Xu Hướng 9/2023 # Du Khách Biết Gì Về Dân Số Và Văn Hóa Của Macau, Trung Quốc? # Top 10 Xem Nhiều | Fply.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Du Khách Biết Gì Về Dân Số Và Văn Hóa Của Macau, Trung Quốc? # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Du Khách Biết Gì Về Dân Số Và Văn Hóa Của Macau, Trung Quốc? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

DÂN SỐ MACAU

Tính tại thời điểm năm 2023, dân số của Macau là 650.900 người.

Ma Cao là lãnh thổ có mật độ dân cư cao nhất thế giới, với 18.428/1 km². 95% cư dân Ma Cao là người Hán; 2% khác là người Bồ Đào Nhà và/hoặc hợp chủng Hán/Bồ Đào Nha, và một nhóm dân tộc thường được gọi là người Bồ thổ sinh. Theo điều tra năm 2006, 47% cư dân Macau sinh ra tại Trung Quốc đại lục, trong đó 74,1% sinh tại Quảng Đông và 15,2% sinh tại Phúc Kiến. Trong khi đó, 42,5% cư dân Macau sinh ra tại Macau, và những người sinh ra tại Hồng Kông, Philippines và Bồ Đào Nha lần lượt chiếm 3,7%, 2,0% và 0,3%.

VĂN HÓA MACAU

Tôn giáo

Hầu hết người Hán tại Macau chịu ảnh hưởng sâu sắc từ truyền thống và văn hóa riêng của họ, hầu hết gắn bó với tôn giáo truyền thống Trung Hoa, họ tin tưởng vào Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo, chúng tạo thành một khối không thể tách rời. Macau có một cộng đồng Ki-tô hữu khá lớn; tín hữu Công giáo La Mã và Tin Lành lần lượt chiếm 7% và 2% dân cư. Thêm vào đó, 17% dân số theo Phật giáo Đại thừa nguyên bản.

Ngôn ngữ

Cả tiếng Trung (tiếng Quảng Đông) và tiếng Bồ Đào Nha đều là ngôn ngữ chính thức của Macau. Macau vẫn duy trì phương ngữ tiếng Bồ Đào Nha riêng của mình, được gọi là tiếng Bồ Đào Nha Macau. Các ngôn ngữ khác như Quan thoại, tiếng Anh và tiếng Mân Nam cũng được một số cộng đồng bản địa nói. Tiếng Bồ thổ sinh Macau, một ngôn ngữ Creole thường được gọi là Patuá, vẫn được vài chục người Macau nói.

Lễ hội, sự kiện văn hóa

Sự pha trộn giữa truyền thống văn hóa và tôn giáo Trung Hoa và Bồ Đào Nha trong hơn 4 thế kỷ đã biến Macau thành một tập hợp độc đắc gồm các ngày nghỉ, lễ hội và sự kiện. Sự kiện lớn nhất trong năm là Macau Grand Prix vào tháng 11, khi những đường phố chính tại bán đảo Macau trở thành đường đua ô tô Công thức 1 tương tự như Monaco Grand Prix. Các sự kiện thường niên khác bao gồm lễ hội Nghệ thuật Macau được tổ chức vào tháng 3, thi trình diễn pháo hoa quốc tế vào tháng 9, lễ hội Âm nhạc quốc tế trong tháng 10 và/hoặc tháng 11, và Marathon quốc tế Macau vào tháng 12.

 

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống quan trọng nhất, nó thường diễn ra vào cuối tháng một hoặc đầu tháng 2 dương lịch. Bồ Đề Viên tại Đãng Tử là nơi tổ chức lễ hội thần Thổ Địa vào tháng 2. Đám diễu hành Khổ nạn của Chúa cha là nghi thức và hành trình Công giáo nổi tiếng, đám diễu hàng đi từ Nhà thờ Thánh Austin đến Nhà thờ Lớn, cũng được tổ chức vào tháng 2.

