Bạn đang xem bài viết Đa Xơ Cứng Ở Trẻ Em: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đa xơ cứng ở trẻ em là bệnh lý dẫn đến các vấn đề về thị giác, tê bì, yếu cơ hoặc các triệu chứng thần kinh khác. Bệnh xảy ra là do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào thần kinh cũng như làm tổn thương các liên kết thần kinh ở não bộ hoặc tủy sống. Tình trạng hệ miễn dịch của chúng ta tự tấn công, làm tổn thương chính những tế bào thần kinh trong cơ thể được gọi là “bệnh lý tự miễn”.
Có nhiều phân loại đa xơ cứng khác nhau, tuy nhiên hầu hết đa xơ cứng gặp ở trẻ em thuộc phân nhóm tái phát. Ở nhóm này, triệu chứng của bệnh liên tục xuất hiện và thoái lui.
Khi trẻ xuất hiện những triệu chứng nặng nề hơn thông thường, đó còn gọi là những đợt bùng phát. Những đợt bùng phát thường kéo dài vài ngày đến vài tuần. Các triệu chứng thường thoái lui chậm chạp. Giữa các đợt bùng phát trẻ thường không xuất hiện triệu chứng và gần như bình thường.
Yếu hoặc co giật cơ, có thể làm cho bệnh nhân té ngã, thường gặp phải ở một nửa người.
Giảm thị lực, đau mặt hoặc cử động mắt bất thường.
Chóng mặt, mất cân bằng, có thể làm cho bệnh nhân té ngã.
Khó khăn trong việc đi lại hoặc nói chuyện.
Tiêu tiểu mất tự chủ.
Tăng nhạy cảm với nhiệt độ.
Nhầm lẫn, giảm tư duy.
Hầu hết các bệnh nhân đa xơ cứng biểu hiện một hoặc một vài triệu chứng trên, tuy nhiên cũng có những bệnh nhân biểu hiện hầu hết các triệu chứng của bệnh.
Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng, bác sĩ sẽ hỏi triệu chứng và thăm khám. Một số xét nghiệm được chỉ định tuy nhiên có thể không phát hiện được ngay dấu hiệu của bệnh ở những lần đầu tiên. Do đó điều quan trọng là cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám nhiều lần, lặp lại các xét nghiệm có thể giúp ích cho việc chẩn đoán bệnh. Các xét nghiệm, chẩn đoán hình học có thể giúp ích chẩn đoán bao gồm:
Chụp cộng hưởng từ – MRI não bộ và tủy sống là cần thiết. MRI cung cấp những hình ảnh bên trong cơ thể giúp quan sát và nhận biết bất thường. MRI cũng giúp phát hiện các tổn thương thần kinh nếu có. Tuy nhiên có nhiều bệnh nhân không phát hiện bất thường trên MRI mà phải được chẩn đoán thông qua việc theo dõi diễn tiến và lặp lại các xét nghiệm kiểm tra nhiều lần.
Chọc dò thắt lưng (chọc dò dịch não tủy thắt lưng): đây là thủ thuật lấy mẫu dịch não tủy thông qua kim nhỏ chọc vào vùng thắt lưng. Mẫu dịch não tủy này được mang đi thực hiện các xét nghiệm chuyên biệt để chẩn đoán các bất thường.
Điện thế đáp ứng: đây là quá trình bác sĩ sẽ quan sát các tín hiệu điện ở não bộ và tủy sống. Thông qua việc gắn những điện cực nhỏ ở da, sau đó đánh giá tín hiệu điện khi bệnh nhân nhìn vào ánh sáng, nghe tiếng động hoặc cảm nhận dòng điện nhẹ.
Nếu trẻ có bất cứ triệu chứng nào được liệt kê ở trên và chưa tìm được nguyên nhân của chúng thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán bệnh lý đa xơ cứng.
Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh lý đa xơ cứng, kể cả ở trẻ em cũng như người lớn. Tuy nhiên có nhiều phương pháp điều trị triệu chứng và đợt bùng phát của bệnh.
Kháng viêm steroids. Việc dùng steroids này khác với mục đích của các vận động viên để tăng kích thước cơ bắp, dùng steroid ở bệnh nhân đa xơ cứng trẻ em với mục đích giảm phản ứng tự miễn qua đó rút ngắn thời gian của đợt bùng phát.
Điều trị phòng ngừa: Có nhiều nhóm thuốc khác nhau có tác dụng ngăn ngừa những đợt tái phát của bệnh nhưng không có khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Hiện nay đã có những loại thuốc thế hệ mới đường uống bệnh nhân có thể dùng tại nhà. Hãy liên hệ bác sĩ điều trị để được tư vấn và chỉ định đúng nhóm thuốc điều trị thích hợp.
