Xu Hướng 9/2023 # Cây Kim Ngân Bị Thối Thân, Thối Gốc Và Cách Chữa Cụ Thể # Top 15 Xem Nhiều | Fply.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cây Kim Ngân Bị Thối Thân, Thối Gốc Và Cách Chữa Cụ Thể # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cây Kim Ngân Bị Thối Thân, Thối Gốc Và Cách Chữa Cụ Thể được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong bài viết trước Nông nghiệp Online (NNO) đã giới thiệu với các bạn về nguyên nhân cây kim ngân bị vàng lá cũng như cách khắc phục. Trong bài viết này, NNO sẽ đưa ra cho các bạn nguyên nhân và cách chữa của trường hợp cây kim ngân bị thối thân, thối gốc, thối rễ. Chắc chắn những thông tin này sẽ rất có ích với những ai đang gặp phải tình trạng cây bị thối thân, thối gốc hay thối rễ.

Nguyên nhân cây kim ngân bị thối thân, thối gốc, thối rễ

1. Cây kim ngân bị úng nước

Nguyên nhân đầu tiên các bạn nên nghĩ ngay đến khi thấy cây kim ngân bị thối gốc, thối thân chính là do cây bị úng nước. Khi cây bị úng nước sẽ khiến rễ cây bị thối trước rồi lan đến gốc và thân cây. Đối với những cây kim ngân trồng trong đất thì rất khó để phát hiện cây bị thối rễ mà chỉ khi thấy cây bị thối gốc thì các bạn mới phát hiện ra.

2. Cây kim ngân bị thiếu nước

Thiếu nước cũng là một nguyên nhân khiến cây kim ngân bị thối thân, thối gốc. Có thể các bạn không tin nguyên nhân này nhưng thực tế là có khá nhiều người mắc phải. Khi tưới nước cho cây kim ngân, thường các bạn sợ cây bị úng nên chỉ tưới với lượng vừa phải đủ cho đất ẩm. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không ước lượng được tưới bao nhiêu nước cho chậu cây là đủ. Có người chỉ tưới nước ngập gốc sau đó để nước ngấm xuống hết là được. Làm như vậy đôi khi nước chỉ ngấm được một nửa chậu còn nửa chậu bên dưới đất vẫn khô và rễ lại không có nước để giúp cây phát triển. Lâu ngày cây sẽ bị yếu đi, phần đất bên trên thì ẩm mà phần đất dưới lại khô. Điều này dẫn đến tình trạng phần gốc cây trồng ở nửa trên của chậu cây bị hư thối.

3. Cây đặt ở nơi nóng bức, ít có không khí lưu thông

Cây kim ngân dù là cây đặt trong nhà nhưng bạn vẫn nên đặt cây ở vị trí thoáng gió. Nếu đặt cây ở phòng kín gió thường xuyên oi nóng thì cây ban đầu sẽ vẫn phát triển được nhưng sau sẽ dần bị chết đi. Thường cây sẽ có triệu chứng thối gốc, thối thân sau đó là vàng lá và héo dần. Nói chung là không chỉ cây kim ngân và các cây cảnh khác thường đều sẽ gặp tình trạng này nếu ở môi trường nóng bức, ít có không khí lưu thông.

Cách chữa cây kim ngân bị thối rễ, thối gốc, thối thân

Với những nguyên nhân trên, khi bạn xác định được tại sao cây kim ngân bị thối gốc thối thân và căn cứ vào tình trạng cụ thể của cây thì sẽ biết cách chữa phù hợp:

Nếu thân cây bị thối chuyển sang màu xám tức là phần thân đã bị chết hẳn thì cây không còn cứu được nữa. Nếu cây bị nhẹ chỉ bị thối một phần bên ngoài, bên trong thân vẫn còn xanh và rễ cây cũng không bị thối nhiều thì các bạn có thể cạo bỏ các phần bị thối sau đó tùy theo nguyên nhân mà xử lý.

Nếu cây bị úng nước thì cố gắng tìm cách làm đất hết úng, đặt cây chỗ mát mẻ, thoáng đãng nhưng tránh gió to tránh ánh nắng chiếu trực tiếp để cây phục hồi. Lưu ý là không tưới nước cho cây nữa, phai đợi nước trong đất khô hẳn thì mới tưới tiếp.

