Bạn đang xem bài viết Bệnh Gout Nên Ăn Gì Tốt Cho Sức Khỏe? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Có rất nhiều thắc mắc của mọi người quan tâm bệnh gout nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh an toàn. Bệnh gout xảy ra do trong cơ thể chứa quá nhiều axit uric và đây chính là dạng viêm khớp khiến bệnh nhân đau đớn vô cùng. Chúng ta cùng tìm hiểu các loại thực phẩm tốt cho người bệnh gout qua bài viết này nhé!
1. Trái cây
Môt số loại trái cây như lê, táo, dưa hấu, quả dâu, nho… sẽ rất phù hợp cho người bị bệnh gout vì thành phần dưỡng chất trong chúng không chứa purin. Đồng thời, các loại trái cây này giúp bổ sung nước, khoáng chất, chất xơ, vitamin nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể hoạt động hiệu quả. Vì vậy, chúng ta hãy dùng trái cây vào các thời điểm trong ngày không chỉ để giải khát, làm đẹp mà còn để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Ăn trái cây lúc nào là tốt nhất?
Trái cây là một nguồn cung cấp vitamin và dưỡng chất dồi dào cho cơ thể con người. Không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng cần phải bổ sung trái cây vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Tuy nhiên không phải cứ ăn trái cây là sẽ…
2. Cải bẹ xanh
Cải bẹ xanh thuộc nhóm thực vật chứa rất nhiều chất xơ, giúp việc trao đổi chất diễn ra trong cơ thể một cách hiệu quả và đặc biệt là giúp người bệnh gout đào thải hàm lượng đáng kể axit uric ra khỏi cơ thể. Cải bẹ xanh có hầu hết mọi thời điểm trong năm và được bày bán rộng rải khắp các chợ nên sẽ rất dễ cho mọi người chọn mua. Do đó, bệnh nhân bị bệnh gout cần tăng cường bổ sung cải bẹ xanh trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mình.
3. Khoai tây
Thành phần trong khoai tây không chứa nhân purin nên chúng ta có thể thoải mái sử dụng để chế biến các món ăn. Ngoài ra, khoai tây còn được tin dùng với khả năng trị bệnh loét dạ dày, táo bón mạn tính, chữa chứng phù mặt, ung thư.
4. Súp lơ
Súp lơ xanh vốn được biết đến với hàng loạt các tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người như chữa bệnh tim mạch, bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, viêm loét dạ dày… Đặc biệt nếu bạn đang có thắc mắc bệnh gout nên ăn gì thì súp lơ chính là sự chọn lựa lý tưởng dành cho bạn. Công dụng của súp lơ giúp thanh nhiệt cơ thể và phù hợp cho bệnh nhân có lượng axit uric trong người cao. Do trong súp lơ chứa nhiều vitamin, protein, muối khoáng, carbonhydrat, các loại axit amin nên được nhiêu người tin dùng trong thực đơn bữa ăn hàng ngày của gia đình mình.
5. Bí đỏ
Thành phần trong quả bí đỏ chứa hàm lượng chất sắt cao, muối khoáng, các loại vitamin, axit hữu cơ, đặc biệt là không chứa nhân purin cho quá trình điều trị bệnh gout. Mọi người thường dùng bí đỏ để nấu canh, làm bánh… rất quen thuộc với chúng ta giúp giải nhiệt, hệ bài tiết hoạt động hiệu quả, ngừa bệnh tim mạch, ung thư, giảm cân an toàn, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
6. Cải bắp
Thành phần trong cải bắp không chứa nhân purin do đó rất phù hợp cho bệnh nhân bị bệnh gout. Ngoài ra, cải bắp rất phổ biến với bữa ăn của nhiều gia đình với nhiều công dụng khác như phòng bệnh ung thư vú, chữa bệnh loét dạ dày tá tràng, tránh ung thư đường tiêu hóa, giảm đau xương khớp…
7. Quả bí
Quả bí hỗ trợ tiểu tiện thuận lợi nhằm thải axit uric ra ngoài cơ thể một cách an toàn. Quả bí giúp bổ sung nước, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt, magie, các loại vitamin như A, B1, B2, C, E, không chứa lipid. Quả bí không chỉ hỗ trợ cho điều trị bệnh gout mà còn nhiều bệnh khác như ho có đờm, đái tháo đường, bệnh gan, bệnh thận…
8. Củ cải
Ưu điểm nổi bật nhất của củ cải chính là không chứa nhân purin nên các bệnh nhân bị bệnh gout có thể yên tâm khi chọn lựa loại thực phẩm này. Trong thành phần củ cải chứa nhiều nước, protit, gluxit, celluloz, tinh dầu có trong lá và ngọn, vitamin A, C… Ngoài hỗ trợ điều trị bệnh gout thì củ cải còn được mọi người ưa chuộng vì khả năng trị tình trạng khản tiếng, chứng chảy máu cam, trị nhiệt miệng, vấn đề đại tiện kèm theo máu, sỏi mật…
9. Rau cần
Rau cần không chứa nhân purin nên rất tốt để điều trị bệnh gout cấp tính. Chúng ta có thể ăn sống, nấu canh hoặc dùng để xay nước ép giúp thanh nhiệt cơ thể, bổ sung dồi dào khoáng chất, nước, vitamin. Bên cạnh đó, mọi người tin dùng rau cần vì chúng còn có nhiều công dụng khác như chữa bệnh viêm phế quản, bệnh ho gà, ho do lao phổi, hiện tượng cao huyết áp…
10. Dưa leo
Dưa leo là loại thực phẩm hết sức gần gũi với chúng ta trong mọi bữa ăn. Dưa leo hay còn gọi là dưa chuột giúp thải axit uric qua đường tiết niệu một cách an toàn nên những bệnh nhân đang lo lắng bệnh gout nên ăn gì đã có được cho mình câu trả lời phù hợp. Dưa leo dễ tìm mua, giá thành phải chăng giúp thanh nhiệt cơ thể, ngoài ra chúng còn được mọi người tin dùng trong việc làm đẹp.
