Bạn đang xem bài viết Cốt Khí Củ: Vị Thuốc Làm Tan Huyết Ứ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cốt khí củ còn được gọi là Điền thất. Đây là một loại cây hoang dại được tìm thấy nhiều ở Sa Pa. Cốt khí củ trong dân gian được sử dụng như một vị thuốc làm tan huyết ứ, dùng khi kinh nguyệt bế tắc gây đau bụng, té ngã chấn thương gây đau. Để hiểu thêm công dụng, cách dùng và những điều cần biết về Cốt khí củ, xin mời bạn đọc trong bài viết sau.
Cốt khí củ còn có tên gọi là Điền thất, Hoạt huyết đan, Tử kim long, Ban trượng căn, Hổ trượng căn. Tên khoa học là Reynoutria japonica Houtt. – Polygonum cuspidatum Sieb. et Zucc, thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).
Cốt khí là một cây nhỏ sống lâu năm, thân mọc thẳng, thường cao 0,5 – 1m, nhưng đặc biệt có nơi cao tới 2m. Thân không có lông, trên thân và cành thường có những đốm màu tím hồng.
Lá mọc so le có cuống ngắn. Phiến lá hình trứng, rộng, đầu trên hơi thắt nhọn, phía cuống hoặc hơi phẳng hoặc hẹp lại, mép nguyên, dài 5 – 12cm, rộng 3,5 – 8cm. Mặt trên màu xanh nâu đậm, mặt dưới màu nhạt hơn. Cuống dài 1 – 3cm. Bẹ chìa ngắn.
Hoa mọc thành chùm ô kẽ lá, mang rất nhiều hoa nhỏ. Cánh hoa màu trắng.
Rễ phình thành củ cứng màu vàng nâu.
Cây của vùng Đông Á ôn đới, mọc hoang ở đồi núi và thường được trồng ở nhiều nơi để lấy củ làm thuốc. Có trên núi Cấm (An Giang).
Bộ phận dùng làm thuốc của cây này là phần rễ củ.
Mùa thu hoạch Cốt khí củ là quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu (tháng 8 – 9), có nơi thu hái vào các tháng 2 – 3. Đào về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, cắt thành từng mẩu ngắn dài không đều hoặc thái mỏng, phơi hay sấy khô.
Vị thuốc dài ngắn không đều, thường dài 1 – 8cm, đường kính 0,6 – 2cm, mặt ngoài màu nâu vàng, khi bẻ hay cắt ngang có màu vàng. Mùi không rõ, vị hơi đắng.
Trong rễ cây này có antraglucozit chủ yếu là emodin hay rheum emodin C15H10O5, emodin monometyl ête C16H12O5 dưới dạng tự do và kết hợp. Ngoài ra còn có chất polygonin C21H20O10 và tanin.
Adenosine deaminase (ADA) là một enzyme quan trọng trong chuyển hóa purine và được biết đến như một mục tiêu điều trị tiềm năng cho rối loạn tế bào lympho và ung thư. Cốt khí củ sở hữu hoạt động ức chế ADA cao ở mức 95,26%. Điều này đồng nghĩa Cốt khí củ có khả năng chống ung thư.
Một nghiên cứu khác cho thấy hoạt chất được chiết xuất từ Cốt khí củ có khả năng ức chế sự sinh trưởng của Helicobacter Pylori.
5.1. Công dụng
Trong nhân dân Việt Nam, Cốt khí củ là một vị thuốc dùng chữa tê thấp, do bị ngã, bị thương mà tổn thương đau đớn. Đây còn là một vị thuốc cầm máu.
Vị thuốc được ghi trong bộ Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân (Trung Quốc, thế kỷ 16). Vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, thông kinh lạc, giảm đau giảm độc. Dùng cho những người bị kinh nguyệt bế tắc, kinh nguyệt khó khăn đau đớn, do bị ngã bị thương mà đau đớn, đẻ xong huyết ứ, bụng trướng, tiểu tiện khó khăn.
5.2. Liều dùng
Ngày dùng 6 – 10g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu cùng nhiều vị thuốc khác mà uống.
6.1. Viêm khớp gối và mu bàn chân, sưng đỏ đau nhức
Củ Cốt khí, Gối hạc, lá Bìm bìm, Mộc thông, mỗi vị 15 – 20g, sắc uống.
6.2. Thương tích, ứ máu, đau bụng
Cốt khí củ 20g, lá Móng 30g, nước 300ml, sắc còn 150ml, hoà thêm 20ml rượu, chia 2 lần uống trong ngày.
