Bạn đang xem bài viết Bạn Có Biết Vitamin B3 Có Tác Dụng Gì Hay Không? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vitamin B3 (Niacin) có hai dạng hóa học chính là acid nicotinic và niacinamide. Mỗi dạng có tác dụng khác nhau đối với cơ thể của bạn. Cả hai dạng này đều được tìm thấy trong thực phẩm cũng như các chất bổ sung.
Cơ thể bạn nhận niacin thông qua thức ăn nhưng cũng tạo ra một lượng nhỏ từ acid amin tryptophan. Niacin tan trong nước, vì vậy cơ thể bạn không dự trữ nó. Điều này cũng có nghĩa là cơ thể bạn sẽ tự bài tiết lượng vitamin dư thừa.
Giảm LDL CholesterolLDL Cholesterol là những lipoprotein tỷ trọng thấp và nó là thành phần “xấu” của cholesterol. Khi LDL Cholesterol tăng cao trong máu sẽ gây lắng đọng tại thành mạch máu. Từ đó hình thành nên các mảng xơ vữa và gây nên các bệnh về tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
Trên thực tế, vitamin B3 có thể làm giảm mức LDL Cholesterol “xấu” từ 5–20%. Tuy nhiên, niacin không phải là phương pháp điều trị chính cho bệnh tăng cholesterol máu do các tác dụng phụ có thể xảy ra. Do đó, nó chủ yếu được sử dụng như một phương pháp điều trị giảm cholesterol cho những người không thể dung nạp statin (thuốc được sử dụng trong điều trị tăng cholesterol máu).
Tăng HDL CholesterolNgược lại với LDL Cholesterol, HDL Cholesterol là một lipoprotein tỷ trọng cao và có lợi cho cơ thể. Nó giúp cơ thể vận chuyển cholesterol từ máu về gan, ngăn chặn sự hình thành các mảng xơ vữa.
Ngoài việc giảm LDL cholesterol, vitamin B3 cũng làm tăng cholesterol HDL “tốt”. Các nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy vitamin B3 làm tăng mức HDL lên 15–35%.
Giảm TriglyceridTriglycerid là dạng chất béo mà cơ thể chúng ta vẫn tiêu thụ mỗi ngày. Triglyceride cũng là một trong những thành phần chủ yếu của mỡ động vật, thực vật. Sau khi cơ thể tiêu hóa Triglyceride sẽ được tiêu thụ dưới dạng năng lượng tế bào khi di chuyển trong mạch máu.
Ngăn ngừa bệnh tim Hỗ trợ điều trị Đái tháo đường tuýp 1Bệnh đái tháo đường tuýp 1 là một bệnh tự miễn dịch và thường xảy ra ở người trẻ tuổi. Cơ thể bạn sẽ tấn công và phá hủy các tế bào tạo insulin trong tuyến tụy của bạn. Insulin là một loại hormon giúp chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể.
Vitamin B3 có thể giúp bảo vệ các tế bào đó và thậm chí có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1 ở những đối tượng có nguy cơ.
Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, vai trò của niacin phức tạp hơn. Một mặt, nó có thể giúp giảm mức cholesterol cao thường thấy ở những người mắc bệnh tuýp 2. Mặt khác, nó có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Do đó, những người mắc bệnh đái tháo đường khi dùng niacin để điều trị bệnh cholesterol máu cao cũng cần theo dõi lượng đường trong máu cẩn thận.
Tăng cường chức năng của não bộNão của bạn cần niacin – là một phần của coenzyme NAD và NADP – để có năng lượng và hoạt động bình thường.
Nghiên cứu sơ bộ cho thấy nó cũng có thể giúp não khỏe mạnh trong các trường hợp mắc bệnh Alzheimer (chứng suy giảm trí nhớ ở người già).
Cải thiện chức năng của làn daVitamin B3 giúp bảo vệ các tế bào da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, cho dù nó được sử dụng bằng đường uống hay bôi dưới dạng kem dưỡng da. Ngoài ra, vitamin B3 cũng có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư da.
Giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớpVitamin B3 giúp giảm bớt một số triệu chứng của viêm xương khớp, cải thiện khả năng vận động của khớp và giảm nhu cầu sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
Điều trị PellagraPellagra là một bệnh xảy ra khi thiếu vitamin B3 trong cơ thể. Bệnh này đặc trưng với những triệu chứng như mất trí nhớ, tiêu chảy, viêm da. Thậm chí, nếu không được điều trị, bệnh có thể gây tử vong.
Do đó, bổ sung vitamin B3 là phương pháp điều trị chính cho bệnh Pellagra.
Thiếu vitamin B3 rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra cùng với các bệnh khác, chẳng hạn như nghiện rượu, biếng ăn hoặc bệnh Hartnup (bệnh rối loạn chuyển hóa di truyền).
Bài viết trên đã giới thiệu cho các bạn về vitamin B3 có tác dụng gì. Hiểu được công dụng của loại vitamin này để chúng ta có thể cải thiện sức khỏe của bản thân trong tương lai.
Vitamin B3 Là Gì? Công Dụng Của Niacin Với Sức Khỏe
Vitamin B3 (Vitamin PP) hay còn gọi là Niacin, là một vitamin nhóm B, có tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu, ngừa xơ vữa động mạch. Vitamin B3 có nhiều trong gan, thịt gà, cá hồi, nấm, bánh mì, và khoai tây.
