Bạn đang xem bài viết Cây Thuốc Bỏng: Vị Thuốc Với Nhiều Công Dụng Quý được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1.1. Tên khoa học, danh pháp khoa học
Còn gọi là trường sinh, thổ tam thất, đả bất tử, diệp sinh căn, sái bất tử, lạc địa sinh căn, sống đời.
Tên khoa học Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers. (Bryophyllum calycinum Salisb.).
Thuộc họ Thuốc bỏng Crassulaceae.
Có tên “thuốc bỏng” vì cây được dùng làm thuốc chữa bỏng. Trường sinh (sống lâu) hay lạc địa sinh căn (rụng xuống đất mọc rễ) là vì cây sống rất lâu, lá rụng xuống mặt đất là mọc rẽ và thành một cây con.
1.2. Đặc điểm thực vật
Cây thuộc thảo, cao chừng 0,6 – 1 m. Lá mọc đối thành hình chữ thập. Lá dày, có khi nguyên, có khi phân thành 3 – 15 thùy, phiến lá dài 5 – 15 cm, rộng 2 – 110 cm, mép có răng cưa to, mặt bóng, cuống lá dài 2,5 – 15 cm, phía dưới phát triển ẩn vào thân cây.
Cụm hoa mọc ở ngọn hay kẽ lá, màu tím hồng hoặc đỏ, mọc rủ chúc xuống. Hoa nở vào các tháng 2 – 15 quả đậu vào các tháng 3 – 16.
Ngắt một lá để trên đĩa có ít nước hay trên mặt đất, từ mép lá, nơi răng cưa của lá sẽ mọc lên một cây khác. Có khi treo lá trên tường để ở chỗ mát, cây con cũng mọc lên như vậy.
1.3. Phân bố, thu hái, chế biến
Cây thuốc bỏng được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm cảnh và làm thuốc.
Tại nhiều nước khác cây cũng mọc: Trung Quốc (tỉnh Hoa Nam), Ấn Độ, Philippine, Malaysia, Indonesia, …
1.4. Bộ phận sử dụngThường sử dụng: lá cây
Trong lá chiết được một hoạt chất gọi là bryophylin. Bryophylin có tác dụng kháng khuẩn và có thể dùng điều trị một số bệnh đường ruột. Các tác giả có nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, pH và thời gian bảo quản.
Trong cây thuốc bỏng người ta đã tìm thấy ba loại hoạt chất:
Các axit hữu cơ: Từ năm 1971, Marriage Paul B. và cộng sự đã xác định thấy có 32,5% axit malic, 10,1% axit xitric, 46,5% axit izoxitric, 1% axit succinic, 0,9% axit fumaric, 1% axit pyruvic, 0,4% axit oxalaxetic, 0,5% axit a-xetoglutaric, 0,1% axit glyoxylic, 0,2% axit lactic, 0,2% axit oxalic, 1,6% axit cis-aconitic, và chừng 0,05 – 10,6% axit chưa xác định được.
Các glycozit Aavonoic như flavonoit glycozit A (chưa xác định được), flanoit glycozit B được xác định là quexetic 3-diarabinozit với độ chảy 190 – 1192°C, với aglycon là quexetin (độ chảy 300 – 1302°C), và flavonoit glycozit c xác định là Kaempíerol 3-glycozit.
Các hợp chất phenolic: Bao gồm axit p. cumaric, syringic, cafeic, p. hydro-xybenzoic
Theo Y học cổ truyềnChỉ mới dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc chữa bỏng, cầm máu, đắp vết thương, đắp mắt đỏ, sưng đau, có tính giải độc.
Theo Y học hiện đại Tác dụng kháng nấmHoạt động diệt nấm rõ ràng của Cây thuốc bỏng chống lại loài nấm gây bệnh phổ biến nhất ở người là C. albicans đã được chứng minh.
Tác dụng tái tạo môDữ liệu phân tích mô học tạo ra bằng chứng rằng Cây thuốc bỏng có tác dụng tích cực trong việc tái tạo lại collagen và tái tạo biểu bì của khoang vết thương.