Tóm lại, Cốt khí củ là vị thuốc làm tan huyết ứ, dùng khi kinh nguyệt bế tắc, kinh nguyệt khó khăn đau đớn, do bị ngã bị thương mà đau đớn, đẻ xong huyết ứ, bụng trướng, tiểu tiện khó khăn. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu muốn sử dụng thuốc, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Trần Anh Thư
Tìm Hiểu Củ Tỏi Vừa Là Gia Vị Vừa Là Bài Thuốc Của Mọi Nhà
Củ tỏi là nguyên liệu không thể thiếu trong hầu hết món ăn Việt Nam. Không chỉ ngon, chúng còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta.
Bên cạnh việc được sử dụng rộng rãi như một hương liệu trong nấu ăn. Chúng cũng được sử dụng như một loại thuốc xuyên suốt lịch sử cổ đại đến nay. Các bài thuốc từ tỏi tươi có thể giúp chữa nhiều căn bệnh phổ biến như cảm cúm, khó tiêu, sát trùng, … Bài viết này sẽ cho bạn thấy những sức mạnh “tiềm ẩn” của tỏi và hướng dẫn bảo quản, chế biến đúng cách.
Tìm hiểu thêm về củ tỏiTỏi là loài thực vật thuộc họ Hành, tức nó là họ hàng với hành tây, củ hành, hành tím, hành lá, … Các ghi chép cho thấy tỏi đã được sử dụng từ khi kim tự tháp Giza được xây dựng, tức khoảng 5.000 năm trước. Có nhiều tuyên bố về y học về tỏi. Các bác sĩ Hy Lạp cổ đại (cha đẻ của y học phương Tây), đã kê đơn tỏi cho nhiều bệnh lý khác nhau. Hippocrates, từ mệt mỏi, cảm đến bệnh về hô hấp, tiêu hóa kém.
Từ Ai Cập cổ đại, tỏi đã lan rộng đến các nền văn minh cổ đại tiên tiến ở Thung lũng Indus. Từ đó, tìm đường đến Trung Quốc. Trong suốt lịch sử ở Trung Đông, tỏi đã được sử dụng để điều trị viêm phế quản, cao huyết áp, bệnh lao, rối loạn gan, kiết lỵ, đầy hơi, đau bụng, giun đường ruột, thấp khớp, tiểu đường và sốt.
Hàm lượng dinh dưỡng có trong củ tỏiTheo USDA, với mỗi 100g tỏi sống, bạn sẽ nhận được:
0g đường
4g protein
0IU vitamin A
2mg vitamin C
1mg vitamin E
2mg vitamin B6
181mg canxi
7mg sắt
25mg magiê
153mg phốt pho
401mg kali
2mg kẽm
3mg đồng
7mg mangan
Lợi ích sức khỏe của củ tỏi Giảm nguy cơ mắc ung thư phổiTheo một nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, những người ăn tỏi sống ít nhất hai lần một tuần trong suốt 7 năm nghiên cứu có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn 44%.
Ngăn ngừa ung thư nãoCác hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong tỏi đã chứng minh là có hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào trong u nguyên bào thần kinh đệm, một loại tế bào gây u não chết người.
Bảo vệ sức khỏe timDiallyl trisulfide, một thành phần của tỏi, có khả năng bảo vệ tim trong quá trình phẫu thuật tim và sau các cơn đau tim. Diallyl trisulfide cũng có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị suy tim.
Hỗ trợ điều trị huyết áp caoCác nhà nghiên cứu tại Đại học Ankara đã nghiên cứu tác động của việc bổ sung chiết xuất tỏi trên những bệnh nhân có cholesterol trong máu cao. Kết quả cho thấy, chiết xuất tỏi giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa và làm giảm đáng kể 2 chỉ số huyết áp: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Chống vi khuẩn và ký sinh trùngTỏi đã được sử dụng như một loại thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng trong 7.000 năm qua. Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất tỏi pha loãng giúp trẻ em trị bệnh nhiễm sán dây. Lượng nhỏ nước súc miệng làm từ tỏi cũng đủ để xua đuổi vi khuẩn gây sâu răng.
Tỏi được biến đến với nhiều khả năng, nhưng nổi tiếng nhất là trị cảm cúm
Trị cảm cúmCông dụng phổ biến nhất của củ tỏi chính là trị cảm cúm. Ngậm 2 – 3 tép tỏi sống hoặc nấu chín mỗi ngày không chỉ giúp chữa bệnh cảm lạnh mà thúc đẩy hệ thông miễn dịch cơ thể. Bổ sung tỏi hàng ngày sẽ giúp cung cấp allicin cho cơ thể, giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm. Ngoài ra, củ tỏi giúp giảm 70% thời gian bị cảm so với không dùng tỏi, sức khỏe nhanh chóng phục hồi hơn.
