích phòng thủ và giao thương. Hiện tại địa điểm du lịch Đài Nam này vẫn còn lưu giữ được nhiều khẩu đại bác có niên đại từ khoảng thế kỉ thứ 18.
Bảo tàng ChimeiBảo tàng Chimei được xem là một viện bảo tàng được xây dựng theo phong cách châu Âu đẹp nhất trong khu vực Châu Á. Khuôn viên của bảo tàng vô cùng rộng lớn với phong cách kiến trúc sang trọng. Nhìn từ xa thì viện bảo tàng này có nhiều nét rất giống với nhà Trắng của Mỹ. Đến với bảo tàng Chimei, khách du lịch Đài Nam sẽ có cơ hội được ngắm nhìn rất nhiều những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng, những bộ áo giáp của chiến binh thời cổ đại và những bức tranh được vẽ bởi những họa sĩ đại tài của thế giới. Tuy nhiên, có một điều bạn cần lưu ý là không được phép chụp ảnh trong viện bảo tàng này.
Đăng bởi: Lan’s Lan’s
Từ khoá: Du lịch khám phá Đài Nam, thành phố cổ kính giữa lòng Đài Loan
Khám Phá Các Khu Chợ Đêm Nổi Tiếng Khi Đi Tour Du Lịch Đài Loan
Chợ đêm Miêu Khấu
Chợ đêm Miếu Khấu nằm ở thành phố cảng Cơ Long, nơi đây nổi tiếng với các món hải sản tươi ngon, ngoài các món hải sản nơi đây còn có món súp lươn hầm, cá keo hun khói, bóng sò điệp hay món ăn khá hiếm cá mập voi hun khó.
Chợ đêm Miêu Khấu Đài Loan
Chợ đêm Miếu Khấu năm ngày cạnh đền Diaji nổi tiếng ở đây thường được treo các loại đèn lồng rất đẹp hấp dẫn du khách đi tour Đài Loan thường tới đây ăn uống và thăm quan đền.
Chợ đêm ShilinChợ đêm Shilin
Chợ đêm Shilin nằm ở ngay thành phố Đài Bắc, chợ nổi tiếng với các món ăn văt như cơm nếp, gà chiên, trứng chiên, bánh bao, hotdog đặc biệt không thể món trà sữa trân châu nổi tiếng.Chợ Shilin có hơn 500 gian hàng bán đủ các sản phẩm từ quần áo phụ kiện cho tới đồ dùng điện tử.
Chợ đêm ShidaĐây là khu chợ đêm Đài Loan mang đậm không khí sinh viên,vì nó nằm ngay cạnh trường Đại học Sư phạm Đài Loan. Đến chợ đêm Shida, bạn sẽ tìm được những món hàng thời trang giá rẻ, những món ăn bình dân ngon lành nóng hổi và mang đậm hương vị xứ đài.Với hơn 100 món ăn làm từ đậu phụ, lưỡi, tim lợn, gạo, rau…
Chợ đêm Shida
Tất cả các nguyên liệu bày trước cửa quán để cho khách tùy ý lựa chọn những thứ mình thích.
Chợ đêm Công Quán
Chợ đêm Công Quán
Chợ đêm Gongguan nằm gần trường Đại Học Đài Loan và ga Công Quán. Chợ tập hợp nhiều gian hàng bày bán đủ loại, các quán ăn đa dạng mang hương vị địa phương cũng như những món ăn nước ngoài. Đến đây, bạn chắc chắn sẽ không thể cưỡng lại sự cám dỗ của mì hàu, bánh cuốn hay bánh tiết lơn đâu.
Chợ đêm Nanjijiang
Chợ đêm Nanjijiang
Không giống với những chợ đêm khác, chợ đêm Nanjijiang là một chợ đêm địa phương, dân dã và mộc mạc. Những cửa hàng ở đây đa số là những cửa hàng duy trì lâu đời, những món ăn được bày bán cũng đậm chất truyền thống. Những món ăn nổi tiếng như gà Shannei, đồ nướng, bánh bao, soup.
Chợ đêm Liêu Ninh
Chợ đêm Liêu Ninh
Chợ đêm Liêu Ninh không giống như các khu chợ khác bán đầy đủ các mặt hàng, chợ đêm Liêu Ninh hầu hết đều là những quầy ăn uống, thực phẩm. Có một điều cực kỳ đặc biệt ở đây chính là thực đơn luôn thay đổi theo từng ngày. Bởi vậy chợ đêm Liaoning luôn đêm đến cho thực khách những trải nghiệm mới mẻ thú vị về nền ẩm thực Đài Loan.
Chợ đêm Ninh Hạ – Đài Bắc
Chợ đêm Ninh Hạ nằm trên đoạn phố dài khoảng 400m, bao gồm các đoạn đường Dân Sinh Tây, đường Nam Kinh Tây và đường Trùng Khánh.
Chợ đêm Ninh Hạ – Đài Bắc
Chợ nổi tiếng quốc tế với các món ăn vặt truyền thống đậm chất Đài Loan: cơm thịt kho, cơm gà, hàu rán, mỳ sợi hàu tưới trộn lòng heo, thịt bò sa tế, canh gan heo, canh cá rô phi cùng salad trứng cá và bánh lọc Đài Nam…nghe thôi đã thấy cồn cào.