Tác dụng bảo vệ dạ dàyNước ép lá Cây thuốc bỏng bảo vệ niêm mạc của chuột chống lại các tổn thương dạ dày do indomethacin và ethanol gây ra, cho thấy rằng chúng có tác dụng bảo vệ dạ dày đáng kể.
Cơ chế bảo vệ dạ dày đối với ethanol và tổn thương indomethacin trong dạ dày của cây thuốc bỏng là ức chế viêm dạ dày, hoạt động chống oxy hóa và duy trì khả năng bảo vệ tế bào và cấu trúc cấu trúc niêm mạc.
Tác dụng chống bệnh LeishmaniasisBệnh Leishmaniasis là một căn bệnh cực kỳ khó điều trị. Bệnh gặp ở các quốc gia vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và miền nam châu Âu. Nó được xem như là một bệnh nhiệt đới đang bị lãng quên. Leishmaniasis được lan truyền qua vết cắn của muỗi cát Phlebotomus.
Ở người, có nhiều hình thức khác nhau của Leishmaniasis, phổ biến nhất là Leishmaniasis da, gây lở loét da và Leishmaniasis nội tạng, làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng (thường là lách, gan và tủy xương).
Trước đây, nghiên cứu đã được chứng minh rằng chiết xuất lá cây thuốc bỏng uống có hiệu quả mạnh mẽ chống lại bệnh Leishmaniasis ở chuột. Thông qua nồng độ huyết thanh của alanin-aminotransferase (ALT), aspartate-aminotransferase (AST), ure và phosphatase kiềm không thay đổi ở chuột trong 30 ngày. Cho thấy không có độc tính mãn tính đối với gan, tim hoặc thận.
Ngoài ra, bằng chứng chỉ ra rằng bệnh Leishmaniasis ở người có thể được kiểm soát bằng cây thuốc bỏng. Một người đàn ông 36 tuổi bị bệnh Leishmaniasis ở da được điều trị bằng đường uống với 30 g lá cây thuốc bỏng tươi/ngày trong 14 ngày. Trong quá trình điều trị, tổn thương ngừng phát triển và giảm nhẹ. Không có phản ứng bất lợi hoặc độc tính nào được ghi nhận.
Chữa viêm tai giữa cấp tính: Lá tươi giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai.
Bị đánh, bị thương thổ huyết: Lấy 7 lá giã nát, thêm rượu và đường vào mà uống trong ngày.
Cây Mật Gấu – Bài Thuốc Quý Từ Thiên Nhiên
Cây mật gấu (hay còn gọi là cây lá đắng ) vốn là loài cây mọc hoang và thường được bắt gặp ở một số tỉnh thuộc trung du, miền núi nước ta. Theo Đông y, loài cây này không chỉ đơn thuần là một cây thân thảo mà nó còn có tác dụng nhất định trong việc hỗ trợ điều trị một số căn bệnh thường gặp.
Cây mật gấu trị bệnh gì – tac dung cua cay mat gau
Vài nét sơ lược về cây mật gấuSở dĩ loài cây này được gọi là cây mật gấu là bởi thân và rễ của nó có màu vàng nhạt và vị hơi đắng giống mật gấu. Loài cây này có độ dài thân không lớn, chỉ trung bình từ 4cm – 6cm. Cây có tán lá lá tương đối dài, có thể dài gấp tới 1,5 đến 2 lần chiều dài của thân cây.
Đây là loại cây được bắt gặp nhiều ở phía Bắc nước ta – lá cây mật gấu chữa bệnh gì
Như phần đầu có đề cập, cây được bắt gặp nhiều ở phía Bắc nước ta. Tuy nhiên, ở một số tỉnh thuộc miền Trung hoặc miền Nam đôi khi chúng ta cũng có thể bắt gặp chúng mọc rải rác với kiểu thân cây khá còi cọc, kém phát triển do điều kiện khi hậu không thuận lợi.
