Xu Hướng 10/2023 # Công Dụng Và Cách Dùng Của Cây Trẩu # Top 18 Xem Nhiều | Fply.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Công Dụng Và Cách Dùng Của Cây Trẩu # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Công Dụng Và Cách Dùng Của Cây Trẩu được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1.1. Mô tả dược liệu

Cây Trẩu là loài thực vật lớn, có chiều cao rơi vào khoảng từ 8 – 10m. Thân cây nhẵn, không có lông và có nhựa mủ màu trắng. Hình thái của lá tương đối đa dạng: xẻ nông, có thùy sâu hoặc có nguyên phiến hình trái tim. Mặt lá dưới mờ, màu nhạt, mặt trên màu sẫm hơn.

Hoa của thảo dược là loại đơn tính, có thể mọc khác gốc hoặc cùng gốc. Mỗi hoa gồm có 5 cánh màu trắng, gốc cánh hoa có đốm tía. Quả có màu lục, hình trứng, mặt ngoài nhăn nheo.

Cây Trẩu ra hoa trước quả, rơi vào khoảng tháng 3 – 4 và quả thường rơi vào tháng 10 hằng năm. Cây thường mọc ở nơi đất ẩm và xốp, không sống lâu được ở vùng đất khô cằn.

1.2. Bộ phận dùng

Cây có thể dùng vỏ và hạt để làm thuốc.

1.3. Phân bố và thu hái

Cây Trẩu có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc (Quảng Tây, Quảng Đông) và miền Bắc Việt Nam (Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và Hòa Bình). Loài cây này thường được trồng để cho bóng mát và lấy hạt.

Có thể thu hái vỏ cây vào mùa xuân, thu hái hạt khi quả già. Có thể sử dụng dược liệu tươi hoặc phơi khô để dùng làm thuốc.

1.4. Thành phần hóa học

Các nghiên cứu cho thấy trong hạt Trẩu có chứa khoảng 35% dầu. Dầu này có màu vàng nhạt và nhanh khô. Trong dầu có một số hoạt chất hóa học như axit oleic 10 – 15%, axit stearic 70 – 79%, axit linoleic 8 – 12%. Lá và hạt của cây chứa chất độc saponorit nên không thể dùng làm thức ăn cho gia súc.

Cây thường được sử dụng nhiều trong phạm vi nhân dân. Vỏ thân thường được dùng để chữa sâu răng, đau nhức chân răng. Hạt được dùng để chữa chốc lở, mụn nhọt hoặc được chế làm dầu ăn.

Dầu ép từ hạt được sử dụng để pha sơn và quét lên vải có tác dụng chống nước. Bã hạt thì được dùng để làm phân bón trong nông nghiệp. Cây Trẩu hiện chưa được nghiên cứu nhiều nên tác dụng vẫn chưa rõ ràng. Cây được sử dụng chủ yếu ở dạng ngậm hoặc súc miệng, chú ý khi sử dụng không được nuốt vì cây có độc tính cao.

Cây Trẩu thường sử dụng vỏ và hạt để chế ra các bài thuốc với nhiều công dụng điều trị khác nhau:

3.1. Bài thuốc chữa sâu răng và đau nhức răng

Dùng Rễ chanh, Cây trẩu, Rễ cà dại và Vỏ cây lai, mỗi thứ một lượng vừa đủ. Tất cả dùng để sắc, rồi lấy nước này dùng súc miệng, dùng đến khi có hiệu quả thì thôi.

3.2. Bài thuốc chữa mụn nhọt, chốc lở

Dùng nhân hạt Trẩu. Đốt nhân này thành than, tán bột mịn rồi hòa với mỡ lợn, sau đó thoa trực tiếp vùng da cần điều trị. Có thể sử dụng nhiều lần trong ngày cho đến khi da lành hoàn toàn.

Những lưu ý khi sử dụng cây Trẩu

Cây Trẩu chứa độc tính nên cần thận trọng khi sử dụng.

Chú ý vì trong cây có chứa chất saponorit có độc tính nên không được nuốt nước sắc từ vỏ và dầu của cây.

Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin về công dụng của cây Trẩu. Tuy nhiên hiện tại cây chủ yếu được dùng trong phạm vi nhân dân, chưa được nghiên cứu nhiều. Vì cây có độc tính nên để tránh ngộ độc và hạn chế các tác dụng phụ, Quý độc giả trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Công Dụng Thần Kỳ Của Cây Mộc Hương

Cây mộc hương, hay còn gọi là cây quế hoa, có tên khoa học là Osmanthus Fragrans. Cây thuộc vùng châu Á, xuất hiện nhiều ở dãy núi Himalaya và một vài quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan. Hiện nay được trồng rất nhiều tại Việt Nam.

Cây mộc hương có rất nhiều ý nghĩa trong phong thủy cũng như đông y nên thường được bán với giá rất cao, đặc biệt đối với các cây trồng lâu năm có thể lên đến hàng tỷ đồng.

Cây có thân gỗ nhỏ, chiều cao từ 3 – 12m, các cành của cây mọc nhiều và tỏa rộng ra xung quanh. Lá cây dày, có hình bầu dục và răng cưa, màu xanh thẫm và có đường gân lớn.

Cây mộc hương có hoa nở rất thơm và nở quanh năm, đặc biệt vào mùa thu là thời điểm nở hoa rực rỡ, tỏa ra mùi thơm ngây ngất quyến rũ lòng người. Hoa mọc thành từng chùm và có nhiều màu sắc như trắng, vàng nhẹ. Cây mộc hương ra rất ít quả, thường nở vào mùa xuân và có kích thước nhỏ, màu xanh lục và có hạt.

Vì mộc hương tại Việt Nam là loại cây quý với giá thành cao nên để tạo cơ hội cho những ai muốn sở hữu 1 chậu mộc hương với giá cả hợp lý để trong nhà, thị trường đã xuất hiện loại mộc hương Trung Quốc – hay còn gọi là mộc hương Tàu. Giá trị giữa 2 loại chênh lệch nhiều và rất khó phân biệt “thật giả lẫn lộn”, Vyfarm giới thiệu 1 vài cách để bạn có thể phân biệt như sau:

Mộc hương ta

Lá của cây mộc hương ta có kích thước dày hơn, viền lá có xuất hiện răng cưa, vân lá hiện rõ và nhìn thấy bằng mắt thường. Hoa mọc đều và xum xuê. Thân cây có nhiều vết nứt và đốm sẫm, hiện rõ sự cằn cỗi trên thân.

Mộc hương tàu

Lá của cây có kích thước mỏng, to và tròn hơn, viền lá không có răng cưa, vân lá ít hiện rõ. Hoa của cây mọc không đều và ít sai hoa. Thân cây láng mịn, ít xuất hiện các vết nứt, đốm sẫm màu.

Vẻ bề ngoài mộc mạc của cây mộc hương không được rạng rỡ như những loài cây khác nhưng bên trong lại tỏa hương thơm mang một vẻ đẹp chất phác rất riêng của loài cây bình dị. Các gam màu nhẹ nhàng của hoa với hương thơm nồng nàn đã đi vào câu nói của dân gian “Sắc trà hương mộc” đã thành nét văn hóa của người Việt ta, với hình ảnh người Việt cần cù và mộc mạc, không bóng bẩy.

Trồng cây mộc hương trong nhà sẽ thúc đẩy may mắn, tài lộc đến cho gia chủ của mọi bản mệnh trong ngũ hành. Tuy nhiên, màu sắc của hoa mộc hương có màu vàng, trắng sẽ đặc biệt phù hợp với màu sắc của mệnh Kim.

Cây mộc hương sẽ thúc đẩy may mắn đến với mệnh Kim thuộc những năm tuổi sau: Nhâm Thân (1932, 1992), Quý Dậu (1933, 1993), Canh Thìn (1940, 2000), Tân Tỵ (1941, 2001), Giáp Ngọ (1954, 2014), Ất Mùi (1955, 2023), Nhâm Dần (1962), Quý Mão (1963), Canh Tuất (1970), Tân Hợi (1971), Giáp Tý (1984), Ất Sửu (1985).

Cây mộc hương dễ trồng và có tác dụng thanh lọc bụi bẩn, do đó ngày càng có nhiều người đặt mua cây với nhiều kích thước phù hợp với nhu cầu để trong gia đình, mang đến vẻ đẹp và hương thơm cho ngôi nhà của mình.

