Xu Hướng 9/2023 # Cây Lan Ý Có Tác Dụng Gì? Dùng Để Trang Trí, Lọc Không Khí Và Còn Gì Nữa # Top 10 Xem Nhiều | Fply.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cây Lan Ý Có Tác Dụng Gì? Dùng Để Trang Trí, Lọc Không Khí Và Còn Gì Nữa # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cây Lan Ý Có Tác Dụng Gì? Dùng Để Trang Trí, Lọc Không Khí Và Còn Gì Nữa được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cây lan ý là loại cây cảnh khá quen thuộc với nhiều gia đình. Ngoài tên gọi lan ý, loại cây này cũng được gọi với nhiều cái tên khác như cây bạch môn, cây buồm trắng, cây ý lan, cây lan như ý, … Trong bài viết này, NNO sẽ giúp các bạn biết cây lan ý có tác dụng gì mà loại cây này lại được trồng phổ biến đến như vậy.

Cây lan ý có tác dụng gì

1. Cây lan ý có công dụng trang trí

Nói về tác dụng của cây lan ý thì đương nhiên loại cây này có tác dụng trang trí nhà cửa vì nó là cây cảnh. Lan ý có lá hình bầu dục mọc ra từ củ và hoa có cuống dài màu trắng rất đẹp. Điểm độc đáo của cây lan ý là hoa của cây có mo hoa hay còn gọi là lớp áo lá màu trắng bọc bên ngoài hoa khá đẹp. Khi hoa nở lớp áo lá này bung ra nhìn như một cánh buồm đón gió, còn hoa bên trong hình trụ dài với những gai sần bên trên. Hoa lan ý thường nở được khá lâu tầm 1 tháng mới tàn, trong thời gian 1 tháng đó cây sẽ lại ra hoa mới nên nếu chăm sóc tốt thì cây gần như lúc nào cũng có hoa rất đẹp.

2. Cây lan ý giúp lọc không khí rất tốt

Bên cạnh vấn đề lọc không khí, lan ý nói riêng và cây xanh nói chung đều có tác dụng hấp thu các bức xạ điện từ phát ra từ các thiết bị điện tử trong nhà như lò vi sóng, smart phone, tivi, tủ lạnh, điều hòa, … Các bức xạ điện từ này tuy chưa được chứng minh là gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nhiều thực nghiệm cho thấy nó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người.

3. Cây lan ý là cây phong thủy mang lại tài vận

Lan ý không chỉ là cây cảnh mà nhiều gia đình còn trồng lan ý làm cây phong thủy trong nhà. Lan ý trồng trong nhà hợp với người mệnh kim và mệnh thủy giúp cải thiện phong thủy mang lại nhiều tài lộc vào nhà. Các bạn lưu ý là khi trồng cây lan ý thủy sinh thì cây này sẽ chỉ hợp với người mệnh thủy mà thôi.

Về vấn đề phong thủy có bạn sẽ tin nhưng cũng có khá nhiều bạn không tin. Dù sao thì phong thủy chỉ ảnh hưởng khoảng 1% còn 99% thành công là ở sự cố gắng của chính bản thân mỗi người. Do đó, các bạn tin cũng được mà không tin cũng được, chỉ cần biết rằng cây lan ý là một cây có ý nghĩa tốt lành có thể trồng trong nhà.

4. Cây lan ý dùng làm quà tặng rất ý nghĩa

Lan ý như vừa nói trên vừa có tác dụng về mặt phong thủy lại vừa là cây cảnh trang trí rất đẹp với nhiều điểm độc đáo riêng. Lan ý còn có tác dụng lọc không khí cực kỳ tốt và hấp thu cả các sóng điện từ giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và cả gia đình. Chính vì lý do này nên lan ý hiện nay được dùng khá nhiều để làm quà tặng như làm quà tặng sinh nhật, quà tặng tân gia, quà tặng khai trương cửa hàng, …

Lưu ý mặt trái của cây lan ý

Cây lan ý mặc dù có nhiều tác dụng tốt nhất la tác dụng lọc không khí. Trong bảng xếp hạng những cây cảnh lọc không khí tốt thì lan ý cũng là một trong số những loại cây được nhắc đến chứng tỏ khả năng thanh lọc không khí của cây không hề “tầm thường”. Thế nhưng, như vừa nói ở trên là trong thành phần của cây có chứa các tinh thể oxalat. Các tinh thể này hỗ trợ quá trình lọc không khí nhưng đồng thời đây cũng là một loại độc tố. Nếu đủ liều lượng thì loại độc tố này có thể gây chết người.

Theo một số nghiên cứ thì cây lan ý có chứa các tính thể oxalat ở cả hoa, cuống lá, cuống hoa, lá và cả củ. Mặc dù hàm lượng tinh thể oxalat trong cây không cao không thể gây chết người nhưng nếu trẻ nhỏ bứt là cho vào miệng nhai nuốt vẫn có thể gây sưng tấy, mẩn đỏ các vùng da nhạy cảm trong khoang miệng và gây buồn nôn, đau bụng, chóng mặt. Vì thế, khi trồng cây lan ý làm cảnh trong nhà, các bạn nên để xa tầm với của trẻ nhỏ và thú cưng để tránh những tác hại không mong muốn từ loại cây cảnh này.