Những tác dụng chữa bệnh của cây mật gấu Hỗ trợ điều trị, đẩy lùi một số bệnh thường gặpTheo Đông Y cũng như nhiều công trình nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, việc sử dụng loại thảo dược này có thể giúp đẩy lùi một số căn bệnh thường gặp như:
Hạn chế các triệu chứng mẩn ngứa ngoài da, giúp loại bỏ những độc tố tích tụ trong gan, thận.
Cây mật gấu giúp hạn chế các triệu chứng mẩn ngứa ngoài da – lá cây mật gấu có tác dụng gì
Đẩy lùi một số căn bệnh thường gặp ở hệ hô hấp như đau họng, viêm họng hay cổ họng thường xuyên có đờm.
Hỗ trợ làm giảm và hạn chế hàm lượng đường trong máu.Bên cạnh việc hỗ trợ và phòng chống một số bệnh thường gặp như đã đề cập ở trên, người ta cũng sử dụng lá mật gấu cũng được sử dụng như một vị thuốc để giúp hạn chế và làm giảm hàm lượng đường trong máu. Trong lá loài cây này có chứa rất nhiều các hoạt chất sinh học như Glycoside, tannin, Alkaloid cũng như các vitamin khác tạo nên vị đắng đặc trưng. Chính vị chát đắng này đã giúp kiểm soát được lượng đường huyết, rất tốt cho người bệnh đang bị đái tháo đường.
Cây mật gấu giúp hỗ trợ đẩy lùi tiểu đường – tac dung cay mat gau
Cách sử dụng cây mật gấu:Hiện nay, có rất nhiều cách sử dụng loại cây này đang được áp dụng. Bạn có thể dùng trực tiếp từ nguồn lá tươi thu được hoặc phơi khô, sao khô để bảo quản phục vụ cho việc dùng lâu dài. Đối với cả lá tươi và lá khô, bạn có thể lựa chọn hình thức sắc uống hoặc ngâm rượu để uống.
Có thể phơi khô lá, thân cây mật gấu để sử dụng – cong dung cua cay mat gau
Đăng bởi: Dương Hiệp
Từ khoá: Cây mật gấu – bài thuốc quý từ thiên nhiên
Tác Dụng Trị Bệnh Của Vị Thuốc Phòng Phong
Phòng phong là một vị thuốc thuộc nhóm Tân ôn giải biểu. Nghĩa của tên thuốc: Phòng nghĩa là phòng bị, phong nghĩa là gió. Phòng phong là vị thuốc chuyên trị các bệnh ngoại cảm do gió.
Thực tế, Phòng phong gồm nhiều vị thuốc khác nhau được thu hái và sử dụng. Nước ta chưa thấy mọc loại cây này, hiện nay vẫn đang nhập khẩu từ Trung Quốc. Tại Trung Quốc Xuyên phòng phong và Vân phòng phong chủ yếu được trồng tại Tứ xuyên, Quý Châu, Vân Nam. Phòng phong chủ yếu được trồng tại Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Đông, Nội Mông.
Bộ phận dùng: rễ của cây Phòng phong.
Thu hái vào mùa xuân, thu. Đào lấy rễ, cắt bỏ phần trên, rửa sạch rồi phơi và sấy. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Phòng phong có vị cay ngọt, hơi ấm. Quy kinh Bàng Quang, Can và Tỳ.
2.1. Tác dụngTrị cảm lạnh mà ra mồ hôi không dứt, trị đau do phong thấp, đau cơ khớp khi thay đổi thời tiết, ngứa toàn thân (phong), chống co giật do bệnh uốn ván, cầm đi lỏng.
2.2. Liều dùngLiều dùng từ 4 – 12g tùy từng loại bệnh.
2.3. Chỉ địnhChứng cảm cúm do gió lạnh: đau nhức đầu, đau nhức mình mẩy, sợ gió lạnh. Thường kết hợp với các vị thuốc như Kinh giới, Khương hoạt hay Độc hoạt.