Hy vọng bài viết này đã giải đáp thắc mắc bệnh gout nên ăn gì cho rất nhiều bệnh nhân để chủ động điều trị bệnh an toàn.
4 Dấu Hiệu Bệnh Gout Tăng Nặng
Bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến do sự tích tụ axit uric, gây ra các cơn đau ở một hoặc nhiều khớp. Người bệnh thường chịu đựng những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, thậm chí không thể đi lại được do đau, kèm tình trạng khớp sưng, đỏ.
Các đợt bùng phát của gout có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần. Tình trạng bệnh xảy ra ở mỗi người sẽ khác nhau nhưng các dấu hiệu cho thấy bệnh đang tiến triển theo xu hướng xấu đi bao gồm:
Các nốt sần dưới da: Khi axit uric bắt đầu tích tụ trong mô mềm sẽ tạo thành các hạt tophi hay nốt tophi. Đây là tập hợp những tinh thể của hợp chất sodium urate monohydrate, kết tủa trong mô liên kết, tăng dần trong nhiều năm, lắng đọng tại các vị trí khớp xương và phần mềm quanh khớp. Chúng trông như các nốt sần nhỏ, căng phồng và phát triển ngay bên dưới da tại vị trí các khớp xương. Các nốt tophi thường xuất hiện trên bàn tay, ngón tay, khuỷu tay và tai, nhưng cũng có thể ở mọi nơi trên cơ thể. Hạt tophi nếu không được điều trị có thể gây hỏng khớp.
Khi thấy các cơn đau bùng phát ở những bộ phận khác trên cơ thể như mắt cá chân, đầu gối… người bệnh cần tới gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Ảnh: Freepik
Đau thường xuyên và kéo dài: Các triệu chứng bùng phát thường xuyên và kéo dài hơn cho thấy lượng axit uric đã tăng cao trong cơ thể. Khi cơn viêm gout tái phát nhiều lần, khớp sẽ bị tổn thương vĩnh viễn và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Cơn đau bùng phát ở những bộ phận khác: Khoảng một nửa số người bị bệnh gout xuất hiện cơn đau đầu tiên ở khớp ngón chân cái. Khi bệnh trở nên tồi tệ, đau có thể ảnh hưởng đến các khớp khác, cả mắt cá chân và đầu gối.
Sự tích tụ các tinh thể axit uric cũng có thể gia tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây ra huyết áp cao và tác động một cách dây chuyền đến sức khỏe tim mạch. Nếu gout không được điều trị đúng cách, nguy cơ đau tim, suy tim và đột quỵ sẽ gia tăng.
Các vấn đề về thận: Axit uric tích tụ quá nhiều sẽ di chuyển qua máu và vào thận. Những tinh thể axit uric liên kết theo thời gian và hình thành sỏi thận, gây tắc nghẽn nước tiểu, ảnh hưởng đến quá trình loại bỏ nước tiểu, từ đó dẫn đến nhiễm trùng. Những sỏi do axit uric có cạnh sắc nhọn và dễ hình thành sẹo trong thận. Các biến chứng này có thể dẫn đến bệnh thận mạn và cuối cùng là suy thận.
Advertisement
Nếu người bệnh gout thấy xuất hiện những triệu chứng trên, cần thăm khám với bác sĩ để được sử dụng thuốc nhằm giữ axit uric ở mức thấp, hỗ trợ ngăn ngừa các cuộc tấn công và biến chứng của gout trong tương lai. Bên cạnh đó, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn lành mạnh, hạn chế hoặc loại bỏ nhữngthực phẩm không tốt cho bệnh như: bánh mỳ trắng, đồ ăn vặt, đồ uống có đường, thịt đỏ, một số loại hải sản…
Triệu Vy (Theo WebMD)
Đau Đầu Vận Mạch Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Mau Khỏi Bệnh?
Một số lưu ý phòng và hỗ trợ điều trị cho người bệnh
Các cơn đau đầu luôn gây ra nhiều khó chịu, phiền toái cho người bệnh, đặc biệt là đau đầu vận mạch. Bên cạnh việc dùng thuốc, một chế độ ăn uống đúng cách cũng cần được quan tâm để hỗ trợ điều trị bệnh. Vậy đau đầu vận mạch nên ăn gì và kiêng gì? Mời bạn đọc theo dõi danh sách các loại thực phẩm ngay sau đây.
Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh đau đầu vận mạchĐau đầu vận mạch, hay đau đầu migraine là tình trạng người bệnh bị đau nửa đầu kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nôn, khó chịu, nhạy cảm với tiếng ồn và với ánh sáng. Các cơn đau có thể kèm theo tình trạng bị giật dây thần kinh như nhịp đập của mạch máu.
Nguyên nhân gây bệnh được cho là do những thay đổi tạm thời trong việc dẫn truyền thần kinh trong não. Từ đó gây ra những thay đổi viêm trong các tế bào thần kinh khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn. Một số tác nhân gây ra chứng đau đầu vận mạch là rượu, thay đổi thời tiết, giấc ngủ, tác dụng phụ một số loại thuốc,…
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp giảm khả năng bị đau đầu migraine. Các loại thực phẩm nguyên chất, không có chất bảo quản hoặc hương liệu nhân tạo sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình hồi phục của bệnh nhân.
Người bệnh bị đau đầu vận mạch nên ăn gì? Thịt đỏ tốt cho tình trạng đau đầuTheo một số nghiên cứu của Hiệp hội Thần kinh Mỹ, các loại thịt đỏ rất giàu CoQ10. Đây là một hợp chất tự nhiên trong cơ thể có thể giúp người bệnh cải thiện mức độ các cơn đầu vận mạch.
Tuy nhiên, các loại thịt sấy khô, lên men, thịt muối hoặc thịt hun khói cần tránh xa vì chúng lại là nguyên nhân gây ra chứng bệnh này. Thay vào đó, người bệnh nên sử dụng thịt bò tươi vì loại thịt đỏ này là giải pháp hiệu quả cho cơn đau đầu.
