Xu Hướng 9/2023 # Cách Luộc Khoai Mì Nước Cốt Dừa Bùi Bùi Béo Ngậy Ăn Là Ghiền # Top 11 Xem Nhiều | Fply.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cách Luộc Khoai Mì Nước Cốt Dừa Bùi Bùi Béo Ngậy Ăn Là Ghiền # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Luộc Khoai Mì Nước Cốt Dừa Bùi Bùi Béo Ngậy Ăn Là Ghiền được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

– Lá dứa đem rửa sạch, để cắt nhỏ và để riêng ra.

– Cho dừa nạo sẵn vào một cái tô, thêm 1/2 chén nước ấm vào và bóp mạnh tay cho dừa ra hết nước cốt. Sau đó, lấy một tấm vải lọc hay cái rây nhuyễn để lọc nước cốt dừa. Thực hiện tương tự nhiều lần như vậy sẽ lọc được hết nước cốt và đem bỏ phần xác dừa.

Dùng tay vắt mạnh dừa nạo lấy nước cốt. Ảnh: Internet

– Nếu không có thời gian, có thể mua ngay nước cốt dừa đã bán sẵn ở các quầy bán dừa trong chợ sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn.

– Tiếp đến, cho thêm một chút muối, đường vào nước cốt dừa rồi khuấy đều cho đường, muối tan hết. Ngoài ra, nếu muốn tăng vị béo cho nước cốt dừa thì nên giảm độ ngọt của đường lại, tăng thêm lượng sữa tươi. 

3. Cách luộc khoai mì nước cốt dừa

– Chuẩn bị một cái nồi rồi xếp lá dứa xuống bên dưới đáy nồi, xếp củ mì lên trên và đổ phần nước cốt dừa vào sao cho xâm xấp với phần củ mì là được.

Cho khoai mì, lá dứa vào nồi cùng nước dừa và đun sôi. Ảnh: Internet

– Bắc nồi lên bếp, nấu với lửa vừa và nêm thêm 1/2 muỗng cà phê muối để thêm phần đậm đà. Khi nào thấy nước trong nồi cạn gần hết thì cho thêm chén nước cốt dừa vào, lưu ý là rưới đều khắp nồi và nấu thêm khoảng 5 phút nữa cho nước cốt dừa thấm đều xung quanh củ mì.

– Làm muối mè chấm khoai mì: cho 3 muỗng mè trắng rang, 2 muỗng đường, 1 muỗng cà phê muối vào bát trộn đều và tùy theo khẩu vị của từng người, có thể thêm đường hay mè tùy thích.

Làm muối mè chấm khoai mì. Ảnh: Internet

– Cuối cùng, cho khoai mì ra đĩa, rắc muối mè lên trên hoặc chấm trực tiếp với muối mè đều ngon. Củ khoai mì luộc xong có mùi thơm thoang thoảng của lá dứa cùng vị khoai mì bùi bùi, béo ngậy.

Món khoai mì nước cốt dừa vừa béo vừa dẻo lại có mùi thơm thoang thoảng của lá dứa. Ảnh: Internet

4. Những công dụng và điều cần lưu ý khi ăn khoai mì

– Xét về mặt dinh dưỡng, khoai mì khá giàu năng lượng, chất bột, chất khoáng, vitamin C,…Ngoài ra, do có chứa nhiều carbohydrate nên cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng. Khoai mì còn chứa một lượng lớn chất xơ sẽ thúc đẩy cảm giác no lâu và giúp giảm cân, đốt cháy lượng mỡ thừa hiệu quả.

– Bên cạnh đó, khoai mì còn có tác dụng giảm mức cholesterol không lành mạnh ra khỏi cơ thể và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, trong khoai mì có chứa nhiều acid cyanhydric gây rối loạn tiêu hóa, vì vậy tuyệt đối không cho phụ nữ mang thai và trẻ ăn khoai mì.

Khoai mì không chỉ là món ăn dân dã, mà rất giàu năng lượng và có khả năng chữa được nhiều bệnh. Ảnh: Internet

– Khi khoai mì mới nhổ lên, thì phải nấu ngay không được nấu quá lâu; còn nếu chưa nấu thì nên vùi lại xuống đất. Đặc biệt, khi luộc khoai mì, nên thay nước luộc khoảng 2 – 3 lần để loại bỏ bớt độc tố bên trong. 