Vitamin B3 (Vitamin PP) hay Niacin là một trong tám loại vitamin B rất cần thiết cho cơ thể. Dùng Vitamin B3 với liều lượng lớn giúp giảm mức cholesterol cao, điều trị rối loạn hô hấp và mạch máu, hỗ trợ tốt cho việc lưu thông máu và hoạt động của não bộ được bình thường, giúp tăng cường trí nhớ.
Vitamin B3 là tên gọi chung của 2 hoạt chất gồm:
Niacinamide (Nicotinamide): Có nhiều ở các loại thực phẩm và được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm.
Niacin (Axit Nicotinic): Công dụng chính là bổ sung dinh dưỡng và có khả năng làm giảm cholesterol xấu, triglyceride và tăng cholesterol tốt.
– Vitamin B3 (Vitamin PP) hay còn gọi là Niacin thuộc vitamin nhóm B và tan trong nước, không dự trữ trong cơ thể. Vì thế, bạn cần bổ sung vitamin B3 thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Đối với người lớn
– Vitamin B3 (Vitamin PP) có tác dụng giảm cholesteron trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giúp quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể hoạt động tốt hơn.
– Ngoài ra, vitamin B3 (Vitamin PP) còn giữ vai trò quan trọng trong việc tổng hợp hormone giới tính, giúp làn da, mái tóc được cải thiện và trở nên bóng khỏe hơn.
Đối với trẻ em
– Với trẻ em, Vitamin B3 đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho hoạt động của hệ thần kinh. Vậy vitamin b3 có tác dụng gì cho da?
– Bên cạnh đó, Vitamin B3 cần thiết cho việc hình thành cấu trúc da và niêm mạc của trẻ.
Đối với phụ nữ mang thai
– Vitamin B3 là loại dưỡng chất rất quan trọng với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe người mẹ.
– Trong gan, thịt gà và cá hồi có chứa một lượng Niacin dồi dào và rất tốt cho cơ thể.
– Bên cạnh đó, nấm, bánh mì, khoai tây… cũng là những thực phẩm chứa nhiều Vitamin B3.
– Không thể không kể đến các loại sữa bột. Sữa bột chứa lượng vitamin nhóm B cần thiết để cung cấp cho cơ thể lượng dinh dưỡng đầy đủ nhất.
Vitamin B3 còn được biết đến như một “vũ khí” tuyệt vời giúp cải thiện làn da của chị em phụ nữ với công dụng làm trắng da, trị mụn, ngăn ngừa lão hóa rất tốt. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy hoạt chất vitamin B3 trong sữa tắm, dầu gội, thuốc dưỡng tóc, kem dưỡng ẩm da …
Đối với người bị dị ứng khi dùng Vitamin B3 sẽ có tình trạng khó thở, dị ứng, sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng. Ngoài ra cần đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn gặp phải những phản ứng này: Nhịp tim không đều, ngất xỉu, nóng sốt, dưới da xuất hiện mẩn đỏ, các vấn để vệ thị lực , vàng da, vàng mắt, mất vị giác, cơ thể mệt mỏi, khó thở,….
Bên cạnh đó còn xuất hiện một vài tác dụng phụ khác như: Đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa. Cơ thể khô ngứa, nóng sốt đột ngột nhức đầu, ho. Những tác dụng phụ này có thể biến mất sau vài ngày, tuy nhiên, cần thông báo cho bác sĩ nếu triệu chúng kéo dài và làm bạn khó chịu.
– Phụ nữ trưởng thành, cần cung cấp cho cơ thể 15mg vitamin B3 mỗi ngày, và 19mg/ ngày cho nam giới.
– Trẻ em từ 6 – 23 tháng tuổi, cần một lượng vitamin B3 vào khoảng 5 – 7mg mỗi ngày. Với trẻ ở độ tuổi từ 6 – 13, mỗi ngày nên bổ sung 12 – 16mg Vitamin B3.
– Ở giai đoạn mang thai, người mẹ cần cung cấp cho cơ thể 17mg vitamin B3 mỗi ngày.
– Sau khi sinh, mẹ cần cung cấp cho cơ thể 20mg B3 trong giai đoạn cho con bú.
– Không sử dụng thuốc bổ sung Vitamin B3 nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Vitamin B3 có thể gây giãn mạch, làm ta có cảm giác buồn nôn, đánh trống ngực sau khi dùng. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể tự dịu lại sau 30 phút.
– Không dùng vitamin B3 chung với các loại thuốc điều trị tăng huyết áp
Advertisement
, thuốc hạ đường huyết và chống đông máu…
– Vitamin B3 cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản vitamin B3 trong phòng tắm, ngăn đá.
– Khi bạn quên liều sử dụng vitamin B3, nên uống bổ sung ngay khi nhớ ra. Nếu thời gian uống bù cách liều kế tiếp gần nhau, bạn phải bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng thuốc như bình thường, đặc biệt không dùng gấp đôi liều trong một lần uống. Uống quá liều sẽ gây các tác dụng phụ không đáng có.
– Với những vận động viên, người có chế độ hoạt động mạnh, hay người nghiện rượu, cần bổ sung lượng vitamin B3 cao hơn so với bình thường.