Điều trị triệu chứng của đa xơ cứng cũng rất quan trọng. Nhiều trẻ em mang bệnh lý đa xơ cứng thường mệt mỏi, ảnh hưởng đến phát triển tâm vận cũng như trầm cảm, co giật cơ, chậm phát triển trí tuệ. Do đó hãy thông báo cho bác sĩ điều trị biết những triệu chứng trẻ gặp phải để lựa chọn được biện pháp điều trị phù hợp.
Hội Chứng Ruột Kích Thích (Ibs): Chẩn Đoán Và Điều Trị
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một căn bệnh tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng. Nhưng thực sự gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân hiện nay vẫn chưa rõ rang. Nó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố. Do đó, chẩn đoán và điều trị căn bệnh này cũng thực sự khó khăn.
Không có xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán chắc chắn hội chứng ruột kích thích (IBS). Bác sĩ sẽ hỏi kĩ tiền căn bệnh lý y khoa, kiểm tra thể chất và xét nghiệm để loại trừ các tình trạng khác.
Nếu bị IBS dạng tiêu chảy, bạn sẽ được kiểm tra độ không dung nạp gluten (bệnh celiac). Sau khi các tình trạng khác đã được loại trừ, bác sĩ sử dụng một trong những bộ tiêu chuẩn chẩn đoán cho IBS:
1.1 Tiêu chí Rome 1.2 Tiêu chí ManningCác tiêu chí này tập trung vào việc người bệnh luôn cố giảm đau bằng cách đi đại tiện, chất nhầy trong phân và thay đổi tính chất của phân. Bạn càng có nhiều triệu chứng, khả năng IBS càng lớn.
1.3 Dạng biểu hiện IBSVới mục đích điều trị, IBS có thể được chia thành ba loại dựa trên các triệu chứng: táo bón chiếm ưu thế, tiêu chảy chiếm ưu thế hoặc hỗn hợp.
Bác sĩ cũng có thể sẽ đánh giá xem bạn có các triệu chứng khác gợi ý tình trạng khác nghiêm trọng hơn không. Những dấu hiệu và triệu chứng này bao gồm:
Khởi phát các dấu hiệu và triệu chứng sau 50 tuổi.
Sút cân.
Chảy máu trực tràng.
Sốt.
Buồn nôn hoặc nôn nhiều lần.
Đau bụng, đặc biệt là nếu nó không hoàn toàn thuyên giảm khi đi tiêu, hoặc xảy ra vào ban đêm.
Tiêu chảy kéo dài làm đánh thức bạn khỏi giấc ngủ.
Thiếu máu thiếu sắt.
Nếu bạn có những dấu hiệu hoặc triệu chứng này, hoặc nếu điều trị ban đầu cho IBS không hiệu quả. Có thể bạn sẽ cần các xét nghiệm bổ sung để loại trừ tình trạng nguy hiểm hơn, ví dụ như ung thư.
Bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm. Bao gồm:
Xét nghiệm phân để kiểm tra xem có nhiễm trùng không. Hoặc xem tính chất phân để xem các vấn đề về khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ ruột. Ví dụ tình trạng kém hấp thu thì trong phân sẽ còn rất nhiều chất dinh dưỡng.
Các xét nghiệm hình ảnh có thể bao gồm:
Nội soi đại tràng. Bác sĩ sử dụng một ống nhỏ, linh hoạt để kiểm tra toàn bộ chiều dài đại tràng.
X-quang hoặc CT scan. Những xét nghiệm này tạo ra hình ảnh của bụng và xương chậu và hình dáng của ruột. Nó có thể cho phép bác sĩ loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng.
Điều trị IBS tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng để bạn có thể sống bình thường nhất có thể. Trong trường hợp nhẹ thường có thể được kiểm soát bằng cách kiểm soát căng thẳng. Hoăc bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống của bạn. Cố gắng:
Tránh các thực phẩm gây ra các triệu chứng: các chế phẩm từ sữa, rượu, bia,..
Ăn thực phẩm nhiều chất xơ và rau quả.
Uống nhiều nước.
Tập thể dục thường xuyên.
Ngủ đủ.