Như vậy, chúng ta đã hoàn thành cách luộc khoai mì nước cốt dừa cực kì đơn giản và không cần cầu kỳ trong khâu chuẩn bị nguyên liệu. Với bí quyết này, bạn có thể tự tay vào bếp thực hiện để mang đến cho gia đình thân yêu một đĩa khoai mì có mùi thơm ngọt của lá dứa, vị ngon dẻo của khoai mì hòa quyện với nước dừa béo ngậy, chút mè rang bùi bùi, thật hấp dẫn, phải thử ngay và khó lòng bỏ qua. 

Hà Vy – Tổng hợp

Cách Nấu Chè Bí Đỏ Khoai Lang Nước Cốt Dừa Thơm Ngon Tại Nhà

Chè bí đỏ khoai lang nước cốt dừa là một trong những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều người yêu thích bởi nó mang lại nhiều lợi ích như: Cung cấp nhiều vitamin tốt cho cơ thể, giúp mắt sáng, thanh lọc cơ thể. Mùa hè lại đến, hôm nay Minstore sẽ chia sẻ đến bạn 2 cách nấu chè bí đỏ khoai lang dẻo ngọt, ngon mê ly với những nguyên liệu đơn giản dễ tìm.

Cách nấu chè bí đỏ khoai lang nước cốt dừa

1. Cách nấu chè bí đỏ khoai lang nước cốt dừa thơm ngon tại nhà

Nguyên liệu chuẩn bị để nấu chè bí đỏ khoai lang nước cốt dừa

Bí đỏ: 300g

Khoai lang: 300g

Đậu xanh: 60g

Nước cốt dừa: 400g

Bột năng: 2 thìa

Đường trắng hoặc đường thốt nốt: 120g

Muối

Nguyên liệu nấu chè bí đỏ khoai lang nước cốt dừa

Lưu ý khi chọn: Bí đỏ bạn chọn những quả, màu vàng cam đậm, cầm nặng tay, không méo dập.

Khoai lang nên chọn những củ nhẵn bóng, tròn, thuôn dài, không bị hốc, hõm.

Cách nấu chè bí đỏ khoai lang nước cốt dừa thơm ngon tại nhà

Sơ chế nguyên liệu

Với khoai lang bạn rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng miếng vừa ăn. Ngâm khoai vào nước tầm 15 phút cho ra hết nhựa để khoai không bị thâm.

Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch cắt miếng như khoai

Đậu xanh cà bỏ vỏ, đem ngâm trong nước 2-3 tiếng cho nở mềm để khi nấu nhanh chín.

Nước cốt dừa bạn có thể mua lon đóng sẵn nếu không muốn mất nhiều thời gian chuẩn bị. Việc của bạn giờ đây là cho nước cốt dừa vào nồi rồi đun trên lửa nhỏ đến khi sôi, rồi cho khoảng thìa 1 cà phê muối vào khuấy đều rồi tắt bếp là hoàn thành.

Các bước nấu chè bí đỏ khoai lang nước cốt dừa

Bước 1:  Cho 1,5l nước lọc  vào nồi rồi cho đậu xanh vào ninh 30 phút với lửa liu riu để đậu chín mềm.

Bước 2: Tiếp theo, bạn cho khoai lang và bí đỏ và đường thốt nốt vào nấu cùng. Bởi thời gian chín của khoai lang và bí đỏ chín tương đương nhau. Đun nhỏ lửa thêm khoảng 20 phút để chè chín mềm, bạn nêm lại đường cho hợp miệng.

Bước 3: Hòa 2 thìa bột năng vào bát cùng với nước khuấy đều, rồi đổ từ từ vào nồi chè (vừa đổ vừa khuấy) đến khi có độ sánh như ý của bạn thì dừng lại.

Bước 4:  Khi ăn, múc chè bí đỏ khoai lang ra bát, rưới nước cốt dừa lên trên là có thể thưởng thức. Ngày hè nóng nên chè nên cho thêm ít để xay hoặc để lạnh ăn sẽ ngon hơn.

Cách nấu chè bí đỏ khoai lang nước cốt dừa

2. Cách nấu chè bí đỏ khoai lang tím nước cốt dừa thơm ngon tại nhà

Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu chè bí đỏ khoai lang tím nước cốt dừa

Bí đỏ: 250gr

Khoai lang tím: 250gr

Đậu phộng: 150gr

Bột nếp: 120gr

Bột năng: 100gr

Đường: 220gr

Nước cốt dừa: 1 lon (450ml)

Muối

Cách nấu chè bí đỏ khoai lang tím nước cốt dừa thơm ngon tại nhà

Sơ chế nguyên liệu

Bí đỏ gọt sạch vỏ, rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ, đem hấp chín với lửa vừa trong 20 phút.

