Xu Hướng 10/2023 # Cách Bày Trí Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc Đẹp Nhất # Top 12 Xem Nhiều | Fply.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cách Bày Trí Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc Đẹp Nhất # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Bày Trí Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc Đẹp Nhất được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong những dịp Tết Nguyên Đán của người Việt Nam thì ngoài những phong tục nấu bánh chưng, bánh tét, lì xì, chưng cây mai, đào trong nhà,.. thì bày trí mâm ngũ quả để đặt trên bàn thờ tổ tiên cũng là thứ không thể thiếu.

Phong tục này mang đến nhiều ý nghĩa và nét đẹp văn hóa trong ngày Tết cổ truyền, chào đón năm mới của người dân nước ta.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết là gì?

Mâm ngũ quả ngày Tết vừa là biểu tượng giúp thể hiện tình yêu thương, lòng thành kính của các thành viên trong nhà với ông bà tổ tiên. Mong muốn nhận được sự che chở từ tổ tiên giúp con cháu đón chào năm mới bình an, thuận lợi, tránh được tai ương, vận rủi.

Nhưng tuy nhiên đồng thời ẩn sâu trong đó là những ý nghĩa cầu mong cho một năm mới phát triển, may mắn, đủ đầy, sung túc.

Chữ “ngũ quả” mang ý nghĩa thể hiện cho 5 yếu tố ngũ hành tạo nên Trời Đất là: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Cũng là biểu tượng của sự sống, sự bắt đầu.

Mỗi loại quả được sử dụng cũng sẽ mang đến ý nghĩa Ngũ Phúc Lâm Môn. Tức là cầu mong phú, quý, thọ, khang, ninh. Nhằm đại diện cho những điều tốt lành, sự sinh sôi, phát triển, sung túc, tài lộc,..

Mỗi loại quả cũng sẽ có màu sắc tương đồng với yếu tố phong thủy trong quy luật ngũ hành.

Bày trí mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc đẹp nhất là đầy đủ nhưng mang ý nghĩa một năm sung túc

Các loại quả tạo mâm ngủ quả

Tùy theo đặc điểm vùng miền mà trong mâm ngũ quả ngày Tết ở các vùng miền sẽ không giống nhau. Đối với một mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc đẹp nhất sẽ gồm có các loại trái cây như là: chuối xanh, phật thủ, bưởi, cam, táo, lựu, mận, quýt, dừa,..

Tùy theo từng mong ước năm mới như thế nào mà mỗi gia đình sẽ lựa chọn được cho mình loại quả thích hợp để bày trí mâm ngũ quả. Ví dụ như Cầu Dừa Đủ Xài, Cầu Sung Dừa Đủ Xài,.. Trong đó mỗi loại quả lại mang một ý nghĩa riêng:

Nải chuối: thể hiện sự chở che, bao bọc, bảo vệ. Nó cũng giống như hình tượng bàn tay đang ngửa lên đón lấy may mắn, tài lộc trong năm mới.

Phật thủ: tượng trưng như bàn tay Phật che chở cho gia đạo an bình, tranh được điều xấu

Bưởi: mang đến hương thơm, năng lượng tươi mới, gia tăng may mắn cho gia đình

Mãng cầu: thể hiện sự cầu mong mọi điều năm mới được như ý

Lê: mang ý nghĩa mọi sự đều thuận lợi, sớm gặt hái quả ngọt

Lựu: tượng trưng cho cuộc sống sung túc, đông con cháu

Đào: thể hiện lộc của Trời, sức khỏe dồi dào, sống thọ

Hồng: mang ý nghĩa làm ăn kinh doanh hồng phát, thành công

Táo: tượng trưng cho phú quý, tiền tài

Cam, quýt: thể hiện sự đủ đầy, sung túc, may mắn ăn nên làm ra

Thanh Long: thể hiện sự thăng tiến trong con đường công danh, sự nghiệp như là rồng bay lên trời

Dừa: mang ý nghĩa năm mới sẽ luôn dư dả, vừa đủ, không túng thiếu

Đu đủ: sự đủ đầy, sung túc trong năm mới

Dưa hấu: tượng trưng cho sức sống tươi mới, sự may mắn

Sung: sự sung sức, làm việc gì cũng khí thế, sung túc và đủ đầy

Xoài: thể hiện tiền tài dư dả, không thiếu thốn

Cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc đẹp nhất

Cách bày trí chi tiết cho mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc đẹp nhất

Để bày trí được một mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc đẹp nhất thì bạn sẽ cần thực hiện các bước như:

Trước tiên phải chọn dĩa đựng hoa quả là loại dĩa có hình dáng tròn. Điều này mang ý nghĩa tượng trưng cho mong ước năm mới sẽ tròn đầy, ấm no, tốt lành

Phần nải chuối xanh sẽ cần đặt ở chính giữa của chiếc dĩa. Chúng nằm dưới cùng để nâng đỡ cho các loại quả khác.

Tiếp theo sẽ đặt bưởi hoặc phật thủ lên trên chính giữa nải chuối làm trụ cột để các loại quả khác dựa vào.

Các loại quả nhỏ khác sẽ được xếp xen kẽ, xung quanh sao cho tạo được tính gọn gàng, tròn trịa cho mâm ngũ quả.

Theo quan niệm của người miền Bắc thì mâm ngũ quả càng vun cao, tròn đầy thì sẽ càng có ý nghĩa.

Cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc đẹp nhất

Những lưu ý cần tránh trong quá trình chuẩn bị mâm ngũ quả ngày Tết

Trong quá trình chuẩn bị mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc đẹp nhất bạn cũng nên quan tâm đến những yếu tố cần kiêng kị sau:

Chuối luôn là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả

Khi chọn lựa các loại trái cây nên chú ý chọn các loại quả hợp phong thủy ngũ hành

Tránh các loại quả có vị đắng, chát mà nên chọn những loại có hương thơm, vị ngọt. Không nên chọn sầu riêng làm loại quả bày trên mâm ngũ quả.

Không chọn lựa các loại hoa quả đã chín già

Sau khi mua về cần đảm bảo rửa sạch hoa quả và lau bằng khăn khô

Những lưu ý cần tránh trong quá trình chuẩn bị mâm ngũ quả ngày Tết

Đăng bởi: Phương Lê

Từ khoá: Cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc đẹp nhất

Cách Bày Mâm Ngũ Quả Trung Thu 2023

Chuẩn bị:

Chọn đu đủ, dưa vàng hoặc dưa hấu loại thuôn nhỏ, dài để làm thân chó.

Chọn cam, táo hoặc lê làm đầu chó.

3 – 4 quả bưởi cần chọn loại bưởi trắng, tép dài, khô.

Ớt hoặc giấy màu làm lưỡi.

2 hạt nhãn làm mắt.

2 que xiên dài.

1 hộp tăm nhọn.

Giỏ hoặc đĩa để trang trí.

Cách làm:

Bước 1: Tạo hình cho chú chó

Cắt vát phần đầu quả dưa và quả táo, nối chúng với nhau bằng que xiên, lưu ý để đầu cao hơn thân.

Cắt bằng phần đáy quả dưa để có thể đặt chú cún nằm cố định, thăng bằng trên giỏ hoặc đĩa.

Bước 2: Phủ lông bằng tép bưởi

Gọt bưởi, tách múi và bóc xòe múi bưởi ra nhưng vẫn để múi dính vào vỏ.

Dùng tăm gẩy đều các tép bưởi xòe đều, tơi xù thì lông sẽ đẹp hơn.

Dùng tăm bẻ đôi, ghim bưởi vào thân dưa, chú ý ghim từ đỉnh đầu xuống, ghim một hàng ngang chạy hết lưng trước.

Đắp thêm các phần còn hở để toàn thân chú được phủ kín, đều bằng bưởi.

Bước 3: Tân trang cho chú chó thêm xinh

Dùng vỏ bưởi, gọt và gắn thành hai tai cún rũ xuống.

Dùng 4 múi bưởi bóc trần làm chân cho cún.

Dùng hai hạt nhãn gắn mắt.

Dùng quà ớt hoặc cắt vỏ bưởi làm lưỡi gắn cho chú cún.

Dùng giây ruy băng thắt nơ gắn cho chú cún thêm điệu đà.

Chuẩn bị:

1 quả dưa hấu tròn, già dưa.

1 dao nhọn.

1 vài que tăm nhọn.