– Ngoài ra, ở những người kém ăn, hay người cao tuổi, dinh dưỡng kém, chế độ ăn uống hàng ngày không thể đảm bảo cung cấp lượng vitamin và các chất dinh dưỡng một cách đầy đủ cho cơ thể, thì việc uống sữa sẽ là điều cần thiết và nên làm.
– Bạn nên đến những siêu thị lớn và chọn mua các loại sữa bột, để được đảm bảo hơn, tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng và gây hại cho cơ thể khi sử dụng.
Bên cạnh vitamin B3, bạn cũng nên bổ sung ít nhất mỗi ngày 1 viên nang vitamin E 400IU để cung cấp đủ chất cho cơ thể nhé.
Vitamin B3 là một vi chất cần thiết cho cơ thể, giúp hỗ trợ hề tuần hoàn khỏe mạnh. Hãy bổ sung đầy đủ Vitamin B3 cho cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng cân đối, hoặc dùng thêm sữa bột.
Vitamin B3 (Niacin) Là Gì? Vai Trò Của Vitamin B3 Đối Với Cơ Thể
Vitamin B3 (Niacin) là gì?
Vitamin B3 là một loại vitamin B, còn được gọi là niacin. Vitamin này có hai dạng hóa học chính và mỗi dạng có tác dụng khác nhau đối với cơ thể:
Axít Nicotinic: là một dạng niacin được sử dụng để giảm mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Niacinamide hoặc Nicotinamide: không giống như axít nicotinic, niacinamide không làm giảm cholesterol. Tuy nhiên, nó có thể giúp điều trị bệnh vẩy nến và giảm nguy cơ ung thư da gây ra chủ yếu do bức xạ tia cực tím (UV).
Niacin tan trong nước và cơ thể có thể bài tiết lượng dư thừa nếu không cần thiết.
Công dụngCũng như tất cả các loại vitamin B, niacin là thành phần chính của NAD và NADP tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng bằng cách hỗ trợ các enzyme.
Hơn nữa, vitamin B3 đóng một vai trò trong việc truyền tín hiệu tế bào, tạo và sửa chữa DNA đối với làn da bị tổn thương bởi tia cực tím. Ngoài ra, bổ sung vitamin B3 giúp:
Hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Giúp làn da khỏe mạnh và chống viêm da.
Điều trị các tình trạng da như: mụn trứng cá và bệnh rosacea, một chứng rối loạn da mặt đặc trưng bởi mẩn đỏ.
Giúp tạo ra hormone tình dục.
Phá vỡ các axít béo.
Cải thiện lưu thông.
Giảm mức cholesterol.
Ngăn chặn sự hấp thụ phosphate trong cơ thể ở những người bị rối loạn chức năng thận.
Ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi phát ở những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1.
Không bổ sung đủ vitamin B3 mỗi ngày có thể gây ra nhiều ảnh hưởng về thể chất và tinh thần như: phiền muộn, thờ ơ, lo ngại, đau đầu, mệt mỏi, mất phương hướng, mất trí nhớ,…
Thiếu niacin nghiêm trọng có thể gây ra một căn bệnh có khả năng gây tử vong được gọi là pellagra. Nếu không được điều trị, nó có thể gây ra tình trạng da, bệnh tiêu chảy, chứng mất trí nhớ, tử vong,…
Liều dùngLượng khuyến nghị hàng ngày cho hầu hết mọi người là khoảng 14 – 18 mg. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào tuổi và giới tính. Chi tiết liều dùng được khuyến nghị như sau:
Liều dùng vitamin B3 đối với người lớn
Nam giới từ 14 tuổi trở lên: 16 mg
Phụ nữ từ 14 tuổi trở lên: 14 mg
Phụ nữ có thai: 18 mg
Phụ nữ cho con bú: 17 mg
Liều dùng vitamin B3 đối với trẻ em
Trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng: 2 mg
Trẻ sơ sinh 7 – 12 tháng: 4 mg
Trẻ em 1 – 3 tuổi: 6 mg
Trẻ em 4 – 8 tuổi: 8 mg
Trẻ em 9 – 13 tuổi: 12 mg
Tác dụng phụ của vitamin B3Để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh các tương tác với thuốc khác và chất bổ sung khác, đặc biệt là với liều lượng lớn. Sử dụng thuốc bổ sung niacin liều lượng cao kéo dài có thể dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng. Các dấu hiệu của tổn thương gan bao gồm: vàng da hoặc vàng da và mắt, ngứa, làn da bị tổn thương do tia cực tím, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi… Đây là các tác dụng phụ phổ biến khi dùng vitamin B3.
Ngoài ra, Niacin còn gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng khác như:
Có thể làm hạ huyết áp gây nguy hiểm
Phản ứng gây ra tình trạng đỏ mặt do dùng niacin thường xảy ra ở liều cao hơn 1.000 mg khiến da đỏ lên nhưng không nguy hiểm, chỉ tạo cảm giác nóng hoặc như thể bị bỏng
Yếu cơ, đau hoặc đau không rõ nguyên nhân
Mệt mỏi hoặc suy nhược
Ăn mất ngon
Đau bụng trên
Nước tiểu sẫm màu
Vàng da hoặc lòng trắng của mắt
Thực phẩm chứa vitamin B3Một số loại thực phẩm chứa vitamin B3 có lợi cho sức khỏe: thịt, cá, các loại đậu và trái cây như cam, bơ…
Niacin có thể bổ sung dưới dạng thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, vitamin B3 được khuyến nghị bổ sung từ thực phẩm hơn là từ thuốc vì hầu như không có nguy cơ quá liều hoặc tổn thương gan từ các nguồn niacin trong thức ăn. Vitamin B3 trong thực phẩm thường được tìm thấy dưới 2 dạng sau:
– Dạng niacinamide: thịt, gia cầm, cá, ngũ cốc…
– Dạng axít nicotinic: quả hạch, củ cải, hạt và rau xanh…
Vitamin B3 (Niacin) trong tương tác với các thuốc khácTương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Viên uống Niacin có thể sử dụng cùng với các loại thuốc, vitamin hoặc thảo mộc khác.