Các loại rau lá xanh đậmCác chuyên gia não bộ đều khuyến khích bệnh nhân bị đau đầu vận mạch là ăn nhiều các rau lá màu xanh đậm. Các loại rau như cải xoăn, rau dền, chân vịt, rau arugula, rau củ cải, rau diếp,…rất có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính, nhất là đau nửa đầu.
Rau lá có màu xanh đậm đều chứa hàm lượng lớn vitamin B2, B6 và omega -3. Đây là các hoạt chất rất có hiệu quả trong việc giảm tần số, cường độ và thời gian cơn đau. Khi lựa chọn loại thực phẩm này, bạn đọc nên nhớ, rau càng sẫm màu thì giá trị dinh dưỡng càng cao.
Đau đầu vận mạch nên ăn gì? – Đừng bỏ qua trứngTrứng từ lâu đã rất thích hợp cho một bữa sáng gọn nhẹ mà đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhưng ít người biết rằng, trứng cũng là một loại thực phẩm có tác dụng giảm đau đầu migraine hiệu quả. Các bằng chứng khoa học đều chỉ ra rằng, vitamin B trong trứng đóng một vai trò rất lớn trong việc phòng và điều trị bệnh.
Sử dụng liều vitamin B2 200 – 400 mg một ngày đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm thiểu cường độ, thời gian cũng như số lần đau. Trong khi đó, 2 quả trứng lớn đã chứa đến 24% giá trị hàng ngày của vitamin B2, có tác dụng tốt đối với chứng đau đầu vận mạch mãn tính.
Cá biển – Món ăn tốt giảm đau đầuTừ lâu các bác sĩ đã điều chỉnh chế độ ăn uống cho người bệnh bằng cách tăng cường omega-3 và giảm thiểu omega-6 để giảm tần suất đau đầu mỗi tháng. Đồng thời giảm thiểu căng thẳng tâm lý và cải thiện sức khoẻ tổng thể.
Các loại cá béo như cá hồi, cá bơn, cá thu, cá ngừ,… chứa một hàm lượng lớn DHA và Omega-3 rất tốt cho hoạt động của tim mạch, trí não và mắt. Do vậy, bổ sung cá biển trong thực đơn hàng ngày sẽ rất tốt cho người bệnh. Ngoài ra, dầu cá cũng nên được tăng cường để hỗ trợ quá trình trị bệnh.
Đau đầu vận mạch nên ăn gì? – Sữa chuaĐau đầu migraine nên ăn gì? Sữa chua là câu trả lời rất tốt cho người bệnh đau đầu, đau nửa đầu. Tình trạng đau đầu vận mạch có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị thiếu canxi khiến cho não bộ gặp trục trặc, không thể hoạt động hiệu quả.
Chính vì vậy, việc tăng cường ăn sữa chua trong chế độ ăn uống hàng ngày giúp bổ sung canxi cho người bệnh. Loại thực phẩm này còn chứa nhiều probiotic cùng các lợi khuẩn rất hữu ích cho đường ruột. Ngoài ra, hàm lượng vitamin B có nhiều trong sữa chua cũng giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Các loại hạtCác loại hạt như hạt mè, hạt điều, hạnh nhân, hạt hướng dương, đậu phộng và quả óc chó rất giàu magie và rất thích hợp cho một bữa ăn nhẹ.
Bằng chứng cho thấy ở những người bị đau đầu và đau nửa đầu có lượng magie thấp hơn so với những người không bị đau. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác đã chỉ ra tần số cơn đau đầu vận mạch đã giảm hơn 41% ở những người bệnh được bổ sung magie đầy đủ.
Đau đầu vận mạch nên kiêng ăn những gì?Bên cạnh các loại thực phẩm cần bổ sung, người bệnh đau đầu vận mạch cũng cần hạn chế một số thực phẩm sau đây:
Các chất kích thích như trà đặc, nước tăng lực, cà phê hay rượu, bia,… sẽ khiến tình trạng đau đầu migraine trầm trọng hơn. Khi sử dụng thường xuyên những thực phẩm này, người bệnh có thể bị mất nước, tăng cảm giác đau và khó chịu do não bị kích thích.
Thuốc lá: Khói thuốc chứa chất nicotine làm co các mạch máu ở trong não. Ngay cả người hút thuốc lá thụ động cũng không tránh khỏi tác hại xấu này.
Chocolate: Trong chocolate có chứa các chất như phenylethylamine và theobromine có thể khiến các mạch máu bị giãn nở đột ngột làm cường độ cơn đau nặng nề hơn. Do vậy, chỉ với một miếng nhỏ thì với cơ địa dễ bị dị ứng cũng vẫn có khả năng gây ra cơn đau đầu vận mạch.
Thực phẩm chứa nhiều tyramine: Nhóm thực phẩm chứa nhiều tyramine như chuối, cà chua, nho khiến các cơn đau bị kích hoạt và đau dữ dội hơn. Hoạt chất tyramine còn khiến bệnh nhân bị tăng huyết áp và tăng cảm giác đau đầu vận mạch.
Các thực phẩm có nhiều chất tạo ngọt có thể làm tăng hương vị cho đồ ăn nhưng không tốt cho sức khỏe người bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên sử dụng các loại trái cây sấy khô vì hàm lượng đường cao sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh và não bộ.
Thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, đồ hộp gồm một lượng lớn Monosodium glutamate là một trong những tác nhân gây đau nửa đầu. Ngoài ra, thức ăn nhanh mất nhiều thời gian để tiêu hóa, khiến các cơ quan trong cơ thể phải hoạt động với công suất lớn dễ gây ra các phản ứng viêm.
Hãy hạn chế hoặc tránh xa những thực phẩm này để có sức khỏe tốt nhất, cải thiện nhanh chóng cơn đau, phục hồi bệnh hiệu quả.
Một số lưu ý phòng và hỗ trợ điều trị cho người bệnhVới bệnh đau đầu vận mạch điều trị hiệu quả hơn, người bệnh nên tham khảo một số lời khuyên từ chuyên gia như:
Bổ sung nhiều rau xanh, các thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất như canxi, sắt, magie, kẽm, vitamin B vào bữa ăn hàng ngày.