Hằng Nga
Đăng bởi: Thu Đông Đỗ
Từ khoá: Khám phá các khu chợ đêm nổi tiếng khi đi tour du lịch Đài Loan
Khách Sạn Saphir Đà Lạt – Lâu Đài Cổ Tích Giữa Thành Phố Mộng Mơ
Liên hệ nhận ngay voucher giảm giá 20%
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
1. Đôi nét về Khách Sạn Saphir Đà LạtKhách Sạn Saphir Đà Lạt là khách sạn tiêu chuẩn 4 sao quốc tế được tọa lạc ở vị trí tuyệt vời ngay giữa trung tâm của thành phố Đà Lạt. Những buổi sáng sớm cả khách sạn ẩn mình mờ ảo dưới màn sương dày đặc của Đà Lạt hệt như những lâu đài cổ tích trong những cuốn tiểu thuyết chờ được khai phá.
Mặc dù ở gần trung tâm phố thị nhộn nhịp nhưng khi bước vào Khách Sạn Saphir Đà Lạt lại cảm nhận ngay được không gian tĩnh lặng và yên bình trái với những ồn ào, vội vã, nơi phố thị.
Tuy nhiên, nếu bạn thuộc tuýp người năng động muốn khám phá thì đây vẫn là lựa chọn hợp lý khi có thể dễ dàng di chuyển đến các địa điểm nổi tiếng và du lịch của Đà Lạt.
2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới Khách Sạn Saphir Đà Lạt 2.1. Địa chỉ chi tiết Khách Sạn Saphir Đà Lạt
Khách Sạn Saphir Đà Lạt được tọa lạc ở 22-24 Phan Như Thạch, Phường 1, Đà Lạt.
Địa chỉ của khách sạn được đánh giá là vô cùng thuận lợi khi nằm ngay giữa trung tâm thành phố nhộn nhịp, ngập tràn hoạt động vui chơi giải trí và ẩm thực nổi tiếng. Ngoài ra, Khách Sạn Saphir Đà Lạt chỉ cách Chợ Đà Lạt và Hồ Xuân Hương 5 phút lái xe, Sân bay Liên Khương (DLI) khoảng 20 km rất thuận tiện cho việc di chuyển.
Các địa danh nổi tiếng cách Khách Sạn Saphir Đà Lạt chỉ vài bước chân mà bạn có thể tham thú:
Nhà hát Hòa Bình – 230 m
Chợ trung tâm Đà Lạt – 230 m
Đồi chè Cầu Đất – 130 m
Thung lũng tình yêu – 4,3 km
Nhà điên – 920 m
Thác Datanla – 4,8 km
2.2. Hướng dẫn đường đi tới Khách Sạn Saphir Đà Lạt
Di chuyển bằng máy bay
Để di chuyển đến Khách Sạn Saphir Đà Lạt thì máy bay hẳn là một lựa chọn đáng tin cậy và tiện lợi nhất.
Du khách cần di chuyển từ các sân bay trên khắp cả nước đến sân bay Sân bay Liên Khương Đà Lạt sau đó thuê các phương tiện công cộng khác như xe máy, ô tô hoặc sử dụng dịch vụ đưa đón sân bay của Khách Sạn Saphir Đà Lạt. Dịch vụ này rất có chất lượng cao và nhiều điểm đặc biệt rất đáng để bạn trải nghiệm.
Di chuyển bằng xe máy
Xe máy là phương tiện phổ biến thứ hai sau máy bay và đặc biệt phù hợp cho những tín đồ đam mê “đi phượt”.
Để đến được Khách Sạn Saphir Đà Lạt, du khách cần đi men theo Quốc Lộ 20 thuộc địa phận huyện Đức Trọng qua Trạm thu phí Định An là đến thành phố Đà Lạt. Tiếp tục di chuyển đến Nam Kỳ Khởi Nghĩa và cuối cùng là rẽ vào Phan Như Thạch, tiếp tục đi thêm vài cây số nữa sẽ thấy khách sạn ngay trong tầm mắt.
3. Không gian và phong cách thiết kế của Khách Sạn Saphir Đà Lạt 3.1. Không gian và phong cách thiết kếToàn khách sạn được thiết kế theo phong cách cổ điển và lộng lẫy với mái ngói đỏ tươi, những bức tường gạch cam đỏ và những ô cửa sổ hình vòm cung đậm chất Châu Âu tạo nên nét thu hút khó cưỡng lại.
Bên trong khách sạn có sự kết nối chặt chẽ với tổng thể tạo nên sự hài hoà. Từng bộ bàn ghế, từng chiếc đồng hồ, đèn chùm đều được phủ màu nâu trầm và được chạm khắc tinh tế dưới bàn tay điêu luyện của người nghệ nhân khiến cho du khách phải trầm trồ khen ngợi.
3.2. Hệ thống phòng nghỉ của Khách Sạn Saphir Đà LạtHệ thống phòng nghỉ của Khách Sạn Saphir Đà Lạt có tổng cộng hơn 70 phòng nghỉ với nhiều không gian và phong cách khác nhau phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng.
Standard Twin/Double
Diện tích: 22 m2
Đây là loại phòng hàng tiêu chuẩn với 2 sự lựa chọn là: 1 giường đôi hoặc hoặc 2 giường đơn. Căn phòng chỉ có một phòng nhưng vẫn được tích hợp đầy đủ nội thất, tiện nghi đảm bảo nhu cầu nghỉ dưỡng cơ bản trong không gian nhỏ xinh và yên tĩnh.
Superior Double/Twin City View
Diện tích: 22 m2
Hướng phòng: Thành phố
Hệ thống phòng Superior cũng bao gồm 2 sự lựa chọn là: 1 giường đôi hoặc hoặc 2 giường đơn với kiểu trang trí hệt như những ngôi nhà truyền thống của Việt Nam với sàn được lát gạch men, ghế sopha êm ái làm bằng gỗ và tivi sẵn sàng…. Mở cửa sổ phòng ngủ ra bạn có thể thấy được toàn cảnh thành phố Đà Lạt thơ mộng trong tầm mắt.