Ẩm thực

Ẩm thực địa phương của Macau là một sự pha trộn giữa ẩm thực Quảng Đông và ẩm thực Bồ Đào Nha. Nhiều món ăn độc đáo là kết quả của những pha trộn nguyên liệu khi vợ của các thủy thủ Bồ Đào Nha cố gắng tái tạo nên những món ăn Âu. Thành phần và gia vị của nó đến từ Châu Âu, Nam Mỹ, Châu Phi, Ấn Độ, và Đông Nam Á, cũng như những thành phần bản địa Trung Hoa. Điểm đặc trưng là thực phẩm Macau được ướp gia vị với các gia vị và hương liệu khác nhau bao gồm nghệ, nước cốt dừa, quế và cá tuyết phơi khô ướp muối, cho ra mùi thơm và vị đặc biệt. Các món ăn nổi tiếng của Macau bao gồm Galinha à Portuguesa, Galinha à Africana (gà Phi), Bacalhau, tôm cay Macau và cua cà ri xào. Bánh sườn cốt lết, sữa gừng đông và trứng chua cay cũng rất phổ biến tại Macau.

Thể thao

Đăng bởi: Đức Nguyễn

Từ khoá: Du khách biết gì về dân số và văn hóa của Macau, Trung Quốc?

Văn Hóa Nguyên Thủy Của Dân Tộc Chứt Ở Quảng Bình

1. Địa bàn cư trú

Dân tộc Chứt bao gồm 5 tộc người là Mã Liềng, Mày, Sách, Rục và ARem. Sở hữu dân số trên 6.500 người. Đồng bào người Chứt sống tập trung chủ yếu ở các xã miền núi. Và vùng cao của huyện Bố Trạch, Minh Hóa, Tuyên Hóa ở tỉnh Quảng Bình.

Dân tộc Chứt. Ảnh: Internet

2. Kinh tế

Trước kia, người dân Chứt chỉ sống dựa vào nông nghiệp, canh tác, chăn nuôi, săn bắt. Sau này, họ đã tiếp thu và học hỏi được cách trồng lúa nước. Tháng 10 hằng năm là mùa thu hoạch lúa. Người dân kéo nhau ra đồng trong không khí vui tươi, rộn ràng. Đến trekking hang động Quảng Bình vào mùa này, bạn sẽ được ngắm nhìn khung cảnh bao la, bát ngát của ruộng lúa. Màu lúa chín vàng rực giữa màu xanh của rừng núi tạo nên một bức tranh vô cùng ấn tượng.

Người Chứt làm nông nghiệp. Ảnh: Internet

3. Đời sống sinh hoạt

Dân tộc Chứt sinh sống trong những ngôi nhà trệt hoặc nhà sàn. Loại nhà nào cũng có 2 gian và 2 cửa chính. Họ xây nhà bằng chính những nguyên liệu có sẵn trong rừng như gỗ táu. Tận mắt nhìn những ngôi nhà, bạn mới thấy được nghệ thuật điêu khắc tỉ mỉ và công phu của người Chứt.

Phần lớn, người dân Chứt cư trú theo cộng đồng bản làng. Già làng là người đứng đầu và có uy nhất trong làng. Tất cả các buổi lễ, nghi thức cúng bái đều do già làng đứng đầu. Với chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng, quan hệ hôn nhân của người Chứt thường rất bền vững, ít xảy ra bất hòa.

Nhà ở của người Chứt. Ảnh: Internet

Ngoài tôn thờ thần linh và ông bà tổ tiên, người Chứt rất tin vào tín ngưỡng vật linh. Họ cho rằng ở mỗi nơi đều có ma. Trong rừng có ma rừng, ở suối có ma suối, dưới đất có ma đất,… Bởi thế, trong đời sống người dân Chứt, tục lệ cúng ma rất phổ biến.