Chứng cảm cúm do phong thấp: đau nhức đầu, đau nhức tay chân, người nặng nề. Thường kết hợp với các vị thuốc Khương hoạt, Cảo bản (như bài Khương hoạt thắng thấp thang).
Các chứng đau nhức khi thay đổi thời tiết: gây đau nhức các khớp, các khớp sưng nề và biến dạng, co duỗi khó khăn. Thường kết hợp với Khương hoàng, Khương hoạt, Quế chi (Như bài Quyên tý thang).
Chứng co cứng do uốn ván thường phối hợp với Thiên ma, Thiên nam tinh, Bạch phụ tử ( Bài Ngọc châu tán).
Phòng phong sao cháy có thể dùng để điều trị đi tiêu ra máu.
Chữa cảm phong thấp gây đau nhức mình mẩy, các khớp: Phòng phong 12g, Độc hoạt 10g, Tang ký sinh 12g, Tần giao 12g, Hương phụ chế 8g, Xuyên khung 8g, Hà thủ ô 12g, Quế chi 8g, đổ ngập nước sắc còn khoảng 200ml.
Chữa đau nửa đầu: Phòng phong, Bạch chỉ lượng bằng nhau, tán mịn, hòa với mật làm thành viên to bằng quả táo nhỏ, mỗi lần ngâm một viên với nước trà rồi uống.
Trị co giật do uốn ván (Ngoại khoa chính tông): Nam tinh, Phòng phong, Bạch chỉ, Thiên ma, Khương hoạt, Bạch phụ tử lượng bằng nhau, tán mịn. Lần dùng 6 – 12g chế với rượu nóng để uống.
Trị ngứa thường dùng với các thuốc trị phong khác như Kinh giới, Bạc hà, Kim ngân hoa…
Điều trị đau bụng tiêu chảy: Trường hợp tiêu chảy kèm sôi bụng, đau bụng. Dùng bài cổ phương “Thống tả yếu phương” (Cảnh nhạc toàn phương). Gồm Bạch truật 12g, Bạch thược 12g, Phòng phong 8g (sao), Trần bì sao 6g. Đem sắc với khoảng 600ml nước, sắc còn 200ml là có thể dùng.
Khương hoạt và Phòng phong: Phòng phong tác dụng trung bình, Khương hoạt tác dụng mạnh. Phòng phong trị phong toàn thân trong khi đó Khương hoạt trị phong từng vùng (Đông dược học thiết yếu)
Quế chi và Phòng phong: Quế chi trị sợ gió, lạnh sau lưng, Phòng phong chủ trị về sợ gió lạnh ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể (Đông dược học thiết yếu).
Kinh giới và Phòng phong: đều có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm khi phong vào phần huyết, có khả năng cầm máu. Nhưng Kinh giới có tác dụng làm cho ra mồ hôi mạnh, có thể trị phong ở phần đầu, mắt, thông cổ họng, đẩy nhanh ban chẩn, cầm máu mà tiêu ứ trệ. Còn Phòng phong có tác dụng khu phong, thắng thấp, giảm đau, cầm máu, cầm băng huyết.
Phòng phong chứa các tinh dầu bay hơi có tác dụng giảm sốt, chống viêm, giảm đau, chống co rút. Nước sắc Phòng phong có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng chống dị ứng và nâng cao miễn dịch của cơ thể.
Thành phần chủ yếu của Phòng phong là Mannitol và Phenol.
Năm 1942, báo cáo của Trung Xuyên Công Hải đã nêu lên tính hạ sốt của Phòng phong. Họ cho thỏ đã được gây sốt uống chất chiết của vị thuốc này, kết quả thỏ có hạ sốt. (Trung Hoa dân quốc y học nội).
