Xu Hướng 9/2023 # 8 Bài Tập Yoga Chữa Đau Khớp Gối Tại Nhà Đơn Giản Nhất # Top 13 Xem Nhiều | Fply.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # 8 Bài Tập Yoga Chữa Đau Khớp Gối Tại Nhà Đơn Giản Nhất # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 8 Bài Tập Yoga Chữa Đau Khớp Gối Tại Nhà Đơn Giản Nhất được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Fply.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khớp gối là nơi tiếp giáp của ba xương: xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Nó là vị trí quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể và duy trì vận động cơ bản. Đau khớp gối không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày mà còn có thể gây di chứng về sau. Đau khớp gối có thể do nhiều nguyên nhân như: thoái hóa khớp gối, chấn thương khớp gối, đứt dây chằng chéo, đứt dây chằng bên, tổn thương sụn chêm… Nguyên nhân đau khớp gối cần được chẩn đoán sớm và được điều trị đúng cách.

Nguyên tắc chữa đau khớp gối là giảm đau cho bệnh nhân và điều trị nguyên nhân. Do đó luyện tập để tăng tính dẻo dai và sức bền cho khớp gối là điều rất cần thiết. Các bài tập yoga có tác động chủ yếu là tăng tính linh hoạt và dẻo dai cho các khớp. Chúng giúp tăng vận động và làm trơn bề mặt sụn khớp, hạn chế ma sát khi vận động. Nhờ đó giảm nguy cơ bị trật khớp hay các vấn đề phát sinh do sai vị trí. Yoga giúp các chi hoạt động trơn tru và linh hoạt hơn.

Tư thế bán nguyệt

Tư thế bán nguyệt chủ yếu dựa vào lực của chân và tác động lên các cơ và khớp chân. Động tác này cũng giúp tập luyện sự dẻo dai và khả năng giữ thăng bằng với một chân. Tư thế bán nguyệt được thực hiện như sau:

Bước 1: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai.

Bước 2: Từ từ hạ người sang bên phải, giữ một chân trái làm trụ, trọng lượng dồn hết vào chân này. Chân phải duỗi thẳng và nhấc lên khỏi mặt sàn để giữ thăng bằng.

Bước 3: Hạ đến khi chân phải vuông góc với thân. Dùng tay trái chống xuống sàn làm trụ, tay còn lại giơ thẳng lên trần nhà. Nếu quá trình giữ thăng bằng khó khăn thì bạn có thể co nhẹ gối phải lại hoặc kê tay cao lên.

Giữ tư thế này tối thiểu 30 giây và thực hiện tương tự với bên còn lại.

Tư thế tam giác

Tư thế tam giác là một trong những bài tập yoga chữa đau khớp gối hiệu quả. Động tác này tập trung vào việc kéo căng và kéo dài các khớp gối, mông, đùi và lưng. Bài tập yoga tam giác được thực hiện bằng cách:

Bước 1: Bước hai chân rộng hơn hông.

Bước 2: Hai cánh tay dang ngang tạo thành một đường thẳng.

Bước 3: Hạ tay phải chạm chân phải sao cho hai cánh tay vẫn dang rộng và vuông góc với sàn. Lúc này bạn sẽ cảm nhận được khớp gối được kéo căng một cách nhẹ nhàng.

Giữ tư thế tam giác này 30 giây rồi làm tương tự với bên còn lại.

Tư thế chiến binh

Tư thế này có sự tác động co duỗi lên khớp gối, giúp giảm đau và tăng sức mạnh cho chân. Ngoài ra động tác này còn giúp tăng khả năng thăng bằng và điều hòa cơ thể ổn định. Tư thế chiến binh được thực hiện như sau:

Bước 1: Đứng thẳng sao cho hai chân rộng hơn vai.

Bước 2: Khụy sâu một chân xuống góc 90 độ, chân còn lại duỗi thẳng. Ấn mạnh gót chân sau xuống để căng phần chân, mông. Đồng thời hai tay dang ngang, mắt nhìn thẳng.

Mỗi lần khụy chân giữ trong tối thiểu 30 giây sau đó thực hiện tương tự với bên còn lại.

Tư thế cây cầu

Cây cầu là một trong những bài tập yoga chữa đau khớp gối đơn giản và hiệu quả. Nó có tác động kéo giãn cột sống và hông dưới và nâng sức mạnh cho khớp cổ. Bài tập cây cầu được thực hiện như sau:

Bước 1: Nằm ngửa thả lỏng trên sàn, hai tay úp xuống. Hai chân thu lại sao cho bàn chân tiếp xúc với sàn.

Bước 2: Hóp bụng, dùng lực từ hai bài tay và cơ bụng, cơ hông nhấc người lên vị trí cao nhất tạo thành một đường thẳng từ gáy đến đầu gối. Giữ thăng bằng trong 30 giây và trở lại bước 1.

Lặp lại từ 3 – 4 lần.

Tư thế thác nước

Tư thế này giúp giảm căng thẳng và áp lực lên chân và đầu gối của bạn. Cách thực hiện tư thế thác nước đơn giản như sau:

Bước 1: Nằm ngửa và duỗi hai tay, hai chân thoải mái.

Bước 2: Thu đầu gối về trước ngực.

Bước 3: Duỗi thẳng hai chân lên trần nhà sao cho hai chân khép chạm nhau.

Giữ thăng bằng trong 30 giây và trở lại bước 1. Lặp lại từ 3 – 4 lần.

Tư thế ngồi xếp cánh bướm

Bài tập yoga chữa đau khớp gối này giúp kéo giãn đầu gối, cơ đùi trong và khớp háng. Nhờ đó làm giảm căng cứng và giảm đau khớp gối. Bài tập yoga ngồi xếp cánh bướm được thực hiện như sau:

Bước 1: Ngồi thẳng lưng trên sàn với hai chân duỗi thẳng.

Bước 2:  Gập đầu gối lại và kéo gần về phía xương chậu một cách từ từ. Duy trì tư thế này 5 phút rồi duỗi chân ra từ từ.

Tư thế hình cây

Tư thế này cũng tập luyện sự cân bằng và lực chống cho đôi chân. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần đứng thẳng trên mặt sàn, sau đó từ từ nhấc một chân lên, áp chặt lòng bàn chân vào đùi chân còn lại. Đồng thời đưa hai tay quá đầu, chắp hai tay lại. Điều chỉnh nhịp thở và giữ khoảng 30 giây trước khi đổi bên.