Lợi ích cho người tập gymNhiều nghiên cứu khoa học trên động vật và con người đã chỉ ra rằng tỏi, nhờ vào hợp chất chứa lưu huỳnh, có thể giúp giảm cân. Allicin, hợp chất chứa lưu huỳnh chính trong tỏi sống, được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa béo phì và các rối loạn chuyển hóa bằng cách kích hoạt mỡ nâu. Tuy nhiên, hầu hết cơ thể người trưởng thành sẽ không có nhiều mỡ nâu.
Mỡ nâu là gì? Nhìn chung, cơ thể chúng ta bao gồm mỡ trắng và mỡ nâu. Mỡ trắng sẽ dự trữ calorie và có thể dẫn đến béo phì. Trong khi mỡ nâu thực hiện việc đốt cháy calorie và hỗ trợ giảm cân. Quá trình đốt cháy calorie này có thể được khởi động bởi các hợp chất chứa lưu huỳnh có trong tỏi sống.
Mối liên hệ giữa việc ăn tỏi sống và giảm cân đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khác nhau, các thử nghiệm lâm sàng khác nhau. Tất cả đều cho về cùng một kết quả.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản củ tỏiKhi mua tỏi, bạn nên:
Chọn những củ tỏi to vừa, cầm chắc tay
Chọn tỏi không bị xốp, chảy nước hay có sâu mọt
Chọn củ tỏi còn nguyên vỏ, tép tỏi không bị lép, khô hay nhăn
Không mua những củ có nhánh màu vàng hoặc xám.
Thông thường, bạn có thể sử dụng tỏi sống hoặc tỏi khô, mỗi loại sẽ có cách bảo quản khác nhau
Đối với tỏi khô:
Bạn nên để tỏi ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá cao, tránh ánh nắng trực tiếp
Không bảo quản trong rủ lạnh vì chúng sẽ khiến tỏi mất dưỡng chất
Để tỏi vào rổ hoặc túi lưới chuyên dụng thay vì túi ni lông và hộp nhựa kín.
Bạn cũng có thể chứa tỏi trong túi giấy sẫm màu vì môi trường tối cũng giúp bảo quản tỏi lâu hơn.
Đối với tỏi tươi, bạn có hai cách:
Bảo quản tỏi trong ngăn đông tủ lạnh. Bằng cách này, bạn đặt một lớp bao ni lông vào khay đá, sau đó cho tỏi đã lột vào.
Bảo quản bằng cách ngâm chua. Ngâm tỏi trong hỗn hợp gồm giấm táo, muối, đường, ớt trái. Đậy kín và sử dụng sau khi ngâm khoảng 10 ngày.
Bạn có thể băm nhuyễn tỏi, cho vào khay đá tương tự, bảo quản trong ngăn đông
Chế biến củ tỏi đúng cách
Đầu tiên bóc vỏ, cắt nhỏ hoặc băm nhuyễn rồi để tỏi ngoài không khí trong vòng 10 – 15 phút
Sau 10 – 15 phút, sử dụng tỏi để phát huy tối đa công dụng của allicin trong tỏi
Nấu tỏi với mức lửa nhỏ, cố gắng đảo nhanh trong khoảng 15 phút
Khi chiên, xào, bạn nên cho tỏi vào cuối cùng, tránh cho tỏi bị cháy, gây vị đắng. Đồng thời, nấu tỏi chín quá sẽ làm mất đi một lượng vitamin đáng kể
Tuyệt đối không được chế biến tỏi đã héo, mềm hoặc mọc mầm.
Đăng bởi: Nhật Lệ Vũ Thị
Từ khoá: Tìm hiểu củ tỏi vừa là gia vị vừa là bài thuốc của mọi nhà
Cách Làm Filler Nhanh Tan Sau Khi Tiêm Môi
Cách làm filler nhanh tan là gì? Tiêm filler môi là phương pháp làm đẹp được nhiều chị em tin tưởng và lựa chọn. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân mà filler môi sau khi tiêm không mang lại hiệu quả như mong muốn.
1. Khi nào thì làm tan filler – cách làm filler nhanh tan 1.1. Filler là gì?Cách làm filler nhanh tan có khó không?
– Filler hay còn gọi là chất làm đầy được sử dụng để độn cằm, làm đầy má hóp. Đôi khi được dùng nâng mũi, làm đầy thái dương, xóa nhăn, căng da mặt… Filler hay được dùng trong các dịch vụ thẩm mỹ.
– Thông thường, chất làm đầy sẽ có tác dụng trong một thời gian nhất định. Sau thời gian đó, nó sẽ tự tiêu biến và đào thải ra ngoài theo cơ chế tự nhiên của cơ thể.
Filler là gì?
– Tuy nhiên, đối với những trường hợp không thể đạt được hiệu quả thẩm mỹ. Sau khi tiêm filler làm đẹp thì giải pháp cần làm để tránh những ảnh hưởng sau này là tiêm filler tan mỡ.