Thân của cây dễ uốn nắn và tạo hình cũng như có tuổi thọ dài nên nhiều người đã mua về để làm cây bonsai, vừa tạo nên cảnh quan đẹp mắt mà còn là thú vui của nhiều nghệ nhân của bộ môn nghệ thuật này.

Hoa mộc hương có mùi thơm nhẹ nhàng nên từ xưa đến nay được nhiều người sử dụng để pha trà. Hoa được ướp với lá trà trong các ấm trà để thưởng thức. Trà mộc hương còn có tác dụng tuần hoàn máu, điều hòa huyết áp rất tốt tương tự như lá chè xanh.

Trong đông y, cây mộc hương là loại thuốc quý vì các thành phần của cây có thể chế tạo thành các bài thuốc trị nhiều bệnh khác nhau. Hoa mộc hương có vị cay, nóng nên được chế tạo thành thuốc chữa đau bụng, thuốc từ rễ cây có thể trị đau xương khớp, phong thấp. Quả từ cây mộc hương dùng để chữa các bệnh về gan, dạ dày.

Sử dụng hoa mộc hương để chế tạo thành các sản phẩm chăm sóc cơ thể từ tự nhiên như dầu gội, dầu xả hay nước hoa giúp chị em có được vẻ ngoài rạng ngời và mùi thơm nhẹ nhàng.

Cây mộc hương là loại cây dễ trồng và không kén đất. Cây có thể được trồng bằng nhiều phương pháp, có thể gieo hạt hoặc chiết cành nhưng chiết cành là phương pháp được nhiều người sử dụng vì có thể rút ngắn được thời gian trồng. Nếu bạn chọn phương pháp gieo hạt, nên mua những hạt giống chất lượng để cây trồng sinh trưởng khỏe mạnh.

Đầu tiên phải chọn những cành con khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Cây mộc hương không kén đất trồng nhưng nên chọn đất có phần thịt dày, tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt. Ngoài ra, nên ủ đất với phân chuồng, xơ dừa hay vỏ trấu để đất có thêm nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Tiếp theo, tại khu vực đất có bóng mát đào 1 hố đất sâu từ 15 – 20 cm và đặt cành đã được chiết, đặt ổn định và vun đất chặt để cây không bị ngã. Tươi nước cho cây thường xuyên để cây được phát triển. Sau 1 tháng, bạn có thể đổi chậu hoặc trồng bất kỳ nơi nào bạn muốn khi cây con bắt đầu xuất hiện rễ.

Tưới nước: Cây mộc hương là loại cây ưa nước nên phải thường xuyên tưới nước cho cây, 1 ngày nên tưới cây 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối để cây có thể phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, không nên tưới lượng nước quá nhiều trong 1 lần tưới vì có thể làm cây bị úng nước.

Ánh sáng: Nên trồng cây tại nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng không quá gắt, ánh nắng trực tiếp từ mặt trời có thể làm khô và dễ mất nước của cây. Nhiệt độ phát triển tốt nhất của cây từ 18 đến 25 độ C.

Phân bón: Để cây phát triển tốt và ra hoa thường xuyên, định kỳ bón phân hàng năm tùy theo tình trạng của cây. Nên bón các loại phân có chứa NPK để cây được hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Phun thuốc trừ sâu: Cây mộc hương rất dễ bị các loài côn trùng xâm nhập và làm hư hại đến cây nên cần phải để ý sâu bệnh của cây để tiến hành phun thuốc diệt trừ sâu. Tuy nhiên, không nên phun quá nhiều thuốc trừ sâu vì sẽ ảnh hưởng đến mùi hương của hoa. Bên cạnh đó, để ý và cắt tỉa các cành bị héo hoặc khô thường xuyên để cây có thể sinh trưởng xum xuê.