9 Bài Tập Yoga Giúp Giảm Đau Vai Hiệu Quả Dễ Tập Tại Nhà

9 bГ i tбє­p Yoga giГєp giбєЈm Д‘au vai hiệu quбєЈ dб»… tбє­p tбєЎi nhГ

Forward Fold with Clasp – Tư thế cúi đầu vặn khớp vai

Forward Fold with Clasp – Tư thế cúi đầu vặn khớp vai

Hai chân đứng thẳng, nắm hai tay sau lưng và hít thở đều để nồng ngực mở ra

Ưỡn ngực về phía trước, hạ thấp đầu gối và gập người về phía trước

Hạ thấp đầu xuống dưới và nhẹ nhàng thả lỏng cổ

Nếu bạn cảm thấy thoải mái thì hãy chùng một bên gối lại và sau đó thực hiện với bên còn lại như vậy vai của bạn sẽ được hạ thấp hơn.

Giữ vị trí khoảng 5 lượt hít thở sâu sau đó quay lại vị trí ban đầu

Dolphin – Tư thế con cá heo

Dolphin – Tư thế con cá heo

Bắt đầu bài tập yoga này bằng cách chống tay và quỳ gối lên sàn.

Giữ hai tay song song với nhau, 1 khoảng cách cân bằng với vai.

Đặt hai khuỷu tay xuống sàn, hạ thấp đầu xuống sàn sao cho đầu ở giữa hai khuỷu tay, nâng mông lên vị trí cao nhất có thể tạo cơ thể hình chữ V ngược.

Giữ vị trí khoảng 5 lượt hít thở sâu sau đó quay lại vị trí ban đầu

chúng mìnhse Prayer – Tư thế cầu nguyện ngược

chúng mìnhse Prayer – Tư thế cầu nguyện ngược

Ngồi thoải mái lên hai bàn chân.

Vòng hai tay về phía sau lưng, và chắp tay lại với nhau

Đặt hai tay tại giữa cột sống sao cho càng cao càng tốt.

Giữ vị trí khoảng 5 lượt hít thở sâu sau đó quay lại vị trí ban đầu.

Eagle – Tư thế chim đại bàng

Eagle – Tư thế chim đại bàng

Hai chân đứng thẳng, đưa chân trái qua bên chân phải và móc mu bàn chân trái vào bắp chân phải

Cuốn hai tay vào với nhau sao cho cánh tay phải ở bên dưới cánh tay trái và đặt vuông góc với ngực.

Hạ thấp cơ thể xuống và giơ tay cao hơn mặt.

Giữ vị trí khoảng 5 lượt hít thở sâu sau đó quay lại vị trí ban đầu

Thực hiện với bên còn lại.

Bow – Tư thế cánh cung

Bow – Tư thế cánh cung

Nằm úp mặt xuống sàn

Dùng hai tay nắm lấy hai mắt cá chân

Nâng phần đầu và phần chân lên cao khỏi sàn

Giữ vị trí khoảng 5 lượt hít thở sâu sau đó quay lại vị trí ban đầu

Cow Face – Tư thế con bò

Cow Face – Tư thế con bò

Ngồi thoải mái lên hai chân.

Đưa cánh tay phải lên cao và gập ngược cánh tay phải về phía sau lưng, sau đó đưa tay trái về phía dưới và sau lưng.

Đan chặt các ngón tay của hai bàn tay vào với nhau.

Giữ vị trí khoảng 5 lượt hít thở sâu sau đó quay lại vị trí ban đầu.

Thread the Needle – Tư thế xỏ kim

Thread the Needle – Tư thế xỏ kim

Quỳ gối và chống hai bàn tay xuống sàn

Đưa tay phải lên cao rồi từ từ hạ xuống sao cho vai bên phải chạm xuống sàn nhà

Đưa tay trái thẳng về phía trước đầu

Giữ vị trí khoảng 5 lượt hít thở sâu sau đó quay lại vị trí ban đầu

Thực hiện tương tự với bên còn lại

Criss-Cross 

Động tác Criss Cross

Nằm úp mặt xuống sàn

Đặt chéo hai cánh tay với nhau theo hình chữ X về phía hai bên của cơ thể

Cúi đầu xuống thấp nhất có thể

Giữ vị trí khoảng 5 lượt hít thở sâu sau đó quay lại vị trí ban đầu

8-Point

bài tập Yoga giúp giảm đau vai 8 Point

Nằm úp mặt xuống đất sao cho đặt mặt trên hai bàn tay

Nâng mặt lên và đồng thời đưa cánh tay trái về phía bên trái

Sau đó quay lưng lại, đưa cánh tay phải về phía sau lưng sao cho hai bàn tay có thể nắm chặt lại với nhau.

Nâng gối phải lên và đặt bàn chân phải lên sàn

Nghiêng mặt và ngực về phía bên trái của cơ thể và từ từ nâng gối trái lên và đặt song song với gối phải.

Giữ vị trí khoảng 5 lượt hít thở sâu sau đó quay lại vị trí ban đầu

Đăng bởi: Đậu Lăng

Từ khoá: 9 bài tập Yoga giúp giảm đau vai hiệu quả dễ tập tại nhà

Thường Xuyên Đau Khớp Gối Khi Đứng Lên Ngồi Xuống Nên Làm Gì

Thường xuyên bị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là triệu chứng bất thường, người bệnh nên cẩn thận. Bởi đây có thể là dấu hiệu cơ thể muốn cảnh báo khớp xương có vấn đề.

Đau khớp gối đứng lên ngồi xuống dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Người bình thường khi đứng lên ngồi xuống thường không có bất kỳ biểu hiện đau nhức. Tuy nhiên, nếu đứng lên và ngồi xuống gây đau khớp gối, đây có thể là triệu chứng bất thường. Người bệnh nên chú ý theo dõi, bởi biểu hiện đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là dấu hiệu của căn bệnh xương khớp nào đó. Chẳng hạn như:

1. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng phần xương sụn và đĩa đệm giữa 2 xương đầu gối bị hư hỏng do xương khớp bị lão hóa. Từ đó dẫn đến tình trạng các khớp xương va chạm vào nhau khi di chuyển hoặc đứng lên ngồi xuống, gây đau nhức.

Ban đầu đau chỉ ở mức độ nhẹ, âm ỉ nhưng về lâu dài, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng đau nhức tăng lên dữ dội, cản trở quá trình vận động. Thậm chí trong nhiều trường hợp bệnh nặng, khớp gối có thể bị biến dạng, teo cơ và gây bại liệt.