Khoai lang tím cũng làm tương tự như bí đỏ. Nếu muốn tiết kiệm thời gian bạn cũng có thể làm chung 2 nguyên liệu này với nhau. Vì thời gian chín của chúng tương đương nhau.

Sau khi khoai và bí đỏ chín, bạn cho ra bát rồi dùng nĩa hoặc bằng chày tán nhuyễn, mịn. Tiếp đến bạn cho 120gr bột nếp vào hỗn hợp trên trộn đều lên thành khối bột mịn dẻo, vò viên được.

Đậu phộng ngâm trong nước khoảng 2-3 tiếng để đậu phộng nở căng, rồi rửa sạch, vớt ra để ráo. Tiếp theo, bắc nồi lên bếp, cho 1,5 lít nước cùng đậu luộc chín mềm thì vớt ra, để ráo.

Các bước nấu chè bí đỏ khoai lang tím nước cốt dừa

Bạn bắc nồi lên bếp, đổ 1 lít nước lọc, cho muối và 220gr đường vào nấu sôi để lửa vừa, rồi đổ đậu phộng vào nấu trong 10 phút.

Tiếp theo bạn cho viên chè vào trước, nấu khoảng 5 phút mới cho viên chè nấu đến khi viên chè nổi lên mặt nước thì cho 450ml nước cốt dừa khuấy đều cho chè béo.

Sau cùng hòa 40gr bột năng với 3 muỗng nước, rồi vừa đỏ vừa khuấy đều cho đến khi hỗ hợp sền sệt theo ý bạn muốn rồi hãy tắt bếp.

Bạn múc chè vào bát và thưởng thức khi nóng. Món chè béo thơm ngon vị ngọt sẽ mang đến cho bạn và gia đình bạn cảm giác cứ muốn ăn thêm.

Cách nấu chè bí đỏ khoai lang tím nước cốt dừa

Cách Làm Kem Sữa Dừa Tươi Ngon Béo Ngậy Ăn Hoài Không Ngán

Bí quyết làm kem dừa ngon lạ miệng cho mùa hè

Cách làm kem chuối đậu phộng nước cốt dừa đơn giản mà ngon

Cách làm kem sữa dừa tươi ngon béo ngậy

Nguyên liệu dùng để làm kem sữa dừa

Nước cốt dừa – 300ml

Sữa tươi không đường – 300ml

Sữa đặc có đường

Kem sữa tươi (whipping cream) – 150ml

Cơm dừa bánh tẻ nạo – 50g

Trứng gà – 4 quả

Vani – ½ thìa cà phê nếu có để làm dậy mùi kem

Đường

Bột năng – 1 thìa cà phê

Hộp kem – bạn chuẩn bị sẵn một cái có nắp đậy, cho sẵn vào tủ lạnh để làm lạnh hộp từ 1 – 2 giờ.

Cách làm kem sữa dừa tươi ngon béo ngậy Bước 1: Làm hỗn hợp nước cốt dừa cho món kem

Trước tiên, bạn bắc một chiếc nồi nhỏ lên bếp. Sau đó, bạn cho tiếp sữa đặc có đường và sữa tươi vào khuấy đều và đun nóng sữa ở lửa nhỏ. Khi đun sữa, bạn nhớ lưu ý là tránh đun sữa ở lửa quá lớn làm sữa sôi lên. Như vậy sẽ rất dễ làm mất các dưỡng chất có trong sữa và làm sữa biến chất. Chúng ta chỉ làm nóng sữa ở tầm khoảng nhiệt độ 40 độ C là được.

Tiếp đến, trứng gà bạn đập ra, tách lấy lòng đỏ trứng cho vào một cái tô. Sau đó, bạn cho thêm đường vào và dùng phới lồng đánh cho tan đường.

Làm hỗn hợp nước cốt dừa cho món kem

Khi thấy nồi sữa có hơi nước bốc lên, bạn cho nước cốt dừa vào khuấy đều. Rồi đặt rây lên bếp, cho hỗn hợp trứng đường vừa đánh tan lọc qua một lượt vào nồi sữa đang đun để lọc bỏ các phần trứng không tan.

Sau đó, bạn cho tiếp một ít bột năng vào khuấy nhanh tay để tránh bột bị vón cục. Bạn cứ khuấy đều như vậy đến khi thấy hỗn hợp bắt đầu đặc lại thì tắt bếp. Rồi cho vani vào hòa tan.