1 thìa múc dưa.

1 bát đựng dưa.

Cách làm:

Bước 1: Đặt dưa nằm ngang, dùng tăm vẽ nhẹ một hình bầu dục ở phía trên dưa, vẽ rộng bằng miệng bát tô cho dễ múc dưa.

Bước 2: Dùng chính thìa múc dưa để tạo hình. Chỉ dùng một nửa đường tròn của thìa múc dưa, cắm sâu vào vỏ dưa cho sắc nét, các nửa tròn này liên tiếp nhau viền theo hình bầu dục bạn vừa vẽ.

Bước 3: Sau khi tạo được một hình bầu dục có viền lượn sóng, dùng dao nhọn khoét dưa theo đường biên trong của đường lượn sóng đó, rồi nhấc riêng phần đó ra, dưa hấu rất dễ tách, nhất là khi bạn chọn quả già, những phần dưa thừa sát đường viền lượn sóng được nhấc ra bỏ đi.

Bước 4: Dùng thìa múc hai quả dưa nhỏ tại vị trí mắt cá, mỗi quả dưa nhỏ sẽ có một phần vỏ là phần chính mắt cá. Dùng dao gọt tỉa bớt một đường viền bao hốc mắt vừa tạo. Đặt mắt cá lại đúng vị trí, gắn bằng tăm nhọn. Mắt cá bằng vỏ dưa xanh sẽ nổi bật trên nền cùi trắng của dưa nhờ việc bạn vừa tỉa hốc mắt.

Bước 5: Dùng thìa múc những viên dưa hấu tròn sang bát đựng dưa. Múc cả dưa ở phần chữ nhật vừa tách rời và phần còn lại trong quả dưa. Cách múc dưa như sau:

Úp thìa xuống mặt dưa, ấn sâu cho ngập thìa, làm từ từ giúp dưa tứa nước dễ dàng qua lỗ thoát nước ở đáy thìa đang úp ngược.

Nghiêng thìa sang phải và xoay cán thìa một vòng tròn đều giúp cho thìa đang úp xuống thành ngửa lên, bên trong thìa là một viên dưa tròn nhỏ.

Nhấc thìa và dưa trong lòng thìa ra khỏi quả, đổ vào tô đựng dưa. Làm lần lượt cho hết phần dưa cần múc.

Để thêm sinh động, bạn có thể dùng thìa múc dưa để múc thêm các loại quả ruột mềm khác như thanh long, dưa vàng, đu đủ…

Bước 6: Dùng dao cắt chéo 45º từ vị trí gần cuống dưa vào sâu quả dưa tầm 7 – 9 cm. Khi nhấc dao ra, vỏ dưa già sẽ tách khẽ tự nhiên như miệng cá.

Bước 7: Tạo vây lưng cá chép bằng cách dùng dao múc dưa khoét liên tiếp để được một đường lượn sóng quanh hình bầu dục dẹp trên vỏ miếng dưa bỏ ra lúc đầu, rồi dùng dao cắt theo hình lượn sóng. Phần vỏ dưa còn lại dùng dao tỉa hình đuôi cá giống chiếc nơ hình hai chiếc lá châu đầu lại. Dùng tăm nhọn để cắm nối vây lưng và đuôi vào cá chép.

Bước 8: Để tạo vây bên mình cá chép, bạn chỉ cầ dùng thìa múc dưa khoét 3 nửa tròn liên tiếp tạo đường lượn sóng ngắn, không cần khoét quá sâu như trên lưng cá, chỉ ngập thìa chừng 1cm rồi dùng dao rạch chéo hai đường kéo dài từ điểm cuối của hai đầu đường lượn sóng ngắn. Dùng dao tỉa tách nhẹ miếng vây bên vừa tạo cho chúng nổi bật ra khỏi mình cá.

Bước 9: Trộn salad hoa quả từ trong bát hoặc đơn giản là đổ các viên dưa cùng những loại hoa quả khác vào trong mình cá chép đã tỉa.

Chuẩn bị:

1 quả dứa chín, chưa gọt.

1 quả bí ngòi dài, thon.

8 quả ớt dài Đà Lạt.

10 quả ớt chín loại nhỏ.

Cây xốp thường dùng để cắm hoa.

Hai hạt nhãn.

1 miếng cà rốt.

Cách làm:

Bước 1: Cắt quả bí ngòi để lấy phần ngọn, phần thon nhất rồi gắn chặt với phần dưới của quả dứa chín. Bạn có thể dùng tăm nhọn hai đầu để gắn cho chặt.

Bước 2: Tiếp tục dùng tăm nhọn gắn các quả ớt đỏ loại to vào hai bên thân công, các quả ớt nhỏ thì gắn ở phần dưới cổ để tạo cảm giác đầy đặn, rực rỡ cho cổ công.

Bước 3: Gọt miếng cà rốt nhọn để gắn làm miệng công, hai hạt nhãn để làm mắt.

Bước 4: Cuối cùng uốn cong cây xốp thành các nhánh nhỏ để gắn làm mào cho công.

Chuẩn bị:

1 giỏ mây đã lót sẵn giấy bạc.

4 quả su su bằng nhau.

1 củ cà rốt.

8 hạt nhãn.

Cách làm:

Bước 1: Rửa sạch su su, cắt phần đầu của quả su su để làm miệng của chú ếch.

Bước 2: Đặt vào phần su su vừa khoét một miếng cà rốt cắt mỏng để làm lưỡi ếch. Gắn lên mắt 2 hạt nhãn là xong.

Chuẩn bị:

1 trái lê xanh.

1 chùm nho xanh.

1 quả nho đen.

Que tăm.

Dao.

Cách làm:

Bước 1: Chia quả lê thành 2 phần, phần bầu tròn và phần đầu nhọn. Dùng dao gọt nhẹ lớp vỏ của phần đầu nhọn quả lê để làm đầu con nhím.

Bước 2: Lấy tăm xuyên qua quả nho xanh.

Bước 3: Lấy những cây tăm đã xuyên quả nho xanh, ghim kín phần bầu tròn của quả lê làm lông nhím. Cuối cùng gắn mũi và ghim thêm đôi mắt, có thể dùng hạt đậu đen làm đôi mắt.

Nguyên liệu tạo hình chú thỏ từ bưởi gồm:

1 quả bưởi

6 chiếc tăm nhọn

2 hạt nhãn

Bút vẽ, dao tỉa

Cách tạo hình chú thỏ từ quả bưởi hết sức đơn giản. Bạn chỉ cần vẽ hình mắt và miệng của chú thỏ lên vỏ bưởi. Sau đó dùng dao tỉa theo hình mà bạn đã vẽ. Tỉa bỏ lớp vỏ xanh hoặc vàng bên ngoài quả bưởi để lộ ra lớp cùi trắng là được.

Ở phần miệng của chú thỏ, bạn tỉa một hình chữ nhật nổi lên trên rồi khoét một đường ở giữa tạo thành hai chiếc răng cửa đáng yêu của chú thỏ.

Dùng phần vỏ bưởi vừa cắt ra để làm tai thỏ. Gắn hai hạt nhãn vào mắt vào 6 chiếc tăm nhọn làm râu thỏ. Như vậy là bạn đã hoàn thành chú thỏ đáng yêu từ vỏ bưởi trang trí mâm ngũ quả Trung thu rồi.

Cá vàng bạn đã gặp nhiều rồi, nhưng một chú cá màu đỏ hồng, miệng cười hết cỡ cực đáng yêu được làm từ trái thanh long này chắc hẳn sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên và thích thú.. Tết Trung thu, có những chú cá này bơi lội trong mâm ngủ quả sẽ khiến các bé cảm thấy rất hứng thú.

Chuẩn bị:

1 quả thanh long đỏ, ruột trắng

Vỏ bưởi

Hai hạt nhãn

Cách làm:

Sau đó, bạn khía dọc quả thanh long 1 đường ở trên cùng, 2 đường ở 2 bên thân quả thanh long.

Chú cá màu đỏ hồng, miệng cười hết cỡ cực đáng yêu được làm từ trái thanh long này chắc hẳn sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên và thích thú. Tết Trung Thu, có những chú cá này bơi lội trong mâm ngủ quả sẽ khiến các bé thấy rất vui cho xem.