– Nếu kết quả sau khi tiêm không được như mong muốn, người ta có thể sử dụng chất làm đầy tan filler nhanh.
1.2. Một số lý do phải áp dụng cách làm filler nhanh tan– Xấu, biến dạng, lộ vùng tiêm. Điều này do tay nghề bác sĩ không phù hợp dẫn đến liều lượng tiêm không phù hợp.
– Các biến chứng sau khi tiêm chất làm đầy. Ví dụ như vón cục, sưng đỏ, hoại tử,…. Nguyên nhân do chất lượng của chất làm đầy không đảm bảo.
– Do không tiêm filler theo bác sĩ tư vấn và thực hiện nên dẫn đến những tình trạng không mong muốn như trên. Và một số bạn có thể mắc phải sai lầm tiếp theo là tự làm tan chất làm đầy đã tiêm tại nhà mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
2. Cách làm tan filler nhanh nhất tại nhà 2.1. Làm tan filler tại nhàLàm sao để filler nhanh tan?
Các chuyên gia chia sẻ, muốn tan filler sau khi tiêm filler nhanh, một số chị em đã áp dụng các cách làm tan filler tại nhà bằng phương pháp dân gian. Đây là điều mà bạn tuyệt đối không được làm. Vì vùng làm tan Filler cần được thực hiện đúng vị trí để tránh gây biến dạng khuôn mặt, khó cải thiện về sau, ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ.
2.2. Xông hơi filler – cách làm filler nhanh mềm và an toànCó một điều tối kỵ sau khi tiêm filler môi đó là không được đi massage. Để có thể làm tan filler hiệu quả, bạn nên đi xông hơi massage để filler nhanh chóng biến mất.
Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng đây là một phương pháp rủi ro. Filler là một hợp chất mà khi gặp sự thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột trong trường hợp này là quá nóng (do hơi nước bốc lên) có thể chuyển hóa. Nó biến từ lành tính thành chứa độc tố gây hại cho da.
Ngoài ra, hơi nước không thể làm tan hết chất làm đầy trong da. Bạn không thể kiểm soát được vị trí của chất làm đầy tan chảy. Vậy nên dễ dẫn đến kết quả thẩm mỹ bị méo mó, biến dạng. Ngoài ra, muốn chất độn tan hết thì phải xông hơi liên tục trong thời gian dài. Điều này sẽ khiến da bị tổn thương, mẩn đỏ hoặc thậm chí là bỏng da.
Xông hơi
2.3. Sử dụng filler để làm tan fillerNếu bạn đang muốn tìm cách làm tan filler cằm tại nhà thì nên áp dụng cách này. Đây là phương pháp được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn. Bạn nên đến ngay các địa chỉ thẩm mỹ uy tín nếu có nhu cầu tiêm filler tan. Các bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ tiến hành thăm khám tình trạng môi của bạn. Sau đó tiến hành tiêm Filler tan mỡ tùy theo tình trạng môi của khách hàng. Trước khi tiêm tan, bạn sẽ được gây mê nên không cảm thấy đau đớn. Cảm giác khó chịu sẽ biến mất trong suốt quá trình thực hiện.
Khi thực hiện phương pháp tiêm tan chất làm đầy môi, các bác sĩ sẽ phải sử dụng kim tiêm chuyên dụng. Kim này sẽ đưa lượng nhỏ thuốc làm tan filler vào vùng điều trị. Trước đó, bạn sẽ được gây tê để không có cảm giác đau đớn trong quá trình thực hiện. Thuốc sau khi được tiêm vào sẽ phá hủy dần các liên kết của filler cũ. Chúng khiến lượng Filler này mất dần đi và đào thải ra ngoài theo cơ chế tự nhiên của cơ thể.
Tiêm filler để đánh tan filler
3. Lưu ý khi muốn làm tan filler an toàn 3.1. Nên dùng thuốc làm tan filler nào tốt nhất?Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc tiêm tan xuất hiện trên thị trường. Thế nhưng phổ biến nhất là dạng tiêm tan chất làm đầy Liporase Hyaluronidase. Đây là sản phẩm có xuất xứ từ Hàn Quốc – một trong những quốc gia có nền công nghiệp thẩm mỹ vô cùng phát triển. Hầu hết các loại thuốc tiêu filler đều chứa Hyaluronidase là chất làm tan chất làm đầy, có chức năng phân giải và phá vỡ các liên kết của chất làm đầy trong da.
3.2. Tiêm filler làm tan có đau không, có gây sưng tấy?Quá trình làm tan chất làm đầy diễn ra tùy thuộc vào từng trường hợp cần điều trị. Bạn cũng không cần quá lo lắng. Bởi trước khi tiêm bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra cụ thể. Đồng thời tiêm thuốc tê tại chỗ nên đảm bảo sau đó không xảy ra tình trạng đau nhức, sưng tấy khó chịu.