Niacin được kê toa sử dụng để giảm mức cholesterol và triglyceride (chất béo) trong máu và giảm nguy cơ đau tim. Niacin nên được sử dụng cùng với chế độ ăn kiêng, tập thể dục và giảm cân.
Các lưu ý khi sử dụngKhông bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.
Cung cấp đầy đủ tiền sử bệnh; các loại thuốc đang sử dụng; các loại thuốc, tá dược thuốc, thức ăn và các chất dị ứng khác để bác sĩ đưa ra lời khuyên chính xác.
Niacin có thể làm tăng nguy cơ gãy cơ, đặc biệt là ngươi cao tuổi đang dùng thuốc statin hoặc mắc bệnh tiểu đường, người đang có các vấn đề về sản xuất đủ hormone tuyến giáp hoặc bệnh thận. Do đó, hãy thông báo bác sĩ ngay lập tức nếu xuất hiện các dấu hiệu như: bị đau, nhức hoặc yếu cơ mà không rõ nguyên nhân.
Yêu cầu bác sĩ theo dõi trong quá trình bổ sung niacin có thể kết quả xét nghiệm chức năng gan sẽ cao bất thường.
Cách bảo quản vitamin B3Không xả thuốc xuống bồn cầu hoặc đổ vào các đường thoát nước trừ khi được yêu cầu. Tiêu hủy thuốc hết hạn hoặc không thể sử dụng theo đúng hướng dẫn của cơ quan xử lý rác thải.
Đăng bởi: Trần Thành Thuận
Từ khoá: Vitamin B3 (Niacin) là gì? Vai trò của vitamin B3 đối với cơ thể
Kẽm Có Tác Dụng Gì? 14 Tác Dụng Của Kẽm Đối Với Cơ Thể Bạn Không Nên Bỏ Qua
Tổng quan về kẽm (zinc)
Kẽm có mặt ở hầu hết các phản ứng sinh hóa tồn tại trong cơ thể con người. Nó là vi chất đứng thứ 2 về mức độ cần thiết cho các phản ứng hóa học, chỉ đứng sau sắt.
Kẽm hỗ trợ cho hơn 300 enzym để thực hiện chức năng ở cả hệ tiêu hóa, thần kinh, nội tiết, tim mạch,… giúp các tế bào phát triển và phân chia, đồng thời cần thiết cho hoạt động của protein và DNA.
Cơ thể chúng ta hấp thụ kẽm qua ruột non, sau đó nó được phân bố đi khắp cơ thể để thực hiện các phản ứng chuyển hóa tại cơ quan chức năng.
Cơ thể con người không có khả năng tự tổng hợp kẽm mà cần phải bổ sung từ nguồn bên ngoài, thông qua đồ ăn, nước uống, thực phẩm bổ sung.
Kẽm được đưa vào cơ thể thường ở dạng kẽm gluconat, kẽm acetat hoặc kẽm sulfate. Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng kẽm rất nhỏ, nhưng những tác dụng của kẽm đem lại thực sự rất quan trọng.
Khoáng chất này được biết đến với rất nhiều tác dụng. Ngày nay, với khoa học hiện đại, công dụng của kẽm càng được các nhà khoa học nghiên cứu và làm sáng tỏ.
Tác dụng của kẽm đối với hệ miễn dịch đã được nhiều người biết đến. Kẽm là hoạt chất không thể thiếu đối với chức năng của tế bào miễn dịch.
Khi thiếu hụt kẽm, tế bào miễn dịch không nhận được tín hiệu từ các cơ quan khác, dẫn đến không thực hiện được đúng chức năng của mình. Từ đó, sức khỏe suy yếu, dễ bị các tác nhân xấu bên ngoài tấn công.
Khi bổ sung đủ kẽm, nó sẽ kích thích cho hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.
Kích thích tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả là một tác dụng của kẽm đối với cơ thể
Kẽm đóng vai trò duy trì làn da khoẻ mạnh, thường được lựa chọn để điều trị ở bệnh nhân bị bỏng, lở loét ngoài da do việc bổ sung kẽm sẽ làm tăng tốc độ làm liền vết thương.
Một nghiên cứu đã chứng minh rằng kẽm có khả năng chữa lành vết thương ở những bệnh nhân tiểu đường bị lở loét chân.[1]
Để đạt được hiệu quả lành vết thương tốt nhất, ngoài việc sử dụng kẽm, bạn có thể kết hợp dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ ngừa sẹo, giúp vết thương nhanh lành hơn và hạn chế để lại những vết sẹo mất thẩm mỹ.