Trường hợp cây kim ngân thối thân do tưới nước không đủ các bạn chỉ cần ước lược được lượng nước cần tưới để nước ngấm được hết xuống đáy chậu. Tưới từ từ chia làm 2 – 3 lượt để nước ngấm được hết xuống dưới. Một tuần tưới một lần đều đặn cây sẽ dần phục hồi.

Trường hợp cây sống trong môi trường nóng bức không có không khí lưu thông thì bạn chuyển cây ra vị trí mát mẻ, thoáng khí 1 vài ngày sau đó chuyển cây vào vị trí cũ, lặp lại vài lần như vậy sẽ giúp cây dần hồi phục. Chú ý duy trì tưới nước đều đặn hàng tuần cho cây và tránh đặt cây ở nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây.

Với những thông tin trên, có thể thấy rằng cây kim ngân bị thối thân, thối gốc có 3 nguyên nhân là do cây bị úng, cây thiếu nước và do cây sống trong môi trường nóng bức ít có không khí lưu thông. Khi xác định được nguyên nhân cụ thể thì tùy vào từng trường hợp mà các bạn nên có biện pháp khác nhau để cây có thể phục hồi.

Cây Kim Tiền Bị Vàng Lá: Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc

Cây kim tiền (Zamioculcas zamiifolia) là một loài thực vật có hoa thuộc họ ráy (Araceae). Đây là một cây nhiệt đới lâu năm có nguồn gốc từ phía đông châu Phi, từ phía nam Kenya đến đông bắc Nam Phi . Các vườn ươm của Hà Lan đã bắt đầu nhân giống thương mại rộng khắp vào khoảng năm 1996.

Loài cây này khi trưởng thành mọc cao đến 45–60 cm, rễ mập mạp, mọng nước. Những chiếc lá dài 4- 6 cm, bề mặt lá rất mịn, sáng bóng và có màu xanh đậm. Cây sẽ nở hoa và thời gian ra hoa thường vào giữa mùa hè đến đầu mùa thu. Những bông hoa nhỏ và có xu hướng thay đổi màu sắc từ sáng màu vàng sang màu nâu hoặc đồng.Hoa thường không được coi là đặc biệt hấp dẫn nên chúng có thể  loại bỏ mà không làm hỏng hay ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Kim tiền có khả năng làm sạch không khí rất hiệu quả cho môi trường trong nhà. Một nghiên cứu từ khoa Khoa học thực vật và môi trường tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch) từ năm 2014 cho thấy đây là loài cây có thể loại bỏ các hợp chất hữu cơ độc hại dễ bay hơi như benzen, toluen, ethylbenzene và xylen.

Ngoài ra, cây còn được ưa chuộng bởi ý nghĩa phong thủy, là một loài cây mang đến tiền tài, vận may và thịnh vượng, thường được dùng để trang trí phòng làm việc, văn phòng, phòng khách, với mong muốn có được những điều tốt đẹp như ý nghĩa mà nó ẩn chứa. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cây mới mua về trồng được một thời gian ngắn thì xuất hiện bệnh vàng lá, dần dần thì rụng lá. Bài viết này sẽ chỉ ra một số nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng này ở cây kim tiền.

Cây kim tiền bị vàng lá là do đâu?

Có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng vàng lá ở cây kim tiền. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia bảo vệ thực vật đã chỉ ra thì hiện tượng này là do một trong những nguyên nhân phổ biến như sau:

Do thiếu ánh sáng: Màu xanh tươi của lá cây là kết quả của quá trình quang hợp diễn ra trong điều kiện ánh sáng đầy đủ. Khi cây đặt trong môi trường thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng rất yếu, hiện tượng quang hợp không đủ điều kiện để diễn ra, khiến lá cây bị vàng.

Do cây thiếu nước: Sự mất nước sẽ khiến cây vàng lá

Do cây bị dư thừa nước: Bộ rễ bị ngập úng khiến cho cây không thể phát triển bình thường được.

Do cây bị thiếu chất dinh dưỡng, bón phân chưa hợp lí

Do loại đất trồng cây không thực sự phù hợp.

Cách chăm sóc cây kim tiền bị vàng lá

Đảm bảo lượng ánh sáng cho một loại cây trồng nào đó là vô cùng quan trọng, dù là loại cây không cần nhiều ánh sáng trực tiếp. Nếu bạn trồng cây kim tiền trong nhà, hãy đặt cây ở một vị trí gần cửa sổ đón nắng, hoặc một nơi nhiều ánh sáng, thông thoáng nhất. Nếu nhà bạn không có cửa sổ đón nắng, hãy cho cây tắm nắng bên ngoài khoảng 3-5 tiếng mỗi ngày để cây có thể tự tổng hợp được diệp lục, giữ cho lá cây luôn xanh tốt, không bị vàng vọt. Lưu ý không đưa cây ra ánh sáng gay gắt một cách đột ngột mà nên đưa từ từ, cho cây dần thích nghi, bắt đầu từ ánh sáng nhẹ nhàng của buổi sáng đến gần trưa thì lại di chuyển cây vào bóng mát.