4. Văn hóa

Hằng năm, dân tộc Chứt thường tiến hành các nghi lễ nông nghiệp như lễ gieo hạt, lễ cúng hồn lúa, lễ ăn mừng được mùa,… Các lễ hội đều hướng đến mục đích cảm tạ thần linh và tổ tiên đã phù hộ cho dân làng. Đồng thời cầu mong một mùa vụ mới bội thu và gặp nhiều may mắn. Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, nếu tham dự lễ hội, bạn sẽ được hòa cùng dân làng nhảy múa ăn mừng trong tiếng đàn môi, sáo dọc,…

Đặc biệt, bạn sẽ được thưởng thức món cơm pồi độc đáo của người Chứt. Đồng thời, những cụ già trong làng sẽ chiêu đãi bạn điệu dân ca Cà tơm – tà lềnh truyền thống. Tối đến, quây quần bên bếp lửa, bạn có thể nghe kể chuyện về thuở khai thiên lập địa của ngôi làng. Những trải nghiệm vô cùng thú vị cùng người dân Chứt sẽ khiến bạn không bao giờ quên.

Lễ hội của dân tộc Chứt. Ảnh: Internet

Đăng bởi: Quyên Nhím

Từ khoá: Văn hóa nguyên thủy của dân tộc Chứt ở Quảng Bình

10 Câu Tiếng Trung Cần Biết Khi Du Lịch Trung Quốc

Những câu tiếng Trung sử dụng khi đi du lịch

Chào hỏi xã giao bằng tiếng Trung khi đi du lịch

Xin chào! /Nǐhǎo/ (ní hảo) 你好!

10 câu tiếng Trung cần biết khi du lịch Trung Quốc

Có ổn không? Có được không? /Hǎobùhǎo/ (hảo bu hảo) 好不好?

Người dân Trung Quốc thường dùng Hǎo và Bùhǎo để nói một vấn đề gì đó tốt hay xấu hoặc thể hiện sự đồng tình hay phản đối.

Kết hợp Hǎo và Bùhǎo bạn sẽ được Hǎobùhǎo. Đây là câu hỏi được dùng để hỏi ý kiến “Có ổn không?”, “Có được không?”. Sau câu hỏi này bạn có thể đáp lại là Hǎo hoặc Bùhǎo.

Đây là cách cảm ơn đơn giản nhất khi bạn đi du lịch ở Trung Quốc.

Xin lỗi. /Duìbuqǐ/ (tuây bu chỉ) 对不起.

Mua bán hàng hóa

Đây là cái gì? /Zhè shì shénme?/ (Trưa sư sẩm mơ) 这是伆么?

Khi đi du lịch, bạn sẽ thường xuyên nhìn thấy những vật thú vị của đất nước Trung Hoa mà bạn không rõ là gì. Vậy tại sao không học một câu nói tiếng Trung có thể giúp bạn gỡ rối ngay trong trường hợp này.

Thông thường lời đáp của câu hỏi này sẽ có dạng: “Zhè shì …” – “Đây là …”

Có … hay không? /Yǒuméiyǒu …?/ 有没有 …?

VD:

A: 你店有没有麻婆豆腐?

Quán bạn có món đậu hũ ma bà không?

B: 有!

Có!

Bao nhiêu tiền? /Duōshao qián?/ (Tua sảo chén) 多少钱?

Đi lại – Hỏi đường

Hỏi đường bằng tiếng Trung như thế nào?

Đi đến … như thế nào? /qù… zěnme zǒu?/ (Truy … chẩn mơ chẩu) 去… 怎么走?

9. Tôi muốn đến… /Wǒ xiǎng qù…/ (wuỏ xẻng truy/ 我想去…

Cụm từ này thường được dùng khi bạn mua vé tàu thuyền hoặc đi taxi.

Cuối cùng, không thể thiếu được một thứ quan trọng nhất, đó là nhà vệ sinh. Chỉ cần nói “Wǒ xiǎng qù cèsuǒ.” (Tôi muốn đến nhà vệ sinh.) là chắc chắn sẽ có người giúp bạn.

10 câu tiếng Trung cần biết khi du lịch Trung Quốc

Các câu nói này rất đơn giản và dễ nhớ, bạn hoàn toàn có thể tự học tiếng Trung tại nhà để chuẩn bị cho chuyến đi của mình.

Thực hành hội thoại tiếng Trung khi đi du lịch

1. Chào hỏi, làm quen bằng tiếng Trung khi đi du lịch

王兰:你好吗?Wáng lán: Nǐ hǎo ma?Vương Lan: Bạn khỏe không?刘京:很好,你好吗?Liú jīng: Hěn hǎo, nǐ hǎo ma?Lưu Kinh: Rất khỏe, bạn khỏe không?王兰:我也很好。Wáng lán: Wǒ yě hěn hǎo.Vương Lan: Tôi cũng rất khỏe.