Nên hạn chế đến những nơi có nhiều tiếng ồn, ánh sáng mạnh hoặc những yếu tố kích thích khiến bạn bị đau đầu.
Nên làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress, căng thẳng kéo dài.
Cải thiện cuộc sống hàng ngày bằng cách tập luyện đi bộ, yoga, dưỡng sinh và luôn duy trì một cuộc sống vui vẻ, lạc quan.
Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số liệu pháp vật lý trị liệu được các chuyên gia khuyến khích như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Bệnh Gout: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Biến Chứng Và Cách Phòng Ngừa
Bệnh Gout (hay còn gọi là Gút, trong tiếng Pháp là Goutte, có nghĩa là giọt nước) nó còn có tên gọi khác là bệnh thống phong.
Bệnh gout được chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Sự tăng axit uric máu nhưng trên cơ thể chưa thấy xuất hiện triệu chứng.
Giai đoạn 2: Viêm khớp xảy ra, có 1 khớp bị sưng đau thường là khớp ở ngón chân cái, cách vài ngày sẽ xuất hiện cơn đau. Xảy ra trong khoảng 2 năm.
Giai đoạn 3: Còn gọi là giai đoạn đau khoảng cách, không có triệu chứng trong giai đoạn này.
Giai đoạn 4: Nếu gout không được chữa trị trong khoảng 10 năm, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Gout sẽ tấn công vào các khớp làm cho người bệnh có khả năng bị tàn phế.
Bệnh gout gây ra bởi tình trạng tăng acid uric máu
Nguyên nhân chính gây ra gout là do tình trạng tăng acid uric máu dẫn đến viêm khớp và đau nhức dữ dội. Một số các nguyên nhân khác như:
Sử dụng nhiều thực phẩm giàu purin: purin sau khi được phân hủy tạo thành acid uric. Khi cơ thể ăn nhiều thực phẩm chứa purin như: thịt đỏ, nội tạng, một số loại đậu, hải sản,… sẽ gây tăng acid uric trong máu.
Sử dụng đồ uống có cồn, nước ngọt, nhiều đường: Các loại đồ uống có cồn và nước ngọt làm tăng chuyển hóa purin, gây tăng acid uric máu.
Giảm đào thải acid uric do giảm chức năng thận: acid uric tan trong nước và được đào thải qua thận. Sau khi sản sinh ra acid uric nhưng thận không đào thải được hoặc đào thải quá ít qua nước tiểu, từ đó làm tăng nồng độ acid uric trong máu.
Purin có nhiều trong các loại thịt đỏ như thịt heo và nội tạng
Giai đoạn cấp tínhGiai đoạn này thường không có triệu chứng rõ ràng, chỉ có nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Tuy nhiên có tới gần 40% số trường hợp axit uric trong máu khi xét nghiệm cho kết quả bình thường trong giai đoạn này.
Các triệu chứng đầu tiên là các ngón cái sưng đỏ, gây đau nhức và nóng rát. Cơn đau sẽ tập trung ở các khớp, bao gồm mắt cá nhân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và các khớp nhỏ,…
Cơn đau thường xuất hiện khi:
Xảy ra sau tác động vật lý nào đó.
Thông thường xuất hiện sau khi ăn quá nhiều chất đạm có chứa nhiều purin như: tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi…), các loại thịt có màu đỏ (thịt heo, dê, bê…) hoặc sau những bữa tiệc tùng, ăn nhậu.
Đôi khi cơn gout cấp có thể xuất hiện sau một đợt điều trị kéo dài một số loại thuốc lợi tiểu, aspirin, thuốc điều trị lao,…
Tự phát.
Cơn gout cấp thường giảm sau vài ngày thường là 2 – 7 ngày rồi tự khỏi, đôi khi có thể kéo dài vài tuần.
Giai đoạn viêm cấp có tăng acid uric máu cao và đau khớp
Giai đoạn mãn tínhSau khi bị bệnh khoảng 10 – 20 năm với các đợt gout cấp không được chữa trị, bệnh sẽ tiến triển thành gout mạn tính, xuất hiện những cục u nhỏ gọi là hạt tô phi (tiếng Anh gọi là topus) do sự tích tụ của các tinh thể muối urat kết tủa trong mô liên kết ở nhiều nơi như: vành tai, cạnh các khớp bị tổn thương,…
Bệnh gout mạn tính còn gây ra những biến chứng nguy hiểm làm hẹp khe khớp, tiêu xương, sỏi tiết niệu, suy thận mạn tính. Từ đây nó có thể làm cho người bệnh bị tàn phế suốt đời và nặng hơn là có thể tử vong.
Giai đoạn gout mạn có sự xuất hiện hạt tophi
Đau khớp dữ dội: Trong các đợt cấp, triệu chứng đầu tiên xuất hiện là các ngón cái sưng đỏ, gây đau nhức dữ dội. Cơn đau thường biểu hiện dữ dội nhất trong vòng 4 – 12 giờ đầu sau khi bắt đầu.
Cảm giác khó chịu kéo dài: Sau khi cơn đau dữ dội nhất giảm bớt, những cơn đau âm ỉ bắt đầu lan ra và tập trung ở các khớp khác, bao gồm mắt cá nhân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và các khớp nhỏ trên khắp cơ thể. Mỗi đợt viêm có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, đôi khi có khả năng kéo dài hơn và gây ảnh hưởng đến nhiều khớp của cơ thể.
Viêm và tấy đỏ: Các khớp bị viêm sẽ biểu hiện sưng tấy đỏ, đau nhức, sờ vào thấy nóng, ấn mềm.
Chuyển động hạn chế: Sự cử động các khớp sẽ giảm đáng kể so với bình thường.
Bệnh gout khiến chân viêm và tấy đỏ
Giới tính: chủ yếu gặp ở nam giới. Có thể là do lối sống, chế độ ăn nhiều đạm, sử dụng rượu, bia, thuốc lá,…
Tuổi: nam giới trong khoảng 30 – 50 tuổi và phụ nữ sau mãn kinh.
Béo phì hay thừa cân.