Superior Double/Twin Garden View
Diện tích: 22 m2
Hướng phòng: Vườn
Cũng giống như Superior Double/Twin City View căn phòng vẫn gồm có n 2 sự lựa chọn là: 1 giường đôi hoặc hoặc 2 giường đơn với kiểu trang trí hệt như những ngôi nhà truyền thống của Việt Nam xưa. Tuy nhiên căn phòng lại có tầm nhìn ra những vườn cây rộng lớn của khách sạn.
Đến đây bạn có thể thả mình hoà vào cuộc sống thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành mát mẻ từ vườn cây xanh tốt
Deluxe Twin/Double
Diện tích: 25 m2
Hướng phòng: Vườn
Deluxe Twin/Double có diện tích phòng lớn và thoải hơn. Căn phòng được chia làm 2 phòng: 1 phòng khách và 1 phòng tắm riêng biệt.
Căn phòng được trang bị thêm bàn làm việc phục vụ cho du khách vừa nghỉ dưỡng vừa vẫn có thể hoàn thành công việc của mình. Trong phòng được trang bọ rất nhiều các tiện nghi và nội thất hiện đại như: Minibar, dịch vụ phòng và nước đóng chai miễn phí, wifi miễn phí,…
Grand Deluxe City View
Diện tích: 25 m2
Hướng phòng: Vườn
Grand Deluxe City View là loại phòng gây ấn tượng với du khách bởi phong cách thiết kế hài hòa, có sự kết hợp giữa Châu Âu và cả Châu Á.
Ngoài ra căn phòng còn có cửa sổ rất rộng. Mỗi buổi sáng sớm khi thức dậy bạn có thể mở rộng cánh cửa đón những màn sương sớm hay những tia nắng rực rỡ vào cho căn phòng thêm phần toả sáng.
The ArtorThe Artor là loại phòng được yêu thích được lựa chọn bởi du khách khi đến đây. Căn phòng được trang trí và sắp đặt theo phong cách Vintage cùng với những đồ vật cổ của những thập niên 40-60 gợi nên sự nhớ nhung hoài niệm về một thời tươi đẹp đã qua.
4. Các dịch vụ tiện ích nổi bật của Khách Sạn Saphir Đà Lạt 4.1. Ẩm thực và nhà hàngHệ thống ẩm thực và nhà hàng của Saphir Da Lat khá đa dạng và phong phú từ nhà hàng, quán bar cho đến quán café đều nằm trong khuôn viên khách sạn và luôn sẵn sàng để phục vụ du khách với chất lượng món ăn tuyệt vời.
Toàn hệ thống ẩm thực nơi đây đều được trang trí theo phong cách cổ xưa đồng nhất với toàn thiết kế khách sạn tạo nên tổng thể hài hoà.
4.2. Một số dịch vụ khác 4.2.1 Dịch vụ đưa đónKhi đáp xuống sân bay thì du khách nên sử dụng dịch vụ đưa sân bay của Saphir Đà Lạt bởi nó có giá thành hợp lý và trải nghiệm hết sức tuyệt vời. Khi sử dụng dịch vụ bạn sẽ có cơ hội đi bằng một chiếc Volkswagen mui trần đời 1941 đến khách sạn cùng một chú tài xế siêu thân thiện.
4.2.2 Dịch vụ dọn phòngDịch vụ này thật tuyệt vời đặc biệt đối những bạn ưa sạch sẽ. Các nhân viên của khách sạn đảm bảo sự sạch sẽ và thơm tho 24/24h cho căn phòng của bạn.
4.2.3 Dịch vụ đặt vé máy bayDịch vụ đặt vé máy bay giúp bạn đặt vé máy bay trở về hoặc tiếp tục di chuyển để du lịch đến những thành phố khác, giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn khi bạn tự đặt trực tiếp.
5. Review của khách hàng về Khách Sạn Saphir Đà Lạt 6. Bảng giá phòng Khách Sạn Saphir Đà Lạt 7. Thông tin đặt phòng Khách Sạn Saphir Đà Lạt
Địa chỉ: 22-24 Phan Như Thạch, Phường 1, Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam
Số điện thoại: 0943 333 333 – 025 7777 7777
8. Các địa điểm du lịch Khách Sạn Saphir Đà Lạt 8.1. Chợ đêm Đà LạtĐây là địa điểm lý tưởng cho du khách di chuyển khi khi chỉ cách khách sạn vài bước chân.
8.2. Hồ Xuân HươngHồ Xuân Hương là một trong những điểm đến du lịch thu hút khách đông đảo nhất bởi phòng cảnh thơ mộng hệt như những thước phim Hàn Quốc lãng mạn và nhẹ nhàng.
Đến đây bạn vừa được ngắm cảnh đẹp hữu tình 2 bên bờ sông vừa được tận hưởng những là gió mát như thổi bay được muộn phiền trong lòng đi vậy.
Đăng bởi: Mạnh Tân Võ
Từ khoá: Khách Sạn Saphir Đà Lạt – Lâu Đài Cổ Tích Giữa Thành Phố Mộng Mơ
Du Lịch Đài Loan – Kinh Nghiệm Xin Visa Đài Loan Toàn Tập Chỉ Trong Một Nốt Nhạc
Đã là dân du lịch bụi thì chắc hẳn luôn đặt du lịch Đài Loan nằm trong danh sách những nơi cần phải đến. Tuy nhiên, có khá nhiều người tần ngần khi quyết định xách ba lô lên và đi, bởi lẽ bạn cần phải xin visa Đài Loan trước đã.
Rất nhiều bạn hỏi rằng, xin visa Đài Loan có khó không? Thủ tục như thế nào, và kinh nghiệm xin visa Đài Loan nhanh nhất? Hồ sơ xin visa bao gồm những gì…Những câu hỏi kiểu như thế luôn khiến dân đi phượt mê man.
