Xu Hướng 9/2023 # Bà Bầu Cần Tránh Những Gì Trong Mùa Dịch Bệnh Do Ncov 2023 Gây Ra # Top 15 Xem Nhiều | Fply.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bà Bầu Cần Tránh Những Gì Trong Mùa Dịch Bệnh Do Ncov 2023 Gây Ra # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Cần Tránh Những Gì Trong Mùa Dịch Bệnh Do Ncov 2023 Gây Ra được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bà bầu cần tránh những gì có lẽ là việc mà bất cứ mẹ bầu nào cũng muốn tìm hiểu, để hạn chế những tác động tiêu cực đến sức khỏe của bản thân, và quan trọng nhất là em bé trong bụng. Đặc biệt điều này càng trở nên cấp thiết, trong tình hình hiện nay, khi dịch bệnh do Novel Coronavirus 2023 đang hoành hành và chúng ta vẫn chưa có vaccine để phòng ngừa, mà chỉ có thể chủ động áp dụng các phương pháp vệ sinh cá nhân thông thường.

Bà bầu cần tránh những gì là việc bất cứ mẹ bầu nào cũng muốn biết rõ nhất là khi đang có dịch bệnh do nCoV 2023 gây ra. Ảnh Internet 

1. Khái quát về tình hình dịch cúm do Novel Coronavirus năm 2023 (nCoV 2023) 1.1. Về thuật ngữ chỉ Novel Coronavirus năm 2023 (nCov 2023)

Thuật ngữ coronavirus được dùng để chỉ một họ virus gồm một nhóm lớn các loại virus giống nhau về nhiều mặt. Nhiều loại virus chỉ sống ở động vật, nhưng các nhà khoa học đã xác định được 7 chủng khác nhau, bao gồm một chủng mới nhất – Novel Coronavirus 2023, gọi tắt nCoV 2023, cũng được nhiều người gọi nhanh coronavirus Vũ Hán (theo khẩu ngữ, nhằm chỉ chủng mới khởi phát từ Vũ Hán) gây ra tình trạng viêm phổi cấp – có thể lây nhiễm cho người.

Các chủng virus lây nhiễm cho người thường gây ra các triệu chứng không nghiêm trọng hơn cảm lạnh thông thường. Nhưng thỉnh thoảng, một loại virus lây từ động vật sang người khiến tình hình trở nên phức tạp hơn. Đó là những gì đã xảy ra với SARS coronavirus – nguyên nhân của dịch bệnh chết người năm 2003 và được cho là lây từ dơi sang cầy hương trước khi lây nhiễm cho người ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào năm 2002. Tương tự MERS coronavirus, lần đầu tiên được xác định vào năm 2012, lây lan từ dơi sang lạc đà đến người dân ở Ả Rập Saudi và từ đó đã chịu trách nhiệm cho ít nhất 858 trường hợp tử vong. Các chuyên gia nghĩ rằng nCoV 2023 cũng đến từ động vật (có thể là rắn, dơi, một loại động vật có vú hoặc chim) dù chưa xác định được một cách chính xác là loài nào. 

Các chuyên gia nghĩ rằng nCoV 2023 cũng đến từ động vật dù chưa xác định được một cách chính xác là loài nào. Ảnh Internet 

1.2. Vì sao các chuyên gia lại lo lắng về dịch bệnh do nCoV 2023 gây ra?

Không giống như các loại coronavirus nhẹ khác, nCoV 2023 đang tỏ ra nguy hiểm. Vì hiện tại, chúng ta chưa biết nhiều về virus này cũng như cách nó lây lan hay truyền nhiễm. Theo bác sĩ chúng tôi Meissner, MD, trưởng khoa truyền nhiễm bệnh nhi tại Đại học Y khoa Tufts, và là thành viên của Ủy ban Nhi khoa Hoa Kỳ về các bệnh truyền nhiễm, thì “hiện tại, chúng tôi dựa trên viễn cảnh lịch sử của dịch SARS và MERS, cả hai đều gây ra hàng trăm ca tử vong.”

Tiến sĩ William Schaffner – một giáo sư, bác sĩ về y tế dự phòng và các bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm y tế Đại học Vanderbilt – cho biết, cho đến nay coronavirus Vũ Hán dường như nhẹ hơn SARS hoặc MERS. Có vẻ như hầu hết các trường hợp tử vong đến thời điểm này đều xảy ra ở những người lớn tuổi, những người có các vấn đề khác về sức khỏe như bệnh tim hay tiểu đường. Nhưng rõ ràng nó vẫn có khả năng khiến nhiều người bị bệnh nặng đến mức phải nhập viện để điều trị.

Hiện tại đã có trên 25 quốc gia báo cáo về các trường hợp bị nhiễm coronavirus Vũ Hán, khiến cho dịch bệnh do loại virus này trở thành tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Đây là lần thứ 6 Tổ chức Y tế thế giới WHO phải thông báo tình trạng khẩn cấp như vậy. 

Các Loại Rau Củ Quả Gây Sảy Thai Bà Bầu Nên Tránh

Mướp đắng gây co bóp dạ dày và tử cung dễ dẫn đến sảy thai

Mướp đắng là thực phẩm tốt cho sức khỏe và cũng là một loại thảo dược chữa bệnh. Hàm lượng folate trong mướp đắng là rất cần thiết cho thai kỳ vì mục đích là để tránh khuyết tật về ống thần kinh cho trẻ sơ sinh. Mướp đắng có chứa vitamin C làm tăng sức đề kháng cho phụ nữ mang thai và bảo vệ cơ thể bà bầu khỏi các chất độc. Hơn nữa, mướp đắng cũng giàu vitamin B, một số chất như sắt, kẽm, kali, mangan, magiê đóng một phần quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi phát triển.

Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai lạm dụng mướp đắng, nó sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng của mướp đắng có thể làm cho dạ dày và dạ con co bóp. Điều này có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non cho những phụ nữ có nguy cơ cao như tử cung nghiêng, tử cung có sẹo…

       

Mặc dù tất cả các nghiên cứu không cho kết quả rõ ràng rằng chất đắng trong mướp đắng có thể gây hại cho bào thai. Tuy nhiên, thử nghiệm với chuột cho thấy, việc sử dụng mướp đắng với liều cao có thể gây ra dị dạng bào thai chuột. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên phụ nữ mang thai không nên ăn mướp đắng.

Ngoài ra, chất Vicine trong hạt của mướp đắng có thể gây ngộ độc cho một số cơ quan nhạy cảm. Vì vậy, trẻ em và phụ nữ mang thai nên tránh ăn hạt của mướp đắng. Khi nấu, bạn nên loại bỏ hoàn toàn hạt mướp đắng.

Ngải cứu làm tăng nguy cơ chảy máu

Ngải cứu là một loại thảo dược có tác dụng giảm đau cơ bắp, giúp lưu thông máu, giảm đau bụng và được bác sĩ sử dụng cho các trường hợp an thai, sảy thai liên tục. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu phụ nữ mang thai ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu tiên thì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung. Hậu quả có thể dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.

Nếu các bà mẹ sử dụng ngải cứu với tác dụng an thai, bà mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, nếu người mẹ có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non, các bà mẹ không nên ăn nhiều ngải cứu.