Môi trường sống hoặc làm việc phơi nhiễm với chì.
Tiền sử dùng các loại thuốc lợi tiểu, aspirin, cyclosporin hoặc levodopa, vitamin niacin (PP hay B3).
Bệnh gout tái phát thường xuyên: người bệnh không được điều trị và tuân thủ phòng bệnh tốt sẽ thường xuyên bị tái phát bệnh gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc. Lâu ngày gây các biến dạng khớp, dẫn tới nguy cơ tàn phế.
Đợt gout cấp tính: các đợt gout cấp thường xuất hiện buổi đêm, gây đau nhức dữ dội, ảnh hưởng tới giấc ngủ của người bệnh. Sau đó, tình trạng viêm kéo dài dai dẳng trong vài ngày thậm chí vài tuần gây khó chịu.
Sỏi thận: do nồng độ acid uric cao trong máu, gây lắng đọng tinh thể urat không chỉ ở các khớp mà còn ứ ở thận, hình thành nên các sỏi tinh thể sắc nhọn tại bể thận và ống thận. Sỏi uric có đặc điểm không cản quang nên chỉ có thể phát hiện trên phim chụp UIV hoặc siêu âm thận. Lâu ngày, gây giãn đài bể thận, tổn thương ống thận và giảm chức năng thận, biểu hiện tình trạng suy thận mạn.
Bệnh gout gây biến chứng sỏi thận
Bác sĩ sẽ khai thác kĩ càng triệu chứng, tiền sử bệnh và các yếu tố nguy cơ khác. Sau đó tiến hành khám khớp để đánh giá mức độ tổn thương và thiết lập chế độ vận động phù hợp. Ngoài ra bác sĩ sẽ khám các biến chứng đi kèm như sỏi thận, suy thận…
Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh gout cũng như loại trừ các bệnh lý khác tại khớp như:
Đo nồng độ acid uric máu: thường tăng cao trên 7 mg/dl (420 micromol/l) ở nam và trên 6 mg/dl (360 micromol/l) ở nữ.
Xét nghiệm dịch khớp: tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh gout. Dịch khớp có chứa tinh thể acid uric nhọn ở 2 đầu cùng với tăng số lượng tế bào bạch cầu trong dịch khớp cho phép chẩn đoán bệnh.
Chụp X-quang khớp: để đánh giá tình trạng hẹp diện khớp, tổn thương xương kèm theo.
Siêu âm khớp: vừa để chẩn đoán vừa để loại trừ các nguyên nhân gây sưng khớp khác như viêm khớp nhiễm khuẩn, thoái hóa khớp, thấp khớp, tràn mủ khớp,… Ngoài ra, có thể sử dụng siêu âm để hỗ trợ chọc dò lấy dịch khớp làm xét nghiệm.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): phát hiện sự lắng đọng tinh thể urat trong mô. Hạt tophi trên phim chụp có đặc điểm giảm tín hiệu ở trung tâm và tăng tín hiệu ở viền sau giai đoạn tiêm thuốc.
Chụp cắt lớp vi tính năng lượng kép (DECT – Dual energy CT): không chỉ giúp phát hiện sự lắng đọng của tinh thể urat sớm mà còn để phát hiện những tổn thương khác trong bệnh gout, đặc biệt hữu ích khi không làm được xét nghiệm dịch khớp hoặc xét nghiệm tìm tinh thể urat âm tính.
Ngoài ra, có thể kết hợp thêm các xét nghiệm phát hiện biến chứng bệnh: đánh giá chức năng thận bao gồm định lượng ure, creatinin máu, protein niệu, tế bào niệu, siêu âm thận, chụp hệ tiết niệu có chuẩn bị (UIV),…
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Đột ngột đau nhức các khớp, đau dữ dội, tăng dần.
Đau nhức nhiều khớp cùng đợt.
Xuất hiện sốt và các khớp sưng nóng, tấy đỏ, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Nơi khám chữa bệnh goutNếu gặp các dấu hiệu nêu trên, bạn có thể đến các phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tham khảo một số bệnh viện uy tín và nổi tiếng trong điều trị bệnh về cơ xương khớp
Tại TP. Hồ Chí Minh: bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Đại học Y Dược, bệnh viện 115,…
Tại Hà Nội: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…
Hoặc các cơ sở khám chữa bệnh có chuyên khoa Thận – Cơ xương khớp uy tín.
Sử dụng thuốc tây: Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh gout gồm có 2 nhóm chính: nhóm chống viêm giảm đau và nhóm giảm nồng độ acid uric máu. Các thuốc có tác dụng chống viêm giảm đau trong điều trị gout bao gồm colchicin, chống viêm NSAIDs, corticoid,… Nhóm thuốc làm giảm acid uric máu bao gồm allopurinol, febuxostat, probenecid (benemid),…
Sử dụng thuốc đông y: Ngoài tác dụng điều trị bệnh gout, thuốc còn có thể giúp người bệnh nâng cao thể trạng, phòng chống bệnh tật và tránh các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tây.
Sử dụng thuốc nam: Một số bài thuốc dân gian cũng giúp chữa trị bệnh gout với ưu điểm lành tính, không gây tác dụng phụ, giá thành rẻ phù hợp cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, chưa biết được chính xác tác dụng của các loại thảo dược này, cần nhiều thời gian để điều trị. Vì thế người dùng phải kiên trì để đạt được kết quả như mong muốn. Một số loại thảo dược dùng điều trị bệnh gout sử dụng trong các bài thuốc nam là đậu xanh, tía tô, lá và nụ cây vối tươi.
Advertisement
Lưu ý: Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp, không tự ý sử dụng thuốc tại nhà để tránh trường hợp biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Lựa chọn biện pháp điều trị bệnh gout phù hợp
Người bệnh thường có các dấu hiệu cảnh báo trước các đợt gout cấp như đau đầu, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, tiểu gắt, khó cử động chi dưới, đau bụng, ợ nóng,… Đây là thời điểm tốt nhất để điều trị phòng ngừa, không cho cơn gout cấp khởi phát.