Advertisement

Từ quả thanh long, chỉ cần biến tấu đi một chút bạn đã có thể làm thành hình những chú cá đỏ rực rỡ trong mâm ngũ quả Trung thu rồi. Bạn hãy làm thành một đàn cá từ 3 đến 4 con để mâm ngũ quả trở nên sinh động hơn.

Chuẩn bị: Một quả dứa chín, tăm, một miếng dưa hấu.

Chế tạo: Dứa ngang bổ sung, cắt làm đôi hình hoa. Làm tương tự với những bông hoa với dưa hấu. Dùng tăm cắm vào nửa quả dứa còn lại để tạo thành bông hoa dứa với nhiều màu sắc bắt mắt.

Thành phần bạn cần chuẩn bị: 1 quả dứa chưa gọt vỏ, 1 quả bí, 8 quả ớt dài, 10 quả ớt đỏ, bọt biển cắm hoa, 2 hạt nhãn, 1 miếng cà rốt.

Cách làm: Bí ngô cắt một phần ngon gắn vào đáy quả dứa chín. Bạn có thể sử dụng một cây tăm sắc để gắn chặt. Dùng tăm nhọn để gắn ớt lớn vào hai bên thân, quả nhỏ gắn vào cổ để giúp cổ đầy đặn và bắt mắt. Cà rốt được mài sắc với những điểm sắc nhọn được sử dụng để làm miệng con công, 2 hạt nhãn được sử dụng để làm mắt con công. Thực hiện uốn cong xốp thành các nhánh nhỏ, gắn đỉnh để được hoàn thành.

Top 13 Món Ăn Ngon Không Thể Thiếu Trong Mâm Cỗ Ngày Tết Cổ Truyền Người Miền Nam

Dưa giá

Dưa giá là món dưa muối rất được ưa thích và là món không thể thiếu trong ngày tết của người miền nam vì tính mát, vị giòn ngon của nó. Dưa giá muối chua là món ăn giản dị, không hề tốn kém mà lại dễ ăn. Vị chua ngọt, giòn ngon lạ miệng của món dưa giá sẽ cân bằng lại hương vị của bữa ăn nhiều cá thịt.

Món dưa giá chua này đặc biệt được yêu thích trong những dịp Tết khi mà mâm cỗ thịt thà liên tiếp rất dễ gây ngán. Dưa giá thường được dùng với cơm, cuốn bánh tráng nhưng thích hợp nhất vẫn là ăn kèm thịt kho hột vịt trong mấy ngày Tết vì tác dụng giải ngấy rất hiệu nghiệm. Thành phần trong món dưa giá gồm giá, hẹ, cà rốt, rất bổ dưỡng cho cơ thể. Món này có thể muối xổi hoặc muối kỹ.

Dưa giá

Bánh gai

Dưa giáDưa giá

Bánh gai là một loại bánh ngọt truyền thống của Việt Nam, bắt nguồn vùng Đồng bằng Bắc bộ ở Việt Nam. Bánh có dạng hình vuông, màu đen màu của Lá Gai, mùi thơm đặc trưng của đỗ xanh và gạo nếp. Bánh gai giờ có mặt ở khắp các vùng miền, món bánh gai là món ăn Tết miền Nam rất đặc trưng. Người ta có thể dễ dàng mua những chiếc bánh này ở ngoài chợ, siêu thị hay đặt làm hoặc cũng có thể tự làm tại nhà. Bánh gai có nhân đậu xanh hoặc nhân dừa bọc trong lớp nếp bao bởi lá gai đen nhánh làm cho chiếc bánh dẻo thơm và có màu sắc đặc biệt.

Có lẽ người ta đã quá quen thuộc với món ăn này và đây được xem như là món ăn biểu tượng của đất nước ta. Nhắc đến món ăn ngày tết miền Nam thì không thể thiếu bánh gai. Người ta thường đặt ở các tiệm chuyên làm bánh 5 chục, một trăm hoặc thậm chí nhiều hơn những cặp bánhgai để về ăn tết. Bánh gai miền nam có hai vị nhân ngọt là vị nhân đậu xanh và nhân dừa đường tùy theo sở thích của từng người. Nếp được trộn với lá gai cho màu đen nhánh vô cùng hấp dẫn. Cắn một miếng bánh mềm và dẻo thơm phức trong miệng mới thấy hết cái tinh túy và thú vị của ẩm thực tết người miền Nam Việt Nam.

Xôi vò

Bánh gaiBánh gai

Khác với miền Bắc, mâm cỗ miền Nam luôn thể hiện sự phong phú về nông sản của mình trong đó. Thịt, rau, các loại màu sắc, hương vị… đều cực kì đa dạng và bắt mắt. Trái ngược với miền Bắc lạnh lẽo, miền Nam vào Tết không khí vẫn còn vương chút nắng chút nóng. Vì vậy, ẩm thực ở miền Nam mang hơi hướng của ẩm thực vùng nhiệt đới hơn. Xôi vò là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng ngày Tết ở miền Nam. Là loại xôi mang hương vị tạo nên cái tết đoàn viên sung túc và ấm áp. Xôi vò được làm từ ba nguyên liệu chính là nếp, đậu xanh và nước cốt dừa nhưng lại mang vị thơm và sức quyến rũ đặc biệt đến với người thưởng thức.

Xôi vòXôi vò

Canh măng

Xôi vòXôi vò

Trong những ngày Tết, mọi người thường không chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Vì vậy, một trong những món ăn ngon cung cấp nhiều chất xơ và các vitamin cho cơ thể đó là món canh măng. Đối với món canh măng ở miền Bắc, người ta sử dụng măng khô, nhưng đối với người miền Nam thì lại ngược lại, họ thường sử dụng măng tươi. Nấu như vậy món canh sẽ có đặc trưng riêng, các chất tươi sẽ không bị mất đi. Mâm cỗ ngày Tết miền Nam trở nên đầy đủ, đậm đà hơn khi có món canh này.

Là một món ăn cung cấp nhiều chất xơ cùng vitamin cho cơ thể con người mà canh măng đã trở thành một món ăn ngày tết miền Nam mà nhiều gia đình thích mê. Điểm đặc biệt của món canh măng ở miền Nam là sử dụng măng tươi để nấu nên vị rất ngon. Trong ngày lễ tết mà được thưởng thức món canh măng với hương vị thơm ngon tuyệt vời thì chắc hẳn ai cũng phải thích mê bởi nó mang một sắc thái rất riêng à ai cũng cảm thấy cuốn hút vô cùng.

Canh măngCanh măng

Củ cải ngâm nước mắm

Canh măngCanh măng

Miền Nam là vùng đất ngọt ngào hoa thơm trái lạ, nơi đây cũng là vùng đất sản sinh ra nhiều món ngon vừa dân dã lại vô cùng độc đáo. Trong đó củ cải ngâm mắm là món ăn ngày tết miền Nam không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết của mỗi người dân nơi đây. Trong món ăn ngày tết miền Nam cũng giống như các vùng miền có nhiều món ăn giàu chất béo, chất đạm… ngon, bổ nhưng sẽ nhanh ngán. Chính vì thế, củ cải ngâm mắm sẽ là món ngon cứu cánh cho bạn không bị ngán trong những ngày tết. Trước tiên, để làm món ăn này quan trọng nhất chính là khâu chọn nguyên liệu. Củ cải, cà rốt chọn củ to, đều, non không chọn củ già vì củ già thường có xơ ăn không ngon.

Chả giò

Củ cải ngâm nước mắmCủ cải ngâm nước mắm

Mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam cũng giống như những miền khác đều phải có món chả giò, ngày Tết mặc dù có rất nhiều món ăn ngon nhưng người ta khó mà quên được sự thơm ngon, giòn tan trong miệng. Món chả giò miền Nam ngoài nhân mặn thông thường còn có loại nhân được làm từ hoa quả rất đặc biệt cho ta một mùi vị mới. Để làm được những chiếc chả giò cần chọn được những nguyên liệu tươi ngon như: Thịt heo xay, tôm tươi đã bóc vỏ, mộc nhĩ, hành khô, cà rốt và khoai môn và các gia vị. Món chả giò ăn kèm với rau sống và nước chấm.