Năm 1956, thực nghiệm trên thỏ đã được gây sốt bằng cách tiêm tĩnh mạch vacxin thương hàn của Tôn Thế Tích cho thấy, Phòng phong (Siler divaricatum) sắc thuốc 20% (trọng lượng trên thể tích) và thuốc ngâm liều 10mg trên 1kg trọng lượng đều có tác dụng hạ sốt sau nửa giờ uống. Nhưng thuốc sắc có tác dụng lâu hơn, tác dụng hạ sốt kéo dài trên 2 giờ rưỡi. Còn thuốc ngâm chỉ kéo dài khoảng 2 giờ thì sốt lại. Ông cho rằng tác dụng hạ sốt của Phòng phong không cao lắm. (Trung Hoa y học tạp chí, 10: 964-968).
Ngâm cùng cồn làm tăng ngưỡng đau của chuột khi dùng bằng đường uống hoặc đường chích. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm Cốt toái bổ: Vị thuốc quý bổ gân cốt.
Các trường hợp huyết hư sinh phong hoặc sốt cao co giật, ra mồ hôi trộm, tự chảy mồ hôi đầm đìa, phụ nữ sau sinh, trẻ nhỏ co giật khi bị tiêu chảy nặng không dùng.
Cây Mặt Quỷ: Vị Thuốc Có Đáng Sợ Như Tên Gọi?
Cây mọc toả ra hay leo, tới 10 m.
Lá hình trái xoan ngược rộng, thuôn, bầu dục, hay hình dải ngọn giáo, thót lại ở gốc, tù nhọn hay có đuôi và nhọn mũi ở đầu, dài 2 – 12,5 cm rộng tới 4 cm, nhẵn hay có lông ở mặt dưới, gân phụ 4 – 6 cặp, cuống dài 1cm, lá kèm hình tam giác, cao 2 – 5 mm.
Hoa xếp thành đầu đường kính khoảng 6 mm ở ngọn nhánh hay xếp hình tán. Hoa trắng, tràng có ống có lông ở vùng cổ, thuỳ 4 thon.
Quả gồm những hạch dính nhau, rộng 8-10 mm, gần hình cầu, dẹp, có bề mặt sù xì, với nhân cao 4 mm, dày 2 mm. Mỗi hạch chứa 1 hạt.
Bộ phận dùng của cây mặt quỷTrông Đông y, người ta dùng rễ và lá để làm thuốc.
Bào chế
Lá và thân cây có thể thu hái quanh năm, riêng lá có thể dùng tươi đắp ngoài da.
Rễ thường được thu hái vào mùa xuân hay mùa thu. Sau khi đào về đem rửa sạch rồi loại bỏ rễ con, ngâm nước ấm rồi cắt ngắn và phơi khô.
Thường dùng không chế biến gì khác. Nhưng tuỳ bệnh lý mà có thể sao hơi vàng hoặc tẩm rượu sao.
Rễ cây mặt quỷ có các dẫn xuất anthraquinone và glucosid.
Chiết xuất từ lá có tính kháng khuẩn đối với Bacillus megaterium, B. subtilis, E. coli, K. pneumonia, M. luteus, P. aeruginosa, S. typhi, S. flexneri, S. aureus.
Nghiên cứu đánh giá các chiết xuất dung môi khác nhau của lá cây mặt quỷ có tác dụng ổn định tế bào mast và chống phản vệ. Các chất chiết xuất từ lá methanolic, n-hexan và chloroform cho thấy chống lại sự thoái hóa tế bào mast ở màng bụng.
Nghiên cứu gây sốc phản vệ ở chân động vật, sau đó được điều trị bằng chiết xuất ethanolic và n-hexan của lá cho thấy sự giảm phù nề đáng kể do giảm nồng độ albumin. Các hợp chất phenolic và flavonoid trong lá đã góp phần vào tác dụng ức chế sự phân hủy tế bào mast do kháng nguyên gây ra và chống phản vệ.
Y học cổ truyền
Cây mặt quỷ có vị cay ngọt, ấm
Công dụng: Tả hỏa, thanh nhiệt, ích thận, cường gân cốt.
Chủ trị các bệnh lý phong tê thấp, mụn nhọt, lỵ, tẩy giun sán. Trong y học dân gian Việt Nam, dùng chữa mụn nhọt, kiết lỵ và các bệnh ngoài da. Bộ phận trên mặt đất dùng chữa sốt, ho, đau bụng, thấp khớp, viêm gan cấp tính.