Bước 2: Đánh bông kem tươi (whipping cream)

Hỗn hợp sữa dừa sau khi đã chuẩn bị xong, bạn để cho hỗn hợp bắt đầu nguội dần. Trong quá trình đó, chúng ta sẽ đánh bông kem tươi (whipping cream) với cách làm như sau.

Đánh bông kem sữa dừa

Đầu tiên, bạn cho que đánh kem, âu đánh kem và kem tươi (whipping cream) vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản 30 phút hoặc 15 phút với ngăn đá để làm lạnh kem và các dụng cụ. Việc làm lạnh các dụng cụ và kem tươi (whipping cream) như vậy sẽ giúp kem dễ bông hơn và hạn chế bị tách nước.

Tiếp đến, bạn đổ kem tươi (whipping cream) vào âu đánh kem và bắt đầu đánh bông ở tốc độ tăng dần cho đến khi thấy kem trở nên đặc lại và có những đường vân xuất hiện rõ rệt thì hạ tốc độ xuống và dừng hẳn. Lúc này, nhấc que kem lên bạn sẽ thấy chóp kem đứng, kem bông đẹp mắt.

Bước 3: Cách làm kem sữa dừa tươi ngon béo ngậy.

Sau đó, bạn cho thêm dừa nạo vào trộn đều nữa là ta đã làm xong hỗn hợp kem sữa dừa rồi đấy. Bây giờ chỉ còn việc chờ hỗn hợp đông lại thành kem nữa là có thể thưởng thức. Để làm đông kem bạn có thể dùng máy làm kem hoặc làm kem không dùng máy với phương pháp thủ công.

Cách làm kem sữa dừa với máy làm kem

Sau khi đã có hỗn hợp kem sữa dừa, bạn đổ từ từ hỗn hợp vào máy làm kem và bắt đầu quay đến khi thấy hỗn hợp trở nên dẻo hơn và dần đông lại thành kem thì có thể tắt máy. Sau đó, bạn vét kem ra cho vào hộp kem đã chuẩn bị sẵn lúc đầu. Đợi tầm 45 phút đến 1 tiếng sau là có thể lấy kem ra thưởng thức.

Cách làm kem sữa dừa không dùng máy làm kem

Với cách làm kem không dùng máy, sau khi đã có hỗn hợp kem sữa dừa, bạn cho hỗn hợp vào hộp kem đã chuẩn bị sẵn rồi cho vào tủ lạnh bảo quản. Sau đó, cứ tầm 30 phút, bạn lại lấy kem ra dùng nĩa hoặc muống xới, dầm kem vài lần cho kem dẻo và không bị dăm đá. Bạn làm như tầm 3 – 4 lần là kem sẽ có độ dẻo, xốp, ngon. Sau đó, đợi thêm tầm 45 phút đến 1 tiếng đồng hồ nữa cho kem đông lại là có thể lấy ra thưởng thức.

Cách làm kem sữa dừa không dùng máy làm kem

Cách làm kem sữa dừa tươi ngon béo ngậy cực kì đơn giản và dễ làm tại nhà phải không nào. Khi ăn, bạn cho thêm đậu phộng hay các loại hạt yêu thích vào ăn kèm sẽ rất ngon. Kem sữa dừa có vị bùi bùi, sực sực của dừa và dừa nạo, béo béo của sữa và kem tươi ăn cực ghiền. Hơn nữa, với công thức cách làm kem sữa dừa ngon tại nhà, bạn có thể tha hồ tự tay chế biến món kem này theo khẩu vị yêu thích của cả nhà mà không phải ngán ngẫm với các loại kem dùng hương liệu vừa béo vừa ngọt gắt và mau ngán nữa.

Đăng bởi: Hiếu Vương

Từ khoá: Cách làm kem sữa dừa tươi ngon béo ngậy ăn hoài không ngán

3 Cách Làm Bánh Mì Trứng Thơm Ngon, Béo Ngậy Ăn Sáng Tiện Lợi, Dinh Dưỡng

Trứng chiên với nước mắm thấm gia vị ăn cùng bánh mì sẽ không cần thêm sốt. Ảnh: Internet

Món trứng chiên ốp la nước mắm bạn sẽ ăn kèm với bánh mì thường hoặc bánh sandwich đều ngon. Bánh mì ốp la chảo cũng có thể kẹp lại mang đến công ty ăn sáng. Lúc này bạn có thể chuẩn bị thêm ít dưa leo, dưa chua ăn kèm sẽ đỡ ngán hơn.