Người bệnh cần phải tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, phù hợp để ngăn ngừa yếu tố khởi phát bệnh như sau:
Người thừa cân béo phì phải thực hiện chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát cân nặng cũng như năng lượng trong cơ thể.
Người bệnh cần giảm lượng đạm và tránh các loại thực phẩm giàu purin như: các loại thịt có màu đỏ, nội tạng và hải sản.
Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá,…
Uống đủ nước mỗi ngày bao gồm cả nước lọc và nước ép hoa quả, sữa,… đặc biệt khuyến cáo sử dụng các loại nước khoáng kiềm để tăng cường bài tiết axit uric qua nước tiểu.
Ăn nhiều rau củ quả như xà lách, cà rốt, khoai tây, dưa gang, dưa chuột, cà chua, trứng, sữa và các chế phẩm phomat trắng không lên men,…
Tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, cũng như sinh hoạt điều độ, thư giãn, làm việc nhẹ nhàng, tránh lao động quá sức dễ chấn thương, giảm căng thẳng, mệt mỏi về tinh thần.
Hạn chế hoặc tránh sử dụng thuốc có thể làm tăng acid uric.
Giãn tĩnh mạch chân? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
5 cách chữa viêm khớp ngón tay chuẩn khoa học bạn nên biết
Hội chứng De Quervain là gì? Nguyên nhân, Điều trị và Cách phòng ngừa
Bệnh gout gây đau nhức thường xuyên và có nhiều đợt cấp tái phát gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí có nguy cơ gây tàn phế suốt đời. Người bệnh cần tuân thủ theo tư vấn điều trị của bác sĩ: hạn chế các loại thực phẩm giàu purin, kiểm soát lượng acid uric trong máu,… kết hợp với thay đổi lối sống lành mạnh để phòng các đợt cấp của bệnh.
Nguồn: Mayo Clinic, Cleveland Clinic, CDC, NHS.
Bệnh viện Đại học Y Dược
Viêm Khớp Dạng Thấp Nên Ăn Gì Để Cải Thiện Tình Trạng Bệnh?
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là một rối loạn viêm mạn tính xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào mô khoẻ mạnh của cơ thể. Ở một số người, tình trạng này có thể làm tổn thương nhiều loại hệ thống cơ thể, bao gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu.
Trái cây và rau xanh rất giàu chất chống oxy hoá, giúp ổn định các gốc tự do nguyên nhân gây viêm và làm tổn thương tế bào.
Các loại rau có lá màu xanh đậm hay các rau họ cải như bông cải xanh, rau bina, bắp cải, cải Brussels, cải xoăn, cải Thụy Sĩ và cải ngọt…có thể ngăn chặn quá trình viêm và làm chậm tổn thương sụn trong viêm xương khớp dạng thấp.
Những loại rau củ như khoai lang, cà rốt, ớt đỏ và bí đỏ, cà chua, hành tây, tỏi, tỏi tây và hẹ… cũng là một trong những loại thực phẩm người bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn.
Cũng giống như rau những loại trái cây có màu sắc như việt quất, táo, dứa, đào, cam quýt, lựu, nho, dưa hấu … có hiệu quả tuyệt vời trong việc giảm viêm.
Trái cây và rau xanh rất giàu chất chống oxy hóa
Eicosapentaenoic acid (EPA) và docosahexaenoic acid (DHA) là hai trong các loại omega 3 chủ yếu trong các loại cá biển.
Theo Arthritis Foundation, các nghiên cứu đã chứng minh việc bổ sung các loại cá giàu omega 3 thường xuyên có thể giúp dự phòng cũng như làm giảm tình trạng sưng đau ở bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp.
Ngoài công dụng kháng viêm, omega 3 có tác động tích cực với các bệnh lý về tim mạch cũng như bệnh lý về rối loạn lipid máu, nhờ khả năng làm giảm nồng độ triglycerides và tăng nồng độ cholesterol-HDL máu.
Các loại cá giàu omega 3 bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và một số loại cá nước mặn khác.
Các loại cá giàu omega 3 tác động tốt cho bệnh viêm khớp dạng thấp, các bệnh lý về tim và rối loạn mỡ máu
Tỏi: nhờ thành phần có chứa diallyl disulfide – một hợp chất chống viêm và làm giảm tác dụng gây viêm của cytokine, từ đó làm hỗ trợ giảm đau cho bệnh nhân. Ngoài ra, theo một nghiên cứu được công bố năm 2023 chứng minh rằng sử dụng tỏi làm tăng hoạt tính chống khớp – ngăn chặn sự phá hủy sụn và giảm viêm – ở chuột bị viêm khớp.
Gừng: theo chuyên gia và một số nghiên cứu cho thấy gừng có tác động làm giảm các triệu chứng bệnh của viêm khớp dạng thấp, chủ yếu là tình trạng đau bằng cách ức chế sự biểu hiện của một số gene nhất định.
Nghệ: đã được sử dụng từ rất lâu trong Đông Y để chữa trị các bệnh về viêm khớp và rối loạn cơ xương nhờ vào đặc tính kháng viêm của curcumin (một thành phần chiếm tỷ lệ lớn trong nghệ). Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể bổ sung curcumin bằng đường uống với 1 viên nang chứa 500mg curcumin 2 lần/ngày.
Các loại củ dùng làm gia vị hằng ngày cũng có tác dụng trên bệnh viêm khớp
Ngoài việc chứa chất béo không bão hòa tốt cho sức khoẻ, dầu ô liu còn có một hợp chất gọi là oleocanthal – có tác dụng giảm viêm và giảm đau tương tự thuốc ibuprofen (nhóm NSAIDs).
Theo một nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy một số hợp chất khác trong dầu ô liu như chất chống oxy hóa, polyphenol, oleuropein cũng có hoạt tính chống viêm và điều hoà miễn dịch trong bệnh viêm khớp dạng thấp. [1]
Tuy nhiên cần lưu ý sử dụng có mức độ như với tất cả các loại dầu là chất béo có thể dẫn đến tăng cân.