3.3. Tiêm filler giá bao nhiêu?Chi phí tiêm tan filler còn phụ thuộc vào lượng thuốc cần làm và vùng cần làm tan rộng hay hẹp. Ngoài ra còn phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của khách hàng nên để có giá tốt nhất. Bạn nên đến trực tiếp thẩm mỹ viện để có chi phí tốt nhất.
Tiêm filler ở những nơi uy tín
Bạn nên lựa chọn cho mình địa chỉ thẩm mỹ uy tín, bác sĩ có tay nghề cao để có thể sở hữu cho mình một đôi môi đẹp, hiệu quả thẩm mỹ bền lâu theo thời gian.
Đăng bởi: Ngọc Huyền
Từ khoá: Cách làm filler nhanh tan sau khi tiêm môi
Cây Thuốc Bỏng: Vị Thuốc Với Nhiều Công Dụng Quý
1.1. Tên khoa học, danh pháp khoa học
Còn gọi là trường sinh, thổ tam thất, đả bất tử, diệp sinh căn, sái bất tử, lạc địa sinh căn, sống đời.
Tên khoa học Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers. (Bryophyllum calycinum Salisb.).
Thuộc họ Thuốc bỏng Crassulaceae.
Có tên “thuốc bỏng” vì cây được dùng làm thuốc chữa bỏng. Trường sinh (sống lâu) hay lạc địa sinh căn (rụng xuống đất mọc rễ) là vì cây sống rất lâu, lá rụng xuống mặt đất là mọc rẽ và thành một cây con.
1.2. Đặc điểm thực vật
Cây thuộc thảo, cao chừng 0,6 – 1 m. Lá mọc đối thành hình chữ thập. Lá dày, có khi nguyên, có khi phân thành 3 – 15 thùy, phiến lá dài 5 – 15 cm, rộng 2 – 110 cm, mép có răng cưa to, mặt bóng, cuống lá dài 2,5 – 15 cm, phía dưới phát triển ẩn vào thân cây.
Cụm hoa mọc ở ngọn hay kẽ lá, màu tím hồng hoặc đỏ, mọc rủ chúc xuống. Hoa nở vào các tháng 2 – 15 quả đậu vào các tháng 3 – 16.
Ngắt một lá để trên đĩa có ít nước hay trên mặt đất, từ mép lá, nơi răng cưa của lá sẽ mọc lên một cây khác. Có khi treo lá trên tường để ở chỗ mát, cây con cũng mọc lên như vậy.
1.3. Phân bố, thu hái, chế biến
Cây thuốc bỏng được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm cảnh và làm thuốc.
Tại nhiều nước khác cây cũng mọc: Trung Quốc (tỉnh Hoa Nam), Ấn Độ, Philippine, Malaysia, Indonesia, …
1.4. Bộ phận sử dụngThường sử dụng: lá cây
Trong lá chiết được một hoạt chất gọi là bryophylin. Bryophylin có tác dụng kháng khuẩn và có thể dùng điều trị một số bệnh đường ruột. Các tác giả có nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, pH và thời gian bảo quản.
Trong cây thuốc bỏng người ta đã tìm thấy ba loại hoạt chất:
Các axit hữu cơ: Từ năm 1971, Marriage Paul B. và cộng sự đã xác định thấy có 32,5% axit malic, 10,1% axit xitric, 46,5% axit izoxitric, 1% axit succinic, 0,9% axit fumaric, 1% axit pyruvic, 0,4% axit oxalaxetic, 0,5% axit a-xetoglutaric, 0,1% axit glyoxylic, 0,2% axit lactic, 0,2% axit oxalic, 1,6% axit cis-aconitic, và chừng 0,05 – 10,6% axit chưa xác định được.
Các glycozit Aavonoic như flavonoit glycozit A (chưa xác định được), flanoit glycozit B được xác định là quexetic 3-diarabinozit với độ chảy 190 – 1192°C, với aglycon là quexetin (độ chảy 300 – 1302°C), và flavonoit glycozit c xác định là Kaempíerol 3-glycozit.
Các hợp chất phenolic: Bao gồm axit p. cumaric, syringic, cafeic, p. hydro-xybenzoic
Theo Y học cổ truyềnChỉ mới dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc chữa bỏng, cầm máu, đắp vết thương, đắp mắt đỏ, sưng đau, có tính giải độc.
Theo Y học hiện đại Tác dụng kháng nấmHoạt động diệt nấm rõ ràng của Cây thuốc bỏng chống lại loài nấm gây bệnh phổ biến nhất ở người là C. albicans đã được chứng minh.
Tác dụng tái tạo môDữ liệu phân tích mô học tạo ra bằng chứng rằng Cây thuốc bỏng có tác dụng tích cực trong việc tái tạo lại collagen và tái tạo biểu bì của khoang vết thương.