Bạn có thể ăn trứng kẹp bánh mì thường, bánh mì sandwich đều phù hợp, thơm ngon, vừa miệng. Ảnh: Internet

2. Cách làm bánh mì trứng chiên thập cẩm

Nếu bạn đã quá ngán món bánh mì trứng ốp la thì hãy linh hoạt thay đổi cách thực hiện. Theo đó bạn có thể kết hợp bánh mì sandwich, trứng, xúc xích , củ cải đỏ.., để tạo ra cách ăn mới, lạ miệng hơn.

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

2 miếng bánh mì sandwich

1 quả trứng gà

1 hủ bơ

1/2 củ cà rốt

1 cây xúc xích

4 nhánh hành lá

Bạn có thể chuẩn bị xúc xích heo hoặc xúc xích Đức trữ sẵn trong tủ lạnh. Ảnh: Internet

2.2. Các bước thực hiện

Bước 1 : Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu nhỏ. Hành lá cắt gốc, rửa sạch, thái nhỏ. Xúc xích bóc khỏi vỏ, thái hạt lựu.

Bước 2 : Bánh mì sandwich dùng dao nhọn khoét ruột thành hình vuông rồi lấy ra.

Phần nhân trứng bạn nên nêm nếm ít gia vị để ăn kèm tương ớt sẽ ngon hơn. Ảnh: Internet

Bước 3 : Bỏ cà rốt, xúc xích, lá hành thái nhỏ vào chén. Đập vào quả trứng, nêm 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/3 thìa cà phê đường, ít tiêu xay trộn đều.

Bước 4 : Bắc chảo lên bếp cho vào 1 thìa canh bơ. Nấu bơ tan chảy hết rồi cho viền bánh mì vào. Vặn lửa nhỏ đổ hỗn hợp trứng xúc xích rau củ vào. Lấy miến ruột bánh đậy lên phía trên. Chiên 2 phút bạn dùng phới dẹt đè miếng ruột bánh xuống rồi trở mặt lại. Chiên thêm 30 giây thì lấy chúng ra. Tiếp tục chiên miếng bánh thứ 2 tương tự là hoàn thành.

Chiếc bánh được chiên vàng ươm 3 mặt, nên ấn chặt để bánh không vỡ. Ảnh: Internet

Chiếc bánh mì trứng vàng ươm ăn kèm tương ớt là hết xảy. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được viền bánh giòn tan, ruột bánh béo ngậy ăn cực đã. Đây là món ăn sáng ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng thích hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Theo đó cách làm món ăn cũng khá đơn giản, cực tiện lợi.

Chiếc bánh giòn rụm rìa ngoài, béo ngậy bên trong vừa ăn đã mê mẩn. Ảnh: Internet

3. Cách làm bánh mì trứng phô mai

Nếu bạn là tín đồ đam mê các món bánh có phô mai béo ngậy thì đừng bỏ qua công thức này. Chiếc bánh mì trứng chiên phô mai vàng ươm, tan chảy bên trong hứa hẹn sẽ tạo ra sự bùng nổ vị giác. Món bánh mì kẹp trứng phô mai thích hợp để làm món ăn sáng, món ăn vặt giúp tâm trạng vui vẻ, thoải mái hơn.

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Bánh mì sandwich

2 quả trứng gà

2 lát phô mai

10gram bơ lạt

Tương ớt (hoặc mứt dâu Tây)

Muối, đường

Bạn nên chọn phô mai lát mỏng sẽ dễ để lên bánh trong đẹp mắt hơn. Ảnh: Internet

3.2. Các bước thực hiện

Bước 1 : Đập vào chén 2 quả trứng, nêm nếm 1/2 thìa cà phê hạt nêm đánh hòa tan. Bánh mì sandwich cắt làm đôi.

Bước 2 : Bắc chảo lên bếp cho vào 1 lát bơ đun nóng chảy. Đổ hết trứng vào để lên 2 lát bánh mì.

Đổ trứng vào rồi xếp thêm bánh mì để lửa nhỏ liu riu. Ảnh: Internet

Bước 3 : Nhúng bánh mì 2 mặt cho thấm trứng vào. Kế đến để nguyên cho trứng chín một mặt rồi lật ngược bánh lại. Vén 4 mép trứng vào bánh để tạo thành hình vuông.

Bước 4 : Phết lên bánh ít mứt dâu tây hoặc tương ớt tùy thích. Để lên bánh 2 lát phô mai rồi gập chúng lại làm đôi. Chiên nhỏ lửa đến khi bánh rám vàng thì vớt ra.