Nếu vấn đề của bạn ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng. Bác sĩ có thể đề nghị tư vấn, đặc biệt là nếu bạn bị trầm cảm hoặc nếu căng thẳng có xu hướng làm nặng thêm các triệu chứng. Ngoài ra, dựa trên các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể đề xuất các loại thuốc như:
4.1 Bổ sung chất xơSử dụng một chất bổ sung như psyllium (Metamucil) với chất lỏng có thể giúp kiểm soát táo bón.
4.2 Thuốc nhuận tràngNếu chất xơ không giúp giảm triệu chứng, bác sĩ có thể kê toa magiê hydroxit uống hoặc polyethylen glycol.
4.3 Thuốc chống tiêu chảyCác loại thuốc không cần kê đơn, chẳng hạn như loperamid , có thể giúp kiểm soát tiêu chảy.
4.4 Nhóm thuốc kháng cholinergicCác loại thuốc như dicyclomine có thể giúp giảm đau co thắt ruột. Chúng đôi khi được dùng cho những người bị tiêu chảy. Những loại thuốc này thường an toàn nhưng có thể gây táo bón, khô miệng và mờ mắt.
4.5 Thuốc chống trầm cảm ba vòngLoại thuốc này có thể giúp giảm trầm cảm. Ngoài ra cũng ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh kiểm soát ruột để giúp giảm đau. Nếu bạn bị tiêu chảy và đau bụng mà không bị trầm cảm, bác sĩ có thể đề nghị dùng liều thấp hơn. Tác dụng phụ có thể bao gồm buồn ngủ, mờ mắt, chóng mặt và khô miệng.
4.6 Nhóm thuốc chống trầm cảm SSRIThuốc chống trầm cảm tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). Chúng có thể giúp ích nếu bạn bị trầm cảm, bị đau và táo bón.
4.7 Thuốc giảm đauPregabalin hoặc gabapentin có thể làm giảm đau bụng nặng hoặc đầy hơi.
Rối Loạn Tiêu Hóa: Chẩn Đoán Và Điều Trị Như Thế Nào?
Rối loạn tiêu hóa là cụm từ không quá xa lạ trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta hiểu được một cách đúng đắn chúng. Chính vì thế, bài viết ngày hôm nay “Rối loạn tiêu hóa: chẩn đoán và điều trị như thế nào?” sẽ chia sẻ đến các bạn một số những đặc điểm quan trọng nhất khi đứng trước tình trạng trên.
Rối loạn tiêu hóa chức năng là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng mà chức năng sinh lý bình thường của cơ thể bị thay đổi trong khi không có bất kỳ một bất thường cấu trúc hoặc sinh hóa nào.
Nói một cách dễ hiểu thì ở những người bị rối loạn tiêu hóa chức năng, đường tiêu hóa trông có vẻ rất bình thường, nhưng lại không hoạt động như bình thường. Vì vậy, bạn sẽ có thể gặp phải nhiều triệu chứng khác nhau, từ buồn nôn, nôn, ợ hơi đến đau bụng, chướng bụng, táo bón và tiêu chảy…
Rối loạn tiêu hóa chức năng, như bất kỳ bệnh mãn tính nào khác, cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh (sức khỏe chung, mối quan tâm về bệnh tật và sự hài lòng tình trạng sức khỏe…). Và ngược lại, căng thẳng tâm lý cũng sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Nói cách khác thì não và ruột có ảnh hưởng lẫn nhau.
Hơn 20 loại rối loạn chức năng đã được xác định. Chúng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa, bao gồm thực quản, dạ dày, ống mật và / hoặc ruột.
Dạng rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất và được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất là Hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi tắt là IBS). Chúng được biểu hiện với các triệu chứng mãn tính (hoặc tái phát):
Thay đổi thói quen đi tiêu (tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ).
Cảm giác đại tiện (đi ngoài) không hoàn toàn.
Đi ngoài phân có chất nhầy.
Đầy hơi và chướng bụng.
Các rối loạn phổ biến khác bao gồm
Chứng khó tiêu chức năng (đau hoặc khó chịu ở vùng bụng trên, cảm giác no, chướng bụng hoặc buồn nôn).
Nôn cơ năng.
Đau bụng cơ năng.
Táo bón hoặc tiêu chảy cơ năng.
Trước đây, rối loạn tiêu hóa chức năng được coi là một chẩn đoán sau khi đã loại trừ các bệnh khác (do nhiều xét nghiệm thông thường – chẳng hạn như chụp X-quang, CT, xét nghiệm máu và nội soi – có thể có kết quả bình thường).