2. Bệnh viêm khớp gối

Viêm khớp gối là tình trạng viêm nhiễm ở khớp gối gây đau nhức và tê buốt. Người bệnh có thể cảm thấy đau ngay cả khi không hoạt động. Nguyên nhân gây viêm khớp gối có thể là do khớp gối bị chấn thương hoặc do viêm khớp gối tràn dịch hoặc do lão hóa xương khớp,…

Theo các chuyên gia xương khớp, không phải ai bị viêm khớp gối cũng đều gặp phải những hệ lụy nghiệm trọng. Tuy nhiên, nếu người bệnh không tiến hành chữa trị sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như biến dạng ở khớp đầu gối, thậm chí nặng hơn có thể gây bại liệt chân.

3. Bệnh gout

Bệnh gout hay còn gọi là thống phong là một dạng của viêm khớp gây đau và sưng đỏ ở các khớp. Bệnh xảy ra khi cơ thể dung nạp quá nhiều thực phẩm giàu purin dẫn đến một lượng lớn acid uric tích tụ trong máu và gây viêm.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh gout là tình trạng đau nhức xuất hiện đột ngột vào ban đêm khiến người bệnh khó chịu và mất ngủ. Bệnh có thể trị được nếu người bệnh tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị bác sĩ đề ra.

4. Bệnh tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối thường gây sưng, cứng khớp và đau. Và các triệu chứng này sẽ không tự khỏi nếu người bệnh không can thiệp phương pháp điều trị y khoa. Một vài biến chứng thường gặp của tràn dịch khớp gối như khớp bị tê cứng gây khó khăn trong việc vận động, nặng hơn các khớp có thể bị phá hủy. Vì vậy, bệnh nhân cần phát hiện và điều trị sớm.

5. Bệnh khô khớp gối

Khác với bệnh tràn dịch khớp gối, khô khớp gối là hiện tượng chất lỏng bôi trơn giữa các khớp xương được điều tiết quá ít dẫn đến sự ma sát giữa xương sụn với các khớp xương giảm dần, gây đau. Nhìn chung, căn bệnh này có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng bệnh thường xuất hiện ở người cao tuổi. Nguyên nhân là do cơ thể tổng hợp hoạt chất Glucosamine giảm.

Đối với bệnh khô khớp gối, người bệnh chỉ cần bổ sung thực phẩm giàu chất glucosamine như thịt bò, gà, vịt, thủy hải sản,… Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng viên uống chứa Glucosamine để giúp cân bằng thành phần trong cơ thể, hỗ trợ giảm đau ở đầu gối.

Bật Mí Top 6+ Cách Chữa Đau Mắt Hàn Nhanh Chóng, Đơn Giản

Đau mắt hàn được biết đến là một trong những thuật ngữ chung sử dụng để có thể diễn tả tình trạng mắt bị đau nhức sau quá trình tiếp xúc trực tiếp với hồ quang điện được phát ra trong quá trình hàn kim loại. Hiện tượng đau mắt hàn xảy ra khá nhiều ở những thợ hàn mới bước vào nghề bởi chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc.

Hoặc họ có thể không đeo kính bảo hộ, nhưng đau mắt hàn cũng có thể xảy ra ở những người thợ hành nghề bởi lý do sơ xuất và bất cẩn trong quá trình làm việc. Mặc dù tổn thương mắt do tia hàn có thể tự phục hồi trong vòng 1 đến 2 ngày và thông thường thì đau mắt hàn sẽ không để lại sẹo.

Tuy nhiên thì mắt sẽ có nguy cơ gặp tình trạng bị nhiễm trùng, viêm nhiễm, làm thay đổi thị lực của thợ hàn. Nghiêm trọng hơn nữa là có thể dẫn đến tình trạng mất thị lực nếu như không áp dụng các cách chữa đau mắt hàn nhanh chóng và phù hợp.

Hầu hết tất cả những người thợ sau quá trình tiếp xúc cùng với tia hàn bị đau mắt đều sẽ có một vài triệu chứng cụ thể như sau:

Đau rát mắt, cơn đau này có thể từ nhẹ rồi nặng dần theo thời gian.

Mí mắt gặp tình trạng sưng, đôi mắt trở nên đỏ ngầu.

Mắt bị chảy nước liên tục gây cảm giác rát, khó chịu.

Nhạy cảm với ánh sáng bên ngoài.

Tầm nhìn sẽ bị mờ đi đáng kể.

Thợ hàn gặp khó khăn trong việc mở mắt, chuyển động mắt cũng như co giật mí mắt.

Tình trạng cộm mắt như có dị vật bên trong mắt.

Sau khi sử dụng máy hàn thì thợ hàn cần nên chú ý theo dõi đến tình trạng mắt, mục đích để có thể nhận biết cũng như có biện pháp chữa đau mắt hàn sao cho kịp thời. Thông thường thì các triệu chứng này sẽ bắt đầu xuất hiện sau vài giờ, đồng thời nó xuất hiện ở cả hai bên mắt. Điều này có thể giúp phân biệt với một số tình trạng chấn thương khác sẽ xảy ra ở bên mắt bị tổn thương.

Tia hàn là loại tia có chứa tia cực tím hay còn được gọi là tia tử ngoại và tia UV. Đây là tia rất đỗi nguy hiểm khiến cho đôi mắt trở nên đau dữ dội.

Trong quá trình hàn điện, người thợ lúc này sẽ phải tiếp xúc cùng các bụi kim loại, mạt sắt lẫn khói hàn, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng chảy nước mắt hay mờ mắt.

Thông thường thì hiện tượng này có thể sẽ tự hết chỉ sau 1-2 ngày. Tuy nhiên với những trường hợp nặng, khó phục hồi thì rất dễ gặp tình trạng tổn thương giác mạc. Bên cạnh đó, tia cực tím còn gây ra tổn thương thủy tinh thể và gây đục thủy tinh thể và mức độ nặng hơn chính là tổn thương phần võng mạc gây ra hiện tượng thoái hóa võng mạc. Nếu không được điều trị cũng như ngăn ngừa các tổn thương này thì chắc chắn sẽ dẫn đến suy giảm thị lực và thậm chí bị mù lòa.

Theo ý kiến của các chuyên gia thì chườm đá ở đây chính là phương pháp cực kỳ tuyệt vời, mục đích để có thể giảm viêm nhanh chóng cho mắt. Đây cũng là một trong những mẹo chữa đau mắt hàn bằng phương pháp dân gian được rất nhiều thợ hàn áp dụng bởi nó đem lại tính an toàn tuyệt đối.

Cách thực hiện: Bạn hãy sử dụng khăn lạnh hoặc khăn gói đá lạnh để chườm lên mắt đang nhắm trong vòng 5-10 phút. Thực hiện nhiều lần để có thể giúp giảm sưng đau và nóng rát ở phần mí mắt, đồng thời giúp cho mắt được thư giãn.