Chiếc bánh có thể phết thêm mứt dâu, tương cà, tương ớt tùy theo sở thích. Ảnh: Internet

Cắt bánh mì thành các miếng vừa ăn thưởng thức ngay. Chiếc bánh có vị thơm giòn, béo ngậy cực đỉnh. Bánh mì trứng phô mai này có thể dùng để ăn sáng, làm món ăn vặt đều cực thích hợp. Món ăn có thời gian thực hiện chưa đến 10 phút. Chúng rất thích hợp cho những người có công việc bận rộn không có nhiều thời gian.

Chiếc bánh mì trứng có phô mai tan chảy hấp dẫn dành cho tín đồ mê ăn béo ngậy. Ảnh: Internet

Bánh mì trứng còn có thể sáng tạo theo nhiều cách khác nhau. Tuy đơn giản nhưng chúng lại chứa nhiều dinh dưỡng và nguồn năng lượng dồi dào. Đặc biệt món ăn này cũng giúp bạn tiết kiệm chi phí cho những ngày kinh tế khó khăn.

Ngọc Hân

Tổng Hợp 2 Cách Làm Mứt Dừa Màu Vàng Bắt Mắt, Ngọt Bùi, Dẻo Thơm Tại Nhà

1. Hướng dẫn làm mứt dừa màu vàng truyền thống

Nguyên liệu chuẩn bị

– 500g cùi dừa

– 200g đường (Tùy khẩu vị có thể tăng giảm)

– 1 thìa bột dành dành

– 1 thìa cafe muối

– 2 ống vani

Cách làm mứt dừa màu vàng

Bước 1: Sơ chế dừa

– Cùi dừa sau khi mua về bạn rửa sạch, gọt bỏ lớp màng màu xám bên ngoài rồi rửa sạch.

– Tiến hành bào mỏng cùi dừa đến khi hết.

– Đem phần cùi dừa đã bào mỏng đi rửa. Khi rửa bạn bóp cho ra nước cốt dừa bên trong. Bạn rửa khoảng 5 -6 lần nước đến khi nước trong thì bạn đem ra rổ để ráo nước.

Bước 2: Ướp đường

– Sau khi cùi dừa ráo nước, không cần khô, bạn đem cùi dừa đi ướp đường.

– Cho dừa, đường muối vào trộn đều. Ướp từ sáng đến chiều là bạn có thể sên mứt. Nếu bạn làm chiều thì có thể để qua đêm sáng mai sên. Thời gian ướp khoảng 6-8 tiếng.

– Nếu có nắng bạn đem ra phơi cho cùi dừa nhanh thấm hơn.

– Cùi dừa đạt là khi bạn thấy cùi dừa trong veo. Điều đó có nghĩa là cùi dừa đã ngấm đường. Bạn có thể đem đi sên mứt rồi.

Bước 3: Cách làm mứt dừa màu vàng – Làm nước màu

– Lấy bột dành dành cho vào bát nhỏ, cho vào 100ml nước sôi rồi đổ vào trộn đều.

– Đậy nắp lên rồi ủ trong 5 phút cho bột ra màu rồi rây loại bỏ phần bột (Để loại bỏ kĩ bạn nên lót thêm một miếng vải trên rây)

Bước 4: Sên mứt

– Cho mứt dừa và nước màu dành dành vào trộn đều lên và mở lửa lớn. Ban đầu bạn mở lửa lớn cho đường rút nước.

– Sau khi nấu một thời gian, bạn có thể thấy nước rút nhiều, khi đó bạn giảm lửa đi tránh mứt bị khét.

– Khi nước đường keo lại, kéo sợi thì bạn cho vani vào đảo đều tiếp.

– Bạn liên tục đảo mứt đến khi thấy trên đũa, thành chảo và mứt dừa xuất hiện kết tinh thì bạn tắt bếp đi và tiếp tục đảo khoảng 3-5 phút cho mứt dừa tơi lên.

– Sau cùng bạn cho mứt dừa ra rổ cho mứt dừa cứng và khô lại. Như vậy mứt dừa sẽ không bị chảy nước trong quá trình sử dụng.

Như vậy bạn đã hoàn thành món mứt dừa có màu vàng đẹp mắt rồi

2. Cách làm mứt dừa màu vàng viên

Nguyên liệu chuẩn bị

– Cùi dừa non: 1kg

– Đường cát trắng: 500 gram (Thay đổi tùy vào khẩu vị từng gia đình)

– Bột dành dành hoặc hạt dành dành

Cách làm mứt dừa viên màu vàng

Bước 1: Sơ chế dừa non

– Cùi dừa sau khi mua về bạn rửa sạch, gọt bỏ lớp màng màu xám bên ngoài rồi rửa sạch.