Y học hiện đại
Rễ dùng làm thuốc tẩy mạnh tại Mỹ.
Lá, phối hợp với một số dược liệu, dùng làm thuốc sắc chữa tiêu chảy, kiết lỵ, ăn không tiêu, giang mai, lậu.
Ở vùng Tây Ghats của bang Kerala (Ấn Độ), cây được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, đau nhức cơ.
Ngoài ra, quả của còn được dùng nấu trong món cà ri Ấn Độ, thân cây dùng làm dây thừng thô ở Sri Lanka.
Liều dùng
8-20 gam dùng dạng thuốc sắc.
Mẩn ngứa
Chuẩn bị: 1 nắm lá cây mặt quỷ.
Thực hiện: Dược liệu trên đem rửa sạch rồi giã nát. Sau đó xoa nhẹ lên vùng da bị mẩn ngứa. Có thể kết hợp với sắc thân rễ dược liệu để uống với liều 10 – 15 g mỗi ngày.
6.2 Đau nhức xương khớp từ cây mặt quỷ
Bài thuốc 1: 10 g cây mặt quỷ, 10g vỏ cây xà cừ cùng 15 g rễ cây đinh lăng. sắc với 600 ml nước. Sắc trên lửa nhỏ thu lấy 200 ml thuốc. Lọc bỏ bã chia đều thành 2 lần uống sau bữa trưa và bữa tối. Mỗi liệu trình duy trì liên tục trong 10 ngày.
Bài thuốc 2: 12 – 20 g cây mặt quỷ. Cho vào ấm sắc lấy nước, bỏ bã, uống thay trà hằng ngày. Tuyệt đối không sử dụng nước sắc qua ngày.
Bài thuốc 3: 10 g cây mặt quỷ, 10g rễ cây chổi sể đồng, 10g rễ cỏ xước cùng 10 g vỏ xà cừ. Các vị thuốc sắc lấy nước, bỏ bã, uống ngày 1 thang.
Dùng cây mặt quỷ chữa giun sán, lỵ
Chuẩn bị: 10 – 16 g vỏ rễ.
Thực hiện: rửa sạch cho vào ấm, thêm 1 lít nước. Sắc lấy 300 ml thuốc, bỏ bã chia đều làm 3 lần uống, dùng 1 thang/ngày.
Như vậy, cây mặt quỷ là một vị thuốc chữa mụn nhọt, dị ứng, giun sán, lỵ, đau nhức xương khớp hiệu quả khi phối hợp với các dược liệu khác. Tuy nhiên quý độc giả không nên tự ý phối hợp bài thuốc khi chưa tham vấn ý kiến bác sĩ, để hạn chế tác dụng không mong muốn.
Tô Ngạnh: Vị Thuốc An Thai Đến Từ Cây Tía Tô
Cây Tía tô ngoài việc là một loại rau quen thuộc, các bộ phận của loài cây này từ lá, quả, cành đều được dùng để làm thuốc. Lá Tía tô gọi là Tô diệp, quả là Tô tử (hay bị hiểu nhầm là hạt), cành là Tô ngạnh. Mỗi bộ phận này là có công dụng khác nhau trong điều trị. Trong bài viết này sẽ nói về vị thuốc Tô ngạnh, cùng với công dụng cũng như liều dùng của nó.
1.1. Cây Tía tô
Tía tô có tên khoa học Perilla frutescens (L.) Britt, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae).
Tía tô là một loại cỏ mọc hằng năm, thân thẳng đứng có lông. Lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa to; phiến lá dài 4 – 12cm rộng 2,5 – 10cm, màu tím hoặc xanh tím, trên có lông màu tím.
Hoa nhỏ, màu trắng hoặc tím nhạt, mọc thành từng chùm ở kẽ lá hay đầu cành, chùm dài 6 – 20cm.