Kinh Nghiệm Xin Visa Đài LoanThực ra, theo kinh nghiệm của tôi và những người bạn, xin visa Đài Loan khó khi bạn không đủ hồ sơ, và dễ khi bạn có tất cả.
Vâng, thực tế nó là như thế…
Nếu bạn nào đã có visa của các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Úc, Schengen, Canada, New Zealand thì có thể xin visa Đài Loan online qua các bước đơn giản. Ok, tôi sẽ nói rõ hơn cách xin visa loại này trong một bài viết khác.
Có khá nhiều thông tin cho rằng, phải nộp cái này, nộp cái kia mới ‘’đẹp’’ bộ hồ sơ. Thực ra thì người ta chỉ nhận đủ hồ sơ, và trả lại khi bị thừa. Nếu bạn nào chuẩn bị không đủ, thì mặc định là hồ sơ không được nhận rồi đó.
Bây giờ tôi sẽ đi phân tích chi tiết nhất có thể để mọi người dễ hiểu hơn. 1.Chuẩn bị hồ sơGiai đoạn này cũng không có gì phức tạp lắm, cực cái là phải xin giấy, chụp hình, in ấn thôi. Mà kệ nó chứ, ‘’ăn chơi không sợ mưa rơi’’, chút chuyện vặt vãnh này thì thấm vào đâu.
Một bộ hồ sơ chuẩn bao gồm:Hộ chiếu: còn hiệu lực ít nhất 6 tháng . Ở trang 3 của hộ chiếu có yêu cầu chữ ký của người mang hộ chiếu, nhớ ký vào.
2 tấm hình 4×6 chuẩn quốc tế trên phông nền trắng, chụp chính diện và được chụp trong 6 tháng trở lại đây
Giấy tờ chứng minh công việc
Chủ doanh nghiệp: cần cung cấp giấy đăng ký kinh doanh, tờ khai thuế
Cán bộ, nhân viên: hợp đồng lao động, đơn xin nghỉ phép, bảo hiểm y tế
Người nghỉ hưu : Sổ hưu, giấy quyết định nghỉ hưu, bảo hiểm y tế
Người thất nghiệp, nội trợ: Hồ sơ công việc của vợ ( chồng), giấy đăng ký kết hôn
Học sinh, sinh viên: Thẻ học sinh, đơn xin nghỉ phép do nhà trường cấp. Trường hợp học sinh dưới 18 tuổi phải có giấy xác nhận của bố mẹ và chứng minh thu nhập bằng sổ tiết kiệm của người thân, giấy khai sinh để xác nhận quan hệ.
Chứng minh tài chính:
Giấy xác nhận số dư khoảng 100 triệu hoặc 5000 USD với kì hạn ít nhất 3 tháng. Ai có nhiều hơn thì cứ bỏ vô thêm cho ‘’chắc’’.
Giấy tờ nhà đất, sổ đỏ, xe cộ…
Vé máy bay khứ hồi : Bạn nào sợ không đậu visa thì cứ mua vé máy bay trả sau của Vietnamairline cũng được. Khi nào có visa Đài Loan thì đặt vé sau
Giấy xác nhận đặt phòng khách sạn: Cứ lên 2 trang lớn agoda hoặc booking mà đặt. Đảm bảo ngon lành, có rất nhiều sự lựa chọn. Ở đây có nhiều khách sạn cho hủy đặt phòng miễn phí, không sợ mất tiền.
Lịch trình du lịch Đài Loan: Đi chơi thì phải có lịch trình, càng cụ thể chi tiết càng tốt. Có như vậy người ta mới tin mình đi du lịch.
Rồi, tới đây là thấy bộ hồ sơ đầy đủ rồi đó. Chuẩn bị bước tiếp theo nào.
2.Thời gian nộp hồ sơĐể đề phòng bất trắc hoặc sự cố xảy ra, tốt nhất nên nộp hồ sơ trước 1-2 tháng. Khi có visa rồi thì bạn sẽ chủ động hơn trong việc mua vé và đặt khách sạn lại.
3.Địa chỉ nộp hồ sơCó 2 địa chỉ nộp hồ sơ xin visa Đài Loan. Bạn nào nơi sinh ở Huế trở ra Bắc thì nộp tại Hà Nội, còn bạn nào nơi sinh từ Đà Nẵng trở vào Nam thì nộp tại TPHCM. Trường hợp bạn nào có nơi sinh tại Huế nhưng muốn nộp hồ sơ ở TPHCM thì cần phải có giấy tạm trú và ngược lại.
Thông tin Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc : 336 Nguyễn Tri Phương, phường 4, quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Văn phòng kinh tế văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội : tầng 21, tòa nhà PVI, số 1 Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội
4.Phí xin visaNhư đã đề cập, loại visa hướng dẫn trong bài này là loại visa nhập cảnh 1 lần. Đây là loại phổ biến nhất
Phí visa: 50 USD ( thời gian xét duyệt 5 ngày). Bạn nào muốn làm nhanh hơn thì nộp 75 USD ( xét duyệt trong 3 ngày)
Thời hạn visa là 90 ngày với thời gian lưu trú tối đa 14 ngày, nhập cảnh 1 lần.
Phí visa: 100 USD ( thời gian xét duyệt 5 ngày). Ai muốn làm nhanh thì phí là 150 USD ( xét duyệt chỉ trong 3 ngày)
Thời hạn visa là 24 tháng, nhập cảnh nhiều lần, mỗi lần lưu trú tối đa 30 ngày.