Khi lựa chọn địa chỉ mua cây mộc hương, nên tìm hiểu trước về uy tín chỗ bán và loại cây trước khi mua, bạn có thể mua cây mộc hương trên các shop online hoặc offline. Vyfarm gợi ý cho bạn 1 vài chỗ bán như sau:

Tại Đà Nẵng

Hoa cảnh Quang Vỹ: Số 2A Đinh Thị Vân, P An Khê, Thanh Khê Đà Nẵng

Tại Hà Nội

Công ty TNHH MTV Cây cảnh Hà Nội: 628 Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội

Thế giới cây và hoa: Ngõ 89 Bùi Huy Bích, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Tại TP. Hồ Chí Minh

Cây Xinh: 74/1 Đường số 19, Phường 8, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Vườn ươm Trưng bày cây nhỏ: 433/9 Bình Thành, Khu Phố 2,Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP.HCM

Cây mộc hương là loài cây quý có nhiều công dụng nên giá không phải rẻ, các cây con giống có giá vài trăm nghìn đồng. Đối với các cây có tuổi thọ và kích thước càng lớn, giá sẽ dao động từ vài triệu đến vài trăm triệu. Đặc biệt đối với cây mộc hương cổ thụ, giá của cây có thể lên đến hàng tỷ đồng.

Thuốc Kaldyum: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Thành phần hoạt chất: kali cloride.

Thuốc có thành phần tương tự: Kaleorid, Kali Cloride…

Thành phần trong công thức thuốc

Hoạt chất:

Kali clorid: 600 mg (~ 8 mmol K+).

Tá dược:

Microcrystalline cellulose.

Polyacfylate dispersion.

Dimeticone.

Talc.

Colloidal anhydrous silica.

Ariavit indigo carmine.

Thân viên nang chứa: gelatin.

Nắp viên nang chứa:

Gelatin.

Erythrosine.

Indigo carmine.

Thuốc Kaldyum được dùng để phòng ngừa và/hoặc chữa giảm kali huyết do các tình trạng và điều kiện khác nhau:

Nôn.

Tiêu chảy.

Tăng hoạt động trên tuyến thượng thận.

Gia tăng mất kali ở thận.

Hoặc dùng các thuốc lợi tiểu có làm mất muối và các corticosteroid.

Dị ứng với bất cứ thành phần nào khác (bao gồm cả hoạt chất/tá dược) có trong công thức của viên thuốc Kaldyum.

Đối tượng bị tăng kali huyết, suy thận cấp ở giai đoạn thiểu niệu, vô niệu và urê huyết, suy thận mãn ở giai đoạn giữ urê huyết.

Ngoài ra, không nên dùng thuốc trên người bị mắc bệnh Addison nhưng không được điều trị.

Tình trạng mất nước cấp.

Người bệnh có chức năng tiêu hóa bị chậm do nguồn gốc cơ năng hay chức năng.

Thuốc Kaldyum được bào chế dưới dạng viên nang và dùng theo đường uống.

Phải uống nguyên viên với một ly nước đầy.

Có thể dùng viên uống Kaldyum trong hoặc sau bữa ăn (tức có thể dùng lúc bụng đói hoặc no).

Tùy vào mục đích dùng mà liều thông thường ở người lớn là:

Dự phòng tình trạng kali huyết thấp: 2 – 3 viên nang/ngày (16 – 24 mmol K+).

Điều trị tình trạng kali huyết thấp: 5 – 12 viên nang/ngày (40 – 96 mmol K+).

Lưu ý:

Nên thường xuyên kiểm tra nồng độ kali trong huyết thanh.

Các triệu chứng hiếm gặp:

Buồn nôn, nôn.

Tiêu chảy.

Đau bụng.

Dù hiếm gặp nhưng bạn có thể bị nôn ói

Một vài trường hợp tác động lên hệ tiêu hóa với các triệu chứng:

Xuất huyết.

Loét.

Có thể bị thủng hay tắc nghẽn.

Dùng đồng thời các muối kali cùng với các thuốc lợi tiểu ít thải kali (amiloride) có thể dấn đến tăng kali huyết nặng.

Captopril, enalapril.

Heparin.

Thuốc chẹn beta không chọn lọc: làm kali trong máu giảm đi vào trong tế bào, dẫn đến kali huyết cao có thể gây nguy hiểm.

Cisplatin, aminoglycosid (thuốc gây độc thận): tăng nồng độ kali trong huyết thanh.

Cyclosporin với liều cao có gây độc cho thận.

Các thuốc lợi tiểu thiazid (hydrochlorothiazid), thuốc lợi tiểu vòng (furosemide), corticosteroid, amphotericin B, insulin, các thuốc kháng axit, nhuận trường có thể làm giảm nồng độ kali trong huyết thanh.