Việc tưới nước phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Nếu tưới nước quá nhiều, lại thoát nước không tốt, rễ cây sẽ bị ngập úng, thậm chí là thối rữa, khiến cây không thể phát triển. Còn nếu tưới nước không đủ, cây sẽ khô héo và chết dần. Mỗi tuần, bạn nên tưới cho cây 2-3 lần, tùy thuộc vào kích thước chậu cây mà tưới một lượng nước vừa đủ để giữ ẩm cho đất trồng. Ngoài ra bạn cũng có thể tưới hàng ngày bằng cách dùng bình xịt phun sương, tưới phun sương lên lá cây và đều quanh gốc cây.

Chọn một loại đất trồng cây hợp lí cũng giống như bạn chọn một nền móng tốt để xây nhà vậy. Đất trồng thích hợp nên là loại đất tơi xốp, thoát nước tốt, được trộn với các loại than xỉ, xơ dừa, rơm trấu đã được ủ mục và trộn lẫn với một lượng phân vi sinh. Nếu cây của bạn bị vàng lá do đất trồng, hoặc nếu bạn thấy đất trồng đã cằn cỗi và không thể nuôi dưỡng cây tươi tốt, dẫn đến bệnh vàng lá thì hãy thay đất trồng mới cho cây.

Vệ sinh lá thường xuyên cũng khá quan trọng vì sẽ giúp cho môi trường làm việc của bạn luôn được sạch sẽ, và giúp giảm nguy cơ sâu bệnh cho cây. Bạn nên cắt bỏ hết những lá cây bị hư hỏng, thối, hoặc lá vàng sắp rụng để cây phát triển tốt hơn, tránh lây lan bệnh dịch sang các lá cây khác và giúp quá trình quang hợp diễn ra hiệu quả hơn, để lá cây luôn xanh tốt, không bị vàng, héo úa.

Bón phân định kì cho cây khoảng 3 tháng một lần bằng phân vi sinh. Nên chọn mua loại phân bón chuyên dụng dành cho cây cảnh để bón xung quan gốc cây, vừa đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển khỏe mạnh nhất, xanh tốt nhất, vừa có thể bảo vệ môi trường và không gian làm việc của bạn. Bạn cũng có thể phun thêm cho cây một số loại thuốc chống thối khoảng 2 lần/ tuần để bảo vệ cây tối ưu nhất.

Những lợi ích của cây kim tiền

Cây kim tiền có khả năng làm sạch không khí rất hiệu quả. Một nghiên cứu được công bố bởi khoa Khoa học Thực vật và Môi trường của Đại học Copenhagen đã chỉ ra rằng cây này có khả năng loại bỏ một lượng đáng kể xylen, toluene, benzen và ethylbenzen từ không khí.

Đây là một loài cây cảnh trang trí với ý nghĩa phong thủy tốt lành, mang đến tiền tài, may mắn cho gia chủ.

Loài cây này cũng được ứng dụng trong y học và ngành công nghiệp hóa chất bảo vệ thực vật.

Với những nguyên nhân và gợi ý cách chăm sóc trên, hi vọng các bạn sẽ có những chậu kim tiền xanh tốt và khỏe mạnh nhất, để có thể gặt hái những lợi ích tuyệt vời nhất từ loài cây này. Cây xanh rất tốt cho việc cải thiện chất lượng không khí, nhất là trong những không gian nhỏ. Tất nhiên bạn không cần phải lấp đầy từng inch ngôi nhà của bạn với cây xanh để có được những lợi ích làm sạch không khí. Một vài chậu kim tiền là đủ rồi nhỉ!

Cá Mập Thối – Món Vừa Ăn Vừa Bịt Mũi

Du khách nhận xét Hákarl lên men có mùi khai và đầu bếp quá cố Anthony Bourdain mô tả đây là món kinh khủng nhất ông từng ăn.