2. Hỏi mua đồ bằng tiếng Trung khi đi du lịch

服务员,我要看看这伊毛衣。Fúwùyuán, wǒ yào kàn kàn zhè jiàn máoyī.Em ơi, anh muốn xem chút chiếc áo len này.

恩,对了。Ēn, duì le.Ừ, đúng rồi.

我觉得这伊毛衣颜色有点儿深。Wǒ juéde zhè jiàn máoyī yánsè yǒu diǎnr shēn.Anh thấy chiếc áo len này mầu sắc hơi đậm một chút.

是这伊吗?Shì zhè jiàn ma?Là chiếc này phải không anh?

是的。Shì de.Ừ.

你要买这伊毛衣吗?Nǐ yào mǎi zhè jiàn máoyī ma?Anh muốn mua chiếc áo len này không?

恩,这伊毛衣可伍打折吗?Ēn, zhè jiàn máoyī kěyǐ dǎzhé ma?Ừ, chiếc áo len này có giảm giá không?

好吧,那我要买两伊毛衣。Hǎo ba, nà wǒ yào mǎi liǎng jiàn máoyī.Oke em, vậy anh muốn mua 2 chiếc áo len.

一共多少钱呢?Yí gòng duōshǎo qián ne?Tổng cộng bao nhiêu tiền em?

Bài 14: Đến bưu điện đi như thế nào? – Cách hỏi đường trong tiếng Trung

Quốc Gia Đa Văn Hóa

Singapore là một thành bang và đảo quốc tại Đông Nam Á. Lãnh thổ Singapore gồm có một đảo chính hình thoi, và khoảng 60 đảo nhỏ hơn. Singapore tách biệt với Malaysia bán đảo qua eo biển Johor ở phía bắc, và tách biệt với Quần đảo Riau của Indonesia qua eo biển Singapore ở phía nam. Singapore là quốc gia đô thị hóa cao độ, chỉ còn lại ít thảm thực vật ban đầu.

1. Chinatown

 

2. Vườn thú Singapore 3. Vườn thực vật Singapore

Vườn thú Singapore trứ danh trên toàn thế giới là một sự lựa chọn tuyệt vời cho kỳ nghỉ gia đình. Đừng quên cầm theo bản đồ vườn thú vì sẽ có rất nhiều khu vực với nhiều hoạt động khác nhau. Sau khi xem màn trình diễn ngoạn mục của nhiều loài chim với đầy màu sắc khác nhau, bạn có thể lần lượt tham quan từng khu bảo tồn. Được tận mắt ngắm loài cọp trắng quý hiếm, từng bầy hồng hạc bay lượn kiếm ăn hay từng đàn vẹt cầu vồng tụ tập với nhau trên đầu mình là một trải nghiệm rất thú vị.Trẻ nhỏ cũng sẽ rất thích thú khi được tận tay cho tê giác ăn cà rốt hay cho chim ăn hạt. Đến khi thấm mệt, du khách được dùng bữa trưa trong nhà hàng với xung quanh là những chú chim cánh cụt hoàng đế đang bơi! Nếu ở lại đến tối, chương trình “Night Safari” sẽ kéo bạn vào một hành trình khám phá mới đầy mạo hiểm và bất ngờ.

 

   

4. Marina Bay Sands

Vườn thực vật xanh tốt của Singapore là một trong những báu vật tuyệt vời nhất của “đảo quốc sư tử”. Với diện tích 54 ha, nơi đây hội tụ đầy đủ những loài hoa cỏ nhiệt đới quý hiếm, đặc biệt là phong lan. Nguồn thực vật vô cùng phong phú và được bảo tồn nghiêm ngặt trong khu vực rừng nguyên sinh. Đặc biệt, đây còn là trung tâm nghiên cứu lai tạo các giống cây công nghiệp cho thế giới như hoa hồ di hay cao su ba lá… Những đứa trẻ có thể vào khu vườn trẻ em Jacob Ballas để được tìm hiểu những bài học cơ bản về thế giới tự nhiên, hoặc đắm mình trong một công viên nước nho nhỏ để xoa dịu cái oi bức của nắng trời.Nếu không thật sự thích cây cỏ, bạn vẫn có thể yêu thích nơi đây bởi những công trình tượng đài và thác nước ngoài trời vô cùng nghệ thuật và tinh tế. Mỗi cuối tuần, những chương trình ca nhạc sống miễn phí luôn chào mời mọi người đến thưởng thức.