Nhờ chứa các acid béo lành mạnh và các hoạt chất chống viêm, dầu ô liu được xem là thực phẩm tốt cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Các loại ngũ cốc (như yến mạch, lúa mì nguyên cám, gạo lứt, hạt quinoa,…) có thể làm giảm mức CRP (C-Reactive Protein) và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngoài ra, ngũ cốc còn là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa đơn, protein và chất xơ tốt cho cơ thể. Lưu ý nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc tinh chế (chứa các thành phần không có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như đường bổ sung và chất béo bão hòa).
Ngoài tác động tốt trên tình trạng viêm khớp, các loại ngũ cốc còn chứa chất béo không bão hòa đơn, protein và chất xơ tốt cho cơ thể
Đậu Hà Lan và các loại đậu khác nói chung là nguồn cung cấp protein dồi dào, rất quan trọng đối với sức khỏe cơ nên rất cần thiết với bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp – đối tượng dễ bị giảm cơ.
Hơn nữa, đậu Hà Lan gần như không có chất béo, chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất chống viêm bao gồm acid folic, magie, sắt, kẽm và kali – những chất có lợi cho hệ tim mạch và hệ miễn dịch.
Đậu Hà Lan cung cấp protein cần thiết cho cơ
Quả hạch chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn có lợi cho sức khỏe, protein, chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Trong các loại hạch thì hạt óc chó và hạt lanh đặc biệt tốt với người bị viêm khớp dạng thấp vì chúng chứa nhiều acid béo Omega 3. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều do chúng cũng chứa nhiều calo.
Hạt óc chó chứa nhiều acid béo Omega-3
Bạn cần chú ý một số điều sau đây để có chế độ ăn thêm an toàn và hiệu quả:
Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện chế độ ăn kiêng, tuân thủ khi bác sĩ yêu cầu bổ sung thêm hay kiêng nhóm thực phẩm nào đó.
Advertisement
Không nên nhịn ăn hay cố tìm thực phẩm hoàn hảo điều trị viêm khớp dạng thấp.
Ăn uống khoa học: Ăn đủ các nhóm chất, lượng calo đối với nam giới là 2500 kcal/ngày, đối với nữ giới là 2000 kcal/ngày.
Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể nào về chế độ ăn có thể điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, nhưng các nhà nghiên cứu đã xác định được một số loại thực phẩm gây viêm nhất định bạn nên tránh hoặc hạn chế dùng:
Thịt đỏ và sữa.
Dầu ngô.
Thức ăn nhanh, chế biến sẵn.
Muối.
Đường.
Rượu bia.
Thực phẩm chiên hoặc nướng.
Chế độ ăn khoa học sẽ giúp bạn cải thiện các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp
Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân và điều trị hiệu quả
Menthol giảm đau khớp như thế nào?
Nguồn: Arthritis, MedicalNewsToday
Nguồn tham khảo
Virgin Olive Oil and Health: Summary of the III International Conference on Virgin Olive Oil and Health Consensus Report, JAEN (Spain) 2023
Chế Độ Ăn Cho Người Bệnh Gan Mật
/vi/tieu-hoa-gan-mat/thong-tin-suc-khoe/che-do-cho-nguoi-benh-gan-mat/
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Thị Thùy Trang – Bác sĩ Nội soi tiêu hóa, Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa.
Gan là một cơ quan có vai trò tiêu hóa và chuyển hóa mọi chất lưu hành bên trong cơ thể. Một lá gan khỏe mạnh, hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng và đào thải được các chất không cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh. Như vậy, chế độ ăn cho người bệnh gan mật như thế nào để thực hiện là điều người bệnh gan và người bình thường cũng nên biết.
1. Mối quan hệ giữa chế độ ăn và sức khỏe gan mậtGan là cơ quan nội tạng có kích thước tương đối lớn trong cơ thể. Gan nằm trong ổ bụng, ẩn bên dưới lồng ngực luôn hoạt động liên tục bất kể ngày đêm vì sự sống còn của bạn.
Chức năng của gan là bài tiết ra dịch mật, chứa các men tiêu hóa, giúp phân cắt thức ăn thành các chất dinh dưỡng có kích thước nhỏ và dễ hấp thu vào trong máu. Nếu chức năng này bị tổn thương, bạn sẽ không tiêu thụ được bất kể thứ gì từ thực phẩm ăn vào và dần trở nên suy mòn.
Đồng thời, lá gan còn được ví như một nhà máy xử lý toàn bộ các chất lưu hành trong máu và thải các chất độc ra ngoài. Nói một cách khác, nếu bạn có chế độ ăn quá thịnh soạn, gan phải tích cực chuyển hóa và hấp thu các chất đó.
Nếu các món bạn ăn vào là những thực phẩm không lành mạnh, như thực phẩm nhiều chất béo hoặc chiên xào, nhiều muối, bia rượu quá mức, gan của bạn thực sự đang bị tấn công. Gan phải làm việc vất vả, điều chế và tống xuất chất thừa ra ngoài.
Tuy nhiên, không phải mức chịu đựng của lá gan là vô hạn. Chế độ ăn có mối quan hệ rất khăng khít đến sức khỏe gan mật. Một người khỏe mạnh cần phải biết cách ăn uống như thế nào để bảo vệ lá gan. Một người bệnh gan nên ăn uống như thế nào để tránh tác động xấu thêm cũng là một điều cần cân nhắc trước mỗi bữa ăn hằng ngày.
2. Người bệnh gan mật nên ăn gì để đảm bảo gan có thể hoạt động bình thường?
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng: Chọn lựa và chế biến món ăn từ tất cả các nhóm thực phẩm đa dạng như ngũ cốc, trái cây, rau, thịt, đậu, sữa. Nhóm chất béo như dầu, bơ, sữa nguyên kem cần hạn chế.
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ tạo điều kiện giúp gan của bạn hoạt động ở mức độ tối ưu. Trái cây, rau, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, gạo và ngũ cốc hoàn toàn có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu chất xơ cho cơ thể bạn mỗi ngày.