5.Quy trình nộp hồ sơThông thường thì ai nộp hồ sơ ở Hà Nội thì phải lên văn phòng này 3 lần
1: Lấy giấy hẹn
2: Nộp hồ sơ
3: Nhận visa
Những ai nộp hồ sơ ở TPHCM thì nay có luật mới, chỉ cần lên văn phòng này 2 lần thôi, bạn không cần phải đặt lịch hẹn. Cứ mang hồ sơ lên nộp, nhân viên lãnh sự sẽ đóng dấu hẹn lên đơn xin visa, bạn cứ theo đó mà làm.
6.Thời gian tiếp nhận hồ sơVisa du lịch chỉ được nộp vào buổi sáng và hãy xác định chắc là bạn bỏ hẳn cả 1 buổi để đi nộp hồ sơ, vì bạn không biết chắc được là bao giờ tới lượt mình đâu.
Lấy số: thời gian lấy số là trước 11h sáng. Sau 11h bạn sẽ không được rút số nữa và phải quay lại vào ngày hôm sau. Nếu bạn nào muốn nộp buổi chiều thì cũng phải lên lấy số vào buổi sáng. Ok chưa nè?
Sáng: 8:30-12:00
Chiều: 13:30-17:30
7.Phỏng vấn xin visa Đài Loan.Sau đó nhân viên lãnh sự sẽ hướng dẫn mọi người nộp lệ phí và nhận giấy hẹn. Ôi, đi được đến đây là khả năng đậu visa lên đến 99.99% rồi đó, còn lại 0.01% là do ‘’xui xẻo’’ thôi=))
8.Nhận kết quảỒ, thở phào nhẹ nhõm.
Đến ngày hẹn thì mọi người cầm giấy hẹn và chứng minh nhân dân lên lấy số và nhận kết quả thôi. Nhớ kiểm tra kĩ càng thông tin cấp visa trước khi rời khỏi.
Cuối cùng thì bạn đã được cấp visa du lịch Đài Loan rồi.Vậy thì còn chờ gì nữa mà không sắp xếp hành lý chuẩn bị ‘’ xiền’’ và quẩy ba lô lên đường nhanh. Hành trình tuyệt diệu đang chờ đón bạn đấy.
Đăng bởi: Ngọc Huyền
Từ khoá: Du lịch Đài Loan – Kinh nghiệm xin visa Đài Loan toàn tập chỉ trong một nốt nhạc
Du Xuân Đài Loan – Viễn Cảnh Trung Đài Thiền Tự
Trung Đài Thiền Tự Đài Loan
1, Thông tin khái quát nhất về Trung Đài Thiền Tự Đài LoanĐây là ngôi chùa cao nhất, rộng thứ hai tại xứ Đài, thiền tự tọa lạc tại thị trấn Phổ Lý huyện Nam Đầu. Đặc biệt, ngôi chùa có hơn 100 tịnh xá rải rác toàn lãnh thổ Đài Loan và nhiều nơi trên thế giới.
Tòa nhà chính của chùa sở hữu 37 tầng, cao 150m, do ông Lý Tố Nguyên lên kế hoạch và chịu trách nhiệm. Điều đặc biệt hơn, Ông cũng là người thiết kế tháp Đài Bắc 101 cao nhất tại xứ Đài.
Trung Đài Thiền Tự Đài Loan
2, Cấu trúc từ ngoài vào Trung Đài Thiền Tự Đài LoanTrong tour du lich Dai Loan 5 ngay 4 dem, chúng tôi đã được khám phá ngôi chùa Trung Đài Thiền Tự và tận mất chứng kiến, khám phá khối cấu trúc từ ngoài vào như sau
Tại lối vào chính của Phật điện có 3 cổng lớn với tên gọi lần lượt là Giải thoát (解脫, jiětuō), Pháp thân (法身, fǎshēn) và Bát nhã (般若, bōrě). Trên cửa cổng Giải thoát có chữ Phật (佛, fú), trên cửa cổng Pháp thân có chữ Pháp (法, fǎ) và trên cửa cổng Bát nhã có chữ Tăng (僧, sēng). Quy tụ lại cho thấy, ý nghĩa cuối cùng của 3 cổng lớn chính là Tam Bảo (三寶, sānbǎo).
Trung Đài Thiền Tự Đài Loan
Ở tầng 1 là Điện Tứ Thiên Vương (四天王殿, Sìtiānwáng diàn) được an vị tượng Bồ tát Di Lạc (彌勒菩薩, Mílè púsà), Bồ tát Vi Đà (韋馱菩薩, Wéituó púsà). Trụ ở 4 góc điện là 4 tượng Tứ Thiên Vương cao 12m biểu trưng cho sự phò trợ Phật pháp. Ngoài ra, xung quanh còn có tượng 500 vị la hán.
Tiếp theo là lên tầng 2, đây là Đại Hùng Bảo Điện (大雄寶殿, Dàxióngbǎodiàn) với tượng Phật Thích Ca được tạt bằng đá granit đỏ Ấn Độ. Phật Thích Ca được chúng đệ tử tôn xưng là “Đức Thế Tôn” vì sự từ bi, trí tuệ và thần thông khi thắng được ma tâm để đạt giác ngộ. Gần Đức Phật là tượng 2 vị đại đệ tử Anan (阿難, Ānán) và Ca diếp (迦葉, Jiāyè).
Trung Đài Thiền Tự Đài Loan
Bên trái Đại Hùng Bảo Điện là Điện Tổ Sư (祖師殿, Zǔshī diàn) thờ Bồ Đề Đạt Ma (菩提達磨, Pútí dámó) và tổ sư Thiền qua các đời. Bên phải Đại Hùng Bảo Điện là Điện Già Lam (伽藍殿, Qiélán diàn) thờ Quan Công (關公, Guāngōng), được dân gian Trung Hoa xem là vị thần bảo hộ Phật pháp.