May mắn thay, trong hai thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu và bác sĩ lâm sàng từ khắp nơi trên thế giới đã gặp gỡ và liên tục nghiên cứu về các đặc điểm của bệnh. Sự hợp tác này đã dẫn đến sự phát triển của cái gọi là “Tiêu chuẩn ROME”. Nhờ đó mà có thể chẩn đoán được bệnh khi có sự kết hợp của các triệu chứng, cộng thêm một vài yếu tố khác của bệnh nhân phù hợp các tiêu chí Rome cho một rối loạn chức năng cụ thể.
Mặc dù tiêu chuẩn Rome cho phép chẩn đoán dựa trên triệu chứng, các bác sĩ có thể vẫn muốn thực hiện một số xét nghiệm. Chúng không nhằm mục đích xác định bệnh mà chủ yếu là để loại trừ các bệnh khác trước khi bắt đầu thực hiện điều trị. Các xét nghiệm này có thể bao gồm:
Xét nghiệm máu và nước tiểu, phân.
Nội soi đại tràng.
Nội soi đường tiêu hóa trên (bao gồm có thực quản – dạ dày – tá tràng).
Chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang và siêu âm,…
Một số phương pháp chuyên biệt khác…
Mặc dù không phát hiện được bất kỳ nguyên nhân cụ thể nào gây ra những rối loạn này, không có nghĩa là chúng không có thật, cũng không có nghĩa là không thể điều trị được.
Dùng thuốc – Một số rối loạn tiêu hóa có thể được điều trị bằng thuốc, như thuốc làm giảm sản xuất axit, giảm co thắt đường tiêu hóa…
Thay đổi chế độ ăn uống
Liệu pháp phản hồi sinh học
Vật lý trị liệu
Kiểm soát căng thẳng và tâm lý trị liệu – Căng thẳng làm trầm trọng thêm nhiều triệu chứng tiêu hóa. Các liệu pháp tâm lý có thể giúp tăng cường thư giãn, giảm căng thẳng và lo lắng, đồng thời làm giảm các triệu chứng của bạn.
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng chức năng sinh lý bình thường của cơ thể bị thay đổi mà không có nguyên nhân cụ thể. Do đó, chẩn đoán này được dựa trên sự kết hợp của các triệu chứng và một vài yếu tố đi kèm phù hợp các tiêu chuẩn của ROME. Các lựa chọn điều trị có thể hữu ích bao gồm sử dụng thuốc, liệu pháp tâm lý,…
Giãn Tĩnh Mạch Chân? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Kế cả ở tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chân. Do hệ thống tĩnh mạch ở chân dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều trong ngày. Nếu không được điều trị, có thể xảy ra các vết loét sắc tố, sưng tấy và loét chi dưới. Vì vậy việc tham khảo thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu nguyên nhân, triệu chứng và có cách điều trị hợp lí.
Giãn tĩnh mạch chân là gì ?Giãn tĩnh mạch chân (suy giảm tĩnh mạch chi dưới) là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân. Do đó dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Khi bị giãn tĩnh mạch chân, chúng ta sẽ thấy rất rõ hiện tưởng mạchnổi rõ trên bề mặt da, giãn lớn, phình to và quan sát được. Lúc chạm vào chỗ tĩnh mạch bị sưng có cảm giác đau nhức.
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chânVào thời điểm hiện nay, bệnh suy giãn tĩnh mạch chân chiếm một tỉ lệ lớn trên tổng số người dân, trong đó chiếm 70% là nữ. Đây là căn bệnh phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ ai, một khi đã xảy ra thì rất khó tự khỏi. Các nguyên nhân gây bệnh bao gồm:
– Lối sinh hoạt, làm việc: phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng… khiến cho máu bị dồn xuống hai chân, tạo áp lực lớn trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày dẫn đến tổn thương các van tĩnh mạch, giảm khả năng ngăn chặn máu lưu thông .
– Phụ nữ mang thai: Việc mang thai trong một thời gian dài, ít hoạt động khiến đôi chân phải chịu sức nặng lớn, lâu ngày dẫn đến giãn tĩnh mạch chân
– Tuổi tác: Ở người già, khi tuổi càng cao càng kéo theo các bệnh do cơ thể đã suy yếu, trong đó có suy giãn tĩnh mạch chân
– Người bị béo phì hoặc chế độ ăn uống không hợp lý, ít chất xơ và vitamin cũng dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chân
– Người bị giãn tĩnh mạch bẩm sinh: Khiếm khuyết van do bẩm sinh.
Triệu chứng của giãn tĩnh mạch chân Giai đoạn ban đầu– Ban đầu bạn sẽ chỉ cảm thấy đau nhức bắp chân, cảm thấy chân trở nên nặng nề hơn, mu bàn chân có chút phù khi phải đứng lâu hoặc ngồi nhiều
– Thông thường các triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch sẽ rõ rệt hơn vào buổi tối, nên bạn sẽ thấy dấu hiệu hay bị chuột rút vào ban đêm.