Rau sam khiến tử cung bị kích thích mạnh

Rau sam là một loại rau dễ trồng, dễ chăm sóc và tìm vì chúng mọc hoang nhiều. Rau sam ngoài tác dụng là thảo dược chữa bệnh, nó còn là thực phẩm để ăn. Rau sam có tính hàn, lạnh. Thực tế cho thấy khi phụ nữ mang thai ăn nhiều rau sam, nó sẽ kích thích tử cung mạnh. Hậu quả là có thể dẫn đến sẩy thai.

Rau ngót chứa papaverin gây co thắt cơ trơn tử cung

Nếu ăn hơn 30 g rau ngót tươi bạn có nguy cơ sảy thai rất cao. Đó là vì rau ngót chứa papaverin gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, dễ dẫn đến sảy thai, tiêu chảy.

Do đó, nếu các bà mẹ có tiền sử sẩy thai liên tục, sinh non thì nên hạn chế ăn canh rau ngót. Và để giữ an toàn cho bào thai, các bà mẹ không nên ăn quá nhiều rau ngót, đặc biệt là nước ép của lá rau ngót sống.

Rau chùm ngây (còn gọi là rau cải ngựa) chứa chất gây co cơ trơn tử cung

Rau chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera. Loại rau này được biết đến và sử dụng hàng ngàn năm nay ở Hy Lạp, Ấn Độ và Italia. Theo các nghiên cứu khoa học, lá và hoa của chùm ngây có lượng vitamin C cao hơn 7 lần so với cam. Về canxi, chùm ngây nhiều hơn 4 lần so với sữa; về protein, nó nhiều gấp hai lần sữa. Chùm ngây nhiều hơn 4 lần so với cà rốt về vitamin A, hơn 3 lần chuối về kali.

Tuy nhiên, phụ nữ ở một số vùng trên thế giới dùng loại rau này để tránh thai vì chùm ngây có chứa alpha-sitosterol – chất tương tự như estrogen nên có tác dụng trong việc ngăn ngừa mang thai. Chất Alpha-sitosterol trong rau chùm ngây làm cho cơ trơn của tử cung co lại và sẽ dẫn đến sẩy thai. Vì vậy, các nhà khoa học nhắc nhở phụ nữ mang thai không nên ăn chùm ngây.

Rau răm gây mất máu, co bóp tử cung

Vài lá rau răm ăn cùng trứng vịt lộn thì không nguy hiểm nhưng nếu ăn nhiều, rau răm gây mất máu, co bóp tử cung.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau răm vì ăn rau răm nhiều sẽ dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, rau răm chứa chất gây ra tình trạng tử cung co thắt và hậu quả là, nó sẽ dẫn đến sẩy thai. Do đó, phụ nữ mang thai không nên quá nhiều rau răm nhưng có thể ăn trứng vịt lộn với một vài cọng rau răm thì nó không gây ra bất kỳ vấn đề gì.

Trái dứa (thơm) dễ gây hại cho bào thai

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai không nên ăn và không nên uống nước dứa tươi hoặc nước ép dứa lon vì loại trái cây có thể gây co thắt tử cung và dẫn đến sẩy thai, tiêu chảy hoặc dị ứng cho phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa Bromelain có thể làm cho tử cung trở nên mềm và tạo ra các chất có thể tiêu diệt bào thai.

Tuy nhiên, nếu bạn đang quá ngày sinh dự kiến, dứa có thể hữu ích cho bạn. Dù vậy, điều này không có nghĩa là sử dụng dứa để kích thích sinh con vì mỗi trái dứa tươi chỉ chứa một lượng nhỏ Bromelain. Nếu bạn ăn 7 quả dứa mỗi ngày, bạn có thể thấy các cơn co thắt của tử cung.

Quả táo mèo (quả sơn tra) kích thích tử cung

Táo mèo có vị ngọt, chát, vị chua, vì vậy nó rất phù hợp với phụ nữ có thai đang nghén. Tuy nhiên, loại trái cây này lại không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai. Theo kết quả của nhiều tài liệu, táo mèo có tác dụng trong việc kích thích tử cung, cải thiện tử cung co giãn theo nhịp nhưng hậu quả là có thể dẫn đến sẩy thai và sinh non.

Đu đủ xanh gây co thắt tử cung

Nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc đu đủ còn ương, chưa hoàn toàn chín có chứa rất nhiều enzymes và mủ. Chúng có thể làm tử cung co thắt có và sẽ gây ra sẩy thai.

Hơn nữa, đu đủ xanh có chứa prostaglandin và oxytocin cần thiết cho cơ thể sau sinh. Vì vậy, nếu bạn thích ăn đu đủ xanh, bạn hãy chờ tới thời gian sau khi bạn sinh con, chứ không phải lúc bạn đang mang thai.

Khác với đu đủ xanh, đu đủ chín rất tốt cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, các bà mẹ không nên kiêng ăn đu đủ chín như đu đủ xanh.

Thông tin bên lề:

Ngày nay với khoa học y-dược ngày càng phát triển, các sản phẩm thuốc bổ cho bà bầu được nghiên cứu một cách cẩn thận và tỉ mỉ, cho ra các công thức tiên tiến và ngày càng hoàn thiện giúp cho bạn việc lựa chọn các thuốc bổ cho ba bầu thuận tiện hơn.

Và để có sức khỏe tốt trong thai kỳ thì bạn có thể tham khảo và kết hợp dùng những loại thuốc bổ cho bà bầu tốt hiện nay trên thị trường được bán tại nhà thuốc việt được các chuyên gia cũng như mọi người tin dùng nhiều hiện . Thuốc bổ cho bà bầu giúp cho bạn chăm sóc cả mẹ lẫn con được khỏe cả trước khi và sau sinh một cách tốt nhất

Bà Bầu Có Nên Đi Đám Ma, Ra Nghĩa Trang Không

Bạn đang mang bầu và đối diện với việc có nên tham dự đám ma và ra nghĩa trang hay không? Trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, việc tham gia các hoạt động tang lễ và tưởng nhớ người mất là một truyền thống quan trọng. Tuy nhiên, việc này cũng gây ra sự phân vân và lo lắng cho nhiều bà bầu vì lo ngại tác động tới thai nhTrong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem liệu bà bầu có nên đi đám ma và ra nghĩa trang hay không, cùng với những yếu tố cần xem xét và các lời khuyên hữu ích.

Việc tham gia đám ma và ra nghĩa trang có thể tiềm ẩn một số yếu tố có thể gây hại cho sức khỏe của thai nhĐầu tiên, trong các buổi đám ma, không gian thường đông đúc và tiếp xúc với nhiều người lạ. Điều này có thể tạo ra nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm như cúm, giang mai, hay cả COVID-19. Ngoài ra, âm thanh ồn ào và không gian hạn chế có thể gây căng thẳng và áp lực cho bà bầu, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nh

Tuy nhiên, không phải lúc nào tham gia đám ma và ra nghĩa trang cũng gây hại cho thai nhCó một số biện pháp bảo vệ sức khỏe thai nhi mà bà bầu có thể thực hiện khi tham gia các hoạt động này. Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng bạn và những người xung quanh đã tiêm phòng các loại vaccine cần thiết như cúm, uốn ván, hoặc COVID-19 (nếu có). Ngoài ra, đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Đặc biệt, hãy tránh tiếp xúc với những người có triệu chứng bệnh hoặc đang bị bệnh.