Với những công dụng của cây lan ý vừa kể trên, chắc các bạn không còn thắc mắc về cây lan ý có tác dụng gì rồi phải không. Có thể nói rằng công dụng của cây lan ý rất tốt nên mặc dù loại cây này có độc nhưng vẫn được nhiều người chọn làm cây cảnh trồng trong nhà.

Khí Dung Là Gì? Sử Dụng Máy Khí Dung Có Tốt Không?

Khi xông khí dung, thuốc được đưa đến lớp lông chuyển trên niêm mạc của đường hô hấp, sau đó tác động trực tiếp lên những vùng bị viêm nhiễm, giúp cải thiện dấu hiệu cảm cúm, viêm thanh quản, viêm mũi họng hoặc viêm xoang vô cùng hiệu quả.

Máy xông khí dung Microlife NEB200 có khả năng khuếch tán thuốc với kích thước hạt sương 3.16 µm

Sử dụng khí dung đúng thời điểm, đúng liều lượng thuốc và có tần suất xông phù hợp sẽ giúp người dùng cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe, trong đó có thể kể đến như:

Tránh tác dụng phụ: Dùng máy khí dung đưa thuốc đến niêm mạc của đường hô hấp giúp người bệnh hạn chế các tác dụng phụ khi uống thuốc hoặc tiêm thuốc trực tiếp vào người như sốc phản vệ, ép tim, co giật,…

Ngừa bệnh về hô hấp: Nếu xông mũi họng bằng nước muối hằng ngày, bạn có thể phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp hiệu quả.

Có thể gây ức chế hô hấp

Do trong thành phần của khí dung sẽ có corticoid, aminoglycosid mà 2 chất này nếu sử dụng quá nhiều, không điều chỉnh định lượng, lâu dần sẽ gây ra phản tác dụng làm hư tổn ở phổi.

Cơ thể dễ bị phụ thuộc

Người lớn lạm dụng việc sử dụng máy khí dụng sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bạn phụ thuộc vào thuốc và ảnh hưởng xấu tới khứu giác.

Khi bị bệnh hen suyễn, các bác sĩ và chuyên gia cũng không khuyến khích sử dụng máy khí dung ở nhà. Vì khi xông khí dung nhiều, người bệnh sẽ không biết được khi nào triệu chứng của bệnh nặng lên, lúc phát hiện thì đã cực kỳ nguy hiểm.

Có thể gây ngộ độc ốc tai, dẫn tới điếc

Khi dùng máy phun khí dung phải thay bộ dây, nhưng đôi khi bạn lơ là việc này mà chỉ dùng một bộ dây để sử dụng quá nhiều lần, điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của người bệnh.

Thêm vào đó, lạm dụng khí dung với thuốc dạng lỏng và các dung dịch để xông khí dung có nhóm aminoglycosid được bác sĩ chỉ định không nên dùng cho những trẻ chưa biết nói vì có thể gây ngộ độc hốc tai, dẫn tới điếc.

Gây phản xạ co thắt phế quản

Việc lạm dụng khí dung không chỉ khiến bạn khó kiểm soát được tình trạng bệnh khiến khi bệnh nặng lên sẽ dễ xảy ra biến chứng đó là gây phản xạ co thắt thế quản, hay gây nhiễm trùng phế quản do không vệ sinh máy kĩ.

Bước 1: Lắp đặt cho máy khí dung

Để sử dụng máy khí dung đúng chuẩn, đầu tiên bạn cần tìm một bề mặt phẳng và vững chắc để đặt máy khí dung lên đó. Tiến hành lắp ráp các bộ phận lại với nhau và kết nối vào nguồn điện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và sau đó bắt đầu sử dụng.

Bước 2: Lấy thuốc cho vào cốc đựng thuốc

Bạn hãy vệ sinh tay sạch sẽ rồi dùng ống sạch lấy thuốc cho vào cốc đựng thuốc. Sau đó, lấy một lượng thuốc (theo liều lượng được bác sĩ chỉ định).

Bước 3: Nối mặt nạ hoặc ống thở vào cốc đựng thuốc

Đậy nắp cốc thuốc lại và bạn tiến hành gắn mặt nạ hoặc ống thở miệng với phần trên của cốc. Còn phần dưới của cốc cùng ống dẫn khí thì gắn với máy nén khí.

Bước 4: Thở chậm và sâu bằng miệng

Sau khi gắn đúng quy trình các bước trên, hãy bật máy thở khí dung để kiểm tra xem sương có phun ra không.

Đối với bệnh nhân: Giữ cho người thẳng giúp phổi được giãn ra để cho kết quả điều trị tốt. Trường hợp người bệnh dùng mặt nạ thì bạn phải điều chỉnh dây thắt và tư thế đeo sao cho vừa mặt. 