Tía tô được trồng ở khắp nơi ở Việt Nam để lấy lá ăn làm gia vị và làm thuốc. Trồng bằng hạt, chọn ở những cây to khoẻ, không có sâu bệnh. Thời kỳ gieo hạt tốt nhất là sau lập xuân vào tháng 1 – 2 dương lịch.
1.2. Dược liệu Tô ngạnh
Tô ngạnh tên khoa học là Caulis Perillae frutescensis. Là thân cành đã phơi hay sấy khô của cây Tía tô.
Dược liệu hình tại vuông, bốn góc tù. dài ngắn không đều nhau, đường kính 0,5 cm đến 1,5 cm. Mặt ngoài màu nâu hơi tía hoặc tía thẫm, bốn mặt có rãnh và vân dọc nhỏ. Mùi thơm nhẹ, vị nhạt.
2.1. Thu hái
Mùa thu, sau khi quả chín, cắt phần trên mặt đất, bỏ cành con và lá, loại bỏ tạp chất, phơi khô.
2.2. Bào chế
Thân Tía tô khô chưa thái, loại bỏ tạp chất. Nhúng vào nước, vớt ra, ủ mềm, thái khúc hoặc phiến dày, phơi khô.
Cho đến nay, 271 phân tử tự nhiên đã được xác định ở tía tô, bao gồm axit phenolic, flavonoid, tinh dầu, triterpen, carotenoids, phytosterol, axit béo, tocopherols và policosanols. Ngoài ra, các hợp chất riêng lẻ như axit rosmarinic, perillaldehyd, luteolin, apigenin, axit tormentic và isoegomaketone đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về tính chất dược lý của nó.
Chất perillaldehyd có mùi thơm đặc biệt của tía tô, chất perillaldehyd antioxim ngọt gấp 2.000 lần đường, khó tan trong nước, đun nóng sẽ phân giải, có độc, cho nên không dùng làm chất điều vị được, nhưng có người dùng làm ngọt thuốc lá.
Chiết xuất nước từ thân và lá tía tô làm tăng tỉ lệ tiếp nhận của nội mạc tử cung mặc dù biểu hiện phụ thuộc yếu tố ức chế bệnh bạch cầu. Do tầm quan trọng của khả năng thụ thai nội mạc tử cung trong một thai kỳ thành công, chiết xuất nước từ thân và lá tía tô có thể là một ứng cử viên mới và hiệu quả để cải thiện tỷ lệ mang thai.
điều trị bệnh tiểu đường thông qua việc ức chế mức độ của một phần trong con đường truyền tín hiệu insulin.
Chiết xuất từ thân cây tía tô có thể đóng một vai trò quan trọng trongthông qua việc ức chế mức độ của một phần trong con đường truyền tín hiệu insulin.
5.1. Công dụng
Cây tía tô thường được dùng để trị cảm, tuy nhiên, bộ phận dùng chủ yếu là lá Tía tô. Cành Tía tô không có tác dụng giải cảm này, chỉ có tác dụng trị đau thượng vị, ợ hơi, buồn nôn, nôn mửa, động thai.
5.2. Liều dùng
Ngày dùng từ 5g đến 9g, dạng thuốc sắc.
Trị phụ nữ có mang thai bị động thai đau bụng, đau lưng ngực, buồn nôn. Dùng bài Tử tô ẩm: Tô ngạnh 8g, Đương qui 12g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 8g, Đảng sâm 12g, Trần bì 8g, Đại phúc bì 8g, Cam thảo 4g, Sinh khương 8g, sắc nước uống.
Tóm lại, Tô ngạnh có tác dụng an thai, trị buồn nôn, nôn mửa.
Bác sĩ Trần Nguyễn Anh Thư
Thuốc Panadol Extra: Công Dụng, Liều Dùng Và Tác Dụng Phụ
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Cao Thanh Tú – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Panadol Extra chứa paracetamol là một chất hạ sốt, giảm đau và caffeine là một chất tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol.