Quá trình làm lành vết thương cũng có sự tham gia của kẽm
Trong một thử nghiệm lâm sàng, những người cao tuổi được uống 45 mg kẽm mỗi ngày đã giảm tỷ lệ nhiễm trùng gần 66%.[2]
Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây còn chỉ ra rằng, tình trạng thiếu kẽm ở người lớn tuổi làm giảm khả năng miễn dịch, làm tăng tỷ lệ và thời gian bị viêm phổi và tăng thời gian phải sử dụng kháng sinh.[3]
Như vậy, bổ sung đầy đủ kẽm cho người già cũng là một cách hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Người cao tuổi cần được bổ sung đầy đủ kẽm để giảm nguy cơ mắc bệnh của tuổi già
Kẽm cũng là một chất chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do tránh làm tổn thương đến các tế bào, ngăn chặn tình trạng stress oxy hóa. Vì thế, bổ sung kẽm từ thức ăn hoặc thực phẩm chức năng có thể giúp bảo vệ mắt, hạn chế nguy cơ suy giảm thị lực.
Kẽm giúp ngăn stress oxy hóa hạn chế nguy cơ suy giảm thị lực
Kẽm là hoạt chất được sử dụng để điều trị mụn trứng cá do khả năng giảm viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn P.acnes, đồng thời giảm sự hoạt động quá mức của tuyến nhờn. Bệnh nhân có thể bôi các sản phẩm chứa kẽm ngoài da hoặc uống trực tiếp để giảm tình trạng mụn.
Kẽm được sử dụng trong quá trình điều trị mụn
Nếu tình trạng tiêu chảy xảy ra quá lâu thì bệnh nhân nên bổ sung thêm kẽm, đặc biệt là trẻ em. Kẽm sẽ giúp giảm thời gian tiêu chảy và thúc đẩy sự hồi phục của đường ruột cải thiện tình trạng tiêu chảy.
Kẽm có thể hỗ trợ kiểm soát tình trạng tiêu chảy do cả vi khuẩn và virus. Để hồi phục nhanh và hiệu quả, người bệnh nên vừa bổ sung thêm kẽm vừa dùng men vi sinh để cân bằng lại hệ lợi khuẩn trong đường ruột.
Kẽm giúp tăng tốc độ hồi phục của đường ruột
Stress oxy hóa làm tổn hại rất nhiều đến sức khỏe của con người, là sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể, về lâu dài dẫn đến một số bệnh như tiểu đường, xơ vữa động mạch, bệnh tim, thậm chí là ung thư. Ngoài ra, stress oxy hoá còn góp phần đẩy nhanh quá trình lão hoá.
Kẽm là một chất chống oxy hóa, cung cấp kẽm sẽ hạn chế sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa, hạn chế được tình trạng stress oxy hóa, bảo vệ sức khoẻ.
Quá trình từ tế bào bình thường trở thành tế bào bị stress oxy hóa
Công dụng này của kẽm là nhờ khả năng làm giảm phản ứng oxi hóa và phản ứng tạo ra các chất trung gian gây viêm trong cơ thể con người như: thromboxane, leukotriens và prostaglandin.
Một nghiên cứu cho bệnh nhân sử dụng 45 mg kẽm gluconat mỗi ngày, kéo dài trong 6 tháng. Kết quả đo được nồng độ kẽm trong máu cao, đồng thời giảm các dấu hiệu viêm trong cơ thể.[4]
Sự có mặt của kẽm làm giảm hoạt động của các chất trung gian gây viêm
Canxi là hoạt chất cần thiết nhất cho việc tạo xương. Tuy nhiên để quá trình này diễn ra thuận lợi thì cần sự có mặt của kẽm. Kẽm thúc đẩy sự khoáng hóa xương, kích thích quá trình tạo xương.
Do vậy, với những bệnh nhân loãng xương hoặc có nguy cơ loãng xương, bác sĩ thường chỉ định bổ sung canxi kèm theo kẽm và một số vi chất khác.
Sự hình thành xương mới không thể thiếu khoáng chất kẽm
Cảm lạnh là một triệu chứng bệnh do virus gây ra. Trong trường hợp này, bệnh nhân nên uống kẽm để tăng cường khả năng đề kháng và hệ thống miễn dịch giúp chống lại virus.
Nhìn chung sử dụng kẽm để điều trị cảm lạnh còn cần các nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. Khi có dấu hiệu cảm lạnh, cảm cúm bạn nên dùng thuốc cảm cúm một cách hợp lý và kết hợp bổ sung vi chất, kẽm để nâng cao hiệu quả, giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe một cách an toàn.
Uống kẽm có thể rút ngắn thời gian bị bệnh cảm lạnh
Một nghiên cứu đã chứng minh nồng độ kẽm trong mắt của người già bị thoái hóa điểm vàng (AMD) thấp hơn so với người bình thường. Do đó, thiếu kẽm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thoái hoá điểm vàng do tuổi tác.[2]
Bên cạnh kẽm, người lớn tuổi cũng được khuyến cáo nên bổ sung thêm beta carotene, vitamin C và vitamin E để kiểm soát tình trạng bệnh không trở nặng hơn.
Người lớn tuổi cần bổ sung kẽm
Não cần một lượng lớn kẽm để tăng cường chức năng và cải thiện trí nhớ, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Thiếu kẽm có thể làm trẻ giảm khả năng phát triển trí tuệ, gây ra rối loạn thần kinh ở người lớn và một số bệnh lý thần kinh nghiêm trọng hơn.