Tác dụng bảo vệ dạ dàyNước ép lá Cây thuốc bỏng bảo vệ niêm mạc của chuột chống lại các tổn thương dạ dày do indomethacin và ethanol gây ra, cho thấy rằng chúng có tác dụng bảo vệ dạ dày đáng kể.
Cơ chế bảo vệ dạ dày đối với ethanol và tổn thương indomethacin trong dạ dày của cây thuốc bỏng là ức chế viêm dạ dày, hoạt động chống oxy hóa và duy trì khả năng bảo vệ tế bào và cấu trúc cấu trúc niêm mạc.
Tác dụng chống bệnh LeishmaniasisBệnh Leishmaniasis là một căn bệnh cực kỳ khó điều trị. Bệnh gặp ở các quốc gia vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và miền nam châu Âu. Nó được xem như là một bệnh nhiệt đới đang bị lãng quên. Leishmaniasis được lan truyền qua vết cắn của muỗi cát Phlebotomus.
Ở người, có nhiều hình thức khác nhau của Leishmaniasis, phổ biến nhất là Leishmaniasis da, gây lở loét da và Leishmaniasis nội tạng, làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng (thường là lách, gan và tủy xương).
Trước đây, nghiên cứu đã được chứng minh rằng chiết xuất lá cây thuốc bỏng uống có hiệu quả mạnh mẽ chống lại bệnh Leishmaniasis ở chuột. Thông qua nồng độ huyết thanh của alanin-aminotransferase (ALT), aspartate-aminotransferase (AST), ure và phosphatase kiềm không thay đổi ở chuột trong 30 ngày. Cho thấy không có độc tính mãn tính đối với gan, tim hoặc thận.
Ngoài ra, bằng chứng chỉ ra rằng bệnh Leishmaniasis ở người có thể được kiểm soát bằng cây thuốc bỏng. Một người đàn ông 36 tuổi bị bệnh Leishmaniasis ở da được điều trị bằng đường uống với 30 g lá cây thuốc bỏng tươi/ngày trong 14 ngày. Trong quá trình điều trị, tổn thương ngừng phát triển và giảm nhẹ. Không có phản ứng bất lợi hoặc độc tính nào được ghi nhận.
Chữa viêm tai giữa cấp tính: Lá tươi giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai.
Bị đánh, bị thương thổ huyết: Lấy 7 lá giã nát, thêm rượu và đường vào mà uống trong ngày.
Nguyên Liệu Làm Son Môi Bằng Củ Dền Tại Nhà
Bạn có biết hết các nguyên liệu làm son môi bằng củ dền chưa? Công thức làm son môi từ củ dền có vẻ còn khá xa lạ đối với một số bạn nữ, tác dụng của son môi từ củ dền không chỉ ở việc làm đẹp mà còn giúp giữ ẩm cho môi. Bên cạnh đó là các bước làm son cực đơn giản mà bạn nữ có thể áp dụng tại nhà.
Son môi là vật dụng không thể thiếu đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên việc sử dụng các loại son môi có các thành phần không tốt trong thời gian lâu dài sẽ khiến đôi môi bị thâm sạm. Chính vì vậy các loại son môi làm từ nguyên liệu tự nhiên sẽ giúp cho môi luôn giữ được sắc tố màu, một trong số đó là củ dền.
Cách làm son môi từ củ dềnLàm son môi bằng củ dền
Do củ dền có chứa các khoáng chất và giàu vitamin A, B, C nên sẽ giúp tạo ra các collagen và elastin giữ cho đôi môi có màu sắc tự nhiên và cung cấp độ ẩm cho da.
Nguyên liệu làm son môi bằng củ dền cần có:
Củ dền đỏ
Sáp ong
Hộp đựng son
Dầu dừa
Vitamin E
Bơ mỡ hạt
Bột quế
Cách làm son:
Gọt bỏ vỏ và cắt củ dền thành từng miếng nhỏ, sau đó cho vào máy xay thực phẩm và xay nhuyễn. Lọc qua vải lọc để lấy nước
Cho nước củ dền vào một chén nhỏ và đun cách thủy đến khi nóng
Cho sáp ong vào khuấy đều đến khi tan hoàn toàn, tắt bếp
Tiếp đến cho dầu dừa, vitamin E, bơ mỡ hạt và bột quế vào trộn đều đến khi hỗn hợp mịn
Đổ hỗn hợp vào hộp đựng son sau đó để nguội. Khi hỗn hợp đông đặc lại là có thể sử dụng được
Những lợi ích tuyệt vời khác của củ dềnNgoài việc có thể sử dụng để làm son môi thì bạn có biết củ dền còn có những lợi ích nào khác đối với sức khỏe hay không?