Cũng giống như người miền Bắc, người miền Nam ăn chả giò với nước chấm chua ngọt. Món chả giò thơm ngon phụ thuộc nhiều vào nước chấm. Nước chấm chua ngọt ăn kèm với chả giò chiên sẽ ngon miệng hơn rất nhiều. Để pha nước chấm chấm chả giò ngon bạn cần chuẩn bị đường, nước đun sôi để nguội, nước mắm ngon, ớt ta, chanh, tỏi băm nhỏ. Cách pha nước chấm chấm chả giò không quá khó, bạn cho nước và đường vào một nồi nhỏ, bắt lên bếp, để lửa vừa. Khuấy cho đường tan. Đun cho đến khi nồi sôi lên. Nhắc nôì khỏi bếp, để nguội. Cho nước chanh vắt, nước mắm, ớt, tỏi băm nhỏ vào, trộn đều. Nêm lại vừa ăn.

Gỏi gà xé phay

Chả giòChả giò

Món gỏi gà xé phay là món ăn được chế biến rất nhanh gọn với vị chua ngọt dịu mát. Món ăn này rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng sẽ không làm cho bạn bị tăng cân, ăn món này cũng không cho chúng ta cảm giác ngao ngán như những món thịt khác vì vị chua đã át hết đi phần nào vị ngấy. Món gỏi gà xé phay có những nguyên liệu chính như Thịt gà, rau răm, lá mùi, hành tây và các gia vị như: Giấm, đường, mắm… Với cách nêm nếm và khẩu vị riêng, người miền Nam đã tạo ra một món ăn đơn giản nhưng mang hương vị vùng miền. Đây cũng là món ăn thường được bày trong mâm cỗ ngày Tết của họ.

Gỏi gà xé phay là món ăn quen thuộc với người Nam Bộ, miếng gà xé thơm ngọt, rau củ giòn giòn, thưởng thức miếng gỏi gà làm bạn nhớ quê không nguôi. Chỉ với món gỏi gà xé phay đã có rất nhiều công thức chế biến khác nhau, chủ yếu là ở những loại rau củ kết hợp cùng với thịt gà, có thể sử dụng bắp cải, cà rốt, dưa leo, hoa chuối… Cách làm gỏi gà xé phay khá đơn giản, nhưng mỗi người có một bí quyết riêng tạo nên sự độc đáo cho món ăn. Điều quan trọng khi thực hiện chính là chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu. Gỏi gà xé phay sẽ đậm đà hơn khi ăn cùng với nước mắm chua ngọt, bánh phồng tôm chiên.

Lạp xưởng

Gỏi gà xé phayGỏi gà xé phay

Theo quan niệm Á Đông, màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn. Vì thế, không có gì lạ khi trên mâm cỗ Tết của người miền Nam không thể nào thiếu được sắc đỏ, trong đó có sắc đỏ hồng tươi của lạp xưởng với ý nghĩa “ăn may mắn”. Ngoài ra, theo nền văn hóa Trung Hoa, ngày Tết có tiền trong nhà sẽ mang đến may mắn, tài lộc. Và các bạn biết không, sở dĩ món ăn mang tên lạp xưởng là vì chúng có kiểu dáng nối với nhau thành xâu nên nhìn rất giống với xâu tiền bao đỏ thể hiện mong ước may mắn, giàu sang. Vì thế, người Việt ta thường dùng lạp xưởng trong mâm cỗ dâng cúng tổ tiên mỗi dịp Tết đến Xuân về đó.

Lạp xưởng là món ăn rất phổ biến ở miền Nam vì vậy vào mỗi dịp Tết thì người ta thường mua lạp xưởng ngon về để ăn và đãi khách. Lạp xưởng ở đây có nhiều loại như: Lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng nạc, lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá… Và lạp xưởng được chế biến bằng nhiều cách như luộc, chiên, nướng… người dân ở đây không tự làm lạp xưởngmà họ thường mua sẵn để phục vụ ngày Tết. Món ăn này vừa ngon lại an toàn nếu mua được tại nơi làm truyền thống ở miền Tây. Đây tuy chỉ là món phụ trong mâm cỗ ngày Tết ở miền Nam nhưng cũng không thể bỏ nó ra khỏi thực đơn được. Món này thường được trẻ con ưa thích.

Củ kiệu tôm khô

Lạp xưởngLạp xưởng

Hình ảnh Tết đến sớm nhất đối với mọi gia đình người Việt Nam là những bó củ kiệu, củ hành, củ cải được các bà, các chị mang từ chợ về để chế biến thành những món được gọi chung là dưa món. Một trong những món được ưa thích nhất của các gia đình người miền Nam phải nói là củ kiệu. Nếu như miền Bắc mâm cỗ ngày Tết đặc trưng bởi món dưa hành ăn với bánh chưng thì ở miền Nam thay vào đó là món củ kiệu tôm khô. Đây là món ăn tuy bình dị nhưng cũng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam, nó không chỉ được ăn kèm với bánh tét ngày Tết mà còn được xem là món dưa cay thượng hạng cho những người nhậu ngày Tết.

Để làm được món này, củ kiệu được làm sạch rồi đem phơi, sau đó cho củ kiệu vào lọ. Khi cho củ kiệu thì cứ một lớp củ kiệu cho vào đó một lớp đường cát trắng sau đó đậy kín lại để củ kiệu tự chảy ra nước, ngâm khoảng chừng 10 ngày là có thể ăn được, nếu muốn củ kiệu chua hơn thì để thêm một hai ngày nữa là được. Củ kiệu chua trộn với tôm khô ăn kèm với bánh tét thì ngon hết ý, nó sẽ cho vị thơm, ngọt hòa quyện vào nhau. Món này phụ nữ, trẻ con có thể ăn chơi nhưng với cánh đàn ông ưa bia rượu lại là món đưa cay ngày tết thượng hạng vì khoái khẩu và dễ nuốt, đến nỗi, nhiều tay bợm nhậu đi chúc tết, nốc rược bia suốt cả ngày mà trong bụng chỉ có củ kiệu, tôm khô.

Bánh tráng cuốn

Củ kiệu tôm khôCủ kiệu tôm khô

Mâm cỗ ngày Tết ở miền Nam còn có một món ăn quen thuộc không thể thiếu là món bánh tráng cuốn. Bánh tráng là một món ăn khá phổ biến của người Việt Nam từ xưa đến nay, đặc biệt là trong những ngày tết. Ngoài các món truyền thống, trong mâm cơm cúng tổ tiên, ông bà ngày đầu năm mới không thể thiếu những cái bánh tráng nướng. Nó như một sự hiện hữu lòng thảo thơm của con cháu tưởng nhớ ông bà, cha mẹ. Bánh tráng được làm từ hạt gạo, biểu trưng cho hương vị đồng quê gắn với nghề trồng lúa nước. Ngày tết mỗi nhà thường chỉ nấu cơm một lần để cúng tổ tiên ông bà, thời gian còn lại tranh thủ đi thăm bà con, chúc tết. Lúc đi chơi về đói bụng, bánh tráng thịt heo rau sống là món thay cơm. Những lúc nhà có khách, bánh tráng cũng được dọn lên.

Món bánh tráng cuốn này kỳ thực ở miền Bắc cũng có, thế nhưng đó không phải là đặc trưng ngày Tết của người miền Bắc, vì họ kiêng kỵ việc ăn tôm vào những ngày đầu năm. Nhưng đối với người dân miền Nam thì đây lại là một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng trong mâm cỗ ngày Tết. Để có được từng miếng bánh tráng trắng phau cần phải chọn loại gạo ngon đem ngâm rồi xay thành bột, rồi sau đó đượctráng thành từng miếng dùng để cuốn với thức ăn. Món bánh tráng cuốn thường được cuốn cùng thịt, cá nướng, tôm, lạc xưởng và các loại rau. Món ăn này ngon hơn nếu được dùng với nước chấm mang hương vị của miền Nam, nó sẽ cho ta cảm giác mát mà không bị ngán.

Canh khổ qua

Bánh tráng cuốnBánh tráng cuốn

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng được người dân miền Nam nấucanh làm một món ăn trong mâm cỗ ngày Tết khác hẳn với phong tục của miền Bắc (miền Bắc ngày Tết không có món đó và khổ qua thường chỉ để xào hoặc nhồi thịt hấp). Đúng như tên gọi của nó món canh khổ qua có ý nghĩa là niềm hy vọng rằng những điều khó khăn, vất vả của năm cũ sẽ qua đi để năm mới sẽ gặp nhiều điều may mắn, thuận lợi hơn. Mặc dù món canh khổ qua khá quen thuộc, tuy nhiên khi nó xuất hiện trên mâm cỗ ngày Tết thì nó lại trở nên ý nghĩa vô cùng, dường như có tô canh khổ qua nhồi thịt mọi người bỗng cảm thấy an tâm hơn rằng mọi điều không may của năm cũ đã qua, hy vọng năm mới mọi điều sẽ khác sẽ tốt đẹp hơn.