Trước khi quyết định đi đám ma và ra nghĩa trang, bạn cần xem xét một số yếu tố quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi và bản thân.

Thời điểm thai kỳ và tình trạng thai nghén cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, thai nhi còn nhỏ và yếu, nên nguy cơ tổn thương do áp lực và những tác động bên ngoài lớn hơn. Nếu bạn đang trải qua thai nghén nặng, việc tham gia các hoạt động đám ma có thể gây khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Đi đám ma trong thai kỳ có thể tiềm ẩn một số rủi ro cho thai nhTuy nhiên, quyết định cuối cùng nên dựa trên tình huống và sự phân tích của bà bầu, kết hợp với lời khuyên từ bác sĩ. Nếu không có yêu cầu đặc biệt từ gia đình hoặc tôn giáo, việc tránh tham gia các hoạt động tang lễ trong thai kỳ là một lựa chọn an toàn hơn.

Khi tham gia các buổi đám ma, bà bầu nên tuân thủ các quy định phòng dịch và các biện pháp bảo vệ sức khỏe cá nhân. Đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay, và tránh tiếp xúc với những người có triệu chứng bệnh sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Nếu bạn quyết định không tham gia đám ma và ra nghĩa trang, hãy xem xét các hoạt động thay thế để tưởng nhớ người mất. Bạn có thể tham gia viết bài viết, tạo ra một bức tranh hoặc album ảnh, hay tham gia các buổi tưởng niệm gia đình tại nhà. Quan trọng nhất là thể hiện sự tôn trọng và sự quan tâm đến người mất mà không gây tổn thương cho thai nhi và bản thân.

Việc quyết định đi đám ma và ra nghĩa trang trong thai kỳ là một quyết định cá nhân và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bà bầu cần xem xét tình huống và tình trạng sức khỏe cụ thể của mình để đưa ra quyết định an toàn nhất cho cả thai nhi và bản thân. Hãy luôn lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ và tìm sự thấu hiểu và hỗ trợ từ gia đình và người thân. Nào Tốt Nhất mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn.

Liên kết nội bộ: Me và Bé

Có hàng triệu khách hàng Tiềm Năng đang xem bài viết này

Bạn muốn có muốn đưa sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của mình lên website của chúng tôi

Liên Hệ Ngay!

Bệnh Thường Gặp Vào Mùa Đông Xuân Và Cách Phòng Tránh

Việc không giữ ấm vào mùa này dễ khiến chúng ta bị cảm lạnh, sổ mũi, đau họng. Hay các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản cấp… Đây là các bệnh thường gặp vào mùa đông xuân.

Vào mùa này, nên chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là ở vị trí bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, và đầu. Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài đường để tránh hít phải khí lạnh và lây nhiễm bệnh từ cộng đồng. Ngoài ra bạn cũng cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Mùa xuân, có nhiều thành phần dễ gây dị ứng phát tán trong không khí như bụi, phấn hoa, lông thú… Điều này gây ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi liên tục, nghẹt mũi. Những người có cơ địa dị ứng cần tránh đến những nơi trồng nhiều hoa. Ngoài triệu chứng viêm mũi dị ứng, còn có thể xuất hiện các triệu chứng khó chịu ở mắt như: ngứa mắt, sưng phù mi mắt, đỏ mắt, ra gỉ mắt.

Bệnh có tính chất thời vụ và điều trị không phức tạp. Bạn có thể sử dụng các thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống có thành phần chống dị ứng. Sử dụng nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý để rửa sạch bụi, phấn hoa chui vào mắt.

Lưu ý tránh dụi mắt nhiều vì có thể gây trầy xước giác mạc.

Triệu chứng

Thời tiết hanh khô dễ khiến da bị mất nước, khô da và phát bệnh. Triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm: ngứa, nổi mẩn đỏ, mụn nước.

Ban đầu người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, sau đó xuất hiện các đám đỏ da. Kèm theo đó là các mụn nước nhỏ li ti lấm tấm như đầu đinh ghim nổi lên lờ mờ. Khoảng nửa ngày sau, trên các đám đỏ da nổi lên các nốt mụn nước ở trung tâm. Các nốt mụn có đặc điểm là to dần, không có mủ và càng ngày càng ngứa hơn. Đa phần người bệnh đi khám vì ngứa quá, không chịu được và vì các biến chứng do gãi.

Cách xử trí

Triệu chứng bệnh có thể được cải thiện tốt khi sử dụng thuốc bôi và thuốc uống chống dị ứng. Ngoài ra, bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày cũng rất cần thiết. Có thể bôi các chất dưỡng ẩm tự nhiên như lô hội (nha đam), mật ong, dầu dừa. Chất dưỡng ẩm vừa có tác dụng chống khô da, vừa làm dịu da giảm ngứa, hạn chế tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện.

Cũng phải loại trừ và tránh các tác nhân gây dị ứng như: len dạ, phấn hoa, bột giặt, thảm trải sàn, các loại thức ăn hay gây dị ứng. Người bệnh cũng cần hạn chế sử dụng xà phòng. Lưu ý giữ vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị bệnh. Tránh cọ xát, gãi mạnh vì sẽ làm vùng da bị bội nhiễm tạo nên những tổn thương khó lành và để lại sẹo.

Ngoài ra, thời tiết hanh khô mùa lạnh còn dễ gây ra các tình trạng khô nứt môi, khô mắt,…

10 Bệnh Thường Gặp Nhất Vào Mùa Đông Và Cách Phòng Tránh

Bệnh tiêu chảy

Mùa đông là thời điểm dễ bùng phát và lây lan bệnh tiêu chảy do virus rota gây nên. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là lứa tuổi 3 – 24 tháng. Tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng trẻ đi phân đi lỏng hay phân nước từ 3 lần/ngày trở lên. Người bị tiêu chảy mãn tính có thể đi phân lỏng, chảy nước liên tục hoặc ngắt quãng từ 4 tuần trở lên, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ ở mọi lứa tuổi. Tiêu chảy chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn được gọi là tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp là bệnh phổ biến ở trẻ, thường chỉ kéo dài vài ngày và tự khỏi. Nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp bởi thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm bởi vi khuẩn hoặc trẻ bị nhiễm virus.

Mất nước là một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy nhẹ thường không gây mất nước đáng kể, nhưng tiêu chảy mức độ vừa hoặc nặng thì gây mất nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mất nước nhiều rất nguy hiểm do nó có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong. Do đó, cần nhanh chóng đưa người bệnh đi đến cơ sở Y tế khi có các triệu chứng: Chóng mặt, chuột rút, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, sốt, phân có máu, khô, dính miệng, nước tiểu màu vàng đậm, hoặc rất ít hoặc không có nước tiểu, ít hay không có nước mắt khi khóc, da lạnh, khô da, mệt mỏi

Biện pháp phòng tránh:

Rửa tay đúng cách làm giảm sự lây lan của vi khuẩn có thể gây ra tiêu chảy.

Tiêm vắc-xin rotavirus để ngăn ngừa tiêu chảy do rotavirus.