Các tầng trên thì bao gồm những điện Phật với nhiều hình thái trang trí khác nhau, ngoài ra còn có các phòng dùng cho tu tập thiền định và Tàng kinh các. Khách tham quan chỉ được phép chụp ảnh đến tầng 2 (Đại Hùng Bảo Điện).
Hiện nay, ngôi chùa được Thượng Tọa Kiến Đăng trụ trì và là nơi hành hương dẫn lễ cho các Phật tử, thu hút sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước đến khám phá khi tham gia tour du lich Dai Loan.
3, Kiến trúc đặc trưng Trung Đài Thiền tự Đài LoanToàn bộ kiến trúc của ngôi chùa được kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật, văn hóa, khoa học và truyền đạo những giáo lý của Đức Phật.
Kiến trúc đặc trưng nhất của ngôi chùa là một trụ tháp thẳng đứng cao chót vót phía trên cấu trúc vòm bằng vàng chói sáng trên đỉnh của đại hùng bảo điện. Ngôi chùa này được xây dựng theo kiến trúc của Tây Tạng. Trụ tháp này là biểu tượng của sự đốn ngộ chân lý tuyệt đối của bậc thượng tôn.
Trung Đài Thiền Tự Đài Loan
Dọc theo hai bên sườn của thiền tự là các bậc tam cấp, biểu thị cho sự thực hành miên mật sáu pháp Ba La Mật của hàng bồ tát. Mỗi nấc thang dẫn đến một mức độ giác ngộ cho tất cả chúng sinh trong lộ trình hướng đến quả vị Phật. Hướng lên tận cùng là vòm mái vàng mạ bằng titan với tên gọi là Mani Bảo Châu. Biểu tượng hình hoa sen trên đỉnh thiền tự ám sự quan tâm của Phật pháp với tất cả mọi người.
4, Khám phá bảo tàng Trung Đài Thiền TựNếu bạn đã từng khám phá ngôi chùa Trung Đại Thiền Tự trong tour du lich Dai Loan thì sẽ nhớ ngay rằng, tọa lại tại ngôi chùa này còn có một bảo tàng. Tại sao trong ngôi chùa này lại có một bảo tàng
Bởi vì, khi xây dựng xong chùa, nhiều vị Phật tử và khách hàng hương đã tặng những món quà phát tâm thiện nguyện. Để lưu giữ lại những món quà đó, người ta cho xây dựng bảo tàng với mục đích lưu lại kỷ niệm.
Bảo tàng này được xây dựng xong vào tháng 10/2009. Trước mắt bảo tàng là đầm hoa sen Liên Trì và cầu Đồng Nguyên. Tất cả tạo với nhau thành vẻ đẹp vô cùng đẹp, đặc biệt vào mùa hè khi hoa sen nở rộ và thơm ngát, tỏa hương khắp nơi.
Tham quan bảo tàng từ phía cổng chính vào, bạn dẽ tay phải sẽ tới công viên Phổ Đài và tới Cloud Villa hay Bình Sơn Vân Đô. Nơi đây bán đồ lưu niệm cho khách du lịch tới chùa và là nơi bán đồ ăn chay cho những Phật tử đến đây tu tập.
Trung Đài Thiền Tự được xem là điểm đến tâm linh, nơi khám phá Phật giáo và là trung tâm tín ngưỡng của nhiều Phật tử trên toàn thế giới.
Đăng bởi: Thành Bùi
Từ khoá: Du Xuân Đài Loan – Viễn cảnh Trung Đài Thiền Tự
Khám Phá Thành Phố Nhỏ Cổ Kính Thừa Đức Của Tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
I. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ THỪA ĐỨC
Thừa Đức là một địa cấp thị của tỉnh Hà Bắc. Tổng diện tích của Thừa Đức là 39.519 km2. Dân số toàn địa cấp thị là 3.610.000 người nhưng dân số khu vực thành thị là 457.300 người (tại thời điểm năm 2004).
Địa cấp thị Thừa Đức quản lý các đơn vị cấp huyện sau:
– Các quận nội thành: Song Kiều, Song Loan, Khu quặng Ưng Thủ Doanh Tử.
– Các huyện: Hưng Long, Bình Tuyền, Loan Bình, Long Hóa, Thừa Đức, Huyện tự trị dân tộc Mãn Phong Ninh, Huyện tự trị dân tộc Mãn Khoan Thành, Huyện tự trị dân tộc Mãn, Mông Cổ Vi Trường.
Ngoài ra, đây còn là nơi để các vị hoàng đế tiếp đãi sứ thần các nước, tạo mối liên kết với các dân tộc trong lãnh thổ Trung Hoa như người Mông Cổ, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Châu Âu… Thời hoàng kim của Tỵ Thử Sơn Trang là dưới thời vua Càn Long (1735 – 1796) khi ông cho xây dựng nhiều chùa chiền, đền miếu để phát dương đạo Phật.
Đáng tiếc, vào năm 1861, cái chết của vua Hàm Phong đã khiến phong thủy của Thừa Đức cũng như sơn trang bị ảnh hưởng, các vua chúa sau này cũng không còn trọng dụng nơi đây nữa.
II. NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN NỔI TIẾNG Ở THỪA ĐỨC
1. Tỵ Thử Sơn TrangTỵ Thử Sơn Trang là một lâm viên danh tiếng dành cho hoàng tộc Trung Hoa. Tên ban đầu của sơn trang là Hành Cung Nhiệt Hà hay còn gọi là Thừa Đức Ly Cung (cung điện dành cho vua nghỉ ngơi). Sơn trang được xây dựng từ năm 1703 đến 1792, trải dài 89 năm với ba đời vua: Khang Hy, Ung Chính, Càn Long.