Thuốc kháng viêm không steroid hay các thuốc chống tiết cholin.

Thận trọng khi bổ sung kali trong điều trị phối hợp với các glycosid digitalis bị ngưng đột ngột.

Nên thường xuyên kiểm tra nồng độ kali trong huyết thanh và thỉnh thoảng đo điện tâm đồ trong khi điều trị, đặc biệt là ở những bệnh nhân có bệnh tim mạch và thận.

Cần cân nhắc kỹ lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc Kaldyum trong lúc mang thai.

Đặc biệt thận trọng nếu người bệnh đang bị loét dạ dày – ruột.

Ngoài ra, cần theo dõi đặc biệt nếu ngưng đột ngột Kaldyum trong khi đang dùng chung với digitalis. Sự giảm kali trong máu sẽ làm tăng độc tính của digitalis.

Lái xe và vận hành máy móc

Thuốc Kaldyum không gây tác động lên thần kinh trung ương với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt hay buồn ngủ.

Tuy nhiên, dù thuốc không gây ảnh hưởng tới khả năng lái xe hay vận hành máy móc nhưng cũng nên cẩn thận khi dùng để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Cần cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích trên mẹ cũng như nguy cơ gây hại cho trẻ/thai nhi trước khi quyết định sử dụng thuốc để điều trị.

Triệu chứng khi quá liều:

Có thể xảy ra dị cảm, yếu cơ, liệt.

Hạ huyết áp.

Choáng.

Loạn nhịp thất, rung thất.

Rối loạn dẫn truyền xung động.

Ngưng tim.

Xử trí tình trạng quá liều:

Rửa dạ dày.

Truyền dung dịch muối, glucose và insulin.

Hoặc gây tiểu nhiều.

Ngoài ra, có thể cần phải thẩm phân phúc mạc hay thẩm phân máu.

Nhìn chung, nếu người bệnh quá liều Kaldyum cần tập trung điều trị triệu chứng để hồi phục chức năng cho người bệnh.

Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.

Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp thì bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.

Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

Một hộp thuốc Kaldyum có 1 chai, mỗi chai có 50 hoặc 100 viên nang, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 110.000 VNĐ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc và thời điểm.

Để thuốc Kaldyum tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Kaldyum ở những nơi ẩm ướt.

Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30ºC.

Thuốc Clorocid: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Tên thành phần hoạt chất chính: chloramphenicol.

Tên biệt dược: Clorocid.

Tên thuốc biệt dược tương tự: Chlorocid-H, Clorocid TW3,…

Thuốc Clorocid là thuốc viên nén. Thành phần chính trong thuốc (chloramphenicol) có tác dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn đa đề kháng, viêm màng não, đặc biệt là vi khuẩn đề kháng tetracycline.

Clorocid được sử dụng đề điều trị bệnh thương hàn, phó thương hàn, nhiễm khuẩn đường ruột, niệu đạo, viêm màng não, viêm loét đại tràng, bệnh ho gà, đau mắt hột, viêm bì và nhiễm khuẩn ngoài da.

Cách dùng:

Uống với nước.

Nên điều trị ngắn hạn và trong vài ngày.

Đối với Người lớn:

Uống 1 – 2 viên/ ngày, chia làm 4 lần.

Đói với trẻ em:

Uống 50 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần.

Người có bệnh sử quá mẫn và/hoặc phản ứng độc hại do thuốc.

Không được dùng Cloramphenicol để điều trị những nhiễm khuẩn thông thường hoặc trong những trường hợp không được chỉ định như: cảm lạnh, cúm, nhiễm khuẩn họng; hoặc làm thuốc dự phòng nhiễm khuẩn.

Thuốc sử dụng đường uống. Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.

Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng).

Clorocid có thể dẫn đến sự sinh trưởng quá mức vi khuẩn không nhạy cảm và nấm, dễ dẫn đến bội nhiễm.

Clorocid thận trọng cho người suy giảm chức năng gan/thận và giảm liều lượng theo tỷ lệ tương ứng.

Thuốc này không được sử dụng cho trẻ em dưới 5 tháng tuổi.

Những phản ứng nghiêm trọng đôi khi gây tử vong ở người bệnh dùng chloramphenicol đã được thông báo. Do đó, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Thuốc có nhiều tương tác với các thuốc. Vậy nên bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng thuốc.

