Xu Hướng 9/2023 # Chấn Thương Chạy Bộ: Viêm Gân Bánh Chè Và Cách Điều Trị # Top 15 Xem Nhiều | Fply.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Chấn Thương Chạy Bộ: Viêm Gân Bánh Chè Và Cách Điều Trị # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chấn Thương Chạy Bộ: Viêm Gân Bánh Chè Và Cách Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đối với các vận động viên chạy bộ hay cả những người mới tập thì chấn thương luôn là nỗi sợ thường trực của họ. Có những chấn thương nếu không điều trị dứt điểm nó sẽ là một trở ngại lớn đối với sự nghiệp thể thao.

Trong các hoạt động thì chạy bộ luôn tiềm ẩn nguy cơ viêm gân bánh chè. Viêm gân bánh chè là tình trạng tổn thương gân nối giữa xương bánh chè và xương chày do chấn thương ở khớp gối hoặc do bệnh lý về xương khớp mãn tính gây ra. Bệnh nếu không được cải thiện có có thể gây biến chứng nguy hiểm bao gồm teo cơ và đứt gân. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới thành tích của những vận động viên.

Vận động viên cần biết rằng viêm gân bánh chè là một tổn thương có ảnh hưởng đến dây chằng nối xương bánh chè đến xương ống quyển. Khi bị viêm gân xương bánh chè bị sưng tấy và đau do viêm nhiễm. Các vận động với đôi chân là rất khó khăn do đó những vận động viên thể thao, nhất là điền kinh sẽ bị ảnh hưởng tới tập luyện, thành tích cá nhân nếu như dính dạng chấn thương này. Tuy nhiên các vận động viên cần phân biệt viêm gân xương bánh chè và hội chứng đau khớp đầu gối vì hai bệnh này có triệu chứng tương đối giống nhau.

Vận động viên thường cảm thấy cơn đau ở gân xương bánh chè mỗi khi khởi động hoặc chỉ chạy nhẹ. Đặc biệt cảm giác đau đớn nặng thêm khi đi lên hoặc đi xuống cầu thang và về đêm gây khó ngủ. Những bài tập khởi động cơ thể trước khi tập luyện, cơn đau có thể biến mất tạm thời nhưng khi bệnh kéo dài, các bài tập này là không đủ để tránh các triệu chứng bệnh. Một số triệu chứng khác bao gồm tê cứng và khó cử động khớp gối. Khớp sẽ phát ra tiếng kẽo kẹt khi co duỗi. Ngoài ra các triệu chứng tiêu biểu của viêm như sưng tấy, đỏ, và cảm thấy nóng vùng bị tổn thương sẽ xuất hiện.

Các nguyên nhân bao gồm sử dụng đầu gối quá nhiều trong các hoạt động đòi hỏi chạy, nhảy lặp lại liên tục và ngã hoặc có những va chạm mạnh với đầu gối. Điều này gây ra các vết rách nhỏ ở gân, có thể dẫn tới viêm gân. Một nguyên nhân khác là vận động viên bị thừa cân, xương bánh chè bị nâng lên, mất cân bằng cơ và hông, chân, đầu gối hoặc bàn chân không thẳng hàng.

Sản phẩm khuyên dùng

Chai Xịt Lạnh Starbalm Cold Spray 150ml

Chai Xịt lạnh Starbalm Cold Spray được sử dụng trực tiếp sau những va chạm đau đớn trong thể thao giúp giảm sưng ngay tức thì. Sản phẩm rất dễ sử dụng và phù hợp để mang theo bên mình bất cứ lúc nào.

Qua những nguyên nhân trên, các runner nên có cho mình bài tập phù hợp với tình trạng thể chất. Khởi động kỹ trước mỗi bài chạy dù là chạy ngắn để các khớp làm quen được với cường độ tập luyện. Tránh những tác động tiêu cực lên đầu gối như va chạm, ngã bằng cách chọn địa điểm tập luyện phù hợp, tránh các môn đối kháng dễ gây tổn thương khớp gối. Có như thế mới hạn chế được các nguy cơ dẫn tới viêm gân bánh chè.

8.2

Hammer Nutrition Organic Vegan

110,000vnđ

9.1

Tailwind Rebuild Recovery

90,000vnđ

8.1

Hammer Nutrition Recoverite

105,000vnđ

8.5

Hammer Tissue Rejuvenator

1,200,000₫

Các phương pháp điều trị vận động viên nên lưu ý. + Trường hợp quá nặng có thể cần phải phẫu thuật sau khi thăm khám bác sỹ.

Tham khảo Webthethao

10 Chấn Thương Phổ Biến Và Cách Phòng Ngừa Khi Tập Chạy Bộ

Chạy bộ là một trong những bộ môn đơn giản mà lại vô cùng hiệu quả để bạn có thể rèn luyện sức khỏe. Chỉ với một đôi giày chạy, bạn có thể thoải mái tập chạy bộ ở bất cứ đâu như công viên, vỉa hè, sân vận động, phòng gym… hoặc có thể trên máy ngay tại nhà. Tuy đây là môn thể thao đơn giản nhưng vẫn tiềm ẩn một số chấn thương khi chạy bộ.

Chấn thương trong chạy bộ xảy ra khá thường xuyên và nhiều người gặp phải. Có thể do cơ chế thích nghi của cơ thể, có thể do bất cẩn, do địa hình hoặc một lý do khác. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn những chấn thương phổ biến khi bắt đầu tập chạy bộ. Từ đây, bạn có thể dễ dàng phòng tránh và khắc phục khi gặp phải chấn thương khi tập chạy bộ.

Bị bong gân khi chạy bộ

Bong gân khi chạy bộ thường xảy ra ở gân mắt cá chân. Đây là tình trạng xảy ra thường với những bộ môn thể thao sử dụng phần chân nhiều như chạy bộ, bóng đá, bóng rổ, trượt ván…

Trong quá trình tập chạy bộ, va phải chướng ngại vật, ổ gà hoặc trượt chân… là những lý do khiến dây chằng xung quanh mắt cá bị kéo giãn quá mức hoặc rách. Điều này dẫn đến tình trạng bong gân. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn và mắt cá chân bắt đầu sưng đỏ. Nếu bạn là người dễ phân tâm, bạn không nên nghe nhạc khi chạy bộ mà hãy chú ý hơn đến địa hình và chướng ngại vật.