Bạn hãy lưu ý rằng khi chườm đá thì chỉ nên sử dụng tay xoa đều và nhẹ nhàng quanh vùng mí mắt. Không nên chườm đá lạnh trực tiếp bởi nó sẽ gây ra tình trạng bỏng lạnh.

Nha đam là loại cây có đặc tính cao trong việc chữa lành vết thương, hỗ trợ các hoạt động điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả.

Cách thực hiện: Bạn chỉ cần cắt một miếng nha đam, hãy gọt bỏ vỏ để có thể lấy phần ruột bên trong. Sau đó, bạn hãy đắp xung quanh vùng mắt bị tổn thương trong thời gian là 5-10 phút. Bên cạnh đó, để an toàn hơn thì bạn hãy xay ruột nha đam thành nước, sử dụng một chiếc khăn mặt để ngâm rồi có thể đắp lên phần mắt đang nhắm.

Lưu ý rằng khi gọt lớp vỏ bên ngoài của nha đam thì bạn cần rửa sạch nhựa ở phần vỏ để phần này không bị dính vào ruột. Lớp nhựa nha đam khá độc nên có thể gây tác dụng ngược lại cho mắt của bạn.

Trà xanh được đánh giá là một nguồn tuyệt vời chứa đa dạng các chất chống oxy hóa, chất này có thể giúp điều trị được các vấn đề về mắt điển hình như viêm kết mạc và mắt bị lẹo.

Trà hoa cúc cũng sở hữu đặc tính chống viêm, làm se nhẹ cũng như có tính chống oxy hóa để chữa lành các vết thương này. Đặc biệt, trà hoa cúc có thể làm dịu vùng da bị kích ứng. Những thành phần này có thể giúp bạn giảm bớt các triệu chứng của sưng và đau khi hàn điện.

Khoai tây là loại củ có tác dụng cao trong việc làm mát cũng như giảm viêm quanh mắt bị ảnh hưởng. Điều này có khả năng cao trong việc làm giảm đau cũng như giảm ngứa và giảm đi kích ứng.

Theo như nghiên cứu cho thấy thì dưa chuột sẽ giúp loại bỏ độc tố một cách hoàn hảo. Ngoài ra, dưa chuột cũng có tính năng làm mát và giúp thư giãn da, giảm kích ứng hoặc giảm sưng tấy cho vùng mắt.

Bạn hãy sử dụng một miếng khăn ướt mát để có thể giúp giảm được cơn đau và sưng tấy khi nhìn thấy bị đau mắt hàn. Biện pháp khắc phục tại nhà này tuy đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, bạn cần phải làm cho khăn ẩm là tốt nhất. Tuy nhiên thì biện pháp này chỉ giúp mắt giảm bớt đau rát tạm thời thôi.

Cách thực hiện: Bạn hãy nhúng khăn vào nước lạnh cũng như vắt sạch nước. Đặt khăn lên vùng mắt bị đau và sưng tấy rồi giữ nó trong khoảng 10-12 phút. Bạn nên đắp 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả cao hơn.

Đối với những phương pháp điều trị đau mắt hàn tự nhiên thì bạn chỉ nên chườm bên ngoài mắt. Không nên nhỏ trực tiếp các dung dịch lạ vào mắt để tránh những hệ lụy đáng tiếc, gây ảnh hưởng đến thị lực của mình.

Nếu như tình trạng nhẹ, bệnh sẽ hồi phục tương đối nhanh chỉ sau 1-2 ngày. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài hoặc lặp lại thường xuyên thì lúc này bạn cần phải gặp bác sĩ để có thể chẩn đoán cũng như tư vấn cách điều trị sao cho phù hợp.

12 Cách Chữa Hôi Chân Nhanh, Đơn Giản, Hiệu Quả Tại Nhà

Hôi chân là tình trạng xảy ra khi tuyến mồ hôi ở chân hoạt động quá mức sẽ khiến cho đôi chân của bạn luôn bị ẩm ướtvà là môi trường cho vi khuẩn, nấm phát triển gây nên mùi hôi, ngứa ngáy khó chịu.

Mặc dù hôi chân không ảnh hưởng đến sức khỏe những khiến người mắc phải mất tự tin trong cuộc sống. Một số nguyên nhân được biết đến là thủ phạm gây tiết nhiều mồ hôi và khiến hôi chân như:

Do yếu tố di truyền khiến tuyến mồ hôi ở chân hoạt động quá mức bình thường.

Thường xuyên mang giày dép kín và bí, mồ hôi tồn đọng trong giày gây mùi.

Chân bị các bệnh lý như: Tổ đỉa, viêm da, nhiễm trùng, nấm da,…

Không vệ sinh chân thường xuyên và giặt vớ đều đặn, mà mang lại vớ cũ nhiều lần.

Chữa hôi chân bằng chanh

Chanh là một trong những loại quả có công dụng khử trùng, sát khuẩn cực kỳ cao. Chính vì vậy, nhiều người đã sử dụng chanh để chữa hôi chân và đã thành công.

Không những chữa được bệnh hôi chân, các tinh chất từ quả chanh còn khiến da ở vùng chân của bạn trở nên mềm mại, mịn màng hơn.

Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa chân sạch với nước. Rồi bổ đôi quả chanh đem chà nhẹ vào lòng bàn chân. Đợi khoảng 15 phút rồi đi rửa chân lại bằng nước sạch là xong. Ngoài cách trên, bạn cũng có thể ngâm chân với nước cốt chanh pha với nước ấm.

Chữa hôi chân bằng ngải cứu

Ngải cứu không chỉ dùng làm thuốc trong Đông y, làm thực phẩm mà còn dùng để chữa hôi chân cũng hiệu quả.

Tinh chất trong ngải cứu không chỉ khử hôi chân, làm mềm da dưới lòng chân mà còn chống viêm, giảm ngứa. Do đó, nếu bạn bị hôi chân do nấm kẽ chân, nấm móng thì ngải cứu là nguyên liệu tự nhiên phù hợp.

Nguyên liệu

1 nắm lá ngải cứu

Cách thực hiện

Bước 1 Đầu tiên, bạn dùng 1 nắm ngải cứu để rửa sạch.

Bước 2Đun sôi lá ngải cứu với 2 lít nước cho ra tinh chất.

Bước 3 Sau đó bạn đổ nước vào một chiếc thau lớn, thêm nước lạnh sao cho nước hơi ấm.

Bước 4 Bạn vệ sinh chân sạch sẽ thì ngâm chân trong nước ngải cứu khoảng 15 phút.