– Chân bắt đầu xuất hiện những mạch gân li ti nổi nhỏ khiến người bệnh thường khó nhận biết đó là triệu chứng giãn tĩnh mạch chân.
Giai đoạn biến chứngĐây là giai đoạn các dấu hiệu đã rõ rệt khiến người bệnh cảm giác khó chịu nhiều hơn so với ban đầu. Những cơn đau nhức, nặng mỏi, tê cứng vùng chân theo thời gian ngày càng nặng hơn tạo ra các biến chứng
– Đau khi đi lại nhiều, chân bị sưng, phù ở cẳng và mu bàn chân
– Cảm giác đau buốt dai dẳng và luôn bị chuột rút về đêm.
– Tĩnh mạch giãn to, nổi rõ dưới da làm mất thẩm mỹ, chạm vào chỗ tĩnh mạch giãn có cảm giác đau nhức.
– Nhiều tĩnh mạch giãn lớn quá mức gây vỡ khiến chảy máu, tụ mảng bầm lớn ở chân
– Viêm tắc tĩnh mạch sâu, có thể gây tắc các động mạch chính.
– Nhiễm khuẩn vết loét của suy tĩnh mạch mạn tính.
Cách điều trị giãn tĩnh mạch chânBệnh suy giãn tĩnh mạch không thể chữa dứt điểm tận gốc rễ, các biện pháp điều trị chỉ có thể cải thiện tình trạng bệnh. Do đó tùy vào trường hợp của bạn nặng hay nhẹ, hãy đến bác sĩ thăm khám để được đưa ra chuẩn đoán và cách điều trị thích hợp cho bệnh của bạn.
– Thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt: tránh đứng lâu hoặc ngồi bất động kéo dài.
– Tập thể dục thường xuyên
– Khi đi các phương tiện xe cộ trong quãng đường dài cần phải gấp duỗi chân thường xuyên cho máu lưu thông.
– Mang tất dài hỗ trợ chuyên dụng: tất dành cho người bị giãn tĩnh mạch
Advertisement
– Giảm cân khi bạn đang trong trường hợp thừa cân, béo phì.
– Đến bác sĩ để thăm khám khi phát hiện các triệu chứng trên.
– Dùng thuốc đề phòng huyết khối tĩnh mạch sâu khi có chỉ định.
– Thay đổi chế độ ăn uống giúp điều trị suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt thực phẩm nhiều kali, vitamin phospha và muối giúp giảm chứng giãn tĩnh mạch chân.
Áp Xe Phổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị
Áp xe phổi là gì?
Phân loại
Theo chúng tôi Ngô Quý Châu, có rất nhiều cách để phân loại, cụ thể là:
1. Dựa vào thời gian tiến triển của bệnh
Áp xe phổi mạn tính: Khi thời gian tiến triển của bệnh kéo dài trên 6 tuần.
2. Dựa vào cơ địa của người bệnh
Áp xe nguyên phát: Là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi mà không có tổn thương hay bệnh lý nào trước đó.
Nguyên nhân gây ép xe phổi
Vi khuẩn kỵ khí: Gồm các vi khuẩn Bacteroides melaninogenicus, Fusobacterium nucleatum, Bacteroid fragilis peptococcus, Peptostreptococcus… Đây là những vi khuẩn thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ hơn 60% các nguyên nhân gây áp xe phổi. (1)
Klebsiella Pneumoniae: Tiến triển lan rất nhanh, bệnh cảnh rất nặng, nguy cơ tử vong cao.
Những vi khuẩn khác như phế cầu khuẩn, liên cầu nhóm A hay tan máu, các vi khuẩn Gram (-) như Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.
Một số nguyên nhân khác có thể gây bệnh là kén phế quản bội nhiễm, ung thư nguyên phát hoại tử, giãn phế quản, hang lao, kén phổi bẩm sinh, các chấn thương lồng ngực hở, đặt nội khí quản…
Ai có nguy cơ mắc bệnh?
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi (bao gồm người lớn và trẻ em), tuy nhiên một số đối tượng có nguy cơ cao hơn gồm:
Sau gây mê đặt nội khí quản, mở khí quản hoặc người bệnh thở máy;
Sau khi phẫu thuật tai – mũi – họng hoặc răng – hàm – mặt;
Người bệnh sử dụng corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch gây suy giảm hệ miễn dịch;
Người có thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên; (2)
Triệu chứng thường gặp
Giai đoạn 1: Giai đoạn viêm
Hầu hết các trường hợp đều bắt đầu rầm rộ như một bệnh viêm phổi nặng, người bệnh sốt cao lên tới 39-40 độ C kèm theo môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở có mùi hôi. Một số bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng tiểu tiện ít, nước tiểu sẫm màu. Một số ít trường hợp khác lại khởi phát từ từ như hội chứng cúm.