Cách khắc phục

Bong gân mắt cá chân khi chạy bộ là chấn thương không quá nghiêm trọng. Bạn có thể điều trị nhanh bằng cách chườm đá, bó phần mắt cá chân lại, nâng chân lên và lưu ý hạn chế đi lại.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những loại bình xịt giảm đau thể thao để xịt ngay khi vừa bị để giảm đau. Một điều bạn cần lưu ý là khi mới bị bong gân tuyệt đối không thoa dầu và tự ý massage chân vì sẽ làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Căng cơ chân khi chạy bộ hàng ngày

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua chuột rút hay vọp bẻ. Trên thực tế, đây là loại chấn thương căng cơ bắp. Căng cơ là một chấn thương khá phổ biến khi tập chạy bộ. Nguyên nhân chính là do bạn tập quá sức, quá nhiều và không khởi động trước buổi tập. Trước khi chạy, bạn có thể tập squat để cơ đùi quen với việc vận động.

Căng cơ là do tập quá sức, quá nhiều và không khởi động trước buổi tập

Khi tập luyện quá nhiều hoặc không khởi động tốt, các cơ bắp sẽ gặp tình trạng quá tải khiến chúng bị co giãn đột ngột và gây ra tình trạng các cơ bị rút và đau đớn. Cơ bắp ở phần bị căng cơ sẽ không thể cử động được và rất đau nhức, thậm chí có thể gây rách cơ.

Cách khắc phục

Bạn nên khởi động kỹ trước khi tập luyện. Nếu bị căng cơ phải ngay lập tức dừng tập luyện và thả lỏng cơ bắp, nghỉ ngơi rồi chườm đá. Nếu nặng, người chạy có thể sử dụng băng bó phần cơ bị thương.

Viêm khớp gối khi chạy bộ

Đây là loại chấn thương phổ biến ở những vận động viên nhảy cao. Tuy nhiên, người chạy bộ cũng có thể gặp chấn thương này. Chấn thương xảy ra khi xương bánh chè đầu gối của bạn không thẳng hàng. Theo thời gian, sụn trên xương bánh chè có thể bị mòn. Khi điều đó xảy ra bạn sẽ cảm thấy đau khi cử động chân, đặc biệt là khi:

Đi lên xuống cầu thang

Ngồi xổm

Ngồi với đầu gối cong trong thời gian dài

Chạy bộ

Đạp xe

Trong vài trường hợp còn xuất hiện cả hiện tượng sưng đỏ ở phần đầu gối.

Cách khắc phục

Khi cảm thấy đau nhức phần khớp gối khi chạy bộ, bạn phải liên hệ ngay đến bác sĩ để tiến hành kiểm tra. Đây cũng là triệu chứng chung của một số chấn thương nghiêm trọng khác như viêm xương, viêm dây chằng, đứt dây chằng… Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cách chườm đá, bó khớp cố định và hạn chế cử động khi chấn thương.

Đây là loại chấn thương phổ biến ở những vận động viên nhảy cao

Viêm gân gót chân

Gân gót chân là gân lớn nối bàn chân, gót chân với xương chân và mắt cá. Viêm gân gót chân thường xảy ra khi có một áp lực quá lớn lặp đi lặp lại nhiều lần trên phần gân gót chân. Trọng lượng cơ thể nặng, gánh tạ hoặc đeo tạ chân quá nặng khi chạy cũng ảnh hưởng rất nhiều đến phần gân gót chân.

Cách khắc phục

Nghỉ ngơi

Sử dụng một số loại thuốc kháng viêm theo chỉ định bác sĩ và bó cố định phần bị viêm.

Ngoài ra bạn phải lưu ý rằng, tuyệt đối không nên gây áp lực quá nhiều bằng việc tập luyện hay đeo vật nặng lên phần gót chân.

Viêm gân gót chân xảy ra khi có áp lực quá lớn lặp đi lặp lại trên phần gân gót chân

Viêm cân gan chân

Viêm cân gan chân xảy ra khi chấn thương xảy ra ở phần mô dày ở dưới chân, kéo dài từ gót chân đến ngón chân. Người bị căng cơ hay có vòng gan bàn chân cao cũng có thể dễ bị viêm. Chấn thương sẽ khiến bạn căng cứng phần bàn chân và gây đau nhói mỗi khi bước đi, đặc biệt là phần vòm ở gần gót chân.

Viêm cân gan chân xảy ra khi chấn thương xảy ra ở phần mô dày ở dưới chân

Cách khắc phục

Nghỉ ngơi

Chườm đá phần gót chân và lưu ý rằng bạn rất có thể có một vòm gan chân nhạy cảm

Đau xương cẳng chân

Đây chắc chắn là chấn thương rất thường thấy ở những người mới tập chạy bộ hoặc đã lâu không tập chạy và bắt đầu lại. Chấn thương này thường xảy ra ở phần ống chân ở cả hai hoặc một chân và kéo dài từ đầu gối đến hết ống xương chân.

Chấn thương sẽ khiến bạn cảm thấy đau nhức ở phần ống xương chân, đặc biệt là sau mỗi bữa tập luyện. Tuy nhiên, đây có thể là do quá trình thích nghi của cơ xương khớp khi tập luyện.

Chấn thương sẽ khiến bạn cảm thấy đau nhức ở phần ống xương chân

Cách khắc phục

Những cơn đau sẽ ngày càng nặng nếu bạn không khắc phục. Bạn có thể tiến hành thư giãn như ngâm chân trong nước ấm có muối hoặc gừng. Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm đá và giảm cường độ chạy xuống một chút.