Mẹo chữa hôi chân bằng gừng

Cũng giống như chanh, gừng có công dụng sát khuẩn cực kỳ cao. Bên cạnh đó, mùi thơm dịu nhẹ của gừng còn khiến chân bạn luôn thơm tho suốt cả ngày.

Để trị hôi chân bằng gừng bạn đem gừng đã gọt vỏ, rửa sạch giã nát rồi thả vào nước ấm. Thả thêm vài hạt muối rồi ngâm chân khoảng 30 phút. Áp dụng cách này thường xuyên mùi hôi chân sẽ biến mất nhanh chóng.

Mẹo chữa hôi chân bằng baking soda

Baking soda là nguyên liệu quen thuộc dùng trong chế biến thực phẩm và các mẹo hay khử mùi, chăm sóc cơ thể nhờ có thể tẩy tế bào chết, giảm ngứa ngáy, viêm nhiễm. Do đó, dùng baking soda cũng làm giảm tiết mồ hồ gây hôi chân.

Nguyên liệu

4 muỗng cà phê baking soda

4 muỗng cà phê nước sạch

Cách thực hiện

Bước 1 Bạn trộn đều 4 muỗng cà phê baking soda với 4 muỗng cà phê nước.

Bước 2 Sau đó dùng hỗn hợp này để thoa đều, massage lên vùng da chân trong 3 phút thì rửa lại với nước ấm.

Trị hôi chân bằng lá trầu không

Các bậc cha ông ngày xưa đã tìm ra rất nhiều công dụng tuyệt vời của lá trầu không. Một trong số đó là trị hôi chân. Sử dụng lá trầu không để trị hôi chân là phương pháp rất hiệu quả và nhanh chóng để loại bỏ mùi hôi khó chịu ở chân.

Cách làm cũng rất đơn giản, bạn lấy một nắm lá trầu không rửa sạch, để ráo, rồi vò nát, đem chà lên lòng bàn chân khoảng 30 phút rồi đi rửa lại bằng nước ấm. Bạn lưu ý phải rửa chân thật sạch trước khi thực hiện các thao tác kể trên.

Trị hôi chân bằng lá trà xanh

Như bạn đã biết, trà xanh thường có trong thành phần của kem đánh răng. Các tinh chất từ lá trà xanh giúp bạn có một hàm răng trắng sáng, thơm tho, không bị mắc cách bệnh về răng miệng. Đó là những công dụng tuyệt vời của lá trà xanh trong việc chăm sóc răng miệng. Bên cạnh đó, lá trà xanh cũng có thể được sử dụng để điều trị bệnh hôi chân.

Bạn chỉ cần ngâm chân 15 phút trong nước lá trà xanh pha nước ấm mỗi ngày là mùi hôi chân đáng ghét kia sẽ biến mất nhanh chóng. Sau khi nấu trà xanh, bạn đừng vội bỏ đi phần bã trà vì chúng cũng có công dụng khử mùi hôi ở giày rất hiệu quả.

Khử mùi hôi chân với phèn chua

Phèn chua có vị chua, chát và khử trùng mạnh nên thường dùng để điều trị bệnh nấm, mụn nhọt, tăng tiết mồ hôi. Người hôi chân sử dụng phèn chua đúng cách sẽ giảm mùi hôi và ngăn vi khuẩn phát triển gây mùi khó chịu.

Nguyên liệu

50g phèn chua

Túi vải

Cách thực hiện

Bước 1 Bạn hãy nghiền nát phèn chua, rồi chia thành 2 phần bằng nhau cho vào túi vải và gói lại.

Bước 2 Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, bạn nên đặt túi vải vào vớ và mang vào chân sao cho túi vải chạm lòng bàn chân.

Bạn chỉ cần áp dụng 3-4 lần là vùng da chân sẽ khô thoáng, ít mùi và không còn ngứa ngáy nữa.

Khử mùi hôi chân với phấn rôm

Bột Talc là thành phần chính có trong phấn rôm, đây là chất giúp hút ẩm tốt, giữ cho da được khô thoáng nhiều giờ nên rất tốt cho người bị hôi nách, hôi chân.

Nguyên liệu

Phấn rôm

Bước 1 Bạn cần vệ sinh đôi chân cho sạch sẽ và lau khô.

Bước 2 Cho một lượng phấn rôm vừa đủ ra lòng bàn chân và các kẽ chân.

Bước 3 Dùng tay thoa nhẹ nhàng sao cho phấn rôm phủ đều lên da.

Mẹo hay: Nếu thường xuyên mang giày thì bạn có thể rắc phấn rôm lên đế lót của giày.

Chữa hôi chân với trà túi lọc

Trà túi lọc với đặc tính khô, háo nước nên có thể hút ẩm tốt, ngăn mồ hôi tồn đọng khiến vi khuẩn, nấm phát triển gây mùi hôi, ngứa ngáy ở chân.

Nguyên liệu

2 gói trà túi lọc

Cách thực hiện

Chữa hôi chân với muối biển

Bạn có biết muối biển là nguyên liệu tự nhiên dễ tìm và dễ thực hiện nhất để giảm mùi hôi khó chịu ở chân, không chỉ vậy còn giúp tẩy da chết hiệu quả đấy.

Nguyên liệu

2-3 muỗng cà phê muối biển

Cách thực hiện

Bước 1 Vệ sinh da chân sạch sẽ và giữ da hơi ẩm một chút.

Bước 2Thoa trực tiếp muối biển lên vùng da chân và massgage một cách nhẹ nhàng khoảng 5 phút, sau đó rửa lại với nước ấm.

Bạn có thể thực hiện cách này mỗi ngày, để giảm hôi chân và chữa nấm móng, nấm kẽ chân.

Khử mùi bằng cách chọn giày, vớ

Đối với vớ

Đối với giày, dép

Nếu bạn hôi chân thì nên chọn những đôi giày, dép có nhiều lỗ thông khí để chân được thông thoáng tối đa, ngăn tích tụ độ ẩm, mùi hôi.

Những đôi giày lưới, có thiết kế nhiều lỗ không khí càng phù hợp và bạn nên tránh chọn vật liệu làm bằng nhựa vì sẽ rất kín và làm tăng tiết mồ hôi.

Đối với miếng lót giày

Bạn có thể tự chuẩn bị cho mình nhiều đế giày để thay đổi hay dùng chất khử mùi, chất kháng khuẩn

Advertisement

để vệ sinh đế giày mà bạn đang mang.