Khi đi du lịch, hãy chắc chắn rằng bất cứ thứ gì trẻ ăn và đồ uống đều an toàn. Điều này thậm chí còn quan trọng hơn khi đi du lịch đến các nước đang phát triển. Để đảm bảo an toàn khi đi du lịch.

Không uống nước máy hoặc dùng nước máy để đánh răng.

Không sử dụng đá lạnh làm từ nước máy.

Không uống sữa chưa tiệt trùng (do chưa diệt được các vi khuẩn gây tiêu chảy).

Không ăn trái cây và rau tươi khi chưa được rửa sạch và gọt vỏ.

Không ăn thịt hoặc cá chưa nấu chín.

Không ăn thực phẩm từ người bán hàng rong.

Cúm

Bệnh tiêu chảy

Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm virus tấn công hệ hô hấp của người bệnh – mũi, cổ họng và phổi. Đối với hầu hết mọi người, cúm sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi, cúm và các biến chứng của nó có thể gây tử vong ở những đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng cúm như trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, người lớn trên 65 tuổi, người bệnh ở viện dưỡng lão, phụ nữ có thai và phụ nữ hai tuần sau sinh, những người có hệ miễn dịch yếu, những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và tiểu đường, những người béo phì… Vi-rút cúm di chuyển trong không khí trong các giọt nước do người bị bệnh cúm phát ra khi trùng ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Người khác có thể hít trực tiếp các giọt hoặc bạn có thể nhiễm virus do chạm vào các đồ vật dính virus trên bề mặt như điện thoại hoặc bàn phím máy tính, sau đó đưa tay lên dụi mắt, mũi hoặc miệng, từ đó người khỏe mạnh bị nhiễm bệnh cúm.

Tiêm vắc xin cúm: Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo nên tiêm phòng cúm hàng năm cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên.

Rửa tay. Rửa tay đúng cách và thường xuyên là một cách hiệu quả để ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng thông thường. Hoặc sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn nếu như không có sẵn xà phòng và nước.

Che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho. Để tránh làm nhiễm bẩn bàn tay, hãy ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy hoặc vào khu vực bên trong khuỷu tay.

Tránh đám đông. Cúm lây lan dễ dàng bất cứ nơi nào mọi người tụ tập đông người như nhà trẻ, trường học, văn phòng, khu vực công cộng, bằng cách tránh những nơi đông người khi mùa cúm vào cao điểm.

Cúm

Tê cóng

Cúm

Khi tiếp xúc với không khí lạnh, những vùng trên cơ thể như mũi, tai, cằm, má, ngón tay, ngón chân dễ bị tê cóng gây tổn hại da, một số trường hợp nặng có thể gây hoại tử. Nếu bạn có cảm giác đau và da tái nhợt thì chính là triệu chứng của bệnh tê cóng. Khi bịtê cóng nơi tiếp xúc với lạnh da chuyển sang trắng bệch hoặc xám vàng (biểu hiện ban đầu của tê cóng). Cùng với đó là dấu hiệu da bị ngứa hoặc tê, nặng thì vùng da bị phồng rộp, cứng, sau đó sưng đỏ và cảm thấy đau. Có thể nhận biết hiện tượng tê cóng qua độ cứng, tái nhợt và độ lạnh của da tiếp xúc với lạnh. Khi được sưởi ấm, cơ sẽ trở nên đỏ và đau. Vùng dễ bị tê cóng nhất là bàn tay, bàn chân. mũi và tai. Tê cóng được chia thành ba mức độ: Độ 1: Lạnh buốt, tê và da tái nhợt, có thể rộp da nếu được sưởi ấm tức thì. Độ 2: Tê cóng bên ngoài, phần da bên ngoài lạnh cứng nhưng mô bên dưới vẫn còn co giãn bình thường. Có thể bị rộp da. Độ 3: Tê cóng sâu. Da trắng nhợt hoặc thâm tím. Da và mô bên dưới cứng và rất lạnh.

Khi bị tê cóng, bạn không nên chà xát với vùng bị tê dại để hạn chế tăng vùng tổn hại.

Ngoài ra cũng cần lưu ý, không được để vùng bị tê cóng tiếp xúc trực tiếp nước nóng, vì nước nóng sẽ đốt cháy vùng da đã bị tổn hại.

Khi bệnh chuyển sang mức độ nghiêm trọng, vùng tê bắt đầu rộp hay có màu đen thì cần đi khám ngay. Cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là mặc ấm khi đi ra ngoài.

Bệnh tim mạch

Tê cóng

Bệnh tim mạch cũng là một trong những bệnh hay gặp phải vào mùa đông. Thời tiết lạnh làm tăng huyết áp và áp lực lên tim, tim phải làm việc nhiều hơn để giữ ấm cơ thể.Tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ngày một tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trung bình cứ 4 người lớn ở Việt Nam, có ít nhất 1 – 2 người đã mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng Cholesterol trong máu.

Kiểm soát huyết áp, bệnh tiểu đường.

Không hút thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích gây hại.

Chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe.

Giữ cân nặng luôn ổn định, tránh béo phì.

Luyện tập thể dục thể thao điều độ.

Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.

Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để phát hiện và tầm soát bệnh sớm nhất.

Hạ thân nhiệt

Bệnh tim mạch

Hạ thân nhiệt là bệnh thường gặp ở những người già, trẻ nhỏ và những người có thói quen uống rượu. Giảm thân nhiệt là một cấp cứu y tế xảy ra khi cơ thể mất nhiệt nhanh hơn nó có thể tạo ra, gây ra một nhiệt độ cơ thể thấp nguy hiểm. Bình thường nhiệt độ cơ thể là khoảng 37 độ C. Hạ thân nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể đi dưới 35 độ C. Khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống, trái tim, hệ thống thần kinh và các cơ quan khác không thể làm việc một cách chính xác. Nếu không điều trị, giảm thân nhiệt cuối cùng dẫn đến hoàn toàn thất bại hoạt động của tim và hệ hô hấp và tử vong.

Giữ ấm trong thời tiết lạnh.

Đội mũ, bao che bảo vệ khác để ngăn chặn nhiệt độ cơ thể thoát ra từ mặt, đầu và cổ. Kín tay với găng tay thay vì bao tay. Găng tay hở ngón có hiệu quả hơn so với găng tay, vì găng tay giữ các ngón tay tiếp xúc gần gũi hơn với nhau.

Tránh các hoạt động làm cho đổ mồ hôi rất nhiều. Sự kết hợp giữa quần áo ướt và thời tiết lạnh có thể làm mất nhiệt cơ thể nhanh hơn.

Quần áo bên ngoài làm bằng vật liệu dệt chặt chẽ không thấm nước, tốt nhất là bảo vệ gió. Len, lụa hoặc polypropylene lớp bên trong cơ thể giữ nhiệt tốt hơn so với bông.

Hãy bỏ khỏi quần áo ướt càng sớm càng tốt. Hãy đặc biệt cẩn thận để giữ cho tay và chân khô.

Hạ thân nhiệt

Viêm khớp

Tập thể dục: Các môn thể dục khác nhau có thể được lựa chọn tùy thuộc và độ tuổi và điều kiện cụ thể.

Duy trì cân nặng trong giới hạn cho phép.

Đảm bảo an toàn trong lao động, hạn chế các chấn thương tới khớp.

Ngồi và làm việc đúng tư thế.

Khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các rối loạn chuyển hóa của cơ thể.

Bệnh về da

Viêm khớp

Mùa đông thời tiết lạnh khiến da giảm tiết mồ hôi, chất bã, không khí hanh khô làm da bị mất nước nhiều hơn. Bệnh ngoài da là nhóm bệnh phổ biến trong cộng đồng ở nước ta. Bệnh thường không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ngay nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. Bệnh ngoài da có thể tái đi tái lại, khó điều trị dứt điểm, có thể lây lan cho người xung quanh. Nhiều người thậm chí mất đi vẻ đẹp tự nhiên và thiếu tự tin với làn da của mình khi gặp các vấn đề về da liễu. Khi gặp các vấn đề về bệnh ngoài da, cách tốt nhất là người bệnh nên đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Thường xuyên tắm gội để rửa trôi hết bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn, bã nhờn bám trên da. Tắm rửa, vệ sinh cơ thể và làn da sạch sẽ sau một ngày làm việc mệt nhọc hoặc tập thể dục, thể thao. Không nên lạm dụng quá nhiều sữa tắm hoặc dầu gội gây tổn hại lớp chất nhờn.

Làn da vốn rất nhạy cảm, nhất là da mặt nên việc lạm dụng mỹ phẩm dễ gây viêm da, nám da thậm chí là ung thư. Các loại thuốc nhuộm tóc, thuốc sơn móng tay cũng dễ gây dị ứng, viêm da đầu.

Không nên mặc chung hoặc cho ai mượn đồ của mình mặc. Quần áo lúc nào cũng phải được giặt sạch sẽ, phơi khô ngoài ánh nắng để tiêu diệt vi khuẩn, bảo quản treo quần áo, đồ dùng cá nhân ở nơi sạch sẽ thoáng mát. Không mặc quần áo ẩm ướt, quần lót quá chật vì gây nấm da. Một số loại quần áo vải, ni lông, sợi tổng hợp cũng gây dị ứng da vì vậy cần lựa chọn chất liệu mát, mỏng, dễ thấm hút mồ hôi sẽ tốt hơn cho da.

Chế độ ăn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp da tăng sức đề kháng từ đó phòng ngừa các bệnh ngoài da tốt hơn.

Bệnh về da

Các bệnh về phổi

Bệnh về da

Mùa đông thường hay có những cơn mưa phùn làm cho độ ẩm không khí cao là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt bệnh khá phổ biến hay gặp ở những người có tiền sử bị hen suyễn. Chỉ cần tiếp xúc với bụi bặm nhiều hay chỉ đơn giản là phấn hoa, lông chó mèo thì rất dễ phát bệnh. Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp dưới, khiến cho các bộ phận chức năng của phổi như thùy phổi phải, thùy phổi trái… hoặc toàn bộ lá phổi gặp phải tình trạng tổn thương, ảnh hưởng đến chức năng của phổi. Mức độ tổn thương và nhiễm trùng của phổi sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh và thời gian ủ bệnh của mỗi người. Phổi sau khi bị nhiễm bệnh sẽ sinh ra các chất dịch vị và một số tế bào chết, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp, khiến các túi khí nhỏ trong phổi bị tắc nghẽn. Ở một số trường hợp, vì không được phát hiện kịp thời nên toàn bộ phần phổi đều bị nhiễm trùng nghiêm trọng, khiến cho việc hô hấp bị cản trở, cơ thể không đủ oxy để duy trì sự sống.

Có chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung rau xanh và hoa quả tươi.

Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các loại chất kích thích có hại như rượu, bia, ma túy…

Sử dụng khẩu trang khi ra khỏi nhà để hạn chế khói bụi, ô nhiễm từ môi trường, đặc biệt là hạn chế tiếp xúc gần với những người lạ (có thể mang trong mình vi khuẩn, virus gây bệnh).

Vệ sinh khu vực sinh sống thường xuyên để loại bỏ các tác nhân gây bệnh.

Trồng thêm nhiều cây xanh để cải thiện chất lượng không khí.

Giữ ấm cơ thể, thường xuyên vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn và súc họng bằng nước muối để làm sạch khoang miệng.

Đối với những đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ, người già… hoặc những người đã và đang mắc những bệnh lý nền về hô hấp, tim mạch thì cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần.

Viêm mũi dị ứng

Các bệnh về phổi

Thời tiết lạnh khiến niêm mạc mũi khô, trở nên nhạy cảm với bụi khiến bạn cảm thấy ngứa mũi, chảy nước mũi liên tục hay nghẹt mũi kèm đau họng, khàn giọng. Tuy không nguy hiểm nhưng sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt. Nếu không điều trị kịp thời dẫn đến viêm đường hô hấp, viêm xoang. Viêm mũi dị ứng gây ra các dấu hiệu và triệu chứng giống như cảm lạnh, như sổ mũi, ngứa mắt, nghẹt mũi, hắt hơi và tăng áp lực xoang. Nhưng không giống như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng không phải do virus gây ra mà do phản ứng dị ứng với các chất gây dị ứng ngoài trời hoặc trong nhà, chẳng hạn như phấn hoa, mạt bụi hoặc nước bọt của mèo, chó và các động vật khác có lông. Bên cạnh việc làm cho bạn khổ sở về bệnh thì viêm mũi dị ứng có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc hoặc học hành và thường ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người mắc phải. Nhưng người bệnh có thể học cách tránh các yếu tố kích hoạt và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Muốn phòng bệnh viêm mũi dị ứng có hiệu quả, tốt nhất là tránh các tác nhân gây bệnh, tránh hít phải khói, bụi, phấn hoa, cánh bướm, lông thú, sơn ta, xăng dầu, hơi hóa chất…

Về ăn uống, cần tránh các thức ăn có thể gây dị ứng như nhộng tằm, cá ngừ, tôm, cua ghẹ…

Đối với người cao tuổi cũng không nên chủ quan phơi trần ra gió mưa rét ướt.

Đồng thời cũng không nên sống theo kiểu kiêng khem quá làm cho cơ thể yếu đuối, kém sức chịu đựng với mọi thay đổi của thời tiết.

Bệnh nhân cần rèn luyện thân thể bằng việc tập thể dục thể thao vừa sức thường xuyên cũng là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả tốt.

Cảm lạnh

Viêm mũi dị ứng

Vào mùa đông, bạn sẽ thấy thời tiết thường không ổn định, nhất là trong những ngày mưa gây nên bệnh cảm lạnh. Để phòng tránh cảm lạnh thì bạn cần phải rửa tay thường xuyên nhằm tiêu diệt các vi trùng sau khi bạn tiếp xúc với một số vật dụng. Nếu gia đình đang có người mắc bệnh thì cần phải tránh tiếp xúc trực tiếp. Ngoài ra bạn cần ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi và uống nhiều nước cũng là một cách phòng hiệu quả. Tác nhân gây ra bệnh cảm lạnh thường là các loại virus thuộc chủng Rhinovirus, hoặc Enterovirus.