Phồng rộp

Đây là tình trạng tương tự với phồng chân. Tình trạng sẽ khiến da sưng tấy và bắt đầu tích nước gây phồng rộp và khó chịu. Chấn thương này xảy ra chủ yếu do bạn mang giày không phù hợp. Ma sát khi chạy bộ có thể xảy ra khiến bạn bị phồng rộp, đặtcbiệt là phần gót chân.

Cách khắc phục

Hãy chọn một đôi giày vừa vặn và ôm sát bàn chân, khiến chân và giày không ma sát mạnh khi chạy. Ngoài ra khi bị phồng, bạn nên sử dụng thuốc bôi và không nặn phần nước ở chỗ phồng để tránh nhiễm trùng.

Nứt xương

Nứt xương là tình trạng khá tồi tệ khi gặp chấn thương. Những môn vận động đối kháng và cường độ mạnh dễ dàng gặp tình trạng này. Tuy nhiên, khi bạn tập chạy bộ và chạy quá sức chịu đựng của xương cũng có thể gây nên các vết nứt. Nếu không chữa trị, tình trạng này sẽ để lại các hệ quả nghiêm trọng.

Xương nứt thường không có vị trí cố định, có thể là xương bàn chân, ngón chân, cẳng chân cho đến xương khớp gối… Biểu hiện có thể sẽ là đau nhức, nhói từng cơn khi chạy và sưng đỏ.

Nứt xương là tình trạng khá tồi tệ khi gặp chấn thương

Cách khắc phục

Bạn phải đến ngay bác sĩ để được tư vấn. Nghỉ ngơi hợp lý và có thể sẽ phải điều trị bằng cách chống nạng hoặc vật lý trị liệu nếu cần.

Cách khắc phục

Bạn không được cố sức tập luyện khi có tiền sử chấn thương dây chằng, đặc biệt là dây chằng khớp gối. Đến bác sĩ ngay khi có biểu hiện đau nhức cực kỳ không cử động được phần khớp, nghỉ ngơi thời gian dài và tập vật lý trị liệu liên tục.

Cháy nắng

Kiệt sức

Ớn lạnh

Hạ thân nhiệt

Say nắng

Đột quỵ

Cách khắc phục

Bạn có thể ngăn chặn các tình trạng này bằng cách mặc quần áo chạy bộ phù hợp, nạp đủ nước, sử dụng kem chống nắng.

Đăng bởi: Trần Châu Nguyên

Từ khoá: 10 chấn thương phổ biến và cách phòng ngừa khi tập chạy bộ

Chè Đắng Có Tác Dụng Giúp Giảm Cân, Điều Trị Viêm Đại Tràng Thần Kỳ

Chè đắng có nhiều tên gọi khác nhau như trà đắng, khổ đinh trà, trà đinh chè vua,… Tên khoa học của nó Camellia Sinensis thuộc họ Aquifoliaceae giống họ chè. Nhắc đến chè đắng thì cũng cũng nghĩ đến một loại thức uống quen thuộc và bình dị với mọi người, đặc biệt là người dân vùng Cao Bằng.

Không chỉ mang giá trị tầm thường như vậy, chè đắng được chế biến từ 100% của cây chè đắng có thể chữa trị được nhiều bệnh. Nổi bật là công dụng hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu rất tốt.

Chè đắng là đặc sản của vùng Cao Bằng, khi ai lên đây du lịch cũng đều mua chè đắng về để làm quà tặng. Không giống với các loại trà trên thị trường hiện nay, lá chè đắng chứa rất nhiều các thành phần, dưỡng chất tốt cho sức khỏe của con người.

Cây chè này thường được sử dụng trong điều trị cao huyết áp, tiểu đường, giảm mỡ trong máu, chữa mất ngủ, chống suy nhược thần kinh. Bởi những tác dụng tuyệt vời ngày nay người ta nhân giống và phát triển các vùng lân cận như Sapa, Hà Giang,…

Cây chè đắng là thực vật có hoa thân gỗ, có chiều cao có thể lên đến 25m, đường kính trung bình của cây từ 30-40cm, không phân nhánh nhiều cành. Lá mọc đối xứng nhau, lá đơn, hình mác thuôn dài, không có lông tơ.

Khi vào thời điểm thu hoạch thì cây có hình đầu tù, phiến lá có các răng cưa, bề mặt trên của lá sẫm, mặt dưới lá có màu xanh nhạt. Lá chè đắng có kích thước to và đặc biệt hơn so với loại chè hiện nay.

Hoa có màu trắng ngà, mọc thành cụm, dạng chùm giả, mỗi chùm khoảng từ 10-12 hoa. Thông thường hoa ra vào mùa vụ tháng 3 đến tháng 5. Quả có dạng hình cầu hoặc hình bầu dục, lúc chín có màu đỏ sẫm, có hạch, mặt lưng có vân và rãnh. Mùa quả vào khoảng tháng 8 đến tháng 12 hàng năm.

Cây thường mọc chủ yếu ở những vùng núi đá vôi, hai bên sườn, ven suối. Độ cao cây phân bố khoảng 500 – 1000m, vì thế mà bạn dễ dàng bắt gặp nó ở những vùng tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hoà Bình và một số tỉnh giáp với Trung Quốc.

Ở các khu vực tỉnh miền Nam không có loài cây này. Các sản phẩm hiện nay hầu hết được nhập từ các vùng núi phía Bắc.

Lá chè đắng được người dân thu hoạch quanh năm, người ta hái lấy lá và búp non mang về. Thời điểm hái tốt nhất là vào nửa đêm, khi sương còn đọng lại trên lá thì cây có nhiều dưỡng chất nhất.

Sau khi thu hái về thì người dân phân loại giữa lá già và lá non, rồi rửa sạch. Lá và búp sơ chế sao vàng, riêng lá già thì có thể đem đi phơi khô rồi uống.

Khi sao vàng thì thảo dược có màu nâu, lá chè quấn lại giống như điếu thuốc, có chiều dài khoảng từ 10-20cm. Đóng gói và bảo quản như những loại chè thông thường, để ở nơi thoáng mát khô ráo, tránh côn trùng, sâu bọ,…

Khi dùng chè đem pha nước uống, nước trà có mùi thơm đặc trưng và uống rất ngon. Một số người kết hợp lá chè đắng cùng với bạch quả để cải thiện trí nhớ. 