Nếu bị hôi chân nặng thì bạn nên thường xuyên thay mới đế giày, giặt sạch và phơi khô để hạn chế môi trường của vi khuẩn, nấm mốc phát triển.

Cách phòng ngừa hôi chân hiệu quả

Hôi chân kéo dài trong thời gian lâu có thể khiến mức độ càng thêm trầm trọng, chính vì vậy bạn không nên xem thường mà cần lưu ý một số biện pháp phòng ngừa sau để giảm tiết mồ hôi:

Khi tắm bạn cần vệ sinh vùng da chân, móng kỹ lưỡng, đồng thời cắt móng thường xuyên để ngăn nấm xâm nhập, phát triển.

Khi mang với thì nên thay vớ thường xuyên, ít nhất 1 lần/ngày. Tránh mang vớ còn ẩm ướt.

Chọn mua giày làm bằng chất liệu thoáng mát, vừa chân, không quá chật khiến mồ hôi ứ đọng, gây mùi hôi.

Bạn có thể tìm mua sản phẩm xịt giày, xịt chân để ngăn nấm, giảm tiết mồ hôi.

Giày nên được vệ sinh thường xuyên, nếu không thể dùng nước thì bạn hãy dùng khăn ướt lau và phơi ở nắng nhẹ, nhiều gió.

Mặc dù những cách trên giúp giảm hôi chân hiệu quả, nhưng để trị dứt điểm thì bạn nên có sự thăm khám của bác sĩ.

8 Món Chay Giảm Cân Hiệu Quả Với Công Thức Đơn Giản Tại Nhà

Canh đậu hũ nấu hẹ

Nguyên liệu:

Hẹ 100 gr

Đậu hũ trắng 250 gr(2 miếng)

Gia vị thông dụng 1 ít(muối/tiêu/đường/bột ngọt)

Cách chế biến:

Sơ chế nguyên liệu:

Hẹ mua về rửa sạch rồi đem cắt thành khúc dài khoảng 3 đốt tay.

Đậu hũ mua về đem cắt thành các miếng vuông vừa ăn khoảng 2 đốt tay, sau đó đem ngâm trong nước khoảng 2 phút rồi để ráo nước.

Nấu canh:

Bắc nồi nước lên bếp, khi nước sôi thì cho đậu hũ vào, nêm vào 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê đường, 1/4 muỗng cà phê bột ngọt.

Khi nước sôi lại thì cho hẹ vào, nấu khoảng 2 phút nữa thì tắt bếp và rắc ít tiêu lên.

Thành phẩm:

Món canh hẹ đậu hũ vô cùng thanh đạm, thơm ngon, sẽ là một sự bổ sung thanh mát cho bữa ăn gia đình đấy!

Canh đậu hũ nấu hẹ

Bún xào chay

Bún gạo 100 gr

Đậu hũ chiên 5 miếng

Cải ngọt 100 gr

Cà rốt 1 củ

Rau cần tây 100 gr

Đậu phộng 50 gr

Hành tím 4 củ

Tỏi 1 củ

Ớt hiểm 2 trái

Tương ớt 1 muỗng canh

Hạt nêm chay 1.5 muỗng cà phê

Nước tương 5 muỗng canh

Dầu ăn 245 ml

Gia vị thông dụng 1 ít(Muối/ đường/ tiêu xay)

Đậu phộng cho vào 1 cái chảo đã làm nóng và rang cho đến khi chín. Sau đó để nguội và bóc vỏ.

Tỏi, hành tím đập dập và cắt nhỏ để xào với rau cho thơm.

Rau cải ngọt và rau cần tây bạn rửa sạch rồi cắt thành những đoạn vừa ăn. Cà rốt gọt vỏ rửa sạch rồi cắt thành những miếng theo chiều dài của củ cà rốt.

Canh đậu hũ nấu hẹCanh đậu hũ nấu hẹ

Chiên đậu hũ và cắt đậu hũ:

Bạn chuẩn bị một cái chảo cùng với 200ml dầu ăn, đợi đến khi dầu nóng thì bạn cho đậu hũ vào chiên. Trong khi chiên bạn nhớ trở đều 2 mặt của đậu để được giòn đều.

Sau đó cắt đậu hũ thành từng miếng nhỏ cho vừa ăn.

Pha nước xào và xào rau:

Pha nước sốt xào: chuẩn bị 1 cái chén và cho vào 1 muỗng cà phê hạt nêm chay, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh tương ớt, 1/2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê muối và 1/2 muỗng cà phê tiêu xay. Sau đó bạn khuấy đều hỗn hợp này lên.

Xào rau: chuẩn bị 1 cái chảo cùng 3 muỗng canh (45ml) dầu ăn, đợi dầu sôi bạn cho hành tỏi vào phi thơm sau đó cho cà rốt vào xào trước.

Bạn xào cà rốt khoảng 3 phút thì tiếp tục cho phần rau cải ngọt và rau cần vào. Tiếp tục cho chén nước sốt xào vào xào cùng, tiếp tục đảo đều khoảng 3 phút là được.

Trụng bún gạo:

Bạn chuẩn bị 1 lít nước rồi đun sôi để trụng bún. Bạn lấy bún vừa số lượng người ăn sau đó cho vào một cái tô.

Đổ nước sôi vào bún và trụng bún khoảng 30 giây rồi vớt ra ngâm vào tô nước đá khoảng 1 phút, vớt bún ra để ráo như vậy sẽ không làm cho bún bị nát khi xào.

Xào bún:

Bạn chuẩn bị 1 cái chảo lớn bắc bếp lên để lửa lớn cho chảo nóng đều. Sau đó bạn cho rau củ xào lúc nãy vào và cho bún gạo đã trụng vào luôn rồi đảo đều liên tục trên lửa lớn.

Bạn xào khoảng 5 phút rồi cho đậu hũ vào đảo sơ qua rồi tắt bếp.

Pha nước chấm:

Cho vào chén 1 tép tỏi, 2 trái ớt hiểm, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm chay, 1 muỗng cà phê đường rồi giã nát.

Tiếp tục cho vào chén 4 muỗng canh nước tương, 3 muỗng canh nước lọc, 1/2 muỗng cà phê tiêu xay sau đó khuấy đều. Nêm nếm lại cho hợp với khẩu vị gia đình.

Món bún gạo xào chay kết hợp với rau củ rất bắt mắt, khi ăn bạn cho thêm một ít đậu phộng rang và chang thêm nước sốt để đậm vị hơn.

Món ăn này bạn có thể ăn vào những ngày ngán thịt cá hoặc ăn hằng ngày để đổi vị đều được.