Đối với người miền Nam canh khổ qua có ý nghĩa riêng đó là món ăn tượng trưng cho niềm mong ước sẽ qua đi những cơ cực trong năm mới và mang về những may mắn và bình an. Mặc dù canh khổ qua đắng nhưng đối với người miền Nam, đó là đặc trưng của vùng miền họ, là nét văn hóa cần được giữ gìn, đồng thời còn có tác dụng giải ngán trong những ngày Tết. Món canh khổ qua được nấu từ những nguyên liệu chính là: Khổ qua tươi, thịt băm, xương hầm. Trái khổ qua tươi sau khi cạo bỏ ruột được nhồi thịt băm vào, sau đó cho vào canh xương nêm nếm gia vị rồi nấu.

Thịt kho

Canh khổ quaCanh khổ qua

Ở miền Nam trong mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu món thịt kho (thịt kho trứng hoặc thịt kho nước dừa) đây là món ăn hấp dẫn mà chỉ có miền Nam làm vào ngày Tết. Người miền Nam có cách kho riêng của mình tạo nên một mùi vị đặc trưng khó mà cưỡng lại được. Thịt kho là một trong những món ăn được người miền Nam ưa chuộng trong dịp Tết, nhưng để có được nồi kho ngon đúng điệu thì không đơn giản. Món ăn gồm những nguyên liệu quen thuộc và đòi hỏi sự tỉ mỉ trong quá trình chuẩn bị và nêm nếm sao cho nước dùng ngon đậm đà và có màu vàng nâu hấp dẫn.

Nguyên liệu để làm nên món thịt kho gồm có: Thịt ba rọi (thịt ba chỉ theo cách gọi của người miền Bắc) được thái miếng to tầm khoảng 3 ngón tay, thịt được ướp với các gia vị là nước mắm, đường, hành tỏi, ớt. Sau khi nấu thịt sôi với nước dừa xiêm thì mới cho trứng đã luộc chín vào, sau đó ninh cho đến khi thịt mềm, nước trong nồi có màu cánh gián là được. Thường món thịt kho được ăn với cơm trắng để cơm có vị đậm đà kết hợp với dưa giá khiến người thưởng thức khó mà quên được.

Bánh tét

Thịt khoThịt kho

Trong ngày Tết miền Bắc có bánh chưng xanh là đặc trưng, còn đối với người miền Nam thì họ có đặc trưng làbánh tét. Bánh tétmiền Nam tượng trưng cho sự no ấm từ đời này qua đời khác, vì vậy người dân miền Nam coi đây là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Cũng giống như bánh chưng, bánh tét có nhiều loại như như bánh tét mặn, bánh tét nhân thập cẩm, bánh tét ngọt, bánh tét chay. Người dân miền Nam thường gói bánh tét trước nửa tháng, ngoài việc cúng tổ tiên thì bánh tét còn được dùng làm quà biếu.

Muốn có những chiếc bánh tét ngon người ta thường sử dụng lá cẩm ngon, nếp mù u dẻo tròn. Gạo nếp phải được vo sạch và để ráo nước rồi đem xào với nước cốt dừa và nước lá cẩm. Còn phần nhân bánh gồm các nguyên liệu như chuối, đậu xanh, giò lợn bắc thảo, thịt, trứng, nấm. Chiếc bánh được gói thành đòn dài sau đó đem luộc. Bánh chín được cắt ra thành từng lát, khi đó những lát có màu tím thẫm của chuối, màu trắng của mỡ, màu đỏ cam của trứng vịt muối và màu vàng của đậu. Để bánh tét ăn ngon hơn người miền Nam thường ăn cùng thịt kho tàu, dưa cải, củ kiệu nó sẽ tạo ra sự hòa quyện đặc trưng.

Đăng bởi: Thảo Nguyên

Từ khoá: Top 13 món ăn ngon không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền người miền Nam

Hướng Dẫn Bày Trí Bàn Thờ Ông Địa, Thần Tài Ngày Tết Đúng Chuẩn, Thu Hút Tài Lộc

Trong truyền thuyết, thần Tài là một vị thần có nhiệm vụ cai quản tiền bạc, tài lộc trên thiên giới và trong một lần say rượu đã rớt xuống trần gian, đầu đập vào đá và không biết mình là ai, ông cứ đi lang thang khắp nơi để xin ăn, lạ thay những nơi ông đi qua đều làm ăn phát và họ đã lập bàn thờ để tưởng nhớ ông khi ông có lại trí nhớ và bay về Trời.

Nhắc đến thần Tài thì phải có ông Địa kế bên – ông là người cai quản đất đai và có khả năng xua đuổi những thế lực xấu xa, tà khí, hóa mọi điềm dữ thành lành. Chính vì thế, 2 ông thần được thờ chung với nhau vì người xưa quan niệm, đất đai màu mỡ, có đất có nhà thì mới làm ăn ra, có đất có trời thì mọi thứ mới được trọn vẹn.

Các vật phẩm trang trí bàn thờ ông Địa, ông Thần Tài Bàn thờ ông Địa, ông Thần Tài

Bạn nên trang bị cho nhà mình một bàn thờ có kích thước chuẩn, to đẹp, cao cấp để có thể dễ dàng đặt đồ trang trí vào mà không sợ bị hết chỗ.

Tượng ông Địa, ông Thần Tài

Bạn nên chọn tượng có kích thước phù hợp với bàn thờ của bạn để nhìn chúng trông vừa vặn và đẹp hơn.

Bài vị

Bài vị trên bàn thờ sẽ giúp phù hộ mọi người trong nhà bạn luôn được khỏe mạnh, bình an, tránh khỏi những điều xui xẻo không đáng có.

Bộ lư, bình, đĩa

Bao gồm lư hương, đĩa để đựng trái cây cúng, áng 5 ly, bình để đựng hoa, 3 chung đựng gạo, muối và nước.

Đèn chiêu tài

Đèn chiêu tài có trên bàn thờ sẽ giúp thu hút tài lộc, tích tụ và vận khí giúp cho gia đình làm ăn phát đạt.

Cây chiêu tài

Khi đặt lên bàn thờ, cây chiêu tài sẽ mang đến sự vượng tài, vượng khí cho gia đình bạn.

Cóc thiềm thừ

Đây là một con vật phong thuỷ được rất nhiều người sử dụng chưng để mang lại tiền tài cho gia đình. Thiềm thừ được ngậm vàng trước miệng. Thiềm thừ thường được ngậm tiền quay vào trong nhà vào buổi tối với ý nghĩa ngậm tiền mang vào trong nhà.

Tỳ hưu

Là một linh vật rất nhạy cảm với vàng, bạc châu báu nên ở đâu có tỳ hưu là linh vật này sẽ giúp ngậm và bảo quản của cải rất tốt, giúp gia chủ ngày càng thịnh vượng và giàu có hơn.

Phật di lặc

Đặt tượng phật lên trên bàn thờ ông địa sẽ giúp Phật cai quản và ngăn chặn những vị thần làm những điều sai trái. Bên cạnh đó còn giúp biến đổi toàn bộ khí đi vào nhà trở thành nguồn năng lượng tốt để mang lại tài lộc và hạnh phúc cho gia chủ.

Cách bày trí bàn thờ ông Địa, ông Thần Tài đúng chuẩn và thu hút tài lộc

– Bài vị thường: Đặt ở trong cùng, tựa vào vách lưng của bàn thờ.

– Tượng ông Địa và Thần Tài: Đặt ông Thần Tài ở tay trái, còn ông Địa ở tay phải. Nếu bạn có thói quen thờ ông Thần Tiền thì bạn đặt Thần tiền vào giữa ông Thần Tài và ông Địa. Hoặc nếu không thờ Phật Di Lặc có thể đặt trên nóc bàn thờ.

– Ba chung muối, gạo và nước:Đặt ở giữa Thần Tài và ông Địa.

– Lư hương: Đặt ở vị trí giữa bàn thờ và khi đặt lư hương rồi bạn không nên xê dịch vị trí của lư hương, theo những thầy phong thuỷ cho rằng khi xê dịch lư hương thì con cháu sẽ bị xui xẻo.