Cá mập thối – món vừa ăn vừa bịt mũi

Hákarl được làm từ thịt cá mập Greenland, loài động vật có chiều dài trung bình 7,4 m và nặng 770 kg. Chúng sinh sống ở vùng nước băng Bắc cực và thịt có độc tố khi ăn sống. Tuy nhiên, những người Viking định cư ở Iceland khoảng 1.000 năm trước không có nhiều thức ăn do lớp đất xói mòn, cằn cỗi. Vì vậy, họ quyết định săn bắt cá mập để bổ sung protein vào chế độ ăn.

Cá mập Greenland có tuổi thọ cao bậc nhất thế giới. Ảnh: Daria.

Những người Viking đã phát hiện ra rằng, việc chôn cá mập dưới cát và đá trong vài tuần có thể loại bỏ độc tố và bảo quản thịt. Sau khi đào cá mập lên, thịt sẽ được thái thành từng dải và treo để khô hơn. Từ đó, công thức làm cá mập Hákarl ra đời và được lưu giữ tới ngày nay.

Bước đầu tiên để làm ra món ăn này là chôn cá mập đã loại bỏ đầu xuống một thùng cát, đá và sỏi. Trong 6 đến 12 tuần, sức nặng của sỏi đá sẽ ép chất lỏng của cá mập ra ngoài, giúp chúng lên men tự nhiên và loại bỏ độc tố. Axit uric có trong thịt tạo nên mùi giống nước tiểu. Sau quá trình lên men, thịt cá được cắt thành từng miếng dài để phơi khô trong vài tháng. Các nhà sản xuất Hákarl cho biết, công đoạn phơi khô sẽ kết thúc khi họ thấy thịt có đủ mùi và lớp vỏ bên ngoài màu nâu giòn.

Cá mập thối có màu nâu giòn khi phơi khô. Ảnh: ABC Au.

Phần thịt dạ dày cá mập có màu trắng, mềm và gần giống phô mai. Các phần thịt khác có màu đỏ và dai hơn. Món ăn này được bán ở hầu hết cửa hàng trên cả nước. Theo truyền thống, người dân sẽ thưởng thức cá mập thối vào lễ hội mùa đông hàng năm Porrablot.

Những người thưởng thức món ăn này cũng đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Đầu bếp Mỹ nổi tiếng Andrew Zimmern nhận xét rằng, cá mập thối có hương vị ngọt bùi như hạt dẻ và có mùi hơi khai. Tuy nhiên, đầu bếp quá cố Anthony Bourdain lại mô tả, hákarl là món kinh khủng nhất ông từng ăn. Gordon Ramsay, giám khảo tại chương trình nấu ăn Masterchef Mỹ đã nhả miếng thịt cá mập thối ngay khi thưởng thức.

Nhiều du khách thưởng thức món ăn này nói rằng hương vị giúp họ nhớ đến phô mai xanh nhưng mang mùi nước tiểu. Mặc dù không hợp với khẩu vị của nhiều người, cá mập thối vẫn là món ăn gắn liền với lịch sử và văn hóa quốc gia. Vì vậy, du khách đừng quên thưởng thức món ăn này khi đến đây.

Theo Lan Hương/ Vnexpress

Đăng bởi: Kiều Thị Tiên

Từ khoá: Cá mập thối – món vừa ăn vừa bịt mũi

Cây Cau Tiểu Trâm Bị Vàng Lá, Héo Lá Là Tại Sao Và Cách Chữa

Cây cau tiểu trâm bị vàng lá, héo lá là trường hợp đôi khi bạn sẽ gặp phải khi trồng cau tiểu trâm. Khi gặp phải trường hợp này, các bạn chỉ cần xác định được nguyên nhân thì sẽ có cách khắc phục rất đơn giản. Tuy nhiên, để xác định được nguyên nhân cây bị vàng lá thì các bạn nên xem các nguyên nhân sau đây từ đó xem cây của bạn thuộc vào trường hợp nào.

Cây cau tiểu trâm bị vàng lá, héo lá là tại sao

Cau tiểu trâm có thể bị vàng lá, héo lá hoặc cháy là cũng không phải là trường hợp hiếm gặp khi trồng. Thông thường, cây bị vàng lá có một số nguyên nhân như sau:

1. Cây tiểu trâm vị vàng lá do đất bạc màu

Khi đất bạc màu đất sẽ trở nên khô, cứng và không thấm nước. Lúc này, dù bạn tưới nước đều đặn nhưng do đất không ngấm được nhiều nước dẫn đến cây bị thiếu nước và chết dần. Trong quá trình cây chết dần lá sẽ dần chuyển sang màu vàng.