Đối với trẻ đủ lớn: Khuyến khích trẻ ngồi thẳng người, hít thở bình thường. Còn trẻ nhỏ thì bế ở tư thế ngồi thẳng rồi yêu cầu người bệnh thở sâu và chậm qua miệng để thuốc có thể lắng đọng trong đường hô hấp.

Dùng máy thở khí dung tối đa từ 5 đến 15 phút. 

Đọc kỹ tên thuốc, sử dụng đúng liều lượng

Điều cần làm trước khi sử dụng máy khi dung là luôn đọc kỹ tên thuốc, chỉ sử dụng loại thuốc theo đúng liều lượng và thực hiện khí dung theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng sẽ rất nguy hiểm.

Chọn thời điểm thở khí dung thích hợp

Chọn thời điểm thở khí dung thích hợp tránh thời gian ngay trước hoặc ngay sau bữa ăn sẽ gây khó thở khi xông, và khi có nhiều hoạt động trong gia đình.

Tạo môi trường yên tĩnh

Việc thực hiện xông khí dung thường kéo dài 10 – 20 phút. Trong thời gian này, nên cần tạo một môi trường yên tĩnh để người bệnh tập trung hít thở sâu để thuốc đi vào phổi, lưu ý nên duy trì sự bình tĩnh không lo lắng, bất an.

Lưu ý tới các tác dụng phụ

Sử dụng máy phun khí dung có thể gây ra một số tác dụng phụ tại chỗ bao gồm ho, khàn giọng, kích thích niêm mạc hầu họng, nhiễm nấm vùng hầu họng hoặc kích thích da mặt nếu sử dụng mặt nạ.

Advertisement

Khi đó, hầu hết các tác dụng phụ này đều có thể tránh được bằng cách súc miệng và rửa mặt bằng xà bông sau khi phun khí dung xong.

Cách giữ vệ sinh máy phun khí dung

– Sau khi dùng: Bạn nên tháo mặt nạ (hoặc ống thở miệng) và cốc đựng thuốc khỏi ống dẫn nhựa. Rửa mặt nạ (hoặc ống thở miệng), cốc đựng thuốc, ống tiêm (hoặc ống nhỏ giọt) dưới vòi nước rồi đặt lên khăn sạch, để khô.

Sau đó, bạn nên lắp các bộ phận trở lại vào ống dẫn, bật máy chạy khoảng 10 – 20 giây để làm khô phía trong;

– Không đặt máy vào nước và không rửa ống dẫn bằng nhựa.

– Mỗi tuần nên rửa mặt nạ (hoặc ống thở miệng), cốc đựng thuốc, ống nhỏ giọt bằng nước ấm với xà bông, sau đó rửa lại bằng nước sạch và làm khô phía ngoài và phía trong thật khô.

Cách bảo quản máy phun khí dung

Máy khí dung cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có bụi để đảm bảo máy được sạch sẽ, an toàn và không có vi khuẩn gây hại phát triển.

Ngoài ra, bạn cần thay ống nhựa mới khi bị mờ hoặc đọng nước, cũng như thay màng lọc mới 6 tháng 1 lần theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Vệ sinh, khử trùng các bộ phận sau mỗi lần sử dụng

Uống Glucosamin Có Gây Tác Dụng Phụ Gì Không?

Chất bổ sung glucosamin được cho là an toàn đối với hầu hết mọi người.

Có nhiều dạng glucosamin khác nhau, bao gồm glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride và N-acetyl glucosamine.

Khi dùng bằng đường uống, glucosamine sulfate được đánh giá an toàn tuyệt đối ở hầu hết người lớn; glucosamine hydrochloride có thể an toàn cho hầu hết người lớn khi dùng ở liều lượng thích hợp trong vòng 2 năm; N-acetyl glucosamin cũng có thể an toàn khi dùng với liều lượng 3-6 gam mỗi ngày.

Nói chung, chất bổ sung glucosamin được cho là an toàn đối với hầu hết mọi người. Theo Harvard Health Publishing, một số tác dụng phụ của glucosamin bao gồm: tiêu chảy, đau bụng, ợ chua, buồn ngủ, đau đầu; và các phản ứng dị ứng, đặc biệt đối với những người có cơ địa dị ứng với các loại động vật có vỏ như tôm cua [1].

Một số trường hợp cần thận trọng khi bổ sung glucosamin.

Mang thai hoặc cho con bú

Hiện nay, vẫn chưa có đủ thông tin đáng tin cậy để xác định được liệu glucosamin có an toàn để sử dụng khi mang thai hoặc cho con bú hay không. Do đó, phụ nữ mang thai và cho con bú nên giữ an toàn và không nên sử dụng glucosamin.

Bệnh hen suyễn

Một trường hợp bệnh nhân hen suyễn tiến triển nặng hơn khi dùng glucosamin đã được báo cáo năm 2002 trên Tạp chí Journal of the American Board of Family Practice. Theo đó, một phụ nữ 52 tuổi mắc bệnh hen suyễn đã được kiểm soát ổn định đã gặp phải những triệu chứng tồi tệ hơn khi cô ấy bắt đầu dùng chất bổ sung glucosamin (glucosamine-chondroitin) [2].