– Thái dừa thành khối vuông đều có cạnh khoảng 1cm.

– Đun sôi nồi nước, rồi pha với nước lạnh tại thành nước ấm. Chia nước ấm làm nhiều phần, rửa cùi dừa nhiều lần bằng nước ấm cho đến khi nước trong hơn, ra bớt dầu là được (khoảng 5 – 6 lần).

– Tiếp theo bạn đun 1 nồi nước đun sôi. Sau khi nước sôi bạn cho cùi dừa vào và tắt bếp, đậy nắp lại. Ngâm cùi dừa trong khoảng 10 phút rồi rửa lại 1 – 2 lần với nước lạnh. Khi thấy nước trong thì bạn để ráo nước.

Bước 2: Làm nước tạo màu mứt dừa viên

– Với bột dành dành: Bạn làm tương tự cách làm mứt dừa màu vàng truyền thống trên.

– Với hạt dành dành: Bạn ngâm hạt dành dành trong nước sôi cho ra nước màu. Sau khoảng 10 – 15 phút thì tiến hành rây bỏ cái.

Bước 3: Ướp đường và sên mứt

– Cho dừa viên, đường muối và màu tự nhiên vào trộn đều và ướp trong 6-8 tiếng.

–  Đợi cho đường tan hoàn hoàn thì đổ vào chảo sên ở lửa vừa. Đảo đều tay cho các viên mứt dừa khô ráo, đường bám một lớp nhẹ bắt đầu kết tinh thì bạn tắt bếp đi, tiếp tục đảo thêm 2-3 phút là hoàn tất. Khi đó mứt dừa sẽ bọc một lớp đường bên ngoài.

– Đổ mứt ra một cái mâm làm nguội.

Như vậy mứt dừa viên màu vàng biến tấu khác với mứt truyền thống đã hoàn thành.

3. Những lưu ý khi làm mứt dừa béo bùi màu vàng

– Bạn nên chọn loại dừa bánh tẻ, tức là quả dừa không quá non và cũng không quá già, độ cứng và độ dai vừa phải, rất thích hợp cho việc nạo sợi hoặc tạo viên. Dừa bánh tẻ có phần vỏ màu hơi nhạt, đều màu và không bị loang ra. Nếu bấm móng tay vào vỏ dừa sẽ thấy được độ giòn và không bị dai. Phần cùi dừa tách ra phải có màu trắng ngần, không phải màu trong hay hơi đục, ngà ngà, phần vỏ sát bên ngoài sẽ có màu nâu nhạt.

– Ngoài bột dành dành bạn có thể sử dụng tinh bột nghệ để tạo màu vàng cho mứt dừa. Cách làm tương tự với bột dành dành.

– Mẹo bảo quản mứt được lâu và ngon sau khi cách làm mứt dừa màu vàng hoàn thành.

+ Sau khi làm mứt xong bạn cần cho ra khay và để thật nguội mới đem đi cất. Việc cất mứt sớm trước khi nguội sẽ làm mứt dừa chảy nước, mất vị ngon.

+ Bảo quản mứt trong các túi nilon hoặc hũ thủy tinh kín khí. Khi bảo quản trong lọ đựng, nên cho vào trong đó 1 lớp đường. Lớp đường sẽ có chức năng hút ẩm cho mứt, giúp bảo quản mứt lâu hơn.

+ Trong quá trình bảo quản, nếu đường bị ướt bạn có thể đem ra nắng phơi hoặc cho vào lò nướng, mở cửa lò ở 100 độ trong 15 phút rồi đem hong trước quạt 2-3 tiếng.

+ Khi dùng mứt dừa viên chỉ sử một lượng mứt vừa đủ, tránh lấy ra quá nhiều để hạn chế phần mứt dư tiếp xúc với không khí ẩm bên ngoài làm mứt dễ chảy.