Một nghiên cứu về các triệu chứng thần kinh trên khoảng 63 bệnh nhân cho thấy thiếu kẽm dẫn đến các triệu chứng thần kinh bao gồm: đau đầu, dị cảm và mắc bệnh lý thần kinh ngoại biên.[6]
Tác dụng của kẽm đối với chức năng sinh dục cũng rất được quan tâm, đặc biệt đối với khả năng sinh sản của nam giới.
Kẽm có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và sự thụ tinh. Nếu thiếu kẽm, chất lượng tinh trùng suy giảm, giảm khả năng di chuyển và giảm cả khả năng thụ tinh với trứng. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều vi chất này cũng gây độc cho tinh trùng.
Ngoài ra, kẽm còn có tác động tích cực đến quá trình tiết testosteron ở nam giới, làm tăng ham muốn tình dục và giảm nguy cơ bị rối loạn cương dương.
Nam giới cần đảm bảo lượng kẽm đầy đủ để tinh trùng phát triển khỏe mạnh
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận tín hiệu thông tin của tế bào thần kinh, nhờ khả năng điều chỉnh kênh ion và tính mềm dẻo thần kinh.
Ngoài ra, kẽm cũng góp phần vận chuyển canxi vào não nên việc thiếu kẽm khiến sự vận chuyển này bị trở ngại, dễ sinh cáu gắt.
Nếu thiếu kẽm, khả năng ghi nhớ cũng sẽ giảm sút
Hải sản có vỏ: hàu, ngao, tôm, cua,…
Các loại hạt: đậu nành, đậu đỏ, hạt điều, ….
Các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt vịt,…
Các loại cá
Các chế phẩm từ sữa
Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt.
Lưu ý rằng kẽm có nguồn gốc từ động vật dễ hấp thu hơn kẽm nguồn gốc thực vật. Ngoài ra, cung cấp thêm kẽm từ các thực phẩm bổ sung cũng là lựa chọn được bác sĩ khuyên dùng.
Kẽm có nhiều trong thực phẩm hàng ngày
Nguyên nhân thiếu hụt kẽm đa phần là do chế độ ăn uống không cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bệnh về gan hoặc ung thư cũng khiến khả năng hấp thụ kẽm bị giảm.
Sút cân không rõ nguyên nhân
Vết thương không lành
Thiếu tỉnh táo
Giảm khứu giác, vị giác
Bệnh tiêu chảy
Ăn mất ngon
Vết loét trên da, mụn nhọt
Nếu rụng tóc quá nhiều thì có thể bạn đang thiếu kẽm
Hàm lượng kẽm (mg) có trong mỗi 100g thực phẩm:
Hàu 20,25
Đùi cừu 10
Bò nướng 8.2
Hạt bí ngô 7,5
Cua 6.4
Phô mai 3,55
Hạnh nhân 3,5
Yến mạch 2,35
Tôm 2
Muesli 1.8
Đậu đóng hộp 1
Ức gà 0,8
Bánh ngô 0,7
Sữa chua 0,6
Đậu rang 0,5
Hạt điều 0,5
Sữa 0,35
Liều lượng khuyến nghị:
Nam giới cần 11 mg kẽm nguyên tố mỗi ngày, nữ giới cần 8 mg. Phụ nữ có thai và cho con bú cần nhiều kẽm hơn cho cơ thể: từ 11 mg đến 12 mg mỗi ngày.
Lưu ý, để an toàn, bạn không nên bổ sung quá 40 mg kẽm mỗi ngày. Tuy nhiên, điều này không áp dụng với những người đang bị thiếu kẽm, những người đang cần bổ sung kẽm liều cao.
Bổ sung kẽm đúng hàm lượng sẽ đem lại hiệu quả và an toàn cho bạn
Đối tượng cần cẩn trọng khi bổ sung kẽm
Đối tượng dị ứng kẽm hay các thực phẩm chứa kẽm.
Đối tượng đang dùng thuốc kháng sinh.
Đối tượng đang dùng thuốc chống viêm không steroid.
Đối tượng đang dùng thuốc huyết áp, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc ức chế men chuyển.
Tác dụng phụ của kẽmTrong khi thiếu hụt kẽm gây ra các triệu chứng nhẹ và diễn biến từ từ, thì khi dư thừa kẽm sẽ có thể xuất hiện những triệu chứng cấp tính, nguy hiểm hơn, còn gọi là ngộ độc kẽm:
Buồn nôn, nôn, ói mửa.
Đau bụng.
Tiêu chảy.
Nhức đầu.
Khi ngộ độc kẽm, bạn sẽ buồn nôn, ói mửa
Tương tác của kẽm với các loại thuốcMột số loại thuốc có tương tác với kẽm nên uống cách nhau từ 2 – 4 tiếng, vì chúng có thể làm giảm khả năng hấp thụ kẽm của cơ thể, ví dụ như:
Kháng sinh tetracyclin, kháng sinh nhóm quinolon, levoflavoxacin.
Thuốc lợi tiểu.
Thuốc điều trị huyết áp.
Khoáng chất: Sắt, magie, canxi, đồng.