Các triệu chứng của bệnh hen suyễn đã được cải thiện sau khi người phụ nữ này ngừng dùng glucosamin. Mặc dù vẫn chưa có thêm báo cáo nào tương tự để biết chắc rằng liệu glucosamin có phải là nguyên nhân gây bệnh hen suyễn hay không, người bị bệnh hen suyễn nên theo dõi kỹ sức khỏe khi bắt đầu bổ sung glucosamin.

Bệnh tiểu đường

Có một số ghi nhận ban đầu cho thấy glucosamin có thể làm tăng lượng đường trong máu ở những người bị tiểu đường. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu cho thấy glucosamin dường như không ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu ở những ngượi bị bệnh tiểu đường loại 2.

Tuy glucosamin được đánh giá là khá an toàn đối với hầu hết người mắc bệnh tiểu đường, nhưng người mắc bệnh này nên theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu khi sử dụng.

Bệnh tăng nhãn áp Huyết áp cao

Hiện nay, có khá nhiều nghiên cứu cho các kết quả khác nhau về việc glucosamin có thể làm tăng huyết áp. Do đó, để đảm bảo an toàn, hãy theo dõi huyết áp chặt chẽ nếu bạn dùng glucosamine sulfate và bị huyết áp cao.

Dị ứng

Có một số lo ngại rằng các sản phẩm bổ sung glucosamin có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm với động vật có vỏ như tôm, cua. Tuy nhiên, các protein gây ra phản ứng dị ứng được tìm thấy trong thịt của động vật có vỏ như tôm, cua chứ không phải ở phần vỏ.

Bằng chứng là một khảo sát nhỏ được thực hiện trên những người bị dị ứng tôm cho thấy không ai có phản ứng với chất bổ sung glucosamin được sản xuất từ ​​vỏ tôm. Khảo sát này được báo cáo vào năm 2006 trên tạp chí Clinical and Experimental Allergy [4].

Một nghiên cứu khác được báo cáo vào năm 2004 trên tạp chí Journal of Allergy and Clinical Immunology cũng không tìm thấy phản ứng dị ứng với chất bổ sung glucosamin ở những người bị dị ứng với cua, tôm hoặc tôm hùm [5].

Nhưng để an toàn và chắc chắn hơn, nếu bạn bị dị ứng với các loại động vật có vỏ như tôm hoặc cua, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng glucosamin.

Bài viết đã cung cấp thông tin về các tác dụng phụ khi uống glucosamin cũng như một số trường hợp cần thận trọng khi bổ sung hợp chất này. Để chắc chắn việc bổ sung glucosamin là an toàn và đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng!

Nguồn: WebMD, Livestrong

Một số sản phẩm chứa glucosamin tại Nhà thuốc An Khang

Hộp 30 gói x 4g

Hộp 5 vỉ x 12 viên

Advertisement

Hộp 5 vỉ x 12 viên

Hộp 30 gói x 3g

GIÁ SỐC CUỐI TUẦN

Hộp 10 vỉ x 10 viên

/Hộp

84.000₫-20%

-20%

Lọ 30 viên

Lọ 120 viên

Lọ 200 viên

Lọ 80 viên

Hộp 30 gói x 3,7g

Hộp 5 vỉ x 12 viên

Lọ 90 viên

Nguồn tham khảo

The latest on glucosamine/chondroitin supplements

Asthma exacerbation associated with glucosamine-chondroitin supplement.

Oral Glucosamine Supplements as a Possible Ocular Hypertensive Agent

Do shrimp-allergic individuals tolerate shrimp-derived glucosamine?

Is glucosamine safe in patients with seafood allergy?

Nhung Hươu: Tác Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Nhung hươu là gì?

Nhung hươu là phần sừng non của hươu, nai đực mới mọc, chưa bị vôi hóa hoặc cứng lại. Phía ngoài có lớp lông mềm, lông tơ bao phủ. Nhung hươu còn có tên gọi khác là lộc nhung, ban long châu, hoàng mao nhung, huyết nhung,…

Trong y học cổ truyền nhung hươu là một loại dược liệu quý với những công dụng như tốt cho xương khớp, tốt cho tiêu hóa, giúp tinh thần thoải mái, hỗ trợ tăng cường sức mạnh cơ bắp và nhiều tác dụng khác.

Nhung hươu là phần sừng non của hươu, nai đực chưa bị vôi hóa

Giá trị dinh dưỡng của nhung hươu

Trong nhung hươu chứa nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất mang hoạt tính sinh học có lợi cho sức khỏe con người như:

Các enzym có khả năng chống oxy hóa: superoxide dismutase (SOD), catalase (CAT) và glutathione peroxidase (GPX). [1]

Các acid amin cấu tạo nên chuỗi polypeptide và protein. [2]

Nucleoside: thành phần cấu tạo nên DNA, mang lại tác dụng chống mệt mỏi của nhung hươu. [3]

Nhung hươu chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe

Lợi ích của nhung hươu Tăng trưởng xương và sụn

Ngoài ra, việc bổ sung thêm các sản phẩm canxi và vitamin D tại Nhà thuốc An Khang đóng vai trò rất quan trọng tỏng việc bổ trợ tăng trưởng xương.