2. Cau tiểu trâm bị vàng lá do cây bị thiếu nước

Nếu đất trồng cau tiểu trâm không bị bạc màu nhưng bạn lại quên không tưới nước cho cây trong thời gian dài thì cau tiểu trâm cũng sẽ bị vàng lá do thiếu nước.

3. Cây tiểu trâm vị vàng lá do bị úng nước

Một trường hợp ngược lại với trường hợp ở trên đó là cau tiểu trâm bị úng nước. Cau tiểu trâm chiu hạn tốt nhưng không chịu được úng. Vì thế, cây bị úng sẽ làm cây bị thối rễ và lúc này lá sẽ vàng đi nhanh chóng.

4. Cây cau tiểu trâm bị vàng lá do thiếu ánh sáng

Cau tiểu trâm là cây ưa bóng nhưng vẫn cần ánh sáng để phát triển. Nếu bạn đặt cây ở trong góc nhà mà trong nhà lại không có nhiều ánh sáng chiếu vào thì cây lâu ngày sẽ mất dần khả năng quang hợp và lá dần vàng đi.

5. Cau tiểu trâm bị vàng lá, cháy lá do bị nắng gắt chiếu vào

Nếu bạn trồng cau tiểu trâm ở trong nhà hay nơi có bóng râm sau đó chuyển cây sang khu vực có nắng gắt chiếu vào thì cây rất dễ bị nắng gắt làm cháy lá (một số nơi gọi là cây bị táp). Tất nhiên, nếu cây quen ở môi trường có nắng gắt chiếu vào thì cây sẽ không bị tình trạng này.

6. Cau tiểu trâm bị vàng lá do lá quá già

Trường hợp các lá của cau tiểu trâm quá già thì các lá này cũng chuyển màu vàng. Thường các lá già là những lá ở gần gốc nhất. Nếu bạn gặp tình trạng này thì đương nhiên là không cần phải lo lắng gì cả.

7. Cây cau tiểu trâm bị vàng lá do sâu bệnh

Sâu bệnh cũng là một nguyên nhân khiến lá cau tiểu trâm bị vàng. Khi bị sâu bệnh tấn công như nhện đỏ hay rệp thì lá sẽ mất dần sức sống, chuyển sang màu vàng và khô héo đi. Trường hợp này rất dễ nhận biết và bạn có thể tìm thấy sâu bệnh ngay trên lá.

Cách khắc phục cau tiểu trâm bị vàng lá, héo lá

Với một vài nguyên nhân vừa kể trên thì cách khắc phục chắc các bạn cũng đoán ra được rồi phải không nào. Tùy theo trường hợp cụ thể mà các bạn sẽ có những cách khắc phục khác nhau. Thông thường, các bạn cần cắt hết các lá bị vàng sau đó tùy theo từng trường hợp mà sẽ có cách xử lý cụ thể:

Trường hợp đất bạc màu: bạn nên thay đất cho cây ngay

Cây bị thiếu nước: hãy tưới nước đều đặn cho cây 2 lần mỗi tuần.

Cây bị úng nước: bạn nên kiểm tra tình trạng rễ cây. Nếu rễ cây chỉ bị hỏng một phần thì hãy cắt phần rễ hỏng đó đi và trồng lại cây bằng đất mới. Nếu rễ cây đã hỏng gần hết thì nên trồng cây mới.

Trường hợp cây bị thiếu sáng: các bạn nên cho cây ra vị trí có ánh sáng tốt hơn và cho cây ra ngoài trời vào buổi sáng sớm để cây hồi phục khả năng quang hợp của lá.

Trường hợp cây bị nắng gắt chiếu vào: trường hợp này các bạn nên để cây vào nơi có bóng nắng tránh để nắng gắt chiếu trực tiếp vào cây.

Trường hợp lá quá già: trường hợp này các bạn chỉ cần cắt hết các lá vàng đi là được.

Trường hợp gặp sâu bệnh: các bạn hãy bắt hết sâu bệnh còn bám trên cây sau đó dùng thuốc xịt côn trùng xịt vào cây để diệt sạch các mầm bệnh. Nếu bạn không muốn dùng thuốc xịt côn trùng thì có thể dùng cồn 90 độ để lau sạch lá và thân cây.