Mặc dù bệnh cảm lạnh có thể tự khỏi sau vài ngày, tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Những biến chứng của cảm lạnh bao gồm: Hen suyễn vì cảm lạnh có thể làm kích hoạt các cơn hen suyễn đối với những người bị hen suyễn. Viêm tai giữa (nhiễm trùng tai cấp tính): Virus hoặc vi khuẩn có thể xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ, dẫn đến các triệu chứng như đau nhức tai, dịch mũi tiết ra có màu xanh hoặc vàng, sốt trở lại. Viêm xoang cấp tính: nếu tình trạng cảm lạnh không được xử lý có thể dẫn đến viêm và nhiễm trùng xoang ở cả trẻ em và người lớn. Nhiễm trùng thứ cấp khác: Viêm họng liên cầu khuẩn, viêm phổi, viêm phế quản.

Rửa tay thường xuyên: Bạn nên làm sạch tay thường xuyên với nước rửa tay để tiêu diệt các loại vi khuẩn hoặc virus bám trên tay.

Khử trùng đồ đạc: Làm sạch bếp và mặt bàn bằng chất khử trùng, nhất là trong khi gia đình bạn đang có người bị cảm lạnh. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý vệ sinh đồ chơi cho con thường xuyên.

Dùng khăn giấy: Sử dụng khăn giấy để che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Sau đó, bỏ khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.

Không dùng chung đồ: Không nên dùng chung cốc hoặc các đồ vệ sinh cá nhân với người bị mắc bệnh.

Hạn chế tối đa tiếp xúc với người bị cảm lạnh: bệnh nhân bị nhiễm virus gây cảm lạnh có thể lây truyền sang cho người khác thông qua tiếp xúc, vì vậy bạn nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với họ để giảm nguy cơ bị lây nhiễm.

Chăm sóc sức khỏe cho bản thân: Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc và kiểm soát sự căng thẳng có thể giúp bạn hạn chế được nguy cơ bị cảm lạnh.

Đăng bởi: Lê Uyên

Từ khoá: 10 bệnh thường gặp nhất vào mùa đông và cách phòng tránh

10 Căn Bệnh Lây Truyền Do Muỗi Cần Cảnh Giác Nhất

Sốt Rift Valley

Sốt Rift Valley là một loại bệnh sốt cấp tính, nguy hiểm xuất hiện nhiều ờ các loài động vật và cả ở người. Các vật nuôi quanh nhà như: trâu, bò, cừu, dê, lạc đà, có thể lây truyền sang người nếu như bị muỗi có chứa virus gây bệnh Sốt Rift Valley đốt phải. Loại sốt này thường phát sinh nhiều vào mùa mưa lớn và có thể trở thành ổ dịch, có tỉ lệ tử vong cao ở cả người và động vật. Trường hợp đầu tiên phát hiện bệnh này là từ năm 1930 tại thung lũng Rift. Từ khi xuất hiện cho đến nay nhiều vụ dịch lớn đã xảy ra, như tại khu vực sa mạc Sahara và Bắc Phi năm 1997 – 1998 ở Kenya, ước tính có đến 89.000 trường hợp người nhiễm bệnh với số lượng người tử vong là 478 người. Sốt Rift Valley xuất hiện nhiều ở khu vực châu Phi, Ả Rập Saudi, và nhiều quốc gia châu Á.

Có rất nhiều loại muỗi có khả năng làm trung gian truyền bệnh Sốt Rift Valley như: Aedes, Anopheles, Culex, Eretmapodites, Mansonia… Các triệu chứng của bệnh này là: sốt cao đột ngột, đau đầu, đau lưng, cứng các cơ, sợ ánh sáng, xuất huyết. Cũng như các bệnh ở trên, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc trị đặc hiệu loại sốt này, tất các các phương thức đặc ra chỉ là điều trị các triệu chứng một cách kịp thời và nhanh chóng.

Dirofilaria immitis

Sốt Rift Valley

Dirofilaria immitis là một bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của con người. Nguyên nhân của căn bệnh này là do một loại giun tròn sống ký sinh có tên “Heartworm” có trong máu người nhiễm bệnh lan truyền rộng ra nhiều đối tượng thông qua trung gian là muỗi. Các vật chủ là nguồn gốc ký sinh của giun tròn gây bệnh Dirofilaria immitis là các loài chó, mèo, vẹt và các loài động vật hoang dã như: chó sói, cáo, chồn, sư tử, thậm chí còn ở cả con người. Bệnh Dirofilaria immitis khá phổ biến ở khu vực Canada, Mỹ. Căn bệnh này được đánh giá ở mức độ nguy hiểm cao vì loại giun tròn ký sinh này có thể di chuyển tới tim phải và thậm chí nhiễm trùng các tĩnh mạch có thể dẫn đến tình trạng xấu nhất là tử vong.

Các triệu chứng của bệnh là sốt cao, ho, ho ra máu, giảm cân nhanh chóng, hôn mê, trường hợp không kịp thời phát hiện có thể bị suy tim và tử vong nhanh chóng. Hiện tại việc điều trị căn bệnh này quan trọng nhất là yếu tố thời gian, phát hiện bệnh kịp thời và điều trị các triệu chứng của bệnh, loại bỏ loại ký sinh nguy hiểm này ra khỏi cơ thể người bệnh. Biện pháp an toàn cho sức khỏe tránh khỏi căn bệnh này chỉ có thể là cẩn thận trong ăn uống, tiếp xúc với các loại vật nuôi và động vật hoang dã có khả năng là vật chủ truyền bệnh, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa muỗi đốt cho bản thân và gia đình.

Dirofilaria immitis

Sốt Chikungunya

Dirofilaria immitis

Sốt Chikungunya là một căn bệnh diễn ra đột ngột do virus cấp tính Chikungunya . Căn bệnh này được phát hiện lần đầu tiên năm 1953 tại Tanzania, chủ yếu ở khu vực châu Á, Ấn Độ, một số khu vực ở châu Âu và Châu Mỹ. Sốt Chikungunya cũng là một loại bệnh do muỗi có chứa virus gây bệnh lan truyền. Loại muỗi truyền bệnh này là loại muỗi vằn Aedes. Bệnh sốt Chikungunya là một căn bệnh nguy hiểm với các triệu chứng phổ biến: nhức đầu, nôn mửa, đau lưng, phát ban, đau khớp có thể kéo dài trong thời gian khoảng vài tuần với những cơn sốt cao đột ngột từ 39 – 400 và “rét” thành từng cơn.

Tuy căn bệnh này được cho là lành tính, vì những trường hợp nhẹ sẽ không ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên bệnh này tác động rất lớn đến các khớp ở người. Bệnh nhân thường phải hứng chịu những cơn đau nhức dữ dội ở các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, bàn tay và bàn chân làm cho bệnh nhân không thể đi thẳng được mà phải đi trong tư thế lưng khom. Chính vì thế mà bệnh sốt Chikungunya còn được gọi là bệnh “đi khom lưng”. Đối với đối tượng là trẻ em có sức đề kháng còn yếu khi bị bệnh này có thể có hiện tượng xuất huyết dưới da, triệu chứng này cũng có thể gặp ở đối tượng người lớn bị nhiễm nặng.

Một số ghi nhận cho biết bệnh nhân của sốt Chikungunya thường phải hứng chịu những cơn đau khớp vào buổi sáng. Bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, học tập và làm việc của nhiều bệnh nhân. Chính vì vậy phòng ngừa muỗi đốt là biện pháp cơ bản để phòng tránh sốt Chikungunya.