Nhung hươu rất tốt cho trẻ em ở giai đoạn tăng trưởng và phát triển chiều cao

Advertisement

Chống mệt mỏi, tăng cường sức mạnh

Trong nhung hươu có chứa nhiều nucleoside có tác dụng chống mệt mỏi và tăng cường thể lực.

Sử dụng các sản phẩm có chứa nhung hươu giúp xua tan mệt mỏi, tinh thần thoải mái

Điều trị xương khớp

Trong nhung hươu có chứa hợp chất chondroitins – một thành phần cấu tạo nên sụn, giúp cải thiện mức độ đau ở những người bị viêm xương khớp. Hơn nữa, các acid amin có trong nhung hươu còn có tác dụng giúp xương chắc khỏe.[7]

Nhung hươu hỗ trợ cải thiện tình trạng xương khớp khi bị viêm và thoái hóa

Chống ung thư

Chiết xuất của nhung hươu có thể làm hạn chế sự phát triển của các khối u và tế bào ung thư

Kích thích mọc tóc và bảo vệ làn da

Một số nghiên cứu trên chuột, người và trong ống nghiệm đã phát hiện ra rằng chiết xuất nhung hươu có thể kích thích các tế bào da và tóc. Do đó, chiết xuất nhung hươu có khả năng cải thiện sự phát triển của tóc và sức khỏe làn da.[10] [11]

Chiết xuất từ nhung hươu có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển, tái tạo của da và tóc

Tác dụng phụ tiềm ẩn của nhung hươu

Hiện tại chưa ghi nhận bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào khi sử dụng nhung hươu. Tuy nhiên, khi sử dụng nhung hươu, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:

Đau đầu.

Đau khớp.

Phù nề, sưng tấy.

Hạ đường huyết.

Đau đầu là một trong những tác dụng phụ tiềm ẩn khi sử dụng nhung hươu

Liều lượng sử dụng nhung hươu

Vẫn chưa có khuyến cáo về liều lượng chính thức cho việc bổ sung nhung hươu. Tuy nhiên, hầu hết các nhà sản xuất thực phẩm bổ sung đều đưa ra khuyến nghị liều lượng hàng ngày là 500–1000 mg.

Bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ, dược sĩ hay các thầy thuốc Đông y trước khi bắt đầu sử dụng nhung hươu để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hoặc thầy thuốc Đông y trước khi sử dụng nhung hươu

Cách dùng và lưu ý khi sử dụng nhung hươu Cách dùng nhung hươu tươi

Nhung hươu ngâm rượu: Làm sạch phần lông nhung sau đó thái lát mỏng ngâm 100g nhung hươu vào trong 1 lít rượu, sau 1 tháng là có thể uống được. Để có tác dụng tốt hơn thì uống sau 2 tháng. Mỗi ngày uống từ 1-2 lần trước bữa ăn mỗi lần uống 1-2 thìa cà phê. Nhung hươu ngâm rượu rất tốt cho sức khỏe nam giới nhờ công dụng cải thiện lưu lượng máu, mức độ hormone (testosterone) và sức chịu đựng thể chất.

Nhung hươu ngâm mật ong: Đem nhung hươu tươi đi sơ chế, cạo sạch lớp lông ngoài rồi thái lát mỏng. Sau đó cho thêm mật ong nguyên chất ngâm với tỷ lệ 100g nhung hươu tươi ngâm với 250ml mật ong. Ngâm trong thời gian là 100 ngày, sau đó có thể ăn trực tiếp, hoặc hấp cách thủy. Dùng một ngày 2 lần.

Nhung hươu nấu cháo: Nhung hươu tươi làm sạch, thái mỏng và băm nhỏ rồi đem đi nấu cháo. Cháo nhung hươu có công dụng bồi bổ sức khỏe đặc biệt rất tốt cho phụ nữ, trẻ em, người già yếu,… Nên dùng trong ngày và hâm nóng lại trước mỗi lần sử dụng.

Nhung hươu ngâm rượu giúp cải thiện lưu lượng máu, tăng cường thể chất

Cách dùng nhung hươu khô

Nhung hươu ngâm rượu: Nhung hươu khô đem thái lát, 100g nhung hươu khô ngâm với 1,5 lít rượu. Để trong vòng 1 tháng rồi đem ra dùng.

Nhung hươu nấu cháo: Thái lát nhung hươu, sao vàng, xay nhỏ, cho vào 5-10g để nấu cháo tùy vào lượng cháo nấu nhiều hay ít có thể tăng hay giảm liều lượng.

Ngoài ra, để tăng phần tác dụng và hương vị thì có thể ngâm nhung hươu cùng với các lọại thảo dược khác như: ba kích, kỷ tử, sơn dược, củ mài,…

Cháo nhung hươu một món ăn vừa ngon lại cực kì bổ dưỡng

Lưu ý khi sử dụng nhung hươu

Nhung hươu là một vị thuốc bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên không nên quá lạm dụng chúng để tránh các tác dụng không mong muốn.