Liều dùng, cách dùng các chế phẩm bổ sung kẽm
Vai trò của kẽm đối với sức khỏe của trẻ nhỏ
Nguồn: Healthline, Medicalnewstoday, Healthdirect
Nguồn tham khảo
The effects of zinc supplementation on wound healing and metabolic status in patients with diabetic foot ulcer: A randomized, double-blind, placebo-controlled trial
Discovery of Human Zinc Deficiency: Its Impact on Human Health and Disease
Low zinc status: a new risk factor for pneumonia in the elderly?
Zinc decreases C-reactive protein, lipid peroxidation, and inflammatory cytokines in elderly subjects: a potential implication of zinc as an atheroprotective agent
Discovery of Human Zinc Deficiency: Its Impact on Human Health and Disease
Neurological Symptoms in Patients with Zinc deficiency: A Case Series with Documented Blood Levels
Uống Glucosamin Có Gây Tác Dụng Phụ Gì Không?
Chất bổ sung glucosamin được cho là an toàn đối với hầu hết mọi người.
Có nhiều dạng glucosamin khác nhau, bao gồm glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride và N-acetyl glucosamine.
Khi dùng bằng đường uống, glucosamine sulfate được đánh giá an toàn tuyệt đối ở hầu hết người lớn; glucosamine hydrochloride có thể an toàn cho hầu hết người lớn khi dùng ở liều lượng thích hợp trong vòng 2 năm; N-acetyl glucosamin cũng có thể an toàn khi dùng với liều lượng 3-6 gam mỗi ngày.
Nói chung, chất bổ sung glucosamin được cho là an toàn đối với hầu hết mọi người. Theo Harvard Health Publishing, một số tác dụng phụ của glucosamin bao gồm: tiêu chảy, đau bụng, ợ chua, buồn ngủ, đau đầu; và các phản ứng dị ứng, đặc biệt đối với những người có cơ địa dị ứng với các loại động vật có vỏ như tôm cua [1].
Một số trường hợp cần thận trọng khi bổ sung glucosamin.
Mang thai hoặc cho con búHiện nay, vẫn chưa có đủ thông tin đáng tin cậy để xác định được liệu glucosamin có an toàn để sử dụng khi mang thai hoặc cho con bú hay không. Do đó, phụ nữ mang thai và cho con bú nên giữ an toàn và không nên sử dụng glucosamin.
Bệnh hen suyễnMột trường hợp bệnh nhân hen suyễn tiến triển nặng hơn khi dùng glucosamin đã được báo cáo năm 2002 trên Tạp chí Journal of the American Board of Family Practice. Theo đó, một phụ nữ 52 tuổi mắc bệnh hen suyễn đã được kiểm soát ổn định đã gặp phải những triệu chứng tồi tệ hơn khi cô ấy bắt đầu dùng chất bổ sung glucosamin (glucosamine-chondroitin) [2].
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn đã được cải thiện sau khi người phụ nữ này ngừng dùng glucosamin. Mặc dù vẫn chưa có thêm báo cáo nào tương tự để biết chắc rằng liệu glucosamin có phải là nguyên nhân gây bệnh hen suyễn hay không, người bị bệnh hen suyễn nên theo dõi kỹ sức khỏe khi bắt đầu bổ sung glucosamin.
Bệnh tiểu đườngCó một số ghi nhận ban đầu cho thấy glucosamin có thể làm tăng lượng đường trong máu ở những người bị tiểu đường. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu cho thấy glucosamin dường như không ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu ở những ngượi bị bệnh tiểu đường loại 2.
Tuy glucosamin được đánh giá là khá an toàn đối với hầu hết người mắc bệnh tiểu đường, nhưng người mắc bệnh này nên theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu khi sử dụng.
Bệnh tăng nhãn áp Huyết áp caoHiện nay, có khá nhiều nghiên cứu cho các kết quả khác nhau về việc glucosamin có thể làm tăng huyết áp. Do đó, để đảm bảo an toàn, hãy theo dõi huyết áp chặt chẽ nếu bạn dùng glucosamine sulfate và bị huyết áp cao.
Dị ứngCó một số lo ngại rằng các sản phẩm bổ sung glucosamin có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm với động vật có vỏ như tôm, cua. Tuy nhiên, các protein gây ra phản ứng dị ứng được tìm thấy trong thịt của động vật có vỏ như tôm, cua chứ không phải ở phần vỏ.
Bằng chứng là một khảo sát nhỏ được thực hiện trên những người bị dị ứng tôm cho thấy không ai có phản ứng với chất bổ sung glucosamin được sản xuất từ vỏ tôm. Khảo sát này được báo cáo vào năm 2006 trên tạp chí Clinical and Experimental Allergy [4].
Một nghiên cứu khác được báo cáo vào năm 2004 trên tạp chí Journal of Allergy and Clinical Immunology cũng không tìm thấy phản ứng dị ứng với chất bổ sung glucosamin ở những người bị dị ứng với cua, tôm hoặc tôm hùm [5].
Nhưng để an toàn và chắc chắn hơn, nếu bạn bị dị ứng với các loại động vật có vỏ như tôm hoặc cua, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng glucosamin.
Bài viết đã cung cấp thông tin về các tác dụng phụ khi uống glucosamin cũng như một số trường hợp cần thận trọng khi bổ sung hợp chất này. Để chắc chắn việc bổ sung glucosamin là an toàn và đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng!