Cloramphenicol làm kéo dài nửa đời huyết tương và làm tăng tác dụng của chlorpropamid, dicumarol, phenytoin và tolbutamid do ức chế hoạt tính các men của microsom.

Phenobarbital, rifampicin giảm nồng độ cloramphenicol trong huyết tương.

Cloramphenicol làm chậm đáp ứng của các chế phẩm sắt, vitamin B12, acid folic.

Phụ nữ mang thai

Chưa có báo cáo an toàn về thuốc khi sử dụng cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, hoạt chất Chloramphenicol dễ dàng qua nhau thai.

Vì vậy, không nên dùng cho phụ nữ có thai, đặc biệt là phụ nữ mang thai gần đến thời kì sinh nở hoặc trogn khi chuyển dạ vì có teher có tác động độc với thai nhi như là hội chứng xám em bé.

Phụ nữ cho con bú

Hoạt chất Chloramphenicol phân bố vào sữa mẹ, vì vậy thận trọng khi dùng cho đối tượng phụ nữ cho con bú vì những tác động đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bú mẹ.

Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc

Chưa có báo cáo an toàn về thuốc khi sử dụng cho phụ nữ có thai.

Vì vậy cần tránh dùng cho người đang lái xe hoặc vận hành máy móc

Chloramphenicol

Thường gặp: ngoại ban trên da, rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, ỉa chảy.

Ít gặp: nổi mày đay, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu và thiếu máu với giảm hồng cầu lưới có thể phục hồi.

Hiếm gặp: nhức đầu, mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu không tái tạo, viêm dây thần kinh thị giác, viêm đa thần kinh ngoại biên, liệt cơ mắt, lú lẫn.

Cần liên lạc với bác sĩ ngay lập tức nếu có bất kỳ vấn đề gì khi sử dụng thuốc.

1. Triệu chứng quá liều

Thiếu máu, nhiễm toan chuyển hóa, hạ thân nhiệt và hạ huyết áp.

2. Cách xử trí

Điều trị triệu chứng sau khi rửa dạ dày.

Nơi khô mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ bảo quản không quá 30ºC.

Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thuốc Clorocid là biệt dược có chứa hoạt chất Chloramphenicol được sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn đa đề kháng, viêm màng não, đặc biệt là vi khuẩn đề kháng tetracycline.

Do thuốc có nhiều tác dụng phụ và tương tác thuốc, bạn hãy tuân theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ và liên lạc với bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề gì khi sử dụng thuốc.

Thuốc Galvus (Vildagliptin): Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý

Đái tháo đường hiện nay đã trở thành một vấn nạn của xã hội. Bệnh nhân bị đái tháo đường phải dùng thuốc cả đời. Có rất nhiều thuốc trị bệnh hiện nay và một trong số đó là Galvus. Vậy Galvus (vildagliptin) là thuốc gì? Cần sử dụng thuốc như thế nào? Bệnh nhân cần lưu ý những tác dụng phụ gì khi sử dụng? YouMed sẽ giúp bạn tìm hiểu Galvus là thuốc gì thông qua bài viết sau. 

Thành phần hoạt chất của thuốc Galvus: Vildagliptin.

Thuốc chứa thành phần tương tự: Goldagtin, Usabetic VG5, Vildagold…

Thuốc Galvus (vildagliptin) dùng để điều trị bệnh đái tháo đường loại 2, có hoạt chất là vildagliptin có tác dụng kích thích các tế bào tuyến tụy tiết insulin, giảm tiết glucagon từ đó làm giảm lượng đường trong máu.

Thuốc được bác sĩ kê đơn cho dùng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 cụ thể như sau:

Trường hợp không thể sử dụng metformin do có những chống chỉ định hoặc không dung nạp thuốc metformin

Phối hợp với metformin, thuốc đái tháo đường nhóm sulphonylurea hoặc thiazolidinedione  ở bệnh nhân không kiểm soát được đường huyết khi đã dùng metformin

Dùng phối hợp thuốc Galvus + sulphonylurea + metformin khi chế độ ăn, luyện tập và điều trị kép bằng những thuốc này không đem lại hiệu quả kiểm soát đường huyết đầy đủ.