Thành phần hoá học của chè đắng gồm có: Cafein, tanin, chất đắng, saponin, triterpenoid, theophylin,… Ngoài ra, trong chè còn chứa hàm lượng vitamin C, Flavonoid gấp 6 lần so với các loại chè thông thường.

Theo các kinh nghiệm dân gian truyền lại thì thảo dược được pha nước uống hàng ngày có tác dụng giúp cho sức khỏe, giảm mệt mỏi, giảm căng thẳng trí óc,… Gần đây theo công bố của một số công trình nghiên cứu về chè đắng có công dụng như sau:

Ngoài ra, chè đắng còn giúp sát khuẩn da rất tốt. Để hiểu rõ hơn về công dụng chữa bệnh mời bạn đến phần tiếp theo.

Một tin vui cho những ai muốn giảm cân bằng thảo dược an toàn và hiệu quả. Các tạp chí khoa học đã công bố trong chè đắng có chứa hoạt chất tanin giúp đào thải mỡ thừa rất hiệu quả. Vì vậy, uống nước trà đắng sẽ mang lại cho bạn một vóc dáng thon gọn, săn chắc và khỏe mạnh.

Uống chè đắng thường xuyên sẽ giúp cơ thể thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, việc đào thải mỡ thừa được diễn ra liên tục. Liệu trình sử dụng liên tục trong vòng từ 2-3 tháng, kết hợp cùng với chế độ ăn uống và bài tập thể dục để duy trì sức khỏe tốt nhất.

Viêm đại tràng là một căn bệnh vô cùng phổ biến tại nước ta, thường gây đau bụng dưới, quặn thắt từng cơn, có cảm giác muốn đi ngoài nhiều lần nhưng phân ít, khô và cứng hoặc đôi khi gây cứng bụng, tiêu chảy, phân toàn nước.

Nếu như viêm loét dạ dày, người xưa thường tìm đến cây dạ cẩm thì đối với viêm đại tràng, chè đắng là một thức uống rất có lợi. Nhờ tác dụng giải biểu và tiêu viêm, lá chè này từ lâu đã được dân gian sử dụng như một vị thuốc điều trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả. Uống nước chè đắng mỗi ngày giúp giảm đau, kháng viêm và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa tốt hơn, cải thiện các triệu chứng viêm đại tràng hữu hiệu.

Chất đắng có trong chè có hàm lượng tương tự như khổ qua rừng (mướp đắng rừng) và lá neem Ấn Độ, đều có tác dụng hỗ trợ giảm chỉ số đường huyết. Bạn có thể kết hợp cùng với dây thìa canh để tăng thêm mức độ hiệu quả cao hơn.

Đây là bài thuốc đã được nhiều người sử dụng, kết quả cho thấy, đường huyết của người bệnh đã ổn định hơn. Vì thế, những bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng lá chè này pha nước uống hàng ngày để điều hòa đường huyết.

Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch, cao huyết áp là tình trạng rất phổ biến với người lớn tuổi, béo phì, thừa cân. Cao huyết áp có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy thận, suy tim, thậm chí là đột quỵ.

Vậy làm sao để có thể giữ huyết áp ổn định, ngăn ngừa biến chứng? Điều này đã được các nhà nghiên cứu chứng minh, hoạt chất trong chè đắng giúp giảm áp lực máu lên thành mạch, lưu thông máu đều đặn khắp cơ thể.

Theo nghiên cứu của TS Phan Văn Các, TS Nông Thanh Sơn và các cộng sự nhận thấy, dịch chiết từ lá chè đắng có tác dụng làm hạ huyết áp từ từ và dần ổn định sau 120 – 150 phút sử dụng, tác dụng hạ huyết áp càng nhanh khi tăng liều lượng.

Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu tại Trung Quốc cũng cho thấy, hoạt chất flavonoid trong lá chè giúp chống oxy hóa, tăng độ bền của mạch máu, giảm tai biến mạch máu ở người cao tuổi.

Nhờ vậy, nó có thể phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, xơ vữa mạch máu não, nhồi máu cơ tim,… Do đó, những người có bệnh lý về huyết áp và tim mạch nên sử dụng trà mỗi ngày để phòng ngừa bệnh tật.

Các thí nghiệm trên lá chè cho thấy, nó có chứa nhóm saponin triterpen, tương tự như một lượng caffeine nhất định, có công dụng kích thích thần kinh, giúp tinh thần sảng khoái, hưng phấn, minh mẫn và nhiều năng lượng. Một loại thức uống khác như cafe chứa hàm lượng caffein rất cao khiến cho người uống khó ngủ, nhưng trà đắng thì ngược lại.

Nếu mỗi ngày sử dụng liều lượng thích hợp thì sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và dễ dàng đi vào giấc ngủ. Ngoài ra người ta còn sử dụng chữa những bệnh hay quên, mất trí ở những người cao tuổi.

Hiện nay ở nước ta thì các bệnh về gan rất phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau như thực phẩm, thói quen sinh hoạt không tốt,… Tác dụng của chè đắng giúp thải độc gan nhờ vào hoạt chất theophylline có trong lá trà.

Với công dụng chữa lành các tế bào gan bị tổn thương rất hiệu quả. Do đó, đối với người thường xuyên sử dụng rượu bia, thực phẩm nóng. Vì vậy, những người thường xuyên sử dụng rượu bia nên uống chè đắng mỗi ngày.

Chè đắng có nhiều công dụng đến sức khoẻ của con người. Mặc dù là loại thức uống nhưng mang lại nhiều giá trị như chữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ trong máu,… Ngoài ra, người hay uống nhiều rượu bia, đồ ăn dễ tích tụ độc tố thì sử dụng thảo dược giúp đào thải chất độc và cải thiện chức năng của gan và thận. Để hiểu rõ hơn cách sử dụng thảo dược, mời bạn đọc tiếp đến phần sau đây

Người bị bệnh tiểu đường có thể sử dụng 1 trong 3 bài thuốc sau đây:

Bài thuốc 1: Lấy 20g chè đắng, 3 quả la hán bổ đôi sắc nước uống thay trà.