Nguồn: WebMD, Livestrong
Một số sản phẩm chứa glucosamin tại Nhà thuốc An Khang
Hộp 30 gói x 4g
Hộp 5 vỉ x 12 viên
Advertisement
Hộp 5 vỉ x 12 viên
Hộp 30 gói x 3g
GIÁ SỐC CUỐI TUẦN
Hộp 10 vỉ x 10 viên
/Hộp
84.000₫-20%
-20%
Lọ 30 viên
Lọ 120 viên
Lọ 200 viên
Lọ 80 viên
Hộp 30 gói x 3,7g
Hộp 5 vỉ x 12 viên
Lọ 90 viên
Nguồn tham khảo
The latest on glucosamine/chondroitin supplements
Asthma exacerbation associated with glucosamine-chondroitin supplement.
Oral Glucosamine Supplements as a Possible Ocular Hypertensive Agent
Do shrimp-allergic individuals tolerate shrimp-derived glucosamine?
Is glucosamine safe in patients with seafood allergy?
Ăn Cà Chua Có Tác Dụng Gì? Ăn Cà Chua Sống Có Tốt Không
Cà chua là loại thực phẩm rất quen thuộc được chế biến làm nhiều món ăn. Theo như nhiều thông tin truyền miệng thì các loại thực phẩm có màu đỏ thường chứa nhiều vitamin A giúp cải thiện thị lực và một ví dụ điển hình cho loại quả màu đỏ chính là cà chua. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ăn cà chua có tác dụng gì vì không chỉ có tác dụng cải thiện thị lực mà cà chua còn có nhiều tác dụng khác rất tốt cho sức khỏe.
Ăn cà chua có tác dụng gìCà chua được biết là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Các bạn có thể xem thành phần dinh dưỡng của cà chua sẽ thấy cà chua chứa ít calo, giàu chất xơ, hàm lượng vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin K và kali khá cao. Ngoài ra, cà chua cũng chứa một lượng nhỏ hàm lượng canxi, sắt, magie, mangan, kẽm phốt pho, Carotene-ß, Carotene-a, Lutein-zeaxanthin và Lycopene rất tốt cho sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu, việc ăn cà chua có rất nhiều công dụng như:
Cải thiện thị lực
Tăng sức đề kháng
Giảm cân
Bổ sung chất xơ, cải thiện hệ tiêu hóa
Cải thiện xương khớp
Giảm đường huyết
Làm đẹp da
Phòng chống ung thư
Giúp ngủ ngon hơn
Giúp làm đẹp tóc
Cải thiện hệ tim mạch
Tăng trí nhớ
Còn về các tác dụng như làm đẹp, cải thiện thị lực, giảm cân hay tăng sức đề kháng thì đã quá phổ biến rồi. Cà chua có chứa nhiều vitamin A nên là một trong những loại rau củ quả tốt cho mắt. Mặc dù việc ăn nhiều cà chua cũng không ảnh hưởng rõ rệt đến thị lực nhưng vấn đề này được tuyên truyền quá nhiều trên các phương tiện truyền thông nên hầu như ai cũng biết và cũng tin là thật. Cà chua cũng có nhiều vitamin C, việc ăn nhiều cà chua sẽ giúp cơ thể bổ sung đầy đủ vitamin C cần thiết mỗi ngày. Khi cơ thể có đủ vitamin C thì biểu hiện rõ nhất là các vết thương như bị đứt tay sẽ nhanh lành hơn, cơ thể cũng ít gặp các vấn đề về cảm cúm hay cảm lạnh. Cuối cùng là tác dụng làm đẹp thì các chị em là rõ nhất, có rất nhiều công thức làm đẹp cho da có sử dụng cà chua. Chỉ cần tìm hiểu một chút là sẽ thấy ngay rất nhiều công thức làm đẹp dùng cà chua cho mọi người tham khảo.
Ăn cà chua sống có tốt khôngSau khi biết ăn cà chua có tác dụng gì thì các bạn chắc cũng đã thấy ăn cà chua rất tốt cho sức khỏe. Cà chua có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải cứ ăn nhiều cà chua là tốt vì cà chua có thành phần vitamin cũng như khoáng chất có hạn. Nếu bạn ăn nhiều cà chua thì sẽ không thể ăn thêm được các thực phẩm khác dẫn đến việc thiếu hụt một số vi chất cần thiết cho cơ thể. Chính vì vậy, mặc dù cà chua rất tốt nhưng các bạn cũng chỉ nên ăn với lượng vừa phải và kết hợp với các loại thực phẩm khác để bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cho cơ thể mỗi ngày.
Về vấn đề nhiều bạn thắc mắc là ăn cà chua sống có tốt không. Câu trả lời là có, ăn cà chua sống rất tốt vì cà chua sống chưa được chế biến sẽ không chứa cholesterol và hàm lượng calo khá thấp. Ngoài ra, cà chua sống cũng có mùi vị tự nhiên và vị ngọt thanh nên ăn cũng không bị ngấy như cà chua đã chế biến. Dù vậy, các bạn cũng nên chú ý ăn cà chua sống thì nên mua ở các địa chỉ bán rau củ sạch tin cậy để đảm bảo cà chua không bị nhiễm các loại thuốc bảo vệ thực vật. Khi ăn thì nên ăn cà chua đã chín hẳn, không nên ăn cà chua còn xanh vì khi còn xanh cà chua sẽ chứa độc tố không tốt cho cơ thể.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bạn Có Biết Vitamin B3 Có Tác Dụng Gì Hay Không? trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!