1. Tác dụng của thuốc Panadol Extra là gì?Thuốc được khuyến cáo để điều trị hầu hết các triệu chứng đau từ nhẹ đến vừa và hạ sốt, ví dụ như: Đau đầu, đau nửa đầu, đau lưng, đau răng, đau khớp, đau bụng kinh, giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm và đau họng.
2. Liều dùng thuốc Panadol Extra cho người lớn và trẻ emNgười lớn (kể cả người cao tuổi) và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: uống 1 hoặc 2 viên mỗi 4 đến 6 giờ nếu cần. Liều tối đa hàng ngày: 8 viên.
Không khuyến nghị dùng thuốc này cho trẻ em dưới 12 tuổi.
3. Cách dùng thuốc Panadol Extra như thế nào?Chỉ dùng đường uống. Không dùng quá liều chỉ định. Panadol Extra có thể dùng khi bụng đói. Nên sử dụng liều thấp nhất cần thiết để có hiệu quả trong thời gian điều trị ngắn nhất. Thời gian tự điều trị không quá 3 ngày. Nếu triệu chứng kéo dài hơn 3 ngày hoăc nghiêm trọng hơn hoặc xuất hiện triệu chứng khác, không được tiếp tục sử dụng thuốc trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Người có bệnh gan, thận, nghiện rượu mạn tính, uống rượu quá nhiều hoặc tiền sử nghiện rượu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Không uống rượu và đồ uống có cồn trong thời gian dùng thuốc vì cồn có thể làm tăng độc tính trên gan, thận của thuốc.
Một số người có thể dị ứng với thuốc. Vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu phát ban trên da đầu tiên hoặc bất kỳ dấu hiện phản ứng quá mẫn nào khác, bệnh nhân cần phải ngừng sử dụng thuốc. Người đã từng bị các phản ứng trên da nghiêm trọng do paracetamol gây ra thì không được dùng thuốc trở lại và khi đến khám chữa bệnh nên thông báo cho nhân viên y tế biết về vấn đề này.
Không sử dụng đồng thời các thuốc khác có chứa paracetamol vì có thể dẫn đến quá liều. Sử dụng thuốc quá liều khuyến cáo có thể gây độc tính trên gan, thận với các biểu hiện như nước tiểu sậm màu, phân có màu đất sét, vàng da, vàng mắt, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới tử vong.
Triệu chứng quá liều: những triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện trong 24 giờ đầu, gồm buồn nôn, nôn, chán ăn, da tái, khó chịu và đổ mồ hôi. Quá liều có thể dẫn tới hoại tử gan hoàn toàn và không hồi phục.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc chứa paracetamol, vì vậy cần thận trọng khi phối hợp thuốc Panadol Extra với các thuốc khác để tránh quá liều, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau, thuốc điều trị các triệu chứng ho, cảm lạnh
Tránh dùng quá nhiều caffeine (ví dụ như từ cà phê, trà và một số đồ uống đóng hộp khác) trong khi đang dùng thuốc này. Khi dùng liều khuyến nghị paracetamol-caffeine cùng với chế độ ăn uống có nhiều caffeine, sẽ gây ra các tác dụng phụ do quá liều caffeine như mất ngủ, thao thức, lo lắng, cáu kỉnh, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp.
4. Tác dụng phụ khi dùng Panadol ExtraNhìn chung thuốc an toàn khi dùng ở liều khuyến cáo. Một số người có thể gặp các tác dụng phụ sau: chóng mặt, đau đầu, táo bón, mất ngủ, bồn chồn, lo lắng, rối loạn tiêu hóa.
Một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn nhưng rất hiếm gặp là giảm tiểu cầu, phản ứng quá mẫn bao gồm hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng hoại tử da nhiễm độc, co thắt phế quản ở các bệnh nhân nhạy cảm với aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID) như ibuprofen, diclofenac, meloxicam…, suy gan, thận (đặc biệt khi dùng liều cao, kéo dài).
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số
với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Thuốc Bỏng: Vị Thuốc Với Nhiều Công Dụng Quý trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!