Giai đoạn 2: Giai đoạn ộc mủ
Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện sớm 5 – 6 ngày, hoặc có thể xảy ra rất muộn khoảng 50 – 60 ngày sau giai đoạn khởi phát bệnh.
Các triệu chứng gồm ho, đau vùng ngực. Người bệnh có thể ho mủ, mủ có thể ộc ra nhiều khoảng 300 – 500ml trong vòng 24 giờ hoặc mủ khạc ít nhưng kéo dài.
Người bệnh sau ộc mủ có thể thấy triệu chứng sốt giảm dần, cảm thấy dễ chịu hơn. Trường hợp đã khạc mủ nhiều lần mà nhiệt độ vẫn cao, có thể là do còn ổ áp xe khác chưa vỡ mủ.
Giai đoạn 3: Giai đoạn thành hang
Ở giai đoạn này, người bệnh có thể vẫn còn khạc mủ nhưng ít hơn. Nếu thân nhiệt người bệnh tăng lên một cách đột ngột, chứng tỏ có thể mủ dẫn lưu kém, còn ứ lại nhiều trong phổi.
Các biến chứng nguy hiểm
Giãn phế quản quanh ổ áp xe.
Màng phổi và màng tim xuất hiện dịch mủ do vỡ ổ áp xe;
Áp xe não, viêm màng não;
Ho ra máu nặng;
Phương pháp chẩn đoán
Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi bệnh, xem xét lịch sử bệnh và thăm khám các triệu chứng, dựa vào đó sẽ chỉ định các phương pháp cận lâm sàng tiếp theo để việc chẩn đoán được chính xác nhất.
Xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm máu cho thấy tăng số lượng bạch cầu, hoặc các xét nghiệm khác như CRP-hs tăng đều thể hiện sự nhiễm trùng.
Chụp X-quang hoặc CT scan: Hình ảnh điển hình của áp xe phổi trên phim X-quang là dạng hình tròn có bờ không đều, khá dày có chứa dịch bên trong. Đây cùng là cách xác định chính xác vị trí ổ áp xe.
Nội soi phế quản: Bác sĩ dùng một ống nhỏ có đèn và camera ở đầu đưa qua mũi hoặc miệng, vào trong lòng khí phế quản để lấy một mẫu đờm hoặc mô phổi ra bên ngoài. Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp người bệnh điều trị thuốc kháng sinh nhưng bệnh không thuyên giảm, nghi ngờ đường thở bị bít tắc hoặc hệ miễn dịch suy giảm.
Phương pháp điều trị bệnh áp xe phổi
1. Điều trị nội khoa
Điều trị bằng thuốc kháng sinh
Phối hợp ít nhất 2 loại kháng sinh, có thể dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch hoặc đường tiêm bắp, dùng liều cao ngay từ đầu.
Dùng kháng sinh ngay sau khi lấy được bệnh phẩm xét nghiệm vi sinh vật từ người bệnh. Có thể thay đổi kháng sinh dựa vào đặc điểm lâm sàng và kháng sinh đồ. Tuy nhiên, lưu ý sự thay đổi này cần có sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh không được tự ý điều chỉnh.
Dẫn lưu ổ áp xe
Dẫn lưu tư thế vỗ rung lồng ngực: Dựa vào phim chụp X-quang phổi thẳng nghiêng để chọn tư thế dẫn lưu, vỗ rung lồng ngực cho người bệnh. Có thể dẫn lưu tư thế nhiều lần/ngày, để người bệnh ở tư thế dẫn lưu tốt nhất, thời gian tăng dần kết hợp với vỗ rung. Việc vỗ rung cũng tăng dần theo thời gian, có thể vỗ rung 2 – 3 lần/ngày, lúc đầu khoảng 5 phút, sau đó tăng lên 10 – 20 phút.