Thuốc cũng được phối hợp với insulin (có hoặc không có dùng metformin) khi chế độ ăn uống, tập thể dục và liều insulin ổn định nhưng không đem lại sự kiểm soát đường huyết đầy đủ.

Bệnh nhân quá mẫn với vildagliptin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc

Không được dùng Galvus cho bệnh nhân đái tháo đường loại 1 hoặc để điều trị nhiễm toan ceton do đái tháo đường.

không khuyến cáo sử dụng Galvus cho bệnh nhân bị suy gan

Không khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi

Thuốc Galvus 50mg có giá 270.000 vnđ/ Hộp 2 vỉ x 14 viên

Thuốc Galvus met 50mg/850mg có giá 602.000 vnđ/ Hộp 6 vỉ x 10 viên

Thuốc Galvus met 50mg/1000mg có giá 570.000 vnđ/ Hộp 6 vỉ x 10 viên.

Giá thuốc có thể thay đổi tùy vào nhà thuốc và thời điểm.

Tùy theo tình trạng từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định liều lượng phù hợp. Bệnh nhân nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ trong mọi trường hợp để đạt hiệu quả cao nhất.

Liều dùng khi kết hợp với insulin, thiazolidinedione hoặc metformin: Mỗi ngày dùng 1 đến 2 viên, tương đương 50mg đến 100mg. Liều Galvus 50mg dùng vào buổi sáng. Liều 100mg được chia làm 2 lần, dùng vào buổi sáng và buổi tối.

Liều dùng khi kết hợp với sulphonylurea: 1 viên 50mg, dùng 1 lần 1 ngày vào buổi sáng. 

Không cần điều chỉnh liều lượng với người cao tuổi

Đối với bệnh nhân bị suy thận nhẹ, không cần điều chỉnh liều lượng.

Liều dùng đối với bệnh nhân bị suy thận ở mức trung bình đến nặng, hoặc mắc bệnh thận giai đoạn cuối: sử dụng 1 viên Galvus 50mg 1 lần 1 ngày.

Galvus sử dụng đường uống (uống nguyên viên)

Thuốc có thể dùng cùng hoặc không cùng bữa ăn. 

Có thể sử dụng kết hợp với các thuốc trị bệnh đái tháo đường khác 

Kết hợp điều trị bằng thuốc với việc luyện tập thể dục thể thao và chế độ ăn uống hợp lý để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc

Phụ nữ có thai: khuyến cáo cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai, chỉ sử dụng khi thật cần thiết dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Phụ nữ cho con bú: không nên sử dụng Galvus ở đối tượng này.

Thuốc có tác dụng phụ ít khi gặp là chóng mặt, nhức đầu vì vậy cần lưu ý cho trường hợp thường xuyên sử dụng máy móc hoặc lái xe.

Thuốc khá an toàn để sử dụng nhưng vẫn sẽ gặp các tác dụng phụ như:

Chóng mặt, nhức đầu

Phù ngoại biên

Táo bón

Hạ đường huyết.

Galvus ít gây tương tác với các thuốc khác. Chỉ lưu ý khi sử dụng chung với thuốc trị tăng huyết áp (như captopril, enalapril) do có thể làm tăng nguy cơ phù mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.

Trong trường hợp dùng quá liều, gọi ngay cho bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn.

Nếu lỡ quên 1 liều, cần uống ngay khi nhớ ra. Không nên uống gấp đôi liều kế tiếp (nghĩa là không nên uống 2 viên cùng lúc để bù lại thuốc đã quên).

Bảo quản thuốc tại nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ không quá 300C

Không dùng thuốc khi quá hạn sử dụng

Nếu phát hiện bề mặt thuốc bị mốc hoặc đổi màu, chảy nước tuyệt đối không sử dụng.

Thuốc Orgametril (Lynestrenol): Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý

Orgametril (lynestrenol) thường được dùng với chỉ định trong điều trị rong kinh. Vậy ngoài tác dụng chính thường gặp đó ra lynestrenol còn được dùng trong trường hợp nào.

Thành phần hoạt chất: lynestrenol.

Thuốc chứa thành phần tương tự: Exlutol, Emiception (khác hàm lượng).