Đậu hũ xào nấm

2 miếng đậu phụ chiên sẵn ( đậu khuôn)

Nấm tươi, có thể dùng nấm rơm, nấm sồi hoặc nấm bào ngư

Nước mắm, muối, dầu hào, đường, tiêu

Hành lá, hành khô và rau mùi.

Cách thực hiện:

Đậu phụ chiên vàng, thái lát nhỏ vừa ăn.

Nấm sồi, nấm bào ngư rửa sạch qua nước muối pha loãng, nếu nấm lớn thì thái thành từng lát nhỏ, để lên rổ cho ráo nước.

Hành lá, rau mùi thái nhỏ.

Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, phi thơm hành khô, đổ đậu phụ vào xào khoảng từ 3 đến 5 phút.

Tiếp theo cho hai loại nấm vào, dùng đũa đảo đều, nêm vào hai thìa nhỏ nước mắm, nửa thìa nhỏ đường, nửa thìa nhỏ muối, đảo đều để gia vị thấm.

Vì nấm khi xào sẽ ra nước, nên bạn cần xào thật nhanh tay và lửa lớn, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.

Cuối cùng rưới vào hỗn hợp nấm và đậu phụ ít dầu hào, đảo đều, tắt bếp, rắc hành lá, rau mùi thái nhỏ vào. Múc ra đĩa, rắc ít hạt tiêu lên bề mặt đậu phụ, dùng kèm với cơm.

Đậu hũ xào nấmĐậu hũ xào nấm

Nui chay

Nui khô 250 gr(1 bịch nhỏ)

Đậu hũ 2 miếng

Chả quế chay 1 miếng

Tàu hũ ky 1 miếng

Nấm rơm 200 gr

Cải trắng 1 củ

Hành lá 1 nhánh

Ngò 1 nhánh

Cần tây 1 nhánh

Hành tím 1 củ

Tỏi 2 tép

Dầu ăn 150 ml

Hạt nêm chay 2 muỗng canh

Gia vị thông dụng 1 ít(đường/ muối/ tiêu/ bột ngọt)

Đậu hũ xào nấmĐậu hũ xào nấm

Sơ chế các nguyên liệu:

Củ cải trắng bạn gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành các khúc nhỏ, vừa ăn. Hành lá, ngò, cần tây bạn rửa sạch, cắt nhỏ.

Đậu hũ bạn chiên với lửa lớn cùng 80ml dầu ăn khoảng 2 phút cho đậu hũ vàng hết 2 mặt rồi bạn cắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Tiếp đến cho chả quế chay vào chiên thêm 5 phút và cắt thành các lát mỏng vừa ăn. Hành tím và tỏi, lột vỏ và băm nhỏ.

Nấm rơm mua về để khử đi mùi hôi sau khi cắt bỏ gốc thì bạn ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước sạch và để ráo.

Tàu hũ ky bạn chiên cùng 50ml dầu ăn với lửa lớn khoảng 2 phút cho miếng tàu hũ ky vàng đều thì vớt ra, lấy giấy ăn thấm hết dầu đi và cắt thành các đoạn nhỏ dài khoảng 1 ngón tay.

Hầm củ cải:

Cho 1 muỗng canh hạt nêm chay vào cùng củ cải trắng và 3 lít nước, nấu với lửa lớn khoảng 1 phút cho nước trong nồi sôi thì bạn hạ lửa nhỏ lại, hầm khoảng 20 phút cho củ cải trắng chín mềm và ra hết chất ngọt của củ cải.

Nấu nước dùng:

Cho 10ml dầu ăn cùng hành và tỏi băm nhỏ vào, phi đều đến khi hành và tỏi thơm bạn cho nước hầm củ cải và nấm rơm cùng 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh muối, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh hạt nêm chay vào nồi.

Nấu với lửa nhỏ khoảng 8 phút nữa cho nấm rơm chín thì bạn cho đậu hũ, tàu hũ ky và chả quế chay vào. Nấu tiếp khoảng 1 phút cho nước dùng sôi lên lần nữa, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, cho hành lá, ngò và cần tây cắt khúc vào, trộn đều rồi tắt bếp.

Trụng nui:

Bắc nồi nước lên bếp và cho vào nồi 1 muỗng cà phê muối, 10ml dầu ăn rồi đợi đến khi nước trong bồi sôi thì bạn cho nui vào, luộc 7 – 9 phút để nui chín mềm. Bạn tắt bếp, vớt nui ra, rửa lại với nước sạch, để ráo.

Nui chay sau khi hoàn tất bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh đặc trưng của nước hầm củ cải trắng hòa cùng với vị ngon, hấp dẫn của chả quế chay, sự giòn, mềm của đậu hũ và đậu hũ ky. Nui thì nềm nhưng không bị nhũng ra. Ăn cùng 1 chén nước tương tiêu ớt nữa. Đảm bảo đây sẽ là một món ngon không khiến bạn phải thất vọng!

Nui chayNui chay

Nấm kim châm xào giá đỗ

Nấm kim châm 1 gói(khoảng 200 – 300gr)

Giá đỗ 200 gr

Dưa cải chua 200 gr

Hành boa rô 1 nhánh

Ớt chuông xanh/ ớt chuông đỏ 1/4 quả

Gừng 1 củ

Dầu hào chay 1 muỗng canh

Dầu ăn 2 muỗng canh

Hạt nêm chay 1 muỗng cà phê

Đường 1 muỗng cà phê

Nấm kim châm bạn cắt gốc rồi rửa cho sạch, để ráo. Giá đỗ bạn cũng rửa sạch, để ráo.

Dưa cải chua bạn lấy phần cây, rửa vài lần với nước để bớt vị chua và mặn, cắt thành sợi kích thước tương tự cọng giá đỗ. Ớt chuông xanh và đỏ rửa sạch, cắt hạt lựu.

Hành boa rô rửa sạch, băm nhỏ. Gừng cạo sạch vỏ, cắt thành sợi nhỏ.

Nui chayNui chay

Xào món ăn:

Bắc chảo lên bếp, bật lửa lớn, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn rồi cho hành boa rô vào xào thơm.

Tiếp đến, cho cải chua vào đảo đều, nêm 1 muỗng canh dầu hào chay, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm chay, đảo đều cho tan gia vị rồi cho nấm kim châm vào.

Đảo đến khi nấm kim châm vừa chín tới bạn cho giá vào, đảo nhanh tay, khi giá vừa chín bạn tắt bếp. Cho gừng cắt sợi đảo đều.

Múc nấm vào giá ra đĩa, rắc lên trên ớt chuông cắt hạt lựu là hoàn tất.