Cây Kim Tiền Hợp Mệnh Gì? Hướng Dẫn Cách Tính Mệnh Theo Tuổi

Cây kim tiền hợp mệnh gì là thắc mắc của không ít bạn khi muốn chọn cây kim tiền làm cây phong thủy đặt trong nhà hay đặt trên bàn làm việc. Thực ra cây kim tiền hợp mệnh mộc và mệnh hỏa nhất nhưng nhiều người lại cho rằng cây này hợp với tất cả mọi người không kiêng kỵ tuổi nào cả. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ giải thích cụ thể cho các bạn xem cây kim tiền hợp mệnh gì và hướng dẫn các bạn tính mệnh theo tuổi một cách chuẩn xác nhất để không chọn nhầm cây phong thủy.

Cây kim tiền hợp mệnh gì

Cây kim tiền là cây có lá màu xanh bóng, lá cây mọc đối xứng trên thân vươn lên từ gốc. Do cây kim tiền có màu xanh lá thuần nên cây được đánh giá là mang thuộc tính mộc trong ngũ hành. Xét theo ngũ hành sinh khắc thì mộc sinh hỏa, mộc khắc thổ, kim khắc mộc và thủy sinh mộc. Như vậy, có thể thấy rằng chỉ có thuộc tính mộc tốt cho thuộc tính hỏa nên về vấn đề cây kim tiền hợp mệnh gì thì có thể trả lời ngay đó là cây kim tiền hợp mệnh mộc và mệnh hỏa.

Nói về tương khắc, mộc khắc thổ tức là cây kim tiền là loại cây tương khắc với người mang thuộc tính thổ. Ngoài ra, thủy sinh mộc nên mộc vượng thì thủy suy. Có thể nói ngược lại rằng, thuộc tính mộc là thuộc tính bán tương khắc với thuộc tính thủy. Tương ứng có thể suy ra cây kim tiền là cây không hợp với người mệnh thủy. Tổng hợp lại, cây kim tiền là cây hợp với người mệnh mộc hoặc mệnh hỏa, không hợp với người mệnh thổ hoặc mệnh thủy. Còn người mệnh kim thì cây kim tiền không hợp cũng không khắc ở vào diện bình hòa.

Một số thông tin từ các shop cây cảnh tư vấn nói rằng cây kim tiền hợp với tất cả mọi người chứ không kén chọn mệnh hay tuổi. Điều này là không đúng vì ít nhất là cây kim tiền cũng kỵ với người mệnh thổ và mệnh thủy. Dù bạn có bố trí thêm các yếu tố khác để cây hợp phong thủy với từng tuổi nhưng bản thân cây kim tiền đã tương khắc với tuổi đó thì tốt nhất là không nên trồng cây kim tiền.

Hướng dẫn cách tính mệnh theo tuổi

Sau khi đã biết cây kim tiền hợp với mệnh nào thì còn một vấn đề rất quan trọng mà mọi người hay bị nhầm lẫn đó là mệnh của bản thân. Có hai cách tính mệnh của mỗi người đó là theo cung mệnh và theo cung phi Bát Trạch (cung phi). Với mỗi cách tính mệnh khác nhau sẽ có kết quả khác nhau và đương nhiên bạn có thể sẽ chọn sai cây phong thủy là chuyện bình thường.

Gợi ý một chút cho các bạn đó là cung phi có 3 yếu tố chính là mệnh, hướng và cung. Khi chọn cây theo cung phi bạn cần căn cứ vào năm sinh (năm âm lịch) và giới tính để tra mệnh cho chính xác. Bạn cũng không nên bỏ qua yếu tố “hướng” trong cung phi vì sau khi chọn cây phong thủy theo mệnh bạn có thể đặt cây theo hướng này sẽ hợp phong thủy với bản thân.

Về cung mệnh tức là cung tính theo tử vi, nếu bạn muốn chọn cây theo cũng mệnh thì cũng vẫn được chứ không phải là sai. Để biết mệnh theo cung mệnh các bạn chỉ cần tra tuổi tử vi là ra ngay. Cái này quá đơn giản và quen thuộc rồi nên NNO sẽ không hướng dẫn nữa.

Như vậy, có thể kết luận rằng cây kim tiền là cây mang thuộc tính mộc hợp với người mệnh mộc hoặc mệnh hỏa, kỵ với người mệnh thổ hoặc mệnh thủy. Khi chọn cây kim tiền làm cây phong thủy, các bạn nên chú ý xem mệnh của bản thân là gì. Xác định được mệnh một cách chính xác sẽ giúp bạn chọn cây phong thủy dễ dàng hơn.