Ăn cá biển béo: Loại cá này có thể bổ sung thêm nguồn chất béo cần thiết cho cơ thể nhưng hoàn toàn thân thiện với lá gan của bạn cũng như sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, việc tiêu thụ cá béo và bổ sung dầu cá có thể giúp giảm tác động của các tình trạng trên gan như bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
Ăn các loại hạt khô: Những loại này như là hạt dẻ, hạt hạnh nhân, hạt hướng dương… là nguồn vitamin E tốt, một chất dinh dưỡng mà nghiên cứu cho thấy có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh gan nhiễm mỡ. Đồng thời, đây cũng là một lựa chọn lý tưởng khi bạn cảm thấy muốn ăn vặt.
Uống cà phê: Đây là tin vui cho những người yêu thích cà phê. Các nghiên cứu cho thấy rằng uống hai đến ba cốc mỗi ngày có thể bảo vệ gan của bạn khỏi bị tổn thương, nhất là khi do uống quá nhiều rượu hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh. Đồng thời, thức uống hấp dẫn này cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư gan.
Uống trà xanh: Đây cũng là một thức uống tốt cho gan do chứa một loại chất chống oxy hóa gọi là catechin, giúp bảo vệ gan chống lại một số dạng ung thư. Lượng catechin nhận được sẽ nhiều hơn nếu bạn tự pha trà và uống lúc còn nóng. Trà đá và trà xanh pha sẵn có mức độ chất này thấp hơn nhiều.
3. Người bị bệnh gan mật nên kiêng gì?Vì chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của gan, một người bệnh gan mật nên kiêng gì là một điều cần biết để lựa chọn thực phẩm đúng đắn cho mỗi bữa ăn.
Rượu bia
Gan là cơ quan chuyển hóa rượu. Tuy nhiên, chỉ một lượng rượu nhất định có thể được chuyển hóa tại gan trong một khoảng thời gian giới hạn.
Khi lượng cồn trong máu quá cao, chức năng này của gan có thể bị gián đoạn, dẫn đến mất cân bằng hóa học. Nếu gan buộc phải chuyển hóa rượu liên tục, các tế bào gan có thể bị phá hủy hoặc thay đổi dẫn đến sự tích tụ mỡ, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ và các vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm gan do rượu hoặc hình thành mô sẹo vĩnh viễn như xơ gan.
Fructose
Các nguồn fructose đậm đặc, đặc biệt là siro từ trái cây, có thể kích thích thúc đẩy quá trình tạo mỡ ở gan.
Do đó, các thực phẩm có chứa nhiều fructose thì cần nên tránh, đó là nước ngọt, đồ uống trái cây ngọt, một số loại sữa chua có hương vị ngọt, ngũ cốc ăn sáng vị ngọt, trái cây đóng hộp, các sản phẩm bánh (bánh ngọt, bánh quy, bánh nướng), các loại gia vị chế biến sẵn như nước sốt ngọt, sốt cà chua, mứt, thạch trái cây…
Chất béo bão hòa
Các nguồn chính của chất béo bão hòa là thịt đông lạnh, thịt đỏ, bơ động vật và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo như phô mai, kem, các sản phẩm bánh ngọt, bánh rán… Đây là các chất khó chuyển hóa tại gan, có khuynh hướng tăng tích tụ mỡ trong nhu mô nên người bệnh gan cần tránh.
Muối
Cuối cùng, khi lượng natri trong khẩu phần ăn mỗi ngày quá cao cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của gan. Một số nghiên cứu cho thấy dung nạp quá nhiều muối sẽ gây ra một số thay đổi ở gan, như các tế bào dễ bị biến dạng, tỷ lệ chết tế bào nhanh hơn và tỷ lệ phân chia tế bào thấp hơn.
4. Chế độ ăn cho người bệnh gan mật theo từng bệnh lý
Bệnh lý đường mật
Mật là một dịch lỏng, chứa các men tiêu hóa được tạo ra ở gan giúp phân hủy chất béo trong ruột non. Các bệnh lý trên đường mật làm tắc nghẽn, giữ cho mật không bài tiết vào ruột non.
Khuyến cáo về chế độ ăn uống:
Hạn chế tiêu thụ chất béo động vật, chất béo bão hòa
Sử dụng các chất thay thế chất béo khó chuyển hóa như sử dụng dầu hạt nhân, dầu ô liu, dầu ngô, dầu hướng dương, dầu đậu phộng… vì các loại này cần ít mật để phân hủy chất béo hơn các loại dầu khác.
Xơ gan
Xơ gan là tình trạng trong gan hình thành các mô sẹo dày đặc, làm chai cứng và mất chức năng gan.
Khuyến cáo về chế độ ăn uống:
Hạn chế muối và thực phẩm chứa nhiều muối
Hạn chế lượng protein trong chế độ ăn uống
Bệnh gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ là sự tích tụ chất béo trong các tế bào gan.
Khuyến cáo về chế độ ăn uống:
Hạn chế thực phẩm chứa nhiều calo
Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ
Bệnh gan ứ sắt
Bệnh gan ứ sắt là một rối loạn chuyển hóa sắt tại gan bẩm sinh do di truyền, gây ra tình trạng tích tụ sắt trong gan cũng như còn ở các cơ quan khác.
Khuyến cáo về chế độ ăn uống:
Không ăn thực phẩm có chất sắt
Không sử dụng nồi, chảo sắt để chế biến thức ăn
Không uống thuốc với sắt
Không ăn thịt động vật có vỏ chưa qua nấu chín
Bệnh Wilson
Bệnh Wilson là bệnh lý gây ra sự tích tụ của đồng trong cơ thể.
Khuyến cáo về chế độ ăn uống:
Hạn chế thực phẩm có đồng như sô cô la, các loại hạt, động vật có vỏ và nấm
Không sử dụng nồi đồng để chế biến thức ăn
Khoa nội tổng hợp của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những khoa khám và điều trị các bệnh lý về gan uy tín, được người bệnh và giới chuyên môn đánh giá cao. Tại đây, đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, có tâm với nghề, nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm giúp người bệnh có những phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số
với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Gout Nên Ăn Gì Tốt Cho Sức Khỏe? trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!