Muỗi lây truyền virus Zika gây hiện tượng đầu nhỏ ở trẻ

Sốt Chikungunya

Thời gian gần đây dư luận cả thế giới hoang mang với loại virus Zika gây đầu nhỏ ở trẻ. Virus Zika không phải chỉ mới phát hiện thời gian gần đây, lần đầu tiên được tìm thấy virus Zika là ở châu Phi và những năm 1940, sau đó lan truyền sang khu vực Nam, Trung Mỹ, Mexico, vùng Carribean, Đông Nam Á và quần đảo Thái Bình Dương. Virus Zika hiện nay được biết chủ yếu lan truyền qua loại muỗi vằn Aedes – một loại muỗi có khá nhiều ở nước ta. Ngoài ra virus Zika còn được phát hiện lan truyền qua đường tình dục, đường từ mẹ sang con.

Sở dĩ, căn bệnh này bị cho là nguy hiểm bởi đối tượng mà nó gây bệnh là phụ nữ mang thai, và thai nhi. Nó có thể gây dị tật bẩm sinh, khiến não bị teo nhỏ gây bệnh đầu nhỏ. Bệnh đầu nhỏ khiến cho trẻ sơ sinh không phát triển một cách đầy đủ, trọn vẹn, làm chậm phát triển trí tuệ và một số vấn đề về sức khỏe, thể lực của cơ thể. Những triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm virus Zika: sốt nhẹ, sau đó có những phản ứng viêm, dị ứng có ban dát sẩn trên da, viêm khớp, gout… Cho đến hiện nay, virus Zika vẫn chưa có thuốc trị đặc hiệu, một số công trình nghiên cứu về vacxin phòng ngừa và thuốc trị loại virus Zika được tiến hành ở nhiều trung tâm lớn trên thế giới.

Cách phòng ngừa loại virus Zika không gì khác ngoài việc tránh bị muỗi đốt đặc biệt là muỗi vằn Aedes. Ngoài ra phải đảm bảo các biện pháp về an toàn tình dục, nếu không có việc gì quan trọng thì nên tránh đi du lịch, tham quan ở những khu vực công bố có dịch virus Zika. Ở Việt Nam, một thông tin mới nhất ngày 11/11/2023 đã phát hiện 5 trường hợp nghi bị nhiễm virus Zika tại TP. HCM.

Siêu vi trùng West Nile

Muỗi lây truyền virus Zika gây hiện tượng đầu nhỏ ở trẻ

Siêu vi trùng West Nile là một loại bệnh gây nguy hiểm đến não người như viêm não, viêm màng não. Loại siêu vi trùng West Nile này được phát hiện năm 1937 tại Uganda có mặt ở nhiều nơi trong tự nhiên và có khả năng lây truyền không chỉ ở người mà còn ở nhiều loài chim và một số loại động vật có vú khác. Loại siêu vi trùng này cũng được lây truyền sang trung gian là muỗi vằn Aedes, ngoài ra nó còn được lây truyền qua con đường truyền máu, một số trường hợp ghép nội tạng, ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Tuy nhiên một điều yên tâm là loại siêu vi trùng West Nile không lây truyền qua con đường từ người sang người thông qua những tiếp xúc thông thường bên ngoài.

Về triệu chứng để nhận biết có bị nhiễm loại virus này tương đối khó, vì khoảng 80% những trường hợp bị nhiễm West Nile không hề có những biểu hiện ban đầu nào khác thường, chỉ có tỉ lệ khoảng 20% số người mắc bệnh có các biểu hiện ho, tiêu chảy, biến ăn, nhức đầu, ói mửa đau khớp và các cơ, những trường hợp nặng hơn có thể bị đau mắt, cứng các cơ khó khăn trong việc đi lại vận động, động kinh hoặc nhiều khi có thể rơi vào tình trạng bị hôn mê.

Sở dĩ căn bệnh này được đưa vào danh sách cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm do muỗi làm trung gian là vì tác hại nghiêm trọng của nó đối với những trường hợp nặng không kịp thời chữa trị có thể dẫn đến co giật, sưng não, viêm màng não thậm chí trường hợp xấu nhất là tử vong. Mọi đối tượng đều có khả năng nhiễm siêu vi trùng West Nile, tuy nhiên với đối tượng là những người trên 50 tuổi thì có nguy cơ cao hơn. Đối với những trường hợp nhẹ thông thường thì bệnh không cần điều trị đặc hiệu khi đến các cơ quan y tế các bác sĩ thường tư vấn kê đơn thuốc theo các triệu chứng. Tuy nhiên đối với những trường hợp nặng hơn, có dấu hiệu bị nhiễm trùng não sau 3 – 6 ngày theo dõi thì có thể kéo dài thời gian điều trị lâu hơn 1 tuần. Để phòng ngừa loại siêu vi trùng này trước hết là tránh bị muỗi đốt, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ không cho muỗi có điều kiện lan truyền bệnh.

Siêu vi trùng West Nile

Sốt vàng da

Siêu vi trùng West Nile

Cấp tính Sốt vàng da là một bệnh sốt gây vàng da, do siêu vi trùng Flaviviridae gây ra. Sốt vàng da là một căn bệnh khá phổ biến tại khu vực châu Phi và Nam Mỹ. Những người bị bệnh sốt vàng da sẽ có nguy cơ bị các biến chứng sau các cơn sốt cao là hiện tượng vàng da và lòng trắng mắt, khoảng một nửa bệnh nhân có biến chứng thậm chí dẫn đến tử vong nếu không kịp thời chữa trị.

Sốt vàng da chủ yếu xuất hiện ở người và các loài linh trưởng, với sinh vật trung gian lây truyền bệnh là muỗi có chứa siêu vi trùng gây bệnh sốt vàng da. Triệu chứng của căn bệnh này là các cơn sốt cao thèm ăn, đau bắp cơ và lưng, nhức đầu, những trường hợp nặng hơn, sốt tái phát, đau bụng và tổn thương gan xuất hiện các biểu hiện vàng da. Sở dĩ bệnh sốt vàng da được cho là một căn bệnh nguy hiểm vì nó tác động đến bộ phận chức năng trong cơ thể như gan, thận… Những triệu chứng ban đầu của sốt vàng da khó phân biệt với các loại sốt khác.

Một thông tin cho các bạn yên tâm về căn bệnh sốt vàng da là hiện nay đã có vacxin phòng chống bệnh sốt vàng da khá an toàn và hiệu quả. Những trường hợp bị bệnh thì chưa có thuốc đặc trị chỉ có thể điều trị các triệu chứng của sốt vàng da. Phòng ngừa muỗi, phát quan, dọn vệ sinh môi trường sống của mình, không để muỗi và các vi sinh vật gây bệnh khác trú ngụ đe dọa sức khỏe của con người.

Viêm não Nhật Bản

Sốt vàng da

Viêm não Nhật Bản là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm đến não, làm tổn thương trầm trọng đến hệ thần kinh trung ương. Bệnh viêm não Nhật Bản được phát hiện xuất hiện khá phổ biến ở các nước châu Á, khu vực Tây Thái Bình Dương, vùng Trung và Nam Mỹ. Viêm não Nhật Bản là bệnh lây nhiễm do muỗi có chứa Virus viêm não Nhật Bản đốt và lan truyền bệnh. Nguyên nhân khởi thủy của loại bệnh này là từ các chuồng lợn và một số động vật khác có chứa virus viêm não Nhật Bản, tuy những con lợn bị nhiễm virus này nhưng lại không bị bệnh mà nó trở thành những ổ chứa virus viêm não Nhật Bản, khi muỗi hút phải máu lợn bị nhiễm virus sẽ truyền sang cơ thể người bị muỗi đốt. Có rất nhiều loại muỗi có thể mang virus lan truyền bệnh nhưng chủ yếu vẫn là 2 loại muỗi muỗi Culex Tritaeniorhynchus và Culex Vishnui.