+ Nếu bảo quản mứt trong tủ lạnh, nên hạn chế lấy mứt, hoặc lấy mứt trong tủ lạnh ra, tránh đem cả lọ (túi) mứt ra ngoài, tránh việc tiếp xúc với môi trường bên ngoài sẽ dễ bị chảy nước do chênh lệch mức nhiệt, mứt mất vị ngon.

tổng hợp

Đăng bởi: Tình Nguyễn

Từ khoá: Tổng hợp 2 cách làm mứt dừa màu vàng bắt mắt, ngọt bùi, dẻo thơm tại nhà

Tự Tay Nấu Chè Sắnmochi Dẻo Bùi, Béo Ngọt Chiêu Đãi Cả Nhà

Nguyên liệu

Phần chè sắn

300gr sắn

Đường thốt nốt: 250gr, nhạt ngọt tuỳ mọi người điều chỉnh nhưng nên ăn ngọt một chút sẽ ngon hơn. (Không có đường thốt nốt thì thay bằng đường nâu, vàng, đường mật mía, đường trắng…)

Nước trắng: 1 lít

Bột năng: 3 thìa canh ăn phở ( độ đặc loãng tuỳ theo sở thích mỗi người)

Lá dứa (lá nếp): 2-3 lá

Gừng củ: 1 nhánh nhỏ

Dừa nạo, vừng rang…

Phần viên mochi sắn dẻo

Sắn: 200gr

Thích ăn dẻo và hơi dai dai chút gần như viên chân trâu thì thêm bột năng: 60gr bột năng + 20gr bột nếp.

Bột béo: 20gr nếu có (không thì thay bằng nứoc cốt dừa chi viên mochi thơm ngon hơn, không có cả hai có thể bỏ qua bước này)

Nước sôi già để nhồi bột đối với phần bột có thêm bột năng: 100 độ, còn nếu chỉ dùng bột nếp thì nước hơi âm ấm là được.

Phần nước cốt dừa

100ml nước cốt dừa (có thể mua sẵn lon đóng hộp hoặc tự làm)

Muối: 1/2 thìa dùng để ăn sữa chua

Lá dứa: 2 lá

5gr bột năng hoà với nước lọc

Sữa đặc: 30gr

Cách làm

Sắn mua về lột vỏ, rửa sạch, cắt khúc, ngâm nước muối hoặc nước vo gạo qua đêm để sắn ra hết nhựa độc.

Cách làm phần mochi sắn dẻo:

Luộc 200gr sắn cho chín bở, nên luộc qua một nước sau đó đổ phần nước đó đi, rửa lại rồi mới thêm nước mới luộc chín sắn, bỏ gân ở giữa, tán thật nhuyễn hoặc cho vào cối giã thật nhuyễn, trộn với bột.

Có hai cách trộn bột theo 2 cách trên phần nguyên liệu, nếu trộn với bột năng bắt buộc có nước sôi già, quá trình trộn gần như làm viên trân châu, trộn bột đến khi thành khối dẻo mịn không dính tay thì đem vo viên theo ý thích. Vo xong trộn với ít bột khô để các viên mochi không dính vào nhau. Rồi để riêng.

Cách làm phần chè sắn:

300gr sắn sống chưa luộc đem cắt miếng nhỏ vừa ăn, bỏ gân, đem luộc qua một nước, rửa sạch lại để loại bỏ chất nhựa độc.

Cho 1 lít nước vào nồi: đổ sắn, vào ninh, sắn gần mềm thì cho gừng thái sợi hoặc đập dập, đường thốt nốt vào, nêm nếm cho vừa khẩu vị, đun thêm vài phút cho sắn mềm hẳn, thì thả các viên mochi sắn vào.

Đợi các viên mochi nổi lên trên là chín, hớt bọt thường xuyên cho nồi chè được ngon. Đun thêm 5 phút thì hoà bột năng theo tỉ lệ trên phần nguyên liệu, một tay đổ bột năng, một tay khuấy theo chiều kim đồng hồ, đến khi đặc sánh theo ý muốn có thể dừng lại mà không cần cho hết. Độ đặc loãng của chè theo sở thích là ở phần này có thể tự điều chỉnh, đun thêm 2 phút tắt bếp đậy vung để nồi chè sắn luôn được ấm nóng.

Cách làm phần cốt dừa:

Cho nước cốt dừa và lá dứa vào đun sôi, hạ nhỏ lửa đun thêm vài phút, vớt lá dứa ra, cho sữa đặc và muối vào, quậy đều đun lăn tăn và khuấy đều, sau đó đổ bột năng hoà với chút nước vào, đun thêm khoảng 2p là xong.

Đăng bởi: Trần Khánh

Từ khoá: Tự tay nấu chè sắnmochi dẻo bùi, béo ngọt chiêu đãi cả nhà

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Luộc Khoai Mì Nước Cốt Dừa Bùi Bùi Béo Ngậy Ăn Là Ghiền trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!