Orgametril là thuốc dùng đường uống chứa lynestrenol. Đây là progesteron tổng hợp có cùng đặc tính sinh học với hormone progesteron của cơ thể. Dùng thuốc liên tục sẽ ức chế quá trình rụng trứng cũng như kinh nguyệt.

Thuốc tác động theo cơ chế:

Bắt đầu dậy thì, mỗi tháng buồng trứng sẽ giải phóng 1 trứng. Nếu không có thụ tinh xảy ra nồng độ progesteron giảm dần đến một mức nào đó không đủ để duy trì lớp niêm mạc tử cung khiến chúng vỡ ra và tạo thành kinh nguyệt. Lynestrenol là một progesteron tổng hợp sẽ làm tăng nồng độ progesteron, dẫn đến lớp niêm mạc dày thêm không bị vỡ, không xuất hiện kinh nguyệt.

Thuốc được chỉ định khi:

Bị rong kinh, thống kinh.

Để trì hoãn kinh nguyệt, ức chế kinh, rụng trứng.

Điều trị lạc nội mạc tử cung.

Hỗ trợ cho liệu pháp estrogen trong hoặc hậu mãn kinh…

Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể với từng trường hợp:

Đối với rối loạn chu kỳ kinh nguyệt liều dùng là 1 viên/ngày vào các ngày 14 – 25 của chu kỳ. Ngày đầu tiên của chu kỳ là ngày đầu tiên của kỳ ra kinh nguyệt.

Để điều trị rong kinh hoặc thống kinh liều thường dùng là 2 viên/ngày trong 10 ngày. Tiếp tục ba chu kỳ kế tiếp uống vào các ngày 14 – 25 của chu kỳ.

Hoãn ngày hành kinh thì uống 2 tuần trước ngày hành kinh.

Đối với các rối loạn khác thì liều dùng là 1 viên/ngày dùng trong thời gian lâu dài và không có thời gian nghỉ hàng tháng.

Uống thuốc vào cùng thời điểm mỗi ngày.

Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai.

Bệnh gan nặng.

Xuất huyết âm đạo bất thường chưa được chuẩn đoán.

Có tình trạng xấu đi trong khi mang thai hoặc quá trình sử dụng hormon trước đó như vàng da ngứa nhiều, phát ban,…

Quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Tác dụng phụ tùy thuộc vào liều dùng và sự nhạy cảm của bệnh nhân. Các tác dụng phụ có thể gặp như:

Bồn chồn, trầm uất, tăng hoặc giảm ham muốn tình dục, buồn nôn, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, vàng da, tăng tiết mồ hôi, nám da, ngứa, da nhờn, mụn trứng cá, mọc nhiều lông trên mặt và cơ thể, ra máu âm đạo chủ yếu trong 2 tháng đầu, mất kinh, thay đổi chất tiết âm đạo.

Nếu có các dấu hiệu bất thường nào kể trên đặc biệt là ra máu âm đạo bạn cần đến ngay bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán.

Cần lưu ý các thuốc sau có thể ảnh hưởng đến tác dụng của Orgametril hoặc ngược lại, cần thông báo cho bác sỹ nếu bạn đang sử dụng:

Rifampicin hoặc troleandomycin (thuốc điều trị nhiễm khuẩn).

Hydantoin, barbiturat và carbamazepin (thuốc động kinh).

Aminoglutethimid (thuốc điều trị hội chứng Cushing).

Cyclosporin (thuốc điều trị sau ghép tạng).

Theophyllin (thuốc điều trị hen, viêm phế quản và phế thủng).

Thuốc chẹn beta-adrenergic (thuốc điều trị tăng huyết áp hoặc tim mạch).

Insulin (thuốc trị đái tháo đường).

Nếu bạn quên uống một liều thuốc trong vòng 24 giờ thì uống ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp quên liều quá 24 giờ thì bỏ qua liều đó và tiếp tục uống liều tiếp theo vào đúng thời gian thường uống. Không được dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên.

Bảo quản nơi khô ráo, dưới 30oC, tránh ánh sáng.

Việc sử dụng thuốc Orgametril cần có chỉ định của bác sĩ, tránh việc lạm dụng tự ý mua thuốc. Trong quá trình sử dụng nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ ngay bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa để được tư vấn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Công Dụng Và Cách Dùng Của Cây Trẩu trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!