Theo Y Học Cổ Truyền, cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng nhung hươu với những trường hợp sau:

Người bị thừa cân, béo phì.

Người mắc các bệnh về hệ hô hấp như: viêm phế quản, ho có đờm.

Người mắc các bệnh truyền nhiễm.

Người bị rối loạn tiêu hóa như: đầy bụng, tiêu chảy,…

Những người đang trong tình trạng viêm thận nặng.

Phụ nữ có thai và cho con bú.

Người đang sử dụng các thuốc tránh thai.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng nhung hươu có thể bị nhiễm mầm bệnh có hại nếu được thu hoạch từ động vật không khỏe mạnh.[12]

Nhung hươu là một loại dược liệu mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để có được tác dụng tốt đối với cơ thể thì phải sử dụng đúng cách và đúng đối tượng, không được tùy ý sử dụng.

Bạn cần tham khảo tư vấn của chuyên gia như bác sĩ, dược sĩ hay thầy thuốc Đông y để sử dụng nhung hươu sao cho an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

Cần lưu ý khi sử dụng nhung hươu để mang lại lợi ích cho sức khỏe

Đông trùng hạ thảo là gì? Công dụng, cách dùng, liều dùng và tác dụng phụ

Nhụy hoa nghệ tây (Saffron) là gì? Công dụng của Saffron đối với sức khỏe, làm đẹp

Nguồn: Healthline

Nguồn tham khảo

Relationships between Antioxidants and Quality Characteristics from Velvet Antlers of Formosan Sambar Deer

Investigation of Anti-Fatigue Effect and Simultaneous Determination of Eight Nucleosides in Different Parts of Velvet Antler in Red Deer and Sika Deer

Investigation of Anti-Fatigue Effect and Simultaneous Determination of Eight Nucleosides in Different Parts of Velvet Antler in Red Deer and Sika Deer

Deer antler extract potentially facilitates xiphoid cartilage growth and regeneration and prevents inflammatory susceptibility by regulating multiple functional genes

The Effects of Elk Velvet Antler Dietary Supplementation on Physical Growth and Bone Development in Growing Rats

Investigation of Anti-Fatigue Effect and Simultaneous Determination of Eight Nucleosides in Different Parts of Velvet Antler in Red Deer and Sika Deer

Comparison of chemical compositions and osteoprotective effects of different sections of velvet antler

Anti-tumour activity of deer growing antlers and its potential applications in the treatment of malignant gliomas

Aqueous extract of red deer antler promotes hair growth by regulating the hair cycle and cell proliferation in hair follicles

Development of Sponge Microspicule Cream as a Transdermal Delivery System for Protein and Growth Factors from Deer Antler Velvet Extract

Bacterial tracheitis in children

Tinh Dầu Hoa Anh Thảo Là Gì?Tác Dụng, Cách Dùng, Tác Dụng Phụ

Dầu hoa anh thảo được rất giàu axit gamma-linolenic (GLA)

Dầu hoa anh thảo (Evening primrose oil-EPO) được chiết xuất từ hạt của hoa anh thảo, một loại cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Dầu hoa anh thảo rất giàu axit gamma-linolenic (GLA), một axit béo omega-6 có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và giảm đau, cân bằng nội tiết tố: giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt, mãn kinh…, đây là một loại acid thường có trong dầu thực vật.

Tinh dầu hoa anh thảo giúp dưỡng da

Tinh dầu hoa anh thảo giúp dưỡng da, giúp da ẩm mịn

Theo một nghiên cứu năm 2005 đăng trên Wiley Online Library, GLA cần thiết cho cấu trúc và chức năng của da, da không thể tự sản xuất GLA, do đó các nhà nghiên cứu tin rằng dùng tinh dầu hoa anh thảo giàu GLA sẽ giúp cho làn da khỏe đẹp toàn diện, giữ độ ẩm, độ đàn hồi cho làn da, giúp da luôn căng tràn sức sống. [1]

Tinh dầu hoa anh thảo giúp trị mụn

Tinh dầu hoa anh thảo giúp trị mụn

GLA trong tinh dầu hoa anh giúp hỗ trợ trị mụn bằng cách giảm viêm da và giảm tình trạng da tăng sinh, sừng hóa, một trong những nguyên nhân gây mụn.