Ve Chó Từ Đâu Ra Và Cách Điều Trị Tận Gốc

Ve chó là gì?

Ve chó (bọ chó) là một loại ký sinh trùng nhỏ sống ký sinh ở trên da của vật nuôi. Chúng thường nhai da, hút máu để duy trì sự sống và phát triển, khiến các chú chó, nàng mèo nhà bạn cảm thấy ngứa ngáy và vô cùng khó chịu.

Ve chó có tốc độ sinh trưởng và phát triển rất nhanh chỉ trong một thời gian ngắn. Vì vậy, nếu như phát hiện thấy ve chó ký sinh trên cơ thể vật nuôi mà không kịp thời tiêu diệt chúng sẽ sinh sôi phát triển mạnh mẽ, hủy hoại cơ thể của vật nuôi và thậm chí dẫn đến cái chết.

Ve chó (bọ chó) sinh ra từ đâu ra?

Hầu hết các loại ve chó được bắt nguồn từ tự nhiên như thường xuất hiện ở các khu vực nóng ẩm, cây cối rậm rạp, nhiều bóng râm và không có ánh nắng mặt trời,…chứ không phải có sẵn trên có thể vật nuôi.

Ve chó xuất hiện nhiều nhất vào khoảng tháng 3 tới tháng 4, khi mà thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho chúng sinh sôi nảy nở. Trong môi trường thuận lợi, trứng ve sẽ phát triển thành ấu trùng, thành nhộng, tiếp đó hình thành ve chó và nhảy vào cơ thể vật nuôi và ký sinh trên đó để hút máu.

Ve chó trưởng thành sau khi hút hết các chất dinh dưỡng ở vật nuôi sau khoảng 3 tuần sau sẽ rời vật chủ để tìm môi trường khác và bắt đầu đẻ trứng, tiếp tục sản sinh ra nhiều ve chó con khác.

Ngoài ra, vật nuôi của bạn có thể bị nhiễm ve do tiếp xúc với các chú chó khác quanh nhà khi vui đùa trứng vô tình dính sang và sinh sôi phát triển.

Nếu vật nuôi nhà bạn có những dấu hiệu nhận biết sau đây thì chúng đã bị ve chó ký sinh trên cơ thể:

– Các thú cưng xuất hiện hiện tượng ngứa ngáy. Chúng thường hay cọ sát vào các vật cứng, gãi nhiều hoặc dùng răng cắn vào da.

– Ở các vùng da trên cơ thể sẽ bị kích ứng và xuất hiện các vết mẩn đỏ, hoặc đóng các mảng vảy trên da.

– Bắt đầu có hiện tượng rụng lông thường là ở các khu vực cổ, tai, lưng và phần háng.

– Vật nuôi bị thiếu máu, lông các chú bị khô và dính vào nhau.

– Vật nuôi biếng ăn, sụt cân nhanh chóng. Thân hình gầy gò, ốm yếu và phát triển không đúng kích thước so với loài như bình thường.

– Deer Tick – Ixodes scapularis (=Ixodes dammini)

– Dog Tick – Dermacentor variabilis

– Lone Star Tick – Amblyomma americanum

– Brown Dog Tick – Rhipicephalus sanguineus

– Wood Tick – Dermacentor andersoni

– Western Blacklegged Tick – Ixodes pacificus

– European Wood Tick – Ixodes ricinus

– Gulf Coast Tick – Amblyomma maculatum

– Winter Tick – Dermacentor albipictus

– Woodchuck Tick – Ixodes cookie

Câu hỏi “Ve chó có hút máu người không?” luôn là câu hỏi chúng tôi nhận được nhiều nhất khi nói về loại ve chó này. Và câu trả lời là Có.

Theo như nghiên cứu cho thấy ve chó có tập tính ký sinh lên cơ thể vật chủ và hút máu để sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, da chính là khu vực mà ve chó bám vào đầu tiên, chúng sẽ cắn và hút máu trên cơ thể người. Bạn sẽ cảm thấy đau, làn da trở lên đỏ, bị kích ứng và gây sốt nặng.

Khi bị ve chó hút máu mà không phát hiện, xử lý kịp thời sẽ gây nên các triệu chứng, dấu hiệu khó nói, khó thở, đau họng và thậm chí dẫn đến cái chết.