 

   

5. Khu Tiểu Ấn 6. Bảo tàng văn minh Châu Á 8. Phố Ả Rập

Sau Trung Quốc và Ấn Độ, những người dân gốc Ả Rập cũng có một khu phố cho riêng mình ở Singapore. Nơi đây chỉ mới hình thành từ thế kỷ 19, là trạm dừng chân của thương nhân Trung Đông khi đến Singapore và các nước Đông Nam Á. Nổi bật nhất trong khu phố này có thể kể đến những tiệm bán nữ trang sáng rực, những cửa hàng thảm dệt và lụa thổ cẩm cầu kỳ, đặc trưng của Trung Đông.Ngoài ra, bạn còn dễ nhàng nhận diện nơi đây khi thấy những dãy đèn đường kiểu Maroc hay hai nhà thờ Hồi giáo hào nhoáng là Sultan’s và Hajjah Fatimah, nổi bật với mái vòm vàng chói hình củ hành. Trong hai nhà thờ này, du khách thông thạo có thể tham quan và tìm hiểu sơ lược về đạo hồi ở khu triển lãm. Đến tối, những quán cà phê shisha hay hookah là điểm đến thu hút nhất để tụ tập bạn bè.

Đăng bởi: Phạm Tùng Psc

Từ khoá: Singapore – Quốc Gia đa Văn Hóa

Làng Văn Hóa – Du Lịch Các Dân Tộc Việt Nam Ở Hà Nội

Việt Nam, đất nước con người với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại mang một nét văn hóa, truyền thống riêng. Nhằm mục đích bảo tồn các bản sắc cũng như tạo điều kiện cho du khách đến tìm hiểu, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam là mái nhà chung để lưu giữ sự độc đáo trong đời sống, phong tục, tập quán của các dân tộc. 

Nội dung chính

Kinh nghiệm đi Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam 1. Đường đến Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Chỉ cách Hà Nội hơn 40km về phía tây, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là một phần thuộc khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Khu bảo tồn là nơi tái hiện đời sống sinh hoạt các tộc người trên khắp nước Việt Nam, được xây dựng trên một ngọn đồi nhỏ với nhiều thung lũng và hồ nước bao quanh. Chính vì thế địa hình nơi đây rất đa dạng, phong phú với nhiều cảnh quan đẹp phù hợp nhu cầu tham quan và du ngoạn, tìm hiểu về đời sống, văn hóa, phong tục của các dân tộc anh em.

2. Đến làng văn hóa các dân tộc Việt Nam như thế nào?

Từ Hà Nội các bạn đi thẳng theo hướng đại lộ Thăng Long khoảng 36km sẽ nhìn thấy biển chỉ dẫn lối đi Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ở vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 1 là tới nơi.

Nếu đi xe bus các bạn có thể bắt các tuyến 75: BX Yên Nghĩa – BX Hương Sơn, giá vé 25.000đ/lượt; 71B: BX Mỹ Đình – BX Xuân Mai, giá vé 20.000đ/lượt hoặc 71: BX Mỹ Đình – BX Sơn Tây, giá vé 20.000đ/lượt

3. Có gì ở làng văn hóa – du lịch các tộc Việt Nam?

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam được chia làm nhiều khu khác nhau gồm khu các làng dân tộc, khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí, khu di sản văn hóa thế giới, khu công viên, khu dịch vụ tổng hợp, khu cây xanh và hồ Đồng Mô và cuối cùng là khu điều hành văn phòng.