– Lọ hoa: Bạn nên bày trí lọ hoa ở phía bên tay phải bàn thờ và lưu ý không nên để hoa cúng héo ở trên bàn thờ. Bạn có thể tham khảo một số loại hoa thường cúng trên bàn thờ là hoa ly, hoa cúc, hoa đồng tiền hoặc hoa cẩm chướng,…

– Bát nước:Rắc các cánh hoa tươi lên rồi để dưới đất phía trước bàn thờ.

– Tượng cóc thiềm thừ: Đặt bên trái bàn thờ, buổi sáng bạn xoay cóc ra hướng cửa để cóc đi kiếm ăn, kiếm tiền, tài lộc về cho gia đình, buổi tối thì xoay vào bên trong để cóc giữ tiền cho nhà bạn.

– Đĩa hoa quả:Đặt ở phía tay trái của bàn thờ và nếu có tỳ hưu thì đặt hai bên ở phía trước bàn thờ.

Advertisement

Bạn cũng có thể trang trí cho bàn thờ của mình đẹp hơn bằng cách sử dụng đèn chiêu tài, cây chiêu tài hoặc các thỏi vàng, đồng tiền xu với mong muốn tài lộc, tiền bạc luôn đến với gia đình. Bên cạnh đó còn giúp cho không gian trở nên lung linh và sang trọng hơn.

Những lưu ý khi thờ thần Tài – thổ địa

– Không nên dùng khăn ướt lau chùi bàn thờ, vì trong phong thuỷ bàn thờ ông địa tượng trưng cho mệnh hoả nên hoả sẽ khắc với thuỷ.

– Nơi thờ 2 vị thần phải được sạch sẽ, thông thoáng có thể quan sát được số lượng người ra vào nhà hoặc nơi buôn bán.

– Bàn thờ không nên đặt hướng quay vào những vật nhọn, gương, những nơi ô uế.

– Bàn thờ hoặc vật phẩm bằng gốm sứ thì nên dùng nước lá bưởi hoặc gừng vệ sinh để tẩy uế.

Bạn sẽ quan tâm:

3 Dịch Vụ Trang Trí Gia Tiên Ngày Cưới Đẹp Nhất Bắc Giang

Nhà rạp Phương Anh

Nhà rạp Phương Anh là một trong những địa chỉ chuyên cung cấp dịch vụ cưới hỏi trọn gói tại Bắc Giang trong đó có trang trí gia tiên cưới hỏi chất lượng và uy tín được khách hàng tin yêu và lựa chọn sử dụng gói dịch vụ vô cùng phù hợp với giá cả hợp lý nhất mang đến những dich vụ tiện ích và giúp cho không gian của khách hàng thêm phần lịch sự, sang trọng và chỉn chu nhất. Đồng thời, Nhà rạp Phương Anh đưa các tông màu nhã nhặn, không kém phần nhẹ nhàng, thường xuyên lên những mẫu mới theo xu hướng hiện nay, có những mẫu được thiết kế theo ý của khách hàng với giá cả rất “mềm” cùng sự phục vụ tận tình, chu đáo, những thiết kế mới lạ, những mơ ước của đôi uyên ương sẽ được thực hiện hoàn chỉnh nhất.

Các dịch vụ được Nhà rạp Phương Anh cung cấp gồm:

Trang trí bàn thờ gia tiên

Cho thuê rạp, bàn ghế, cổng hoa

Trang trí phông backdrop

Trang trí bàn gallery

Dựng rạp, thiết kế tiệc cưới theo concept

Cung cấp bàn ghế, hoa cưới, bánh cưới

Trang trí cổng hoa, rèm…

Nhà rạp Phương Anh cung cấp dịch vụ đảm bảo về:

Kết hợp cùng những thiết kế hiện đại với chất liệu đa dạng, phù hợp riêng cho từng không gian

Chi phí cực kì hợp lý

Liên tục update mẫu mã đa dạng 

Đảm bảo về thời gian phù hợp nhất

Uy tín, tâm huyết, mang tính nghệ thuật cao.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: 75 Tiền Giang, Lê Lợi, Bắc Giang

Hotline: 038 235 88 66 – 034 999 92 88

Minh Việt Wedding Planner

Nhà rạp Phương Anh

Minh Việt Wedding Planner mang đến cho khách hàng dịch vụ tổ chức, trang trí tiệc cưới, sự kiện tại Bắc Giang cung cấp cho các cặp đôi dịch vụ trọn vẹn nhất cho lễ gia tiên, lễ cưới hỏi chất lượng và uy tín luôn được đặt lên hàng đầu với sự sáng tạo, luôn đổi mới mang đến sự hài lòng nhất về lễ cưới hỏi hoàn hảo đối với từng khách hàng của mình. Cùng với đó, Minh Việt Wedding Planner mang đến cho các cặp đôi một bữa tiệc độc đáo mang đậm dấu ấn cá nhân với rất nhiều combo hấp giá hấp dẫn để các cặp đôi có thể lựa chọn phù hợp với dự tính của mình để có được dịch vụ hoàn chỉnh nhất cùng đội ngũ chuyên nghiệp, phục vụ tận tình, ý tưởng sáng tạo, có kinh nghiệm hiện thực hóa mọi ước mơ ngày cưới của các cặp đôi trong một không gian đầy lãng mạn, vừa đảm bảo các nghi lễ truyền thống, vừa mang nét thiết kế hiện đại phù hợp nhất cho từng khách hàng.

Các dịch vụ được cung cấp tại Minh Việt Wedding Planner gồm:

Trang trí gia tiên ngày cưới

Trang trí không gian cưới hỏi

Cung cấp rạp cưới và lắp đặt hoàn thiện 

Trang trí cổng hoa, rèm cưới hỏi

Bàn trưng bày ảnh và hoa cưới hỏi

Trang trí cổng hoa…

Trang trí sự kiện…

Minh Việt Wedding Planner sở hữu đội ngũ thợ làm việc chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo, đảm bảo cho khách hàng sẽ được hài lòng với dịch vụ mình chọn do Minh Việt Wedding Planner thực hiện, đảm bảo uy tín, chất lượng dịch vụ để khách hàng được an tâm cho ngày trọng đại của mình bằng những kinh nghiệm vốn có luôn mang đến sự hài lòng cho ngày lễ trọng đại của các cặp đôi.

Địa chỉ: Đầu đường thôn Trong Làng, Thường Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang

Hotline: 093 447 58 98 – 098 385 98 31

Minh Việt Wedding Planner

Kinh Bắc Wedding Planner

Minh Việt Wedding Planner

Kinh Bắc Wedding Planner là một trong những đơn vị trang trí, tổ chức tiệc cưới hỏi dành cho nhiều cặp đôi có uy tín, chất lượng tại Bắc Giang với một đội ngũ nhân viên trẻ, tận tụy đầy nhiệt huyết, sáng tạo trong từng ý tưởng và thực hiện ý tưởng một cách hoàn thiện nhất. Bên cạnh đó, Kinh Bắc Wedding Planner luôn thay đổi và cập nhật mẫu mã mới của xu hướng cưới hỏi hiện đại tạo nên những backdrop lung linh, bàn thờ gia tiên trang trọng với các tone trắng, đỏ, vàng là chủ đạo tùy theo nhu cầu khách hàng đảm bảo về sự trang trọng, lễ nghi truyền thống mang đến sự hài lòng nhất đối với khách hàng, cam kết sẽ cung cấp cho các cặp đôi những dịch vụ trang trí gia tiên đẹp nhất và tiết kiệm nhất.