Chọc dẫn lưu mủ qua da: Phương pháp này áp dụng đối với những ổ áp xe phổi ở ngoại vi, tức là những ổ áp xe không thông với phế quản, ổ áp xe ở sát thành ngực hoặc dính với màng phổi. Sử dụng một ống thông chuyên dụng đặt vào ổ áp xe, hút dẫn lưu liên tục. (3)
2. Điều trị phẫu thuật
Khi ổ áp xe lớn hơn 10cm;
Đã áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả;
Áp xe phổi kết hợp với giãn phế quản gây ra khu trú nặng;
Xuất hiện các biến chứng rò phế quản – khoang màng phổi điều trị nội khoa không có kết quả;
3. Điều trị hỗ trợ
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể người bệnh, đặc biệt là protein và vitamin;
Bổ sung nước, duy trì cân bằng nước và điện giải;
Sử dụng liệu pháp thở oxy nhằm hỗ trợ hô hấp cho người bệnh.
Phòng ngừa áp-xe phổi bằng cách nào?
Bệnh áp xe phổi là bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm ở phổi, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh luôn được ưu tiên trên hết. chúng tôi Ngô Quý Châu chia sẻ một số phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả, người bệnh nên lưu ý áp dụng: (4)
Chú ý các biện pháp giữ ấm cho cơ thể, nhất là vào mùa đông;
Phòng tránh các dị vật rơi vào đường thở. Thận trọng khi tiến hành các thủ thuật ở vùng răng hàm mặt, tai mũi họng để tránh các mảnh vụn rơi vào khí phế quản;
Đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả khi xuất hiện các triệu chứng ho, sốt cao, đau ngực,…
Các câu hỏi thường gặp
1. Bệnh áp xe phổi có nguy hiểm không?
Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể dự phòng và điều trị tốt nếu người bệnh thực hiện điều trị từ sớm, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường.
2. Bệnh có lây không? Con đường lây truyền của bệnh là gì?
Nhìn chung áp xe phổi sẽ KHÔNG LÂY. Bệnh chủ yếu do hít phải vi khuẩn từ miệng hoặc họng nên những người có nguy cơ cao bị lây sẽ phát triển thành bệnh. Trong khi những người bình thường, cơ chế phản xạ ho và các cơ chế bảo vệ của đường hô hấp hoạt động tốt, có thể dễ dàng loại bỏ nguy cơ này.
3. Người bệnh áp xe phổi sống được bao lâu?
Tuy nhiên, khuyến cáo người bệnh khi phát hiện các triệu chứng sốt cao, ho, đau ngực hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín, trang bị thiết bị hiện đại, cũng như có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao để được điều trị bệnh tốt nhất, không bỏ lỡ “thời điểm vàng” để điều trị.
Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý hô hấp tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ:
Hà Nội:
108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, chúng tôi Biên, TP.Hà Nội
Hotline: 1800 6858
TP.HCM:
2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0287 102 6789
Fanpage:
Bướu Giáp Lan Tỏa Lành Tính: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Tuyến giáp là cơ quan nằm ở giữa cổ, đây là hệ nội tiết sản xuất nhiều hormonee quan trọng trong hoạt động cơ thể. Hai hormonee chính sản sinh trong tuyến giáp là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Ngoài ra, cơ quan này còn tiết ra những hormone khác. Ví dụ như sự sản xuất calcitonin – một chất điều hòa lượng canxi trong máu.
Bướu giáp hay còn gọi là bướu cổ là sự phì đại vùng tuyến giáp ở cổ. Bướu cổ có thể không là hiện tượng tuyến giáp không hoạt động. Trong nhiều tình huống, bướu giáp xuất hiện nhưng chức năng tuyến giáp hoạt động bình thường.
Nhiều người còn thường gọi bướu giáp lan tỏa lành tính là bướu giáp lan tỏa không độc. Khi hormone tuyến giáp không sản xuất đủ, tuyến yên trong não bộ nhận tín hiệu. Sau đó, tuyến yên thúc đẩy sản sinh ra các hormone kích thích tuyến giáp – TSH. Hiện tượng quá nhiều TSH sẽ làm phình tuyến giáp.
Đôi khi bướu giáp có thể có nhiều nốt đơn lẻ, to nhỏ không đều. Những nốt này nằm ngay tại tuyến giáp tại cổ. Hầu hết các nhân giáp của bướu giáp lan tỏa lành tính đều không gây bệnh lý. Theo thời gian, một số khác có thể tiến triển thành bệnh như cường giáp, suy giáp ung thư,…
Bướu giáp lan tỏa lành tính thường không gây triệu chứng rõ ràng. Khi bướu này dần to hơn, nó sẽ gây ảnh hưởng các vùng lân cận. Khi đó, các dấu hiệu sẽ rõ ràng hơn, như:
Khàn tiếng.
Nuốt khó.
Khó thở khi nằm.
Cổ họng có cảm giác thắt nghẹn.