Sơn Trang còn là nơi vua cùng quan lại hội ý việc nước, nên có thể gọi là một trung tâm chính trị thứ hai. Quần thể kiến trúc tôn giáo trong Sơn Trang quy tụ các dòng nghệ thuật kiến trúc của các dân tộc Mãn, Hán, Mông, Tạng rất đặc sắc.
Tỵ Thử Sơn Trang rộng 564 hecta được bao bọc bởi vòng tường thành bằng đá dài 10 km, cao từ 2,5 – 6 m tuỳ theo địa hình, gồm hai khu: cung điện và khu ngự uyển
– Khu ngự uyển thì phân làm 3 khu: khu hồ ao phía Đông Nam, khu núi rừng phía Tây Bắc và khu thảo nguyên phía Đông Bắc.
Với địa hình hết sức đa dạng, phong phú, Tỵ Thử Sơn Trang được xem là hình ảnh thu nhỏ của đất nước Trung Quốc.
2. Quan Đế miếuQuan Đế miếu đã được trùng tu rất nhiều kể từ thời Ung Chính đến nay. Trong nhiều năm, chùa từng là nơi cư trú của các Phật tử với trang phục áo trùm, quần dài, cột tóc.
3. Ngoại Bát MiếuNằm ở phía Đông Bắc của Tỵ Thử Sơn Trang là khu Ngoại Bát Miếu có nghĩa là 8 ngôi chùa lớn (thực ra có đến 12 toà miếu) được xây trong thời Khang Hy và Càn Long. Nhưng theo quy định của “Nhiệt Hà viên đình tắc lệ” thì “Ba khu miếu tự là La Hán Đường, Quảng An Tự, Phổ Lạc Tự không thiết đặt Lạt Ma trụ trì. Phổ Hựu Tự thì cho thuộc vào Phổ Ninh Tự. 8 khu miếu còn lại có Lạt Ma (tức Hoà thượng) do triều đình cử đến, hàng tháng được cấp ngân lượng”. Nghĩa là chỉ có 8 miếu tự chính thức có bổ nhiệm chức Lạt Ma trụ trì. Danh xưng “Ngoại Bát miếu” cũng từ đó mà ra, sau này trở thành từ chỉ chung các khu miếu tự bên ngoài sơn trang.
Tám ngôi chùa ở khu Ngoại Bát Miếu vây quanh Sơn Trang như 8 vì tinh tú vây lấy mặt trăng – biểu tượng cho sự đoàn kết và mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trong lãnh thổ Trung Hoa. Các ngôi chùa lộng lẫy có sự kết hợp giữa lối kiến trúc của người Hán và người Tây Tạng.
Chùa Phổ Đà Thừa Chi
Ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1767-1771 để mừng thọ vua Càn Long.
Phần chính của chùa Phổ Đà là những tòa kiến trúc nằm kề nhau có màu đỏ và trắng, rất giống với kiến trúc của Cung điện Potala ở Lhasa, Tây Tạng. Chùa Phổ Đà Thừa Chi là một quần thể kiến trúc nằm trong khuôn viên rộng 220.000 m2, có sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc của người Hán và người Tây Tạng. Cổng vào ngôi chùa là một tòa tháp theo kiến trúc Tây Tạng, được xây bằng gạch trắng có 3 cửa vào hình cung với phần mái theo kiến trúc của người Trung Hoa. Trước cửa là một cặp sư tử đá đặt ngồi. Bên trong cổng vào là một ngôi đình có 3 tấm bia bằng đá khắc thủ bút của vua Càn Long. Một trong ba tấm bia ghi lại lý do và tiến trình của việc xây ngôi chùa. Phía Bắc của ngôi đình là một tháp màu trắng, được xây theo lối kiến trúc của người Tây Tạng, có 5 tháp nhỏ Lama trên đỉnh với 5 màu: đen, trắng, vàng, xanh và đỏ – đại diện cho 5 giáo phái khác nhau.
Phần chính của chùa Phổ Đà Thừa Chi là những tòa kiến trúc nằm kề nhau có màu đỏ và trắng. Tòa tháp lớn với những bức tường đỏ nằm ở giữa gọi là “tháp đỏ”, “tháp trắng” với các bức tường màu trắng nằm ở phía Tây và Đông. Tòa tháp đỏ gồm 5 tầng, nằm ở phần cuối và cao nhất trong quần thể kiến trúc này trông rất hùng vĩ. Trước tòa tháp đỏ có 6 hốc tường đặt 6 bức tượng Phật. Bên trong tòa tháp, bốn bức tường của mỗi tầng đều có những hốc tường nhỏ đặt những bức tượng Phật bằng gỗ mạ vàng. Có hơn 1.000 bức tượng Phật lớn nhỏ đặt trong các hốc tường. Những tòa tháp trắng thường là nơi ở của các vị sư sãi. Không chỉ là nơi thờ cúng Phật và tổ chức lễ hội, chùa Phổ Đà Thừa Chi còn là nơi các hoàng đế tổ chức các buổi gặp gỡ với các sứ thần. Chùa trưng bày rất nhiều đồ tạo tác như tượng, đồ vật bằng gốm sứ, các vật tôn giáo của người Tây Tạng… Ngày nay, chùa Phổ Đà Thừa Chi là nơi tổ chức các lễ hội văn hóa chính của người dân địa phương.
Chùa Phổ Ninh
Chùa Phổ Ninh được xây dựng vào năm 1175 phỏng theo kiến trúc của Tây Tạng kết hợp Trung Hoa, Ấn Độ. Ngôi chùa này nổi tiếng với bức tượng Phật nghìn tay, nghìn mắt chạm khắc bằng gỗ tùng, bách, linh sam… cao lớn nhất thế giới. Tượng Phật cao hơn 22 m, nặng 110 tấn. Phòng ốc trong chùa được sắp xếp theo kiểu mẫu Phật giáo điển hình với Thiên Vương điện, Đại Hùng Bảo điện.