Thúc đẩy sự phát triển của xươngThường xuyên ăn củ cải đường rất hữu ích cho sức khỏe của xương. Máu, cơ bắp, hệ thần kinh của chúng ta đòi hỏi sự tham gia của canxi. Thiếu canxi sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của xương mà còn gây chuột rút, co thắt cơ (thiếu magiê cũng có thể gây ra các vấn đề tương tự), mất ngủ, căng thẳng và các rối loạn tâm thần khác, sức khỏe máu sẽ bị ảnh hưởng. Củ cải đường có thể thúc đẩy sự phát triển của xương. Và nó cũng có thể làm giảm chứng mất ngủ và căng thẳng tinh thần.
Ngăn ngừa bệnh thiếu máuCủ dền là loại rau có chứa axit folic rất tốt cho cơ thể con người và có tác dụng ngăn ngừa bệnh thiếu máu, chống khối u, ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và bệnh Alzheimer.
Hỗ trợ tiêu hóaCủ cải củ cải đường chứa nhiều axit hydrochloric, nó có thể cung cấp cho cơ thể để thêm axit hydrochloric rất tốt để giúp tiêu hóa, càng lớn tuổi sẽ làm giảm bài tiết acid hydrochloric, gây ra một số vấn đề tiêu hóa. Ăn củ dền có thể giúp tiêu hóa và giúp thúc đẩy sự trao đổi chất và tăng cảm giác thèm ăn.
Ngăn ngừa táo bónCó thể nói tất cả các chất xơ trong thực phẩm đều có tác dụng nhất định đối với việc điều trị táo bón.Nhưng chất xơ trong củ cải đường có tác dụng hơn cả, chất xơ trong củ cải đường có thể giúp làm lỏng phân, giúp đại tiện và thông ruột. Củ cải đường có thể ngăn ngừa táo bón, ngoài ra nó còn có tác dụng hỗ trợ nhuận tràng.
Món ăn bổ dưỡng nấu bằng củ dền
Ngăn ngừa tuyến giápCủ dền còn chứa i-ốt , có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa bệnh bướu cổ và chống xơ vữa động mạch.
Chống ung thưHàm lượng selen trong củ cải đường rất cao, thậm chí còn cao hơn cả trong tảo xoắn nổi tiếng. Selen là nguyên tố chống ung thư đã được công nhận. Selen được các nhà khoa học gọi là “vua chống ung thư” trong các nguyên tố vi lượng của con người. Củ dền có thể bổ sung các nguyên tố vi lượng và có tác dụng nhất định trong việc phòng chống ung thư.
Đăng bởi: Nguyễn Thị Ngọc Mai
Từ khoá: Nguyên liệu làm son môi bằng củ dền tại nhà
Loại Nấm Bé Nhỏ Nhưng Lại Là “Thuốc” Hạ Mỡ Máu, Kiểm Soát Đường Huyết Tự Nhiên
Loại thực phẩm này tuy nhỏ bé nhưng lợi ích lại vô vàn, vừa ngon miệng lại hỗ trợ bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa nhiều bệnh.
Từ xưa, các loại nấm luôn được biết đến với những công dụng hỗ trợ cho sức khỏe cho con người. Nấm cũng được sử dụng trong ngành y học, dược phẩm nhờ tác dụng chống vi khuẩn, chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch.
Trong số các loại nấm, có một loại vừa thơm ngon, dễ ăn lại mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đó chính là nấm mỡ.
Nấm mỡ là loại nấm có quanh năm, sở hữu nhiều lợi ích cho sức khỏe và vóc dáng.
Loại nấm giúp chống ung thư, cải thiện sức khỏe tim mạch
Nấm mỡ còn được gọi là nấm trắng hay nấm ma cô. Chúng có nguồn gốc từ những nước khí hậu ôn đới. Những đồng cỏ chứa nhiều chất hữu cơ sau mưa là môi trường thuận lợi để nấm mỡ sinh trưởng. Nhờ hàm lượng dinh dưỡng vượt trội và hương vị thơm ngon, nấm mỡ đã được nuôi trồng ở hơn 70 quốc gia trên thế giới.
Chính vì được nuôi dưỡng và phát triển tốt ở những vùng đất khí hậu ôn hòa, nấm mỡ là nguồn bổ sung dồi dào các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong 100g nấm mỡ chứa các vitamin như B1, B2, C, D cùng các dưỡng chất khác như chất xơ, kali, đồng, kẽm… cùng các axit amin có ích.
Theo y học cổ truyền, vị ngọt thanh và tính mát của nấm mỡ giúp bổ tỳ ích khí, chữa ho long đờm, nhuận phế hóa đàm. Nấm mỡ đặc biệt kích thích thèm ăn, trị ăn không ngon, suy nhược cơ thể, phụ nữ thiếu sữa sau sinh hoặc bổ máu cho người suy giảm bạch cầu.