Ho khan.
Khối cứng sờ được tại tuyến giáp.
Khi sự phì đại này kèm với rối loạn chức năng, sẽ kèm theo rối loạn chức năng đó.
Bướu giáp lan tỏa lành tính xuất hiện thường do nhiều nguyên nhân. Trong đó có thể kể đến như:
Thiếu iod: đây là nguyên nhân khá phổ biến ở vùng miền núi tại Việt Nam.
Một số thuốc.
Suy nhược, suy dinh dưỡng.
Di truyền. Các yếu tố di truyền tiết kháng thể kích thích tăng trưởng. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng sự tiết xuất hormonee.
Để chẩn đoán bướu giáp lan tỏa lành tính, bác sĩ sẽ khám và sử dụng xét nghiệm cần thiết. Sự kết hợp này sẽ thăm dò hình thái và chức năng tuyến giáp và vùng lân cận.
Xét nghiệm tuyến giápXét nghiệm tuyến giáp giúp đo nồng độ hormonee tuyến giáp. Sự định lượng này xác định những rối loạn chức năng nếu có tại tuyến giáp. Những hormonee cần thường định lượng là hormonee giáp T4, T3, hormonee kiểm soát tuyến giáp TSH và các tự kháng thể tuyến giáp. Khi TSH tăng và T4, T3 giảm sẽ gây triệu chứng suy giáp. Ngược lại, TSH giảm và T3, T4 tăng sẽ gây cường giáp.
Siêu âm tuyến giápSiêu âm vùng cổ sẽ cho cái nhìn trực quan về kích thước tại tuyến. Đồng thời, nó giúp phát hiện những nốt nếu có. Siêu âm định kỳ là phương pháp rất hiệu quả theo dõi tuyến giáp lâu dài. Đây là xét nghiệm không xâm lấn, an toàn cho bệnh nhân.
Sinh thiết tuyến giápBác sỹ thực hiện sinh thiết nếu nghi ngờ sự tăng sinh này có thể là nguy cơ bệnh ác tính. Phương pháp này sẽ cần lấy một mẫu mô nhỏ tại tuyến giáp. Tuy nhiên, sinh thiết là một thủ thuật xâm lấn và gây đau cho bệnh nhân, do đó chỉ định sinh thiết chỉ áp dụng cho những trường hợp đặc biệt.
Xạ hình tuyến giápPhương pháp này đưa chất phóng xạ vào trong cơ thể người bệnh. Từ đó, chất xạ sẽ theo dòng máu đi đến tuyến giáp và loại bỏ bớt mô giáp thừa. Hơn nữa, xạ hình giúp phân biệt các bệnh lý bướu giáp lan tỏa lành tính với các bướu giáp nhân. Khi có nhân giáp, chất xạ sẽ cho hình ảnh nhân nóng hay lạnh tại một vị trí nào đó trong mô giáp. Ngược lại, bướu giáp lan tỏa lành tính không có hình ảnh này.
Thông thường, rối loạn này không cần điều trị. Quyết định điều trị sẽ tùy theo kích thước và tiến triển của bướu. Khi bướu tiến triển và có triệu chứng rõ ràng, bác sĩ sẽ dùng những cách điều trị sau:
1. ThuốcKhi bệnh tiến triển thành suy giáp hay cường giáp, bạn sẽ cần dùng thuốc. Những thuốc này sẽ giúp duy trì tuyến giáp về mức ổn định. Đồng thời, nó cũng sẽ giúp thu nhỏ kích thước bướu giáp lan tỏa. Ngoài ra, còn có một tình trạng khác cũng cần dùng thuốc là viêm tuyến giáp. Người bệnh cũng sẽ cần dùng thuốc (như corticosteroid) để làm giảm viêm.
2. Phẫu thuậtĐây là liệu pháp nhằm cắt bỏ tuyến giáp hư tổn. Nó có thể là một phần hay toàn bộ tuyến giáp. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến khích nếu kích thước giáp nhỏ và lành tính.
3. Iod phóng xạĐây cũng là phương pháp tiêu diệt đi những vùng tuyến giáp hoạt động quá mức nhưng nó cũng sẽ phá hủy những mô lành. Vì thế, phương pháp này cần được điều trị thận trọng.
Bướu giáp lan tỏa lành tính là sự rối loạn không phải là bệnh lý. Tuy nhiên những triệu chứng tiến triển sẽ gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Bạn nên đi khám khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường để được các bác sĩ tư vấn hướng giải quyết hợp lý.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đa Xơ Cứng Ở Trẻ Em: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!