Bài thuốc 2: Lấy 20g lá chè đắng và 15g dây thìa canh sắc nước uống. Mỗi ngày uống 2 lần, kiên trì dùng đến khi nào triệu chứng được chữa khỏi.

Bài thuốc 3: Dùng 20g chè đắng, 20g chè dung, 15g cỏ ngọt sắc lấy nước uống hàng ngày.

Cả ba phương pháp này được chứng minh hỗ trợ tiểu đường hiệu quả. Sử dụng liên tục trong vòng 30 ngày chỉ số đường huyết cải thiện rất đáng kể.

Cách dùng chè đắng để ổn định huyết áp như sau: Bạn sử dụng 4-5 lá chè đắng khô hãm cùng với nước sôi. Bạn cũng có thể hãm đến hai lần cho đến khi nước trà nhạt thì mới thay ấm khác.

Uống nước chè mỗi ngày có tác dụng giúp điều hoà huyết áp từ từ chỉ sau khoảng 2-3 tiếng. Uống xong ngồi nghỉ một chút sẽ cảm thấy các triệu chứng được cải thiện hơn. Bạn có thể pha thêm vài lá lá cỏ ngọt hoặc la hán quả để làm dịu vị đắng trong trà. 

Cách sử dụng giảm cân như sau: Đầu tiên, bạn sử dụng 3-4 lá khô tráng qua bằng nước ấm. Sau đó, bạn hãm cùng với 500ml nước sôi, khi nào dược chất trong chè tan ra hết thì sử dụng được, nên uống khi còn ấm hoặc có thể uống lạnh tuỳ thích.

Nếu uống chè kết hợp với vận động thể dục thường xuyên giúp tăng cường quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, đào thải chất thừa qua đường bài tiết. Cũng giống như trà sơn mật hồng sâm, uống nước trà đắng mỗi ngày giúp chữa bệnh mỡ trong máu rất hiệu quả. Thích hợp cho các đối tượng thừa cân béo phì, người có chỉ số mỡ máu cao.

Cách sử dụng chè đắng trị bệnh viêm loét dạ dày, ghẻ lở như sau: Bạn sử dụng 30g chè đắng kết hợp cùng với kim ngân hoa, sắc cùng với 700ml nước, uống mỗi ngày thay trà, dùng sau bữa ăn.

Tương tự như chè vằng hay cây chè dây, chè đắng cũng có tác dụng hỗ trợ và điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả khi kết hợp với vị thuốc kim ngân hoa. Liệu trình sử dụng uống khi nào đến hết đau dạ dày thì thôi.

Một số đối tượng sau đây được các chuyên gia bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng thảo dược mỗi ngày để tốt cho sức khỏe cũng như ngăn ngừa bệnh tật.

Chè đắng là thức uống được nhiều người ưa chuộng vì đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nếu bạn chưa biết địa chỉ nào mua thảo dược uy tín và chất lượng thì có thể đặt mua ngay bây giờ tại Thảo dược An Quốc Thái.

Thảo dược An Quốc Thái là địa chỉ bán chè đắng Cao Bằng chất lượng, giá cả ổn định, được rất nhiều khách hàng dùng tin tưởng và sử dụng trong nhiều năm qua.

Thảo dược có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng hoàn toàn từ thiên nhiên, không chất bảo quản. Vì vậy, bạn có thể yên tâm khi đặt mua chè đắng tại Thảo dược An Quốc Thái.

Bạn đọc có thể liên hệ mua hàng tại:

Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng

Bạn đọc vừa xem xong bài viết: “Chè đắng có tác dụng giúp giảm cân, điều trị viêm đại tràng thần kỳ“, mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cây chè đắng, cũng như cách uống đúng, tốt cho sức khỏe.

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi

Bách Khoa Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam (nhà xuất bản Hồng Đức)

Thông tin mua hàng

Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng

Địa chỉ:

62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP. HCM

SĐT đặt hàng:

0902743250

Giá bán:

350.000 VNĐ/KG

Điều Trị Viêm Tinh Hoàn Dễ Hay Khó?

Việc điều trị viêm tinh hoàn dễ hay khó tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và biến chứng của bệnh nhân. Từ đó, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật.

Virus

Virus quai bị là nguyên nhân viêm tinh hoàn thường gặp nhất. Tình huống này chủ yếu xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên. Theo ước tính tại một phòng khám Hoa Kỳ, có đến 33% nam giới mắc quai bị khi ở tuổi thanh thiếu niên cũng bị viêm tinh hoàn.

Vi khuẩn

Tình trạng nhiễm khuẩn cũng có thể là nguyên nhân viêm tinh hoàn ở nam giới. Nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) do vi khuẩn gây nên như lậu, chlamydia, viêm mào tinh hoàn làm tăng nguy cơ viêm tinh hoàn.

Mào tinh hoàn là ống nối giữa tinh hoàn với ống dẫn tinh, có nhiệm vụ đưa tinh trùng ra khỏi nơi sản xuất. Hoặc nam giới cũng có thể nhiễm trùng do vi khuẩn tại ống thông tiểu, dụng cụ y tế đặt vào dương vật của họ.

Các nguyên nhân khác

Bất thường bẩm sinh đường tiết niệu.

Viêm do dị ứng: dị ứng do tiếp xúc như bao cao su, vải quần lót.

Mắc các bệnh nam khoa mạn tính. Thường gặp nhất là viêm đường tiểu, viêm tuyến tiền liệt lâu ngày.

Viêm do tinh hoàn bị tổn thương. Có thể những va chạm mạnh khi quan hệ tình dục, hoặc tai nạn gây chấn thương khiến tinh hoàn bị đụng dập, tổn thương dẫn đến viêm.