Nấm mỡ tuy nhỏ bé nhưng có giá trị dinh dưỡng rất cao.
Đặc biệt nhất, nấm mỡ chứa protid và alanine – những thành phần có tác dụng duy trì pH cho cơ thể và phục hồi cơ bắp.
Theo Jillian Kubala – chuyên gia dinh dưỡng có phòng khám tư nhân tại New York (Mỹ), sau đây là một số lợi ích đặc trưng của nấm mỡ mà bạn cần biết:
– Phòng ngừa ung thưNấm mỡ chứa một số chất chống oxy hóa như polyphenol, carotenoid và vitamin C giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các gốc tự do. Chúng có khả năng ngăn chặn sự phát triển và lan truyền của tế bào ác tính trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, ung thư vú…
Bên cạnh đó, các hoạt chất ergothioneine, lectin và beta-glucan trong nấm mỡ hoạt động như chất chống oxy hóa, giúp cải thiện sự sống tế bào và có lợi cho hệ thống miễn dịch. Nấm mỡ kích thích sản sinh tế bào có lợi và ngăn ngừa ung thư vú ở phái nữ, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Nấm mỡ có thể chế biến thành nhiều món ngon, tốt cho sức khỏe.
Một báo cáo năm 2014 trên tạp chí Nutrition Today cho thấy, nấm mỡ có chứa một loại carbohydrate gọi là polysaccharide có khả năng ngăn ngừa ung thư. Cụ thể hơn, chất polysaccharide này không trực tiếp chống lại các khối u mà thay vào đó, chúng tăng cường hệ thống miễn dịch để cơ thể bạn tự chống lại ung thư.
– Cải thiện sức khỏe tim mạchNhờ giàu chất xơ cho nên nấm mỡ rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Cụ thể, chất xơ giúp làm giảm hấp thụ cholesterol trong ruột, làm giảm lượng cholesterol trong máu và ngăn chặn hình thành các cặn bã trong động mạch. Từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch và đột quỵ.
Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong nấm mỡ còn bảo vệ mạch máu khỏi sự tổn thương từ các gốc tự do. Các gốc tự do có thể gây viêm nhiễm và làm tổn thương các mạch máu. Lúc này, chất chống oxy hóa trong nấm mỡ sẽ ngăn chặn quá trình oxy hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim…
Ăn nấm mỡ thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa lão hóa, phòng ngừa bệnh tật.
– Ngăn ngừa lão hóaNhờ hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, nấm mỡ có khả năng chống lại tác động của các gốc tự do trong cơ thể, giúp ngăn chặn sự oxy hóa tế bào và giữ cho làn da khỏe mạnh và trẻ trung. Gốc tự do là các phân tử không ổn định có thể gây tổn hại cho tế bào và gây ra quá trình lão hóa.
Nấm mỡ cũng cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho da như vitamin D và khoáng chất như selen và kẽm. Theo đó, vitamin D có khả năng giúp da duy trì độ ẩm và đàn hồi, trong khi selen và kẽm có tác dụng bảo vệ da khỏi tác động của môi trường và tác nhân gây lão hóa.
Hãy kết hợp nấm mỡ với các thực phẩm khác để nâng cao sức khỏe.
Advertisement
– Tăng cường chức năng não bộ
Nấm mỡ là nguồn chất chống oxy hóa tốt như ergosterol, có thể chuyển đổi thành vitamin D2 và giúp phát triển hệ thần kinh trung ương. Điều này có nghĩa, nấm mỡ có thể giúp bạn tăng cường trí nhớ một cách tự nhiên để điều trị các chứng rối loạn nhận thức, sa sút trí tuệ, bệnh mất trí Alzheimer và các bệnh thoái hóa thần kinh khác…
Lưu ý khi lựa chọn nấm mỡ
Nấm mỡ thường có quanh năm nên khá dễ để tìm mua. Tuy nhiên khi mua, bạn cần lựa những cây nấm tươi, sạch, chắc và tránh những cây nấm bị đổi màu, có đốm đen hay bị khô. Ngoài ra cũng không nên mua những cây nấm mỡ bị ướt hay nhớt.
Sau khi mua xong, bạn nên sử dụng nấm mỡ ngay và hạn chế để tủ lạnh quá lâu, nếu bảo quản đúng cách thì nấm mỡ sẽ tươi ngon trong vòng 3-5 ngày. Bạn có thể dùng nấm mỡ để nấu súp, hầm với thịt hay xào với các loại thực phẩm khác. Hãy ăn thường xuyên để bảo vệ sức khỏe.
Theo Healthline, Bajaj, Livestrong
Cập nhật thông tin chi tiết về Cốt Khí Củ: Vị Thuốc Làm Tan Huyết Ứ trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!