Chính vì thế, khi phát hiện vật nuôi nhà mình xuất hiện dấu hiệu có ve chó thì các gia chủ cần lập tức cách ly, đeo khẩu trang,… khi tiếp xúc. Để tránh ve chó bám vào người gây những hậu quả không mong muốn.

Xử lý thế nào khi bị ve cắn:

Theo khuyến cáo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, để xử lý khi bị ve cắn cần:

Khi thấy xuất hiện tình trạng phát ban và sốt hoặc cả hai khi bị ve cắn bạn cần đến bác sĩ ngay.

Tham khảo ngay: 10 cách diệt ve chó đơn giản, tận gốc, hiệu quả tại nhà

Ngày nay có rất nhiều cách để trị tận gốc ve chó như dùng dầu tắm trị ve chó, thuốc xịt, thuốc uống hoặc bạn có thể đến các cơ sở thú ý trên địa bàn để tiêm ngừa ve chó. Một số loại thuốc trị ve chó hiện tại trên thị bạn có thể tham khảo, sử dụng như:

Các loại sữa tắm trị ve chó: Các loại sữa tắm hay dùng như Hantox, Bio, SOS,…

Bước 1: Đầu tiên bạn làm ướt thú cưng với nước.

Bước 2: Bôi một lượng sữa tắm cần thiết, nhẹ nhàng massage để sữa tắm thẩm thấu hết vào da, chân lông của thú cưng.

Bước 3: Chờ sữa tắm ngấm khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước sạch nhiều lần, sau đó lau và sấy khô. Sau khi tắm xong, hoạt chất Pyrethroid sẽ được thấm vào lông và mô thượng bì nên đây là một cách hiệu quả, ap dụng lâu dài để diệt ha y chống tái nhiễm ve chó.

Advertisement

Lưu ý: Nên tắm cho vật nuôi 15 ngày/ lần đề phòng tái nhiễm ký sinh trùng.

Thuốc xịt trị ve chó: Hantox 300ml, Frontline, Vime – frondog,…

Bước 1: Bạn nhớ đeo găng tay khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho bản thân

Bước 2: Bạn cố định chai xit ở vị trí thẳng đứng, vuốt ngược lông thú cưng và xịt vào lông, vào phần bị ve chó. Bạn hãy xịt cách lông từ 10 – 15cm và dùng tay xoa nhẹ, đều thuốc lên cơ thể vật nuôi.

Lưu ý: Đối với các bộ phận bị nhạy cảm như vùng đầu, da mặt, mắt bạn nên xịt thuốc cẩn thận để tránh làm tổn thương vật nuôi.

Thuốc tiêm: Pharmectin, Bio Bivermectin 0,25%, BiVermectin 0,1%,…

Cách sử dụng: Bạn cần tiêm 3 mũi tiêm, mỗi mũi cách nhau từ 5-7 ngày. Mỗi lần tiêm khoảng 1 ml thuốc đối với thú cưng có cân nặng từ 3 -5 kg, để phòng ngừa và điều trị ve chó một cách hiệu quả.

Ngoài ra, chúng ta có thể trị tận gốc bằng các nguyên liệu tự nhiên:

Cách chữa ve chó bằng long não: cách làm cũng rất đơn giản, dễ làm. Bạn chỉ cần ngâm long não vào nước, chờ cho chúng hòa tan hết hết rồi cho vào bình và xịt trực tiếp lên thú cưng cưng của bạn, sau đó tắm lại cho chó lại bằng nước sạch.

Cách trị ve chó bằng tinh dầu: Sử dụng tinh dầu là một cách trị ve chó hiệu quả. Bạn có thể xịt những loại tinh dầu này trực tiếp lên cơ thể chó, xịt quanh khu vực nằm và sinh hoạt của chúng, xung quanh nhà hoặc sử dụng túi tinh dầu nhỏ đeo vào cổ chó, đây cũng là một cách làm cũng rất hiệu quả đấy.

Lưu ý: Mùa hè là thời điểm ve chó sinh sôi và phát triển rất mạnh do đó gia chủ cần phải thực hiện tiêm phòng và vệ sinh vật nuôi nhà mình thường xuyên bằng sữa tắm, tiến hành vệ sinh nơi ở để giúp thú cưng luôn sống trong môi trường sạch sẽ, ngăn chặn sự sinh sôi của các loài ve chó.

Tham khảo ngay: Top 8 thuốc trị ve chó hiệu quả, tốt nhất hiện nay

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Kim Ngân Bị Thối Thân, Thối Gốc Và Cách Chữa Cụ Thể trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!