Theo một nghiên cứu năm 2014 đăng trên trang National Center for Biotechnology Information (NCBI), tinh dầu hoa anh thảo có thể giúp giảm viêm ở bệnh nhân bị mụn trứng cá. Tình trạng viêm này xảy ra trong quá trình điều trị mụn trứng cá bằng thuốc isotretinoin (Accutane). [2]

Theo một nghiên cứu đăng trên trang Tạp chí y Khoa Thuỵ Điển, cho thấy việc bổ sung GLA có thể cải thiện tình trạng mụn trứng cá do điều chỉnh quá trình viêm, GLA sẽ được chuyển đổi thành DGLA (axit dihomo-γ-linolenic), chất nền cho cyclooxygenase và 15-lipoxygenase, xúc tác sản xuất prostaglandin E1 (PGE1) và 15-hydroxydihomo-γ-linolenic axit (15-OH-DGLA), PGE1 và 15-OH-DGLA có đặc tính chống viêm. Ngoài ra 15-OH-DGLA còn có thể cải thiện tình trạng da tăng sinh, điều chỉnh sự tăng sừng hóa nang lông, một trong những nguyên nhân gây nên mụn trứng cá. Do đó, GLA làm giảm cả tổn thương do mụn viêm và không do viêm. [3]

Tinh dầu hoa anh thảo giúp giảm viêm da, eczema

Tinh dầu hoa anh thảo giúp giảm viêm da, eczema

Thông tin được đăng trên WebMD (Trang web thông tin y tế tại Mỹ), GLA chứa trong tinh dầu hoa anh thảo giúp điều trị một số tình trạng da như viêm da, eczema. [4]Tuy nhiên, song song đó cũng có những nghiên cứu đối lập, chưa có xác nhận rõ ràng lợi ích thật sự của tinh dầu hoa anh thảo trong hỗ trợ trị viêm da dị ứng, eczema (chàm).

Tinh dầu hoa anh thảo giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Tinh dầu hoa anh thảo giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Một nghiên cứu đăng trên trang National Institutes of Health (NIH), cho thấy tinh dầu hoa anh thảo có hiệu quả cao trong việc điều trị các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), như các triệu chứng: phiền muộn, cáu gắt, đau ngực, đau đầu… Các nhà nghiên cứu cho rằng một số phụ nữ trải qua hội chứng tiền kinh nguyệt vì họ nhạy cảm với mức prolactin bình thường trong cơ thể. GLA trong tinh dầu hoa anh thảo sẽ chuyển đổi thành một chất trong cơ thể (prostaglandin E1) được cho là giúp ngăn ngừa prolactin kích hoạt PMS. [5]

Tinh dầu hoa anh thảo giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Tinh dầu hoa anh thảo giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Dầu hoa anh thảo đã được chứng minh là giúp giảm các cơn bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh, bao gồm cả mức độ nghiêm trọng, tần suất và thời gian. Một thử nghiệm lâm sàng cho thấy ngoài việc giảm cơn bốc hỏa, những người tham gia dùng dầu anh thảo còn cải thiện hoạt động tình dục.

Tinh dầu hoa anh thảo giúp giảm đau do viêm khớp

Tinh dầu hoa anh thảo giúp giảm đau do viêm khớp

GLA trong dầu hoa anh thảo có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, nhờ tác dụng chống viêm của nó, các nghiên cứu cho thấy bổ sung dầu hoa anh thảo có thể làm giảm mức độ đau và cải thiện khả năng vận động của khớp. Nó cũng giúp giảm các triệu chứng như cứng khớp vào buổi sáng tốt hơn so với chỉ dùng thuốc.

Dầu hoa anh thảo là một chất bổ sung dinh dưỡng, không có số lượng khuyến nghị hàng ngày cho việc sử dụng

Dầu hoa anh thảo là một chất bổ sung dinh dưỡng, không có số lượng khuyến nghị hàng ngày được thiết lập cho việc sử dụng. Liều lượng nằm trong khoảng từ 500mg đến 8 gam mỗi ngày, uống trong hoặc sau ăn.

Tinh dầu hoa anh thảo chưa có tài liệu nào hướng dẫn bắt buộc phải uống vào buổi nào trong ngày (sáng, trưa, tối), bạn nên sử dụng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất.

Khi uống dầu hoa anh thảo có thể gặp một số tác dụng phụ như đau đầu

Hầu hết mọi người sử dụng dầu hoa anh thảo sẽ dung nạp tốt mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào

Advertisement

Tuy nhiên, ở một số người cũng đã có báo cáo về các tác dụng phụ như: đau đầu, đau dạ dày, buồn nôn, chóng mặt, phát ban… [6]Bạn có thể giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ bằng cách bắt đầu với một liều lượng thấp và dần dần tăng liều. Nếu tác dụng phụ vẫn xảy ra trong thời gian dài mà không hết, hãy ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tiếp tục hay dừng lại.

Nguồn tham khảo

Systemic evening primrose oil improves the biophysical skin parameters of healthy adults

The Effect of Evening Primrose Oil for the Prevention of Xerotic Cheilitis in Acne Patients Being Treated with Isotretinoin: A Pilot Study

Effect of Dietary Supplementation with Omega-3 Fatty Acid and Gamma-linolenic Acid on Acne Vulgaris: A Randomised, Double-blind, Controlled Trial

Health Benefits of Evening Primrose Oil

The role of essential fatty acids and prostaglandins in the premenstrual syndrome

Evening Primrose Oil

Bạn Có Biết Vitamin B3 Có Tác Dụng Gì Hay Không?