Đây được xem là một trong những căn bệnh nguy hiểm là vì đối tượng thường mắc phải là trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 2 – 6 tuổi chiếm đến 75% tổng số trẻ mắc bệnh. Một số biểu hiện của viêm não Nhật Bản từ khi bắt đầu là những cơn sốt đột ngột, kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi đau đầu, nôn mửa, những trường hợp nặng hơn có thể bị sốt cao kéo dài lên đến 38 – 400C, nôn nhiều, táo bón, đau đầu, cứng gáy, vật vã, hôn mê li bì, lên cơn co giật, lưỡi và mi mắt hoặc toàn thân bị liệt cứng. Tùy theo mức độ phát hiện bệnh sớm hay muộn, mà tỉ lệ tử vong có thể lên đến 0.3 – 60%. Những trường hợp được phát hiện sớm và được đưa đến bệnh viện điều trị kịp thời thì có thể hoàn toàn bình phục.

Đây là một căn bệnh có nguy cơ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề như: đần độn, giảm trí tuệ, động kinh, liệt… Chính vì thế cần có ý thức bảo vệ bản thân và gia đình tránh những nguy cơ bị muỗi đốt, và một nguyên tắc vàng là phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế sớm nhất.

Viêm não Nhật Bản

Sốt rét

Viêm não Nhật Bản

Một căn bệnh khác cũng do muỗi lây truyền cũng khá nguy hiểm đó là bệnh sốt rét. Hằng năm những cơn sốt rét nặng biến chứng có thể cướp đi tính mạng của hơn 600.000 người trên toàn thế giới. Sốt rét hay còn gọi với tên là “ngã nước” có thể được lây truyền từ người này sang người khác thông qua sinh vật trung gian là muỗi Anopheles. Muỗi Anopheles lây truyền bệnh khi nó hút phải máu người bệnh sốt rét có chứa ký sinh trùng Plasmodium.

Bệnh sốt rét phổ biến ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở vùng châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Đối tượng thường mắc bệnh sốt rét là trẻ em đặc biệt là trẻ em khu vực phía nam sa mạc Sahara. Các biểu hiện và triệu chứng của sốt rét giống với những loại bệnh sốt, cảm cúm khác, như là: đau dấu, lên cơn sốt, đau khớp, nôn mửa, vàng da, tiểu ra máu, tổn thương võng mạc và lên cơn co giật.

Nếu thấy sức khỏe có một số biểu hiện khác thường thì nhất định phải đưa ngay đến bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh những trường hợp sốt rét ác tính, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Mỗi người phải tự bảo vệ mình tránh các tác nhân muỗi đốt lan truyền bệnh.

Sốt xuất huyết

Sốt rét

Sốt xuất huyết là một căn bệnh khá nguy hiểm và phổ biến hiện nay. Căn bệnh này xuất hiện nhiều ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt như là khu vực Đông Nam Á, Thái Bình Dương, Mỹ Latinh. Ở nước ta tỷ lệ người mắc bệnh sốt xuất huyết này được ghi nhận khá nhiều đặc biệt những mùa muỗi nhiều. Sốt xuất huyết cũng là một bệnh lây truyền qua trung gian muỗi muỗi vằn Aedes. Sốt xuất huyết là bệnh sốt cao và có hiện tượng xuất huyết dưới da gây ra những vết bầm tím người bệnh, chảy máu chân răng.

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết có thể nhận biết được như, đột ngột sốt cao từ 39 – 400C, đau đầu, đau mình, đau mắt đỏ, sau đó xuất hiện hiện tượng xuất huyết từ nhẹ, chuyển dần sang nặng nếu không kịp thời chữa trị. Sốt xuất huyết có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi tuy nhiên trẻ em thường gặp nhiều hơn. Hiện tượng xuất huyết ở căn bệnh sốt xuất huyết không phải chỉ có xuất huyết da với những vết hoặc những chấm xuất huyết ở mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, lòng bàn tay bàn chân… mà còn có chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, tiểu ra máu, đối với nữ có hiện tượng kinh nguyệt kéo dài hoặc có kinh nguyệt sớm hơn nhiều so với định kỳ.

Tuy sốt xuất huyết nguy hiểm và khá phổ biến tuy nhiên có thể yên tâm vì sốt xuất huyết cho đến thời điểm hiện tại đã có vacxin phòng ngừa, nhưng chưa có thuốc đặc trị, cách chữa bệnh được dùng hiện nay là điều trị các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết. Biết được những nguy cơ, triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết thì mỗi chúng ta phải bảo vệ chính bản thân và người thân tránh khỏi nguy cơ bị muỗi đốt, nếu có những biểu hiện ban đầu về bệnh thì phải đưa nhanh đến cơ sở y tế để kịp thời tham khám, chữa trị.

Viêm não ngựa Tây

Sốt xuất huyết

Viêm não ngựa Tây là một căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, loại viêm não ngựa Tây này cũng lây truyền qua các vết cắn của muỗi. Loại bệnh nhiễm trùng nguy hiểm này thường gặp ở khu vực phía Tây Hoa Kỳ và Canada. Viêm não ngựa Tây có các triệu chứng thường gặp như đau đầu, lên cơn sốt cao, đau cổ, mệt mỏi, ớn lạnh, đau khớp và các cơ bắp, nôn mửa.

Những trường hợp viêm não ngựa Tây nghiêm trọng có thể dẫn đến viêm não, co giật, hôn mê và thậm chí là tử vong. Khi bị nhiễm viêm não ngựa Tây, sẽ được điều trị bằng cách chăm sóc hô hấp, đảm bảo nhịp thở ổn định, truyền dịch và điện giải, kiểm soát các cơn co giật, giảm nguy cơ phù nề não. Với những nguy hiểm của viêm não ngựa Tây, chúng ta cần phải áp dụng biện pháp bảo vệ cơ bản trước các vết cắn do muỗi đốt.

Viêm não ngựa Tây

Muỗi là một loại sinh vật quá quen thuộc, phổ biến với chúng ta, tuy nhỏ bé nhưng nó là trung gian của những căn bệnh nguy hiểm. Rất nhiều căn bệnh do muỗi lây truyền cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị nhưng chúng ta vẫn hy vọng vào sự tiến bộ của khoa học, y học vào một ngày gần nhất. Nhưng trước hết chúng ta cần tự bảo vệ mình an toàn trước lũ muỗi “nhỏ” nhưng đầy nguy hiểm.

Đăng bởi: Vũ Xuân Hùng

Từ khoá: 10 Căn bệnh lây truyền do Muỗi cần cảnh giác nhất

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Cần Tránh Những Gì Trong Mùa Dịch Bệnh Do Ncov 2023 Gây Ra trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!