Nấm kim châm xào giá đỗ thanh đạm, nhẹ nhàng, xào vừa chín tới nên vẫn giữ được độ giòn và trọn vị tươi ngon của các nguyên liệu.

Canh bí đỏ đậu phộng

Bí đỏ 150 gr(khoảng 1/2 quả nhỏ)

Đậu phộng 50 gr

Hành lá 2 nhánh

Hành tím 1 củ

Hạt nêm chay 1 muỗng canh

Muối/ tiêu xay 1 ít

Dầu ăn 1 muỗng cà phê

Nấm kim châm xào giá đỗNấm kim châm xào giá đỗ

Sơ chế bí đỏ:

Bí đỏ mua về bạn dùng dao bào gọt sạch vỏ, rửa sạch và để ráo.

Tiếp theo bạn dùng dao và cắt bí đỏ thành từng khúc vừa ăn có chiều dài khoảng 1.5 – 2 lóng tay.

Sơ chế các nguyên liệu khác:

Hành tím bạn lột vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng.

Hành lá sau khi bỏ rễ, lá hư rồi đem đi rửa sạch và cắt nhỏ.

Đậu phộng mua về bạn rửa qua 1 lần với nước rồi nhặt bỏ những hạt bị hư và dùng chày giã dập.

Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 1 muỗng cà phê dầu ăn và hành tím cắt mỏng vào, phi đều đến khi hành tím thơm. Bạn cho 1 lít nước cùng đậu phộng đã giã vào.

Nấu với lửa vừa khoảng 5 phút đến khi nước sôi thì vớt hết bọt đi và cho bí đỏ vào hầm tiếp khoảng 8 – 10 phút nữa rồi nêm 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh hạt nêm chay vào nồi.

Canh bí đỏ đậu phộng sau khi nấu xong sẽ có hương thơm hấp dẫn của hành tím phi. Khi ăn ta sẽ cảm nhận được bí đỏ mềm, ngọt hòa vị bùi béo hấp dẫn của đậu phộng đập dập.

Pad Thái với sốt tương đậu

Hủ tiếu 400 gr

Đậu hũ 300 gr

Me không hạt 50 gr

Hẹ 50 gr

Nấm hào 200 gr(hoặc nấm bào ngư)

Giá 300 gr

Hành boa rô 20 gr

Tương đậu nành 3 muỗng canh

Đường thốt nốt 25 gr

Bột ớt 1 muỗng cà phê

Đậu phộng rang băm nhỏ 50 gr

Canh bí đỏ đậu phộngCanh bí đỏ đậu phộng

Ngâm hủ tiếu:

400gr hủ tiếu đem ngâm trong nước lạnh khoảng 10 tiếng, hoặc ngâm trong nước nóng ấm từ 20 – 30 phút. Sau khi ngâm cắt hủ tiếu thành cọng vừa ăn.

Làm nước me:

Bắc nồi nước lên bếp, cho 50gr me không hạt vào nấu cho mềm để làm nước me. Khi nước sôi thì tắt bếp, đem lọc qua ray lấy nước.

Chiên đậu hũ và chiên nấm:

Đậu hũ đem hút ráo nước, sau đó cắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Nấm đem rửa sơ, sau đó xé thành miếng nhỏ.

Cho đậu hũ vào chảo dầu chiên vàng đều với lửa lớn, chú ý đợi đậu hũ vàng một mặt mới trở mặt còn lại để đậu không bị nát, sau đó gắp ra giấy thấm dầu.

Tiếp tục cho nấm vào chiên nhanh để nấm giòn, không bị hút dầu và ra nước.

Làm sốt:

Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo, cho 20gr boa rô vào phi thơm. Tiếp tục cho 3 muỗng canh tương đậu nành, 25gr đường thốt nốt, 1 muỗng cà phê bột ớt, 100ml nước me, 100ml nước nấm chảy ra. Nấu đến khi tan đường thì cho ra tô riêng.

Trộn hủ tiếu:

Đem trộn hủ tiếu với 4 muỗng canh sốt, trộn đều để hủ tiếu thấm gia vị.

Xào hủ tiếu:

Cho khoảng 1.5 muỗng canh dầu ăn vào chảo, cho hủ tiếu đã trộn vào xào, đảo đều trong 1 – 2 phút với lửa lớn, cho chả cá cắt khúc, đậu hũ và nấm vào, nêm vào thêm 4 muỗng canh sốt. Thêm giá và hẹ lên trên, xào và đảo đều thêm 2 phút thì tắt bếp, bày ra đĩa.

Món pad Thái sốt tương đậu vô cùng hấp dẫn, độc đáo, hương vị chua ngọt đậm đà, sẽ rất thích hợp vào những ngày ngán cơm đấy!

Cháo Yến Mạch chay rau củ

50gr yến mạch

3 con tôm

20gr đậu Hà Lan

1/2 củ cà rốt

20gr súp lơ

20gr củ cải đỏ

1/2 muỗng cà phê dầu olive

Yến mạch mua về, bạn cho ra bát một phần vừa đủ, sau đó, trút vào nồi và ngâm với nước cho yến mạch mềm.

Cà rốt, bạn bào vỏ, rửa sạch rồi cắt hạt lưu.

Tương tự, củ cải đỏ bạn cũng bào vỏ, rửa sạch rồi cắt thành hạt lưu nhỏ cho nhanh chín.

Bông súp lơ bạn tách thành từng nhánh nhỏ, rửa dưới vòi nước cho sạch rồi để ráo.

Đậu Hà Lan bạn chỉ cần rửa sạch là được.

Pad Thái với sốt tương đậuPad Thái với sốt tương đậu

Nấu cháo yến mạch rau củ:

Cho tất cả các loại rau củ này vào nồi và nấu chín mềm. Cuối cùng, bạn trút yến mạch đã ngâm mềm vào nấu cùng.

Vừa nấu bạn vừa khuấy cho đến khi tất cả các nguyên liệu chín nhuyễn thì thêm vào một xíu muối cho dễ ăn. Lưu ý là trong quá trình nấu, bạn nên chỉnh lửa nhỏ và thường dùng đũa khuấy đều để cháo không bị dính đáy nồi.

Sau khi tất cả các nguyên liệu đã mềm nhuyễn rồi thì bạn múc cháo ra tô, cho vào ½ muỗng cà phê dầu olive.

Đăng bởi: Chiến Trần Văn Chiến

Từ khoá: 8 Món chay giảm cân hiệu quả với công thức đơn giản tại nhà

Cập nhật thông tin chi tiết về 8 Bài Tập Yoga Chữa Đau Khớp Gối Tại Nhà Đơn Giản Nhất trên website Fply.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!