Viêm tinh hoàn không thể tự khỏi nếu không được điều trị dứt điểm căn nguyên. Có những phương pháp điều trị viêm tinh hoàn được áp dụng tùy vào từng bệnh nhân:

Nội khoa

Đây là phương pháp điều trị viêm tinh hoàn đầu tay. Được chỉ định khi nam giới gặp tình trạng viêm tinh hoàn cấp tính mà không có xoắn tinh hoàn kèm theo. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp:

Viêm tinh hoàn do vi khuẩn: kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, chống phù nề. Sau khi phân lập được chủng vi khuẩn theo kháng sinh đồ sẽ điều trị theo kháng sinh đồ.

Viêm tinh hoàn do virus: thuốc kháng viêm, giảm đau, ức chế miễn dịch.

Viêm tinh hoàn do dị ứng: thuốc chống dị ứng.

Phẫu thuật

Điều trị viêm tinh hoàn bằng phẫu thuật được chỉ định khi người bệnh đến gặp bác sĩ mà đã xảy ra biến chứng: áp xe tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn lượng nhiều, viêm màng tinh hoàn xơ hóa.

Các yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng viêm tinh hoàn vô căn (không rõ nguyên nhân viêm tinh hoàn) gồm:

Nam giới chưa được chủng ngừa bệnh quai bị.

Nam giới có tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu tái đi tái lại.

Nam giới có bất thường bẩm sinh đường tiết niệu.

Các hành vi tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Từ đó nguy cơ viêm tinh hoàn cũng tăng dần, bao gồm:

Có nhiều bạn tình.

Quan hệ với bạn tình bị STDs.

Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su.

Tiền sử cá nhân từng mắc STDs.

Công tác chẩn đoán thường sẽ bắt đầu bằng thăm khám hỏi chi tiết bệnh sử của người bệnh. Sau đó, bác sĩ tiến hành khám các hạch bạch huyết vùng bẹn và bên tinh hoàn sưng to. Đôi khi, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng hậu môn, trực tràng để xem có phì đại hoặc đau tuyến tiền liệt hay không.

Các phương pháp chẩn đoán được đề nghị

Xét nghiệm tìm nguyên nhân viêm tinh hoàn nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc STDs

Nếu người bệnh có dịch chảy ra từ niệu đạo, sử dụng một miếng gạc nhỏ để lấy mẫu dịch tiết mang đi xét nghiệm. Mẫu dịch được kiểm tra trong phòng thí nghiệm để tìm vi khuẩn lậu và chlamydia. Trong một số trường hợp, STDs được sàng lọc bằng soi, cấy nước tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu

Lấy mẫu nước tiểu của người bệnh phân tích để tìm các dấu hiệu bất thường. Thường dùng xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.

Siêu âm

Đây là phương pháp thường được sử dụng nhất để đánh giá tình trạng đau tinh hoàn. Siêu âm Doppler màu giúp xác định:

Lượng máu đến tinh hoàn thấp hơn bình thường: hiện tượng xoắn tinh hoàn.

Lượng máu đến tinh hoàn cao hơn bình thường: chẩn đoán xác định viêm tinh hoàn.

Điều trị viêm tinh hoàn bằng thuốc hay phẫu thuật phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và biến chứng ở người bệnh. Dù là lựa chọn phương pháp nào, nam giới đều phải tuân thủ điều trị dứt điểm và thực hiện phòng bệnh khoa học để ngăn ngừa tái phát.

Viêm Da Dầu: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Bệnh Lý Gây Khó Chịu Vào Mùa Đông

Viêm da dầu là tình trạng viêm mạn tính phổ biến, gặp ở nhiều lứa tuổi, được mô tả lần đầu bởi Unna năm 1887. Đặc trưng của viêm da dầu là các tổn thương đỏ da, bong vẩy, ngứa ở những vùng da nhiều dầu như vùng da đầu, mặt vùng chữ T, lưng, ngực. Bệnh dễ chẩn đoán nhầm với bệnh vẩy nến hay tình trạng dị ứng, eczema.

Bệnh có thể gặp ở mọi chủng tộc, mọi lứa tuổi, vào các thời điểm khác nhau trong quá trình phát triển của mỗi chúng ta. Tùy từng vùng địa lý, tùy vào điều kiện thời tiết và cơ địa của bệnh nhân mà tỉ lệ mắc bệnh khác nhau. Có một số nghiên cứu cho rằng tỷ lệ mắc từ 2 – 5% dân số thế giới. Đối với trẻ nhũ nhi và trẻ ở tuổi dậy thì tỉ lệ mắc cao hơn.

1. Vai trò của tuyến bã

Giai đoạn tuyến bã hoạt động mạnh thường thấy tỉ lệ viêm da dầu cao như giai đoạn sơ sinh, tuổi dậy thì. Và vị trí tổn thương cũng gặp chủ yếu ở vùng da có nhiều tuyến bã như da đầu, mặt, ngực và lưng.

2. Vai trò của nấm Malassezia

Đây là loại nấm ưa mỡ thường thấy trên da có tác động làm thay đổi nồng độ acid béo tự do và gốc oxy tự do dẫn tới thay đổi hệ vi khuẩn trên da làm viêm da.

3. Vai trò của hệ thống miễn dịch

Một số nghiên cứu cho rằng hệ thống miễn dịch cơ thể đáp ứng lại với Malassezia và các sản phẩm chuyển hóa của nó cũng dẫn tới quá trình viêm.

4. Yếu tố cơ địa của bệnh nhân

Nếu cơ thể đang mắc một số bệnh như HIV/AIDS, Parkinson, Alzheimer, béo phì, bệnh nội tiết, stress hay yếu tố di truyền, dùng thuốc, rượu và các chất kích thích, môi trường sống… đều làm tăng tỉ lệ mắc bệnh. Trong đó, bệnh thường gặp nhất vào mùa hanh khô.