Khu các làng dân tộc

Khu các làng dân tộc là điểm đầu tiên mà các bạn nên tham qua khi tới đây. Với diện tích 198,61ha, khu các làng dân tộc chia làm 4 cụm làng tương ứng với từng vùng miền, được xây dựng thành quần thể tái hiện cấu trúc của làng, bản các dân tộc Việt Nam với kiến trúc dân gian nhằm giới thiệu, bảo tồn cũng như phát triển.

Tại khu các làng dân tộc, những lễ hội văn hóa truyền thống như: chợ phiên Tây Bắc, lễ hội cầu mưa của dân tộc Cor (Quảng Nam), lễ hội trỉa lúa của dân tộc B’râu (Kon Tum), lễ hội đua bò Bảy Núi (An Giang), chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)… được tái hiện, là dịp để du khách tận hưởng không khí hội hè sôi động, mang đậm bản sắc văn hóa từng vùng, miền đất nước

Khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí

Nằm ở khu vực trung tâm có nhiệm vụ kết nối cổng chính và các khu chức năng. Đây là một trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí những vẫn mang đậm nét văn hóa dân tộc.

Khu di sản thế giới

Là quần thể tái hiện các công trình kiến trúc nổi tiếng của thế giới như tháp Effen, Vạn lý trường thành, Kim tự tháp…

Khu công viên và bến thuyền

Đây là khu vực dịch vụ gắn với mặt nước hồ Đồng Mô và cổng B của làng văn hóa.

Khu dịch vụ tổng hợp

Là khu phức hợp các dịch vụ du lịch tổng hợp, thể thao quy mô lớn để khai thác không gian cảnh quan tự nhiên một cách hiệu quả.

Khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô

Là không gian cảnh quan được sử dụng khai thác phát triển những hoạt động sinh thái phù hợp, đảm bảo môi trường cũng như phát triển du lịch bền vững.

Khu quản lý điều hành văn phòng

Bao gồm các khu văn phòng, quản lý điều hành trung tâm, khu nhà công vụ của cán bộ nhân viên, nơi ăn ở và nơi tiếp đón các đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm quan.

4. Giá vé vào Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

– Người lớn: 30.000 VND/lượt

– Sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề:10000VND/lượt

– Học sinh tại các cơ sở giáo dục phổ thông : 5000VND/lượt

– Miễn phí trẻ em dưới 6 tuổi

(Giá vé có thể thay đổi)

Làng Văn hoá dân tộc Việt Nam là một địa danh không thể bỏ lỡ với các bạn muốn tìm hiểu về lịch sử dân tộc, văn hóa truyền thống. Đến đây bạn sẽ được tìm hiểu một cách chân thật nhất về đời sống, nét văn hoá đặc trưng của từng dân tộc để từ đó càng hiểu và yêu đất nước Việt Nam hơn.

Đến Việt Phủ Thành Chương ngắm kiến trúc Việt cổ ngay ngoại thành Hà Nội

Top 7 địa điểm cắm trại gần Hà Nội được giới trẻ săn đón nhiều nhất

TOP 9 homestay gần Hà Nội “Hot nhất” cho chuyến đi cuối tuần

Đăng bởi: Kiên Nèk

Từ khoá: Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Hà Nội

Văn Bản Bàn Về Đọc Sách Trích Danh Nhân Trung Quốc Bàn Về Niềm Vui Nỗi Buồn Của Việc Đọc Sách

Văn bản Bàn về đọc sách

Nghe đọc văn bản Bàn về đọc sách:

Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu.

Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được. Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.

Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. Sách tất nhiên là đáng quý, nhưng cũng chỉ là một thứ tích luỹ. Nó có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn. Ít nhất có hai cái hại thường gặp. Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. Các học giả Trung Hoa thời cổ đại do sách khó kiếm, một đời đến bạc đầu mới đọc hết quyển kinh. Sách tuy đọc được ít, nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tuỷ, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn. Giờ đây sách dễ kiếm, một học giả trẻ đã có thể khoe khoang từng đọc hàng vạn cuốn sách. “Liếc qua” tuy rất nhiều, nhưng “đọng lại” thì rất ít, giống như ăn uống, các thứ không tiêu hoá được tích càng nhiều, thì càng dễ sinh ra bệnh đau dạ dày, nhiều thói xấu hư danh nông cạn đều do lối ăn tươi nuốt sống đó mà sinh ra cả. Hai là, sách nhiều khiến người đọc lạc hướng. Bất cứ lĩnh vực học vấn nào ngày nay đều đã có sách vở chất đầy thư viện, trong đó, những tác phẩm cơ bản, đích thực, nhất thiết phải đọc chẳng qua cũng mấy nghìn quyển, thậm chí chỉ mấy quyển. Nhiều người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất, đã lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, nên không tránh khỏi bỏ lỡ mất dịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản. Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây, hoá ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”.

Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị. Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ liếc qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách.

Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ để lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

Sách đọc nên chia làm mấy loại, một loại là sách đọc để có kiến thức phổ thông mà mọi công dân thế giới hiện nay đều phải biết, một loại là sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn. Muốn có kiến thức phổ thông, hiện nay các bài học ở trung học và năm đầu đại học, nếu chăm chỉ học tập thì cũng đủ dùng. Nếu chăm chỉ học tập mà chỉ đọc thuộc giáo trình thì chẳng có ích lợi gì, mỗi môn phải chọn lấy từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ. Môn học kiến thức phổ thông tổng số không quá mười mấy môn, mỗi môn chọn từ 3 đến 5 quyển, tổng cộng số sách cần đọc cũng chẳng qua trên dưới 50 quyển. Đây không thể xem là đòi hỏi quá đáng. Nói chung, số sách mà một người đã đọc, phần lớn không chỉ có thế, nếu họ không thu được lợi ích thật sự là do họ thiếu lựa chọn, khi đọc lẽ ra đọc kĩ thì họ lại đọc qua loa.

Chu Quang Tiềm sinh năm 1897, mất năm 1986.

Quê quán: Trung Quốc

Ông là một nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng.

Tác phẩm được in trong cuốn “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách” do Trần Đình Sử dịch.

Gồm 3 phần:

Phần 1. Từ đầu đến “ nhằm phát hiện thế giới mới ”: Tầm quan trọng của việc đọc sách.

Phần 2. Tiếp theo đến “ tự tiêu hao lực lượng ”: Những khó khăn của việc đọc sách hiện nay.

Phần 3. Còn lại: Phương pháp chọn và đọc sách mang lại hiệu quả.

Mẫu 1

Sách là kho tàng quý báu cất giữ những di sản tinh thần của nhân loại, là cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại. Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại. Lịch sử càng tiến lên, sách vở tích lũy càng nhiều, việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. Vì vậy, cần có cách lựa chọn và cách đọc sách sao cho đúng đắn.

Mẫu 2

Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn. Sách vở tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. Bởi vậy, đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Sách đọc nên chia làm mấy loại. Một loại là sách đọc để có kiến thức phổ thông mà mọi công dân thế giới hiện nay đều phải biết, một loại là sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn.

Advertisement

Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Ngày nay, sách có nhiều, chính vì vậy cần phải biết chọn sách để đọc, đọc ít mà hiểu nhiều còn hơn là đọc nhiều mà rỗng.

Luận điểm rõ ràng, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng thuyết phục…

(1) Mở bài

Giới thiệu về văn bản Bàn về đọc sách.

(2) Thân bài

a. Tầm quan trọng của việc đọc sách

– Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.

– Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại.

b. Những khó khăn của việc đọc sách hiện nay

– Lượng sách in ra ngày càng nhiều, nếu không có sự lựa chọn, xử lý thông tin khoa học, con người dễ bối rối trước kho tàng tri thức khổng lồ mà nhân loại đã tích luỹ được. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách xác đáng những nguy hại thường gặp:

Sách nhiều khiến cho người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.

Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích.

c. Phương pháp đọc sách mang lại hiệu quả

Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.

Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ.

Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất.

Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.

(3) Kết bài

Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của Bàn về đọc sách.

Cập nhật thông tin chi tiết về Du Khách Biết Gì Về Dân Số Và Văn Hóa Của Macau, Trung Quốc? trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!