Nghiễm Duyên Tự
Chùa Nghiễm Duyên đang được trùng tu vì vậy ban quản lý ngăn cấm du khách từ bên ngoài. Các ô cửa của ngôi chùa bị chặn lại nên khó có thể quan sát được bên trong. Ngôi chùa nằm cách chùa Phổ Ninh vài trăm mét về phía Đông Nam. Để tới chùa này, du khách đi về phía Bắc Puning Lu, rẽ phải ở chùa Phổ Ninh và đi khoảng 300 m là tới.
Chùa Putuozongcheng
Putuozongcheng theo tiếng Trung Quốc có nghĩa là “cung điện Polata”, vì được xây dựng phỏng theo cung điện Polata ở Tây Tạng. Cổng vào ngôi chùa là một tòa tháp theo kiến trúc Tây Tạng, được xây bằng gạch trắng có 3 cửa vào hình cung với phần mái theo kiến trúc của người Trung Hoa. Trước cửa là một cặp sư tử đá đặt ngồi. Bên trong cổng vào là một ngôi đình có 3 tấm bia bằng đá khắc thủ bút của vua Càn Long.
Phần chính của chùa Putuo Zongcheng là những tòa kiến trúc nằm kề nhau có màu đỏ và trắng. Tòa tháp lớn với những bức tường đỏ nằm ở giữa gọi là “tháp đỏ”, “tháp trắng” với các bức tường màu trắng nằm ở phía Tây và Đông. Tòa tháp đỏ gồm 5 tầng, nằm ở phần cuối và cao nhất trong quần thể kiến trúc này trông rất hùng vĩ. Trước tòa tháp đỏ có 6 hốc tường đặt 6 bức tượng Phật.
Bên trong tòa tháp, bốn bức tường của mỗi tầng đều có những hốc tường nhỏ đặt những bức tượng Phật bằng gỗ mạ vàng. Có hơn 1.000 bức tượng Phật lớn nhỏ đặt trong các hốc tường. Những tòa tháp trắng thường là nơi ở của các vị sư sãi. Không chỉ là nơi thờ cúng Phật và tổ chức lễ hội, chùa Putuo Zongcheng còn là nơi các hoàng đế tổ chức các buổi gặp gỡ với các sứ thần. Chùa trưng bày rất nhiều đồ tạo tác như tượng, đồ vật bằng gốm sứ, các vật tôn giáo của người Tây Tạng…
Di Đà Phúc Thọ miếu
Đây là ngôi chùa dùng để tôn vinh những cống hiến của vị phật sống Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 6, người đã từng ở đây năm 1781.
Ngôi chùa được xây dựng hoàn toàn dựa theo lối kiến trúc của người Lạt Ma ở Tashihunpo, Shigatse, Tây Tạng. Đặc biệt, phần đỉnh miếu được trang trí bằng 8 con rồng lớn (mỗi con nặng hơn 1000 kg) tô điểm cho mái nhà chính.
Phổ Lạc Tự
Ngôi chùa này được xây năm 1776 để các bộ lạc thiểu số có thể tới đây cúng bái (như người Kazakh). Phía sau ngôi đền là một tế đàn gồm nhiều vòng tròn đồng tâm, gợi lại thắng cảnh Viên Khâu Đàm của Thiên Đàn ở Bắc Kinh. Bên trong chùa là một đóa mạn đà la bằng gỗ rất lớn (theo đạo Hindu và đạo Phật, mạn đà la tượng trưng cho vũ trụ).
Đi bộ khoảng 30 m từ Phổ Lạc tự, du khách sẽ tới Khánh Chùy Phong, đây là một tảng đá khổng lồ hình dáng độc đáo có thể quan sát được từ khoảng cách vài dặm. Để lên tới Khánh Chùy Phong, du khách có thể leo núi hoặc sử dụng cáp treo.
Phổ Nhân Tự
Được xây từ năm 1713, đây là ngôi chùa đầu tiên ở Thừa Đức nhưng không mở cửa tham quan.
Thù Tượng Tự
Được bao quanh bởi bức tường thấp màu đỏ với các phòng ốc nằm phía sau đồi, sư tử đá canh gác bên ngoài, Thù Tượng Tự dường như đã bị đóng cửa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KHÁC KHI GHÉ THĂM THỪA ĐỨC
Phía Tây sông Wulie có đường đi bộ với nhiều bóng mát. Người bản xứ thường tụ tập trên con đường này để hát hò nhảy múa vào thời điểm chập tối. Ngoài ra, nếu muốn bơi, du khách có thể tới bể bơi ngoài trời ở Wulie Lu với mức phí 30¥.
IV. ẨM THỰC THỪA ĐỨC
Thừa Đức nổi tiếng với các món ăn dân dã, đặc biệt là món thịt nai và gà lôi. Đây là các món ăn tượng trưng cho thời kỳ hoàng kim của khu vực săn bắn hoàng gia nhưng hiện tại không còn thấy trên thực đơn nữa.
Vào những đêm hè, du khách hãy hòa mình cùng người bản xứ tới Shaanxiuing Jie để tham quan chợ đêm và thưởng thức những món ăn đặc sắc như thịt xiên, thịt nướng. Nếu muốn uống bia, du khách có thể tới Tsingdao Beer Garden hoặc một số quán bia nhỏ hơn dọc bờ sông Wulie.
Đăng bởi: Kiệt Móm
Từ khoá: Khám phá thành phố nhỏ cổ kính Thừa Đức của tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Khám Phá Đài Nam, Thành Phố Cổ Kính Giữa Lòng Đài Loan trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!