5. Vậy làm sao để biết mình bị viêm da dầu?

Biểu hiện chung của viêm da dầu là đỏ da, bong vẩy da, ngứa có thể có biểu hiện rát vùng da nhiều dầu như da đầu, vùng mặt (vùng chữ T: rãnh mũi má và hai bên lông mày), lưng, ngực. Tùy vào lứa tuổi mà biểu hiện bệnh khác nhau.

Để đánh giá mức độ nặng của bệnh ta có thể dùng thang điểm của Avner Shermer.

Trên thế giới hiện nay có nhiều phương pháp điều trị viêm da dầu nhưng chưa có một phương pháp nào điều trị triệt để bệnh. Tùy từng mức độ, lứa tuổi mà chúng ta có thể lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau.

Các thuốc điều trị chia thành thuốc dùng tại chỗ và thuốc đường toàn thân. Ngoài ra, còn có thể dùng các liệu pháp ánh sáng như PUVA hoặc UVB.

Các thuốc dùng tại chỗ như: Dầu gội trị gầu (có chứa Selelium sulphid, Zinc pyrithion, Ciclopirox olamin, Ketoconazol), thuốc Cortcoid tại chỗ, thuốc ức chế Calcineurin, Benzoyl peroxide, Acid azelaic…

Các thuốc dùng đường toàn thân như: Thuốc chống nấm đường toàn thân, vitamin A acid liều thấp.

Viêm da dầu là một bệnh lý viêm da mạn tính nên điều trị cần kiên trì. Bệnh cũng được xếp vào trong nhóm các bệnh viêm da cơ địa.

Chỉ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng có hại của thuốc cũng như đạt hiệu quả điều trị cao.

Trong điều trị bệnh, giữ ẩm cho da là một trong những biện pháp hữu hiệu và cần làm thường xuyên.

Tránh sử dụng nước nóng để tắm gội. Rượu bia và các chất kích thích có thể làm tăng nặng bệnh.

Tránh cào gãi vẩy làm tổn thương thêm da. Qua thực tế điều trị, việc dưỡng ẩm là rất quan trọng trong điều trị các bệnh viêm da cơ địa. Vì vậy cần tìm hiểu làn da của mình thật kỹ để chăm sóc da tốt nhất.

15 Điều Thiết Yếu Cho Chạy Bộ Địa Hình

Thế giới của chạy bộ địa hình (chạy trail) khác xa với chạy bộ đường bằng, vì thế bạn cần được trang bị kỹ càng cho mọi thử thách. Với phụ kiện và kinh nghiệm phù hợp, bạn có thể thưởng thức việc chạy ngoài trời kể cả trên những địa hình gồ ghề. Dù cho trải nghiệm chạy của bạn là gì thì những điều thiết yếu sau đây vẫn sẽ luôn đồng hành cùng bạn:

1. Hỗ trợ bàn chân của bạn với giày chạy địa hình

Điều quan trọng nhất là giày chạy địa hình chuyên dụng. Những đôi giày chạy trail giúp chân bạn được bảo vệ nhiều hơn trên địa hình gồ ghề. Thêm vào đó, chúng còn hỗ trợ và giúp chân bạn ổn định hơn.

2. Sẵn sàng cho các dạng địa hình khác nhau với một đôi giày dự phòng

Bạn có thể phải chạm trán nhiều dạng địa hình khác nhau trên quãng đường chạy của mình, vì thế hãy nghĩ về việc mang hai đôi giày bên mình. Bạn có thể giải quyết những khó khăn khi lên dốc với một đôi giày chạy bộ địa hình nhẹ hơn. Sau đó khi xuống dốc, bạn có thể mang một đôi giày khác hỗ trợ với độ bám tối đa.

3. Tích trữ đủ nước với balo tiếp nước

Cung đường địa hình của bạn có thể sẽ không đi ngang qua bất kỳ nguồn nước nào. Giải pháp là hãy mang một balo tiếp nước.  Mang theo balo cũng giúp bạn có thêm túi tiện dụng để đựng thêm đồ ăn.

Balo tiếp nước Camelbak Rogue

4. Chai nước cầm tay

Những chai nước cầm tay là một trong số những lựa chọn gọn nhẹ nhất cho việc mang nước và một số đồ thiết yếu. Khả năng chứa nước giới hạn của chúng rất tiện lợi cho cuộc chạy.

Hầu hết những chai nước này chứa khoảng 16 – 20 fl oz nước. Chúng là điển hình cho một hệ thống dây đeo kết hợp với một chiếc túi có khoá kéo. Dây đeo giữ cho chai nước an toàn trên tay bạn và giúp tay bạn thư giãn. Vì thế, bạn không thực sự phải cầm chai nước trong toàn bộ thời gian bạn chạy. Nhiều chai có hình dáng vừa với lòng bàn tay. Chiếc túi có khoá kéo có thể bảo vệ một số đồ nhỏ, như điện thoại di động, tiền mặt hay thẻ tín dụng.

Một số vận động viên phàn nàn rằng họ cảm thấy không được cân bằng khi chạy với một chai nước cầm tay. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể mang theo mỗi chai một tay. Điều này cũng giúp bạn có nhiều nước dự trữ hơn.

5. Túi đeo hông và đai đeo đựng nước

Túi đeo hông và đai đeo đựng nước thường cung cấp nhiều chỗ để hơn là chai nước cầm tay, chúng có ích hơn cho những cuộc chạy dài đòi hỏi nhiều đồ đạc. Một số túi và đai đeo đủ to để bạn có thể cất một chiếc áo gió siêu gọn.

Túi đeo hông Naturehike

Hầu hết các đai đeo đựng nước bao gồm một chai nước 16 – 20 fl oz. Một số đai đi kèm với nhiều chai nước nhỏ hơn để phân phối trọng lượng xung quanh đai đeo và cho bạn chọn lựa uống nhiều loại nước khác nhau trong quá chạy như nước khoáng hay đồ uống điện giải. Thiết kế này cũng giúp bạn có thể chọn mang theo tất cả các chai hoặc bỏ một vài chai ở nhà, phụ thuộc vào lượng nước bạn cần trong quá trình chạy.