Vitamin B3 (Niacin) có hai dạng hóa học chính là acid nicotinic và niacinamide. Mỗi dạng có tác dụng khác nhau đối với cơ thể của bạn. Cả hai dạng này đều được tìm thấy trong thực phẩm cũng như các chất bổ sung.

Cơ thể bạn nhận niacin thông qua thức ăn nhưng cũng tạo ra một lượng nhỏ từ acid amin tryptophan. Niacin tan trong nước, vì vậy cơ thể bạn không dự trữ nó. Điều này cũng có nghĩa là cơ thể bạn sẽ tự bài tiết lượng vitamin dư thừa.

Giảm LDL Cholesterol

LDL Cholesterol là những lipoprotein tỷ trọng thấp và nó là thành phần “xấu” của cholesterol. Khi LDL Cholesterol tăng cao trong máu sẽ gây lắng đọng tại thành mạch máu. Từ đó hình thành nên các mảng xơ vữa và gây nên các bệnh về tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

Trên thực tế, vitamin B3 có thể làm giảm mức LDL Cholesterol “xấu” từ 5–20%. Tuy nhiên, niacin không phải là phương pháp điều trị chính cho bệnh tăng cholesterol máu do các tác dụng phụ có thể xảy ra. Do đó,  nó chủ yếu được sử dụng như một phương pháp điều trị giảm cholesterol cho những người không thể dung nạp statin (thuốc được sử dụng trong điều trị tăng cholesterol máu).

Tăng HDL Cholesterol

Ngược lại với LDL Cholesterol, HDL Cholesterol là một lipoprotein tỷ trọng cao và có lợi cho cơ thể. Nó giúp cơ thể vận chuyển cholesterol từ máu về gan, ngăn chặn sự hình thành các mảng xơ vữa.

Ngoài việc giảm LDL cholesterol, vitamin B3 cũng làm tăng cholesterol HDL “tốt”. Các nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy vitamin B3 làm tăng mức HDL lên 15–35%.

Giảm Triglycerid

Triglycerid là dạng chất béo mà cơ thể chúng ta vẫn tiêu thụ mỗi ngày. Triglyceride cũng là một trong những thành phần chủ yếu của mỡ động vật, thực vật. Sau khi cơ thể tiêu hóa Triglyceride sẽ được tiêu thụ dưới dạng năng lượng tế bào khi di chuyển trong mạch máu.

Ngăn ngừa bệnh tim Hỗ trợ điều trị Đái tháo đường tuýp 1

Bệnh đái tháo đường tuýp 1 là một bệnh tự miễn dịch và thường xảy ra ở người trẻ tuổi. Cơ thể bạn sẽ tấn công và phá hủy các tế bào tạo insulin trong tuyến tụy của bạn. Insulin là một loại hormon giúp chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể.

Vitamin B3 có thể giúp bảo vệ các tế bào đó và thậm chí có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1 ở  những đối tượng có nguy cơ.

Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, vai trò của niacin phức tạp hơn. Một mặt, nó có thể giúp giảm mức cholesterol cao thường thấy ở những người mắc bệnh tuýp 2. Mặt khác, nó có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Do đó, những người mắc bệnh đái tháo đường khi dùng niacin để điều trị bệnh cholesterol máu cao cũng cần theo dõi lượng đường trong máu cẩn thận.

Tăng cường chức năng của não bộ

Não của bạn cần niacin – là một phần của coenzyme NAD và NADP – để có năng lượng và hoạt động bình thường.

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy nó cũng có thể giúp não khỏe mạnh trong các trường hợp mắc bệnh Alzheimer (chứng suy giảm trí nhớ ở người già).

Cải thiện chức năng của làn da

Vitamin B3 giúp bảo vệ các tế bào da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, cho dù nó được sử dụng bằng đường uống hay bôi dưới dạng kem dưỡng da. Ngoài ra, vitamin B3 cũng có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư da.

Giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp

Vitamin B3 giúp giảm bớt một số triệu chứng của viêm xương khớp, cải thiện khả năng vận động của khớp và giảm nhu cầu sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Điều trị Pellagra

Pellagra là một bệnh xảy ra khi thiếu vitamin B3 trong cơ thể. Bệnh này đặc trưng với những triệu chứng như mất trí nhớ, tiêu chảy, viêm da. Thậm chí, nếu không được điều trị, bệnh có thể gây tử vong.

Do đó, bổ sung vitamin B3 là phương pháp điều trị chính cho bệnh Pellagra.

Thiếu vitamin B3 rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra cùng với các bệnh khác, chẳng hạn như nghiện rượu, biếng ăn hoặc bệnh Hartnup (bệnh rối loạn chuyển hóa di truyền).

Bài viết trên đã giới thiệu cho các bạn về vitamin B3 có tác dụng gì. Hiểu được công dụng của loại vitamin này để chúng ta có thể cải thiện sức khỏe của bản thân trong tương lai.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Lan Ý Có Tác Dụng Gì? Dùng Để Trang Trí, Lọc Không Khí Và Còn Gì Nữa trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!