Các dịch vụ Kinh Bắc Wedding Planner cung cấp gồm:

Lập kế hoạch cưới

Tư vấn, lên ý tưởng trang trí tiệc cưới

Trang trí gia tiên trọn gói hoa tươi, hoa vải

Trang trí tiệc cưới

Cho thuê đồ decor

Rạp cưới cao cấp, nhà rạp không gian

Cho thuê bàn ghế

Cho thuê cổng hoa

Cho thuê xe hoa giá ưu đãi…

Kinh Bắc Wedding Planner cam kết với khách hàng rằng:

Dịch vụ đáp ứng đúng nghi lễ cưới hỏi

Dịch vụ nhanh chóng và hoàn thiện nhất

Giá cả cạnh tranh, ưu đãi hấp dẫn

Đảm bảo tính kết nối không gian và concept có tính thẩm mĩ cao

Luôn thay đổi và cập nhật mẫu mã mới của xu hướng cưới hỏi hiện đại để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Địa chỉ: 328 Mỹ Độ, P. Mỹ Độ, Bắc Giang

Hotline: 036 388 92 55

Đăng bởi: Đoàn Vĩnh Nam

Từ khoá: 3 Dịch vụ trang trí gia tiên ngày cưới đẹp nhất Bắc Giang

9 Địa Điểm “Phượt” Đẹp Nhất Ở Miền Bắc

Sa Pa (Lào Cai)

Sa Pa là địa danh không còn xa lạ với mọi người, nơi đây được coi là xứ sở sương mù với cảnh vật thiên đẹp say đắm lòng người, khí hậu quanh năm mát mẻ, đặc biệt vào mùa đông khi tới đỉnh Sa Pa hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng những hiện tượng thời tiết vô cùng thú vị như tuyết rơi, mưa sương, tận hưởng cái lạnh “thấu xương” mà ở những nơi khác không có.

Đến với Sa Pa ngoài việc tận hưởng không khí trong lành thiên nhiên mang lại, bạn còn đường hòa mình vào những cánh đồng lúa bát ngát, những vùng hoa nở bạt ngàn cùng với những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ.

Tại đây có rất nhiều các địa điểm thú vị để các bạn có thể tham quan, cũng như thưởng thức những đặc sản có một không hai. Thông thường các bạn đi phượt sẽ chọn phương tiện đi lại là xe máy để chủ động được về thời gian, các bạn có thể thẳng tiến theo lộ trình Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai – Sa Pa.

Hàm Rồng: Nằm ở Trung tâm thị trấn.

Thác Bạc: Cách thị trấn 12km.

Cầu Mây: Cách thị trấn khoảng 17km.

Bản Cát Cát: Cách thị trấn 2km.

Bản Tả Văn: Cách trung tâm thị trấn 8km

Tả Phìn: Cách trung tâm thị trấn khoảng 12km

Bãi đá cổ: Cách trung tâm thị trấn 10km

Đỉnh Fansipan: Cách thị trấn khoảng 9km

Chợ Bắc Hà: Cách Lào Cai khoảng 70km

Tham quan Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu: Trung tâm thành phố.

Ruộng bậc thang

Đỉnh Fansipan

Mù Cang chải (Yên Bái)

Hẳn các bạn đều nghe đến “Thác Mơ” rồi chứ? Rất hấp dẫn phải không nào, tuy nhiên đó chỉ là một điểm đến trong số rất nhiều các địa điểm tuyệt đẹp khác ở Mù Cang Chải. Đây đang trở thành điểm thu hút của rất nhiều các bạn trẻ đi “phượt” ở trong nước cũng như nước ngoài, khám phá những điều mới lạ mà vùng đất này mang lại.

Thường thì Mù Cang Chải đẹp nhất vào hai mùa trong năm, đầu tiên là khoảng tháng 9 đến giữa tháng 10 vào mùa lúa chín rất đẹp mắt, đồng thời đây cũng là khoảng thời gian hoa tam giác mạch nở rộ chắc chắn sẽ rất thú vị. Khoảng thời gian thứ hai là vào mùa hè khi những cơn mưa đổ xuống là thời điểm canh tác trên các khu ruộng bậc thang. Từ Hà Nội các bạn có thể chạy dọc theo quốc lộ 32, ngoài ra nếu như các bạn không muốn đi xe máy có thể đi ô tô, vì đa số tại các nhà nghỉ ở đó đều có dịch vụ cho thuê xe máy để đi tham quan.

Các địa danh nổi tiếng các bạn có thể tham quan như:

Bản Lìm Mông: Nơi có những con đường đi hiểm trở, dốc ngược rất thích hợp cho các tay lái chinh phục.

Ruộng lúa mâm xôi: Cách trung tâm huyện 10km, cạnh cầu Ba Nhà. Rất thích hợp để chụp ảnh.

Chợ phiên Mù cang Chải: Nơi buôn bán rất nhiều đặc sản vùng núi rừng để các bạn lựa chọn.

Cung đường Ngọc Chiến – Mường La: Bạn có thể hòa mình vào suối nước nóng và thưởng thức các món đặc sản của người Thái.

Thác Mơ: Thác đẹp nhất Mù Cang Chải.

Bản Thái: Tham quan những ngôi nhà sàn vô cùng đẹp mắt.

Các bạn có thể dừng chân tại các địa điểm nổi tiếng này trong hành trình của mình để trải nghiệm những nét đẹp của Mù Cang Chải mang lại.

Thác Mơ

Mù Cang chải (Yên Bái)

Hồ Pá Khoang (Điện Biên)

Đây là địa điểm du lịch hết sức thú vị đặc biệt dành cho những người ưa thích mạo hiểm. Bởi vì để đến được nơi này cần trải qua một chặng đường dài rất khó khăn, đường khúc khuỷu, độ dốc lớn, rất khó đi, các bạn đặc biệt lưu ý cẩn thận khi đi qua các đoạn đường đó.

Trên đường đi các bạn cũng có thể dừng lại ở ven đường để ngắm những ngôi nhà của người Thái xen lẫn trong cánh rừng cùng với cảnh thiên nhiên hùng vĩ, ẩn hiện trong những đám mây huyền ảo sẽ rất lý tưởng để chụp những bức ảnh kỷ niệm, thoải mái thả hồn vào những làn gió mát trong lành.

Từ Hà Nội các bạn có thể chạy thẳng tới Điện Biên, địa danh Hồ Pá Khoang cách thành phố Điện Biên chỉ khoảng 20km. Tới nơi các bạn thỏa sức để tận hưởng thành quả mình đạt được sau chặng đường đầy gian nan, mặt hồ nước trong veo, xanh thắm in bóng của những cánh rừng bát ngát, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 28 độ rất mát mẻ, toàn bộ khu vực hồ nằm trong thung lũng của nhiều các ngọn núi tạo thành, không khí vì thế rất dễ chịu hài hòa.

Xung quanh có các bản làng nơi cư trú của dân tộc Thái, người dân rất thân thiện và hiền hòa, đặc biệt hiếu khách. Tới đây bạn còn có cơ hội nếm thử các món đặc sản tôm, cá từ chính trong hồ, mang hương vị nồng nàn và ngọt ngào của dòng suối thượng nguồn trong suốt, tìm hiểu các tập tục văn hóa truyền thống của những bản làng ven hồ.

Hồ Pá Khoang (Điện Biên)

Hồ Pá Khoang (Điện Biên)

Mộc Châu (Sơn La)

Nếu bạn là người yêu thích hoa thì chắc chắn đây là điểm đến tuyệt vời, có rất nhiều loài hoa được trồng ở vùng đất này như hoa mận, hoa đào, hoa cải. Tất cả như để tô màu cho sự rực rỡ của núi rừng Mộc châu. Đây được coi là điểm khá quen thuộc với dân phượt.

Một số địa điểm các bạn có thể dừng chân tham quan:

Bản Thung Cuông: Địa điểm chụp ảnh cưới đầy lôi cuốn.

Bản Pa Phách: Đường lên bản khá hiểm trở với những con dốc đứng thích hợp để cho bạn trải nghiệm.

Rừng thông bản Áng: Đẹp lung linh huyền ảo nhiều màu sắc, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc Thái.

Thác Dải Yếm: Những dòng suối trong suốt chảy thành hình dải yếm như một bức tranh thiên nhiên.

Động Sơn Mộc Hương: Ghé thăm Hang Dơi

Đồi chè Mộc Châu: Những đồi chè xanh mướt bạt ngàn, thích hợp để chụp ảnh.

Đỉnh Pha Luông: Đây là địa danh nổi tiếng của Mộc Châu.

Các bạn có thể vừa đi vừa khám phá, thưởng thức những món ăn đặc biệt của nơi đây cùng sự thân thiện của con người.

Mộc Châu (Sơn La)

Mộc Châu (Sơn La)

Mai Châu (Hòa Bình)

Không quá nổi tiếng như Mộc Châu nhưng Mai Châu vẫn mang trong mình những nét độc đáo riêng, ở đây có những thung lũng thơ mộng với cảnh vật hài hòa, thời tiết rất dễ chịu không quá nóng cũng không quá lạnh nên hết sức lý tưởng cho các bạn đi phượt để khám phá.