Một điểm nữa để so sánh với chai nước cầm tay đó là túi đeo hông và đai đeo đựng nước giúp tay bạn được thảnh thơi trong những phần địa hình đòi hỏi sự phức tạp hoặc có thể bị ngã nếu bạn trượt chân.

6. Di chuyển tự do trong trang phục địa hình không hạn chế thân trên

Khi bạn chạy lên đồi, bạn sẽ vung cánh tay mình nhiều hơn để tự tạo năng lượng cho bản thân tiến về phía trước. Bạn cũng có thể sẽ di chuyển nhanh chóng để cân bằng bản thân và vượt qua các dạng địa hình. Tất cả đều có nghĩa rằng chiếc áo của bạn cần đem lại cho bạn sự tự do di chuyển thực sự. Bạn cũng có thể mua một chiếc áo dài tay, nó sẽ bảo vệ cánh tay bạn nếu bạn chạy qua rừng cây gai góc.

7. Chuẩn bị cho thời tiết xấu với áo khoác gấp gọn

Một chiếc áo khoác gấp gọn được làm từ vải không thấm nước sẽ giữ cho bạn luôn được khô ráo. Thêm vào đó, rất dễ dàng để cuộn nó cho vào một cái túi và bạn có thể đem theo nó khi chạy.

8. Bảo vệ đôi chân với một chiếc quần chạy địa hình bó sát

Một chiếc quần chạy bình thường sẽ không phù hợp với việc chạy lên đồi và vào rừng. Các nhánh và gai nhọn có thể xé rách vải. Với một chiếc quần chạy địa hình bó sát, phần chân dưới của bạn được bảo vệ với vải dệt khá bền.

9. Theo dõi bản đồ hoặc thiết bị GPS

Không có bất kỳ con đường nào mà bạn có thể hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ năng định hướng của mình. Một cái bản đồ và một chiếc la bàn tốt có thể khiến bạn yên tâm. Nếu bạn muốn sử dụng một hệ thống GPS, bạn có thể chạy và theo dõi sự tiến bộ của mình bằng cách sử dụng máy định vị GPS QSTAZ.

Máy định vị GPS QSTAZ

10. Giúp chân bạn thoải mái với xà cạp

Đôi khi chạy bộ địa hình sẽ khiến bạn phải đi qua địa hình sỏi đá. Xà cạp có thể bảo vệ và ngăn chặn đá rơi vào giày. Điều đó có nghĩa là bạn có thể thoải mái và không bao giờ phải dừng lại để nhặt những mảnh vụn hay đá ra khỏi giày.

11. Bảo vệ đôi mắt bạn với một chiếc mũ lưỡi trai nhẹ

Một chiếc mũ lưỡi trai có thể giúp mắt và mặt bạn được bảo vệ khỏi mặt trời để bạn có thể tập trung vào địa hình cuộc chạy.

Mũ lưỡi trai Nomad

12. Luôn bảo vệ chìa khoá

Đừng trở thành một người chạy bất cẩn đánh rơi chìa khoá dọc đường chạy địa hình. Hầu hết các đai đeo hông hay chai nước cầm tay đều có một vị trí cụ thể để xếp chìa khoá. Hãy nhìn vào trong chiếc túi có khoá kéo, bạn sẽ thấy một cái kẹp hoặc một nhánh co giãn để bạn gắn chìa khoá của bạn vào. Hoặc nếu lười thì ít nhất bạn có thể quẳng luôn chìa khoá vào túi.

Bạn cũng nên lưu ý rằng đừng đem theo tất cả chìa khoá theo bên mình. Những chiếc chìa khoá phụ sẽ chỉ làm tăng trọng lượng không cần thiết và chúng sẽ kêu leng keng dọc con đường chạy bộ. Chìa khoá nhà và chìa khoá ô tô có lẽ là tất cả những gì bạn cần.

13. Bảo vệ điện thoại

Bảo vệ điện thoại không bị ẩm là điều rất quan trọng. Điều này có nghĩa là không chỉ tránh để điện thoại tiếp xúc với mưa mà còn tránh cả mồ hôi nữa.

14. Giữ thức ăn và nước trong tầm với

Hầu hết những người chạy trail thích ăn trong lúc chạy. Vì thế, nếu bạn không có kế hoạch dừng lại để ăn trưa, việc giữ thức ăn và nước trong tầm với là rất quan trọng.

Thức ăn: Nếu bạn thích ăn những đồ như bơ đậu phộng hay bánh kẹp mứt, hãy làm trước bữa ăn chia thành từng phần mà bạn sẽ ăn vào mỗi thời điểm. Ví dụ, cắt chiếc bánh kẹp ra thành hai hoặc bốn phần để bạn không phải bỏ lại vào trong túi sau khi cắn dở vài miếng.

Nước: Điều này có vẻ khó xảy ra, nhưng thực sự thì những chai nước nén bằng nhựa có thể gây khó chịu trong suốt chặng đường dài. Chúng có thể chọc vào sườn hoặc chà lên lưng bạn. Một vài nhà sản xuất đã làm ra những bình nước siêu mềm phù hợp với cơ thể bạn để loại bỏ sự khó chịu.

15. Chuẩn bị có tổ chức

Luôn luôn để đèn đeo trán, dao bỏ túi, thức ăn, điện thoại và những đồ thiết yếu khác ở cùng một chỗ trong túi bạn để biết rõ nơi mà bạn có thể lấy chúng mà không cần ngừng chạy. Chuẩn bị đồ cùng một cách giống nhau mỗi lần chạy cũng sẽ giúp bạn ra khỏi nhà mà không quên đồ gì quan trọng. Có một cái túi nhỏ chuyên để rác sẽ giúp bạn tránh xả rác lung tung.

Đăng bởi: Nguyễn Khánh Linh

Từ khoá: 15 điều thiết yếu cho chạy bộ địa hình

Cập nhật thông tin chi tiết về Chấn Thương Chạy Bộ: Viêm Gân Bánh Chè Và Cách Điều Trị trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!