Một số địa danh nổi tiếng để các bạn dừng chân tham quan:

Đào Thung Khe: Đây là cung đường đèo khúc khuỷu, khác quanh co nên rất phù hợp để các bạn thể hiện tay lái của mình.

Hang Mỏ Luông: Nơi lưu giữ những nhũ đá hàng nghìn năm tuổi, với các màu sắc rất đa dạng.

Bản Lác: Khu du lịch lớn nhất tại Mai Châu, các bạn có thể mua sắm những món hàng kỷ niệm, tìm hiểu văn hóa của người dân nơi đây.

Bản nhót: Điểm ấn tượng để chụp ảnh.

Cánh đồng lúa: Bạn có thể dừng lại để tận vẻ đẹp tuyệt vời mà nó mang lại.

Ngoài ra các bạn có thể giao lưu trực tiếp với những người dân tộc Thái sinh sống ở khu vực này, nếm thử những món ăn đậm đà bản sắc chắc chắn bạn sẽ lưu giữ những kỷ niệm khó phai.

Mai Châu (Hòa Bình)

Mai Châu (Hòa Bình)

Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)

Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.

Đến với cao nguyên đá Đồng Văn, bạn sẽ được đắm mình với thiên nhiên hùng vĩ, sống bên những con người còn nghèo khó nhưng vẫn tràn đầy niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống; thả hồn trong tiếng khèn, tiếng sáo…. Cao nguyên đá Đồng Văn sẽ khiến bạn thực sự choáng ngợp khi ẩn hiện trong lớp khói mây mờ mịt. Bức tranh thiên nhiên ở cao nguyên đá Đồng Văn còn được tô điểm bằng những ngôi nhà trình tường (nguyên liệu chính người dân dùng làm nhà đó là đất). Hơn thế là sự bao bọc của lớp hàng rào bằng đá hay những bộ trang phục truyền thống bản địa với màu sắc tươi vui…

Cao nguyên đá Đồng Văn có lẽ đẹp nhất là khi xuân về. Lúc ấy khắp núi đồi đâu đâu cũng phủ một màu vàng rực của hoa cải, những mái nhà rêu phong được điểm thêm những cánh hoa đào đỏ thắm, những bông hoa mận trắng tinh khôi. Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, nhiều di tích danh lam thắng cảnh quốc gia đã được công nhận như: Di tích kiến trúc Dinh thự họ Vương, phố cổ Đồng Văn, đèo Mã Pí Lèng, núi Đôi Quản Bạ,… Vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của “thiên đường xám” cao nguyên đá Đồng Văn hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn một chuyến đi khám phá vùng đất địa đầu Tổ quốc tuyệt vời với những trải nghiệm khó quên.

Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)

Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)

Thung lũng Bắc Sơn (Lạng Sơn)

Bắc Sơn là một huyện của Lạng Sơn có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình cùng với những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc. Nơi đây là nguồn gốc của nền văn hoá Bắc Sơn, là một trong những nơi phát hiện ra các di chỉ khảo cổ của người Việt thời sơ sử, tiền sử và là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn hào hùng.

Bắc Sơn có những điểm du lịch kỳ thú về thiên nhiên, hang động, văn hoá lịch sử nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hoá lịch sử, phong tục, tập quán người dân địa phương. Du lịch Bắc Sơn nếu được quan tâm đúng mức và đầu tư phát triển hợp lý sẽ hứa hẹn là một trong những điểm đến hấp dẫn của vùng Đông Bắc.

Đến du lịch Bắc Sơn, điều đặc biệt du khách có thể nhận thấy ở cánh đồng Bắc Sơn là các thửa ruộng nơi đây không hoàn toàn được gieo trồng cùng một thời điểm, tạo nên “tấm thổ cẩm” khổng lồ với nhiều màu đặc sắc, đan xen giữa ruộng lúa chín, lúa xanh, vừa mới cấy hay còn xâm xấp nước… mang lại cảm giác lâng lâng khác lạ cho những ai được tận mắt ngắm nhìn.

Đến du lịch Bắc Sơn, điều đặc biệt du khách có thể nhận thấy ở cánh đồng Bắc Sơn là các thửa ruộng nơi đây không hoàn toàn được gieo trồng cùng một thời điểm, tạo nên “tấm thổ cẩm” khổng lồ với nhiều màu đặc sắc, đan xen giữa ruộng lúa chín, lúa xanh, vừa mới cấy hay còn xâm xấp nước… mang lại cảm giác lâng lâng khác lạ cho những ai được tận mắt ngắm nhìn.

Thung lũng Bắc Sơn (Lạng Sơn)

Thung lũng Bắc Sơn (Lạng Sơn)

Háng Tề Chơ (Yên Bái)

Háng Tề Chơ là tên của một bản làng người Mông thuộc xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Nơi đây quanh năm mây mù bao phủ và có lẽ cũng hiếm dấu chân người “ngoại bang” như bao bản làng khác nếu không có một con thác hùng vĩ và đầy huyền thoại: thác Háng Tề Chơ. Đối với những ai đam mê du lịch và thích khám phá trải nghiệm những vùng đất mới tuyệt đẹp của vùng núi Tây Bắc thì đây là một điểm đến có sức lôi cuốn kỳ lạ bởi sự hoang dại và những mối hiểm nguy đang chờ đón bạn.

Cũng bởi bù lại sự vất vả, gian nan của con đường vào thác là những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp trải dọc đường đi, là núi rừng Tây Bắc hùng vĩ phía trước mặt, là những ngọn đồi thoai thoải ruộng bậc thang xanh ngút, một khung cảnh yên bình với tiếng chim ca ríu rít như mê hoặc lòng người.

Trải qua những đoạn đường gian nan vất vả, trải qua bao cung bậc cảm xúc, cũng đã đến lúc bạn vỡ òa trước hình ảnh hiện ra trước mắt. Háng Tề Chơ như một sợi chỉ bạc trải dài từ trên đỉnh núi xuống. Sự hòa quyện giữa màu xanh của núi, với những làn bọt nước trắng xóa đã tạo nên một bức tranh thủy mặc đầy màu sắc của núi rừng, của thiên nhiên hùng vĩ nơi vùng cao Tây Bắc.

Háng Tề Chơ – ”Đệ Nhất Thác”

Háng Tề Chơ – ”Đệ Nhất Thác”

Thác Bản Giốc (Cao Bằng)

Thác Bản Giốc thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách thành phố Cao Bằng gần 90 km. Thác Bản Giốc là một trong những thác nước nổi tiếng không chỉ ở nước ta mà còn được bạn bè quốc tế biết đến. Nằm trong top 4 thác nước xuyên quốc gia lớn nhất trên toàn thế giới, địa điểm này ngày càng thu hút được rất nhiều khách du lịch Cao Bằng đến chiêm ngưỡng. Vẻ đẹp của thác Bản Giốc thay đổi theo 2 mùa trong năm, mỗi vẻ đẹp đều có nét đặc trưng riêng. Vào mùa khô, thác Bản Giốc hiền hòa như những dải lụa trắng mềm mại buông rủ từ trên cao xuống. Còn vào mùa mưa, khi dòng Quây Sơn đầu nguồn chảy mạnh và xiết, thác Bản Giốc sẽ khoác lên mình một hình ảnh hoàn toàn trái ngược, dữ dội và oai phong.

Một trong những điều tạo nên vẻ đẹp của thác Bản Giốc là ở phần thác chính, thác không chảy thẳng 1 dải từ trên xuống mà có những mô đất mấp mô, chia tầng như cầu thang, khiến nước sông Quây Sơn chảy qua đây chia tách thành nhiều dải, tạo thành một mảng trắng xóa giữa đất trời Cao Bằng, xen giữa màu xanh cây lá.

Xung quanh Thác Bản Giốc có gì tham quan?

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

Hồ Thang Hen

Di tích cách mạng Pác Bó – suối Lê Nin

Tham quan động Ngườm Ngao

Tham quan làng Phúc Sen

Khám phá đèo Mã Phục

Thác Bản Giốc (Cao Bằng)

Thác Bản Giốc (Cao Bằng)

Đăng bởi: Văn Đức Nguyễn

Từ khoá: 9 Địa điểm “Phượt” đẹp nhất ở miền Bắc

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Bày Trí Